Nguồnkinh phí nhà nước dành cho giáo dục còn hạn chế, không đủ và không thể baocấp kịp để cho giáo dục tiểu học nói chung, các nhà trường nói riêng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ HÀO QUANG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Ở HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ HÀO QUANG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Ở HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS MAI VĂN TƯ
Trang 3NGHỆ AN - 2013
Trang 4Với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Trường Đạihọc Vinh, Khoa Sau đại học, các giảng viên, các nhà khoa học đã tham giagiảng dạy, quản lý và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện YênĐịnh tỉnh Thanh Hoá, Ban giám hiệu và các quý đồng nghiệp các trường tiểuhọc trên địa bàn huyện đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi chotôi trong quá trình học tập và nghiên cứu chương trình Thạc sĩ Khoa học Giáodục - chuyên ngành Quản lý Giáo dục - khóa 19 của Trường Đại học Vinh vàthực hiện nghiên cứu khoa học.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viênkhích lệ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Mai Văn Tư,người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốtquá trình thực hiện luận văn này
Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng bản luậnvăn này không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả kính mong nhận được sựgóp ý, chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ quản lý cùng bạn bèđồng ngiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác giả
Lê Hào Quang
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Đóng góp mới của luận văn 4
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TIỂU HỌC 6
1.1 VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.2.1 Giáo dục và giáo dục tiểu học 8
1.2.1.1 Khái niệm giáo dục 8
1.2.1.2 Giáo dục tiểu học 10
1.2.2 Xã hội hoá và công tác XHHGD 11
1.2.3 Giải pháp và giải pháp đẩy mạnh công tác Xã hội hóa giáo dục 16
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TIỂU HỌC 18
1.3.1 Vai trò của việc xã hội hóa giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục 19
1.3.2 Mục tiêu xã hội hóa giáo dục 21
1.3.3 Điều kiện của XHHGD 22
1.3.4 Ý nghĩa của việc tiến hành XHHGD 24
Trang 61.3.5 Nội dung công tác xã hội hóa giáo dục 24 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 30
Trang 7TIỂU HỌC Ở HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA 31
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA 31
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư 31
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 33
2.1.3 Tình hình chung về Giáo dục và Đào tạo ở huyện Yên Định 34
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục tiểu học huyện Yên Định 36
2.2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XHHGD TIỂU HỌC HUYỆN YÊN ĐỊNH 38
2.2.1 Thực trạng về cơ sở vật chất, giáo dục tiểu học huyện Yên Định .38
2.2.2 Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh 41
2.2.3 Chất lượng giáo dục tiểu học qua các năm 43
2.3 THỰC TRẠNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XHHGD HUYỆN YÊN ĐỊNH 49
2.3.1 Thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và công tác XHHGD .49
2.3.2 Tổ chức các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về XHHGD 50
2.3.3 Tạo lập uy tín, xây dựng thương hiệu nhà trường thông qua uy tín và chất lượng của nhà trường 50
Trang 82.3.4 Tăng cường phối hợp giữa GVCN với phụ huynh, vận động và tạo
điều kiện thuận lợi để phụ huynh tham gia vào công tác XHHGD
512.3.5 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Nhà trường - gia đình - Xã hội,
tạo động lực cho đội ngũ giáo viên làm tốt công tác XHHGD 52
Trang 92.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG 53
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 56
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA 57
3.1 NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 57
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 57
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 57
3.1.3 Nguyên tắc hiệu quả 58
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 58
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA 58
3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và tầm quan trọng của công tác Xã hội hóa Giáo dục 58
3.2.2 Tạo lập uy tín, niềm tin đối với phụ huynh, cấp ủy Đảng, Chính quyền và cộng đồng 61
3.2.3 Tăng cường phối hợp thường xuyên giữa giáo viên phụ trách lớp và phụ huynh trong việc giáo dục học sinh 65
3.2.4 Động viên tạo điều kiện để phụ huynh học sinh tham gia vào hoạt động XHHGD 67
3.2.5 Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương và Phòng GD&ĐT huyện để có sự giúp đỡ tích cực đối với nhà trường và tổ chức tốt Đại hội giáo dục 69
Trang 103.2.6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Lực
lượng xã hội Quan tâm đến lợi ích việc Xã hội hóa Giáo dục, biếtvận dụng thời cơ và biết làm những việc có ích cho cộng đồng 74
Trang 11làm tốt vai trò của mình 79
3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP 83
3.4 THĂM DÒ TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC 85
3.4.1 Các nhóm đối tượng được thăm dò 85
3.4.2 Nội dung và kết quả thăm dò 86
3.4.3 Nhận xét kết quả thăm dò 88
3.5 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
1 Kết luận 92
2 Kiến nghị 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 99
Trang 12Ban chấp hành trung ương: BCHTW
Ban giám hiệu: BGH
Cán bộ quản lý: CBQL
Cán bộ giáo viên:
CBGV Cha mẹ học sinh: CMHS
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HĐH
Hội đồng nhân dân: HĐND
Trang 14Trang Bảng 2.1 Bảng thống kê cơ sở vật chất các trường tiểu học huyện
Yên Định (Năm học 2012 - 2013) 41
Bảng 2.2 Quy mô trường, lớp, học sinh năm học 2012- 2013 (Tính đến tháng 05 năm 2013) 42
Bảng 2.3 Thống kê học sinh TH huyện Yên Định (trong 3 năm học gần đây) 44
Bảng 2.4 Kết quả chất lượng giáo dục học sinh từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2012- 2013 45
Bảng 2.5 Tỉ lệ học sinh lên lớp, lưu ban, bỏ học và hiệu quả đào tạo HSTH huyện Yên Định qua 3 năm 45
Bảng 2.6 Thống kê CBQL, giáo viên TH huyện Yên Định (năm học 2012 - 2013) 47
Bảng 3.1 Các đối tượng khảo sát 85
Bảng 3.2 Thăm dò mức độ quan trọng của các giải pháp 86
Bảng 3.3 Thăm dò tính cấp thiết của các giải pháp 87
Bảng 3.4 Thăm dò tính khả thi của các giải pháp 87
Trang 15MỞ ĐẦU
Trang 161 Lý do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốcdân, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con ngườitheo mục tiêu giáo dục của Đảng "Học đi đôi với hành" từng bước góp phầngiáo dục con người phát triển toàn diện Thành quả của giáo dục tiểu học cógiá trị cơ bản, lâu dài Đây cũng là bậc học gắn liền với chính sách dân trí vàthực hiện luật phổ cập giáo dục Vì vậy Đảng và Nhà nước có chính sách đầu
tư, quan tâm và chăm lo rất lớn để xây dựng và phát triển giáo dục tiểu họcmột cách toàn diện
Trang 17Xây dựng và phát triển giáo dục tiểu học tốt sẽ góp phần giải quyếtđược những mặt còn tồn tại, hạn chế của giáo dục tiểu học hiện nay, góp phầnthực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học, đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội củađất nước trong thời kỳ hội nhập Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế xã hội còn
có nhiều khó khăn, Giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục tiểu học nói riêngngày một đổi mới và phát triển về mọi mặt với yêu cầu ngày càng cao Nguồnkinh phí nhà nước dành cho giáo dục còn hạn chế, không đủ và không thể baocấp kịp để cho giáo dục tiểu học nói chung, các nhà trường nói riêng đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng với sự phát triển của giáo dụcthời kỳ hội nhập Mặt khác các trường tiểu học là nơi đầu tiên giáo dục và đàotạo các thế hệ học sinh phát triển, hoàn thiện nhân cách của mình cả về trí tuệ
và thể chất Đây là cấp học có vị trí quan trọng và liên quan chặt chẽ đến từnggia đình, gắn chặt với cộng đồng địa phương Để các em được học tập, vuichơi rèn luyện trong một môi trường giáo dục tốt, có cơ sở vật chất đầy đủ,phương tiện hiện đại các nhà trường rất cần sự quan tâm, đóng góp và hỗtrợ về mọi mặt từ cộng đồng để cơ sở vật chất của nhà trường ngày một đầy
đủ, khang trang, hiện đại nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quảcủa công tác giáo dục Vì thế các nhà trường cần phải làm tốt công tác huyđộng cộng đồng thực hiện tốt công tác xã hội hóa cùng chăm lo cho giáo dục
Yên Định là vùng quê có truyền thống văn hóa lịch sử và truyền thốngcách mạng lâu đời, đây cũng là mảnh đất con người đến tụ cư từ rất sớm, làhuyện rất vinh dự được Bác Hồ về thăm ngày 11 tháng 12 năm 1961 (Tại xãYên Trường), được Đảng và Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu: Anh hùnglực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
Trang 18Từ khi có Nghị quyết TW II (Khóa VIII) của Đảng, thì sự nghiệp giáodục trong huyện càng có nhiều khởi sắc Đảng bộ, chính quyền và nhân dânhuyện Yên Định thấm nhuần sâu sắc quan điểm “giáo dục là quốc sách hàngđầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” Những năm gần đây,đặc biệt là từ khi chia tách, huyện Yên Định được tái thành lập từ tháng 01năm 1997 (theo Nghị định 72/CP, tách từ huyện Thiệu Yên), huyện Yên Định
đã đạt nhiều thành tích góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục và phát triển KT
- XH của huyện Đặc biệt trong những năm qua Yên Định đã chú trọng vàlàm tốt công tác huy động cộng đồng cùng chăm lo đầu tư, xây dựng để pháttriển giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng Ngoài nguồn ngânsách Nhà nước cho Giáo dục hàng năm thì Yên Định còn huy động thêm cácnguồn lực khác: Trí lực, vật lực, nhân lực, các nguồn lực từ Xã hội để cùngchăm lo xây dựng cho ngành Giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêngngày một phát triển
Qua tìm hiểu từ thực tế đó tôi thấy từ trước đến nay chưa có công trìnhnào triển khai nghiên cứu về công tác huy động cộng đồng nhằm nâng caochất lượng giáo dục bậc Tiểu học trên địa bàn huyện Yên Định một cách đầy
đủ Cho nên xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiêncứu Luận văn Thạc sĩ khoa họcGD là: “Một số giải pháp đẩy mạnh công tác
xã hội hóa giáo dục Tiểu học ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”.
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và đề ra các giải pháp đẩy mạnh công tác xã hộihóa giáo dục Tiểu học ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề xã hội hóa giáo dục Tiểu học trong
giai đoạn hiện nay
Trang 193.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội
hóa giáo dục Tiểu học ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
4 Giả thuyết khoa học
Nếu tìm ra được các giải pháp mang tính khoa học, khả thi trên cơ sởđặc điểm, tình hình Kinh tế - Văn hóa - Xã hội của huyện Yên Định thì chấtlượng giáo dục tiểu học được nâng lên nhờ thực hiện đồng bộ một số giảipháp thích hợp
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xã hội hóa giáo dục ở cáctrường tiểu học trong huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở cáctrường Tiểu học huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục
ở các trường Tiểu học huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Xã hội hóa giáo dục là một vấn đề lớn, đa dạng và phức tạp Trongphạm vi luận văn chỉ nghiên cứu công tác xã hội hóa giáo dục ở các trườngTiểu học huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phân tích, tổng hợp lý thuyết:
+ Tìm hiểu các Nghị quyết, văn bản của Đảng, Nhà nước, tỉnh ThanhHóa, huyện Yên Định về Giáo dục và Xã hội hóa giáo dục
+ Nghiên cứu các tài liệu, văn bản của ngành GD&ĐT (Bộ GD&ĐT,
Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT huyện Yên Định) về chương trình
xã hội hóa giáo dục
Trang 20+ Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản có liên quan tới GD&ĐT và Xãhội hóa giáo dục
- Khái quát hóa các nhận định độc lập
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
+ Phỏng vấn
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học
Điều tra lấy số liệu sử lý bằng phương pháp tổng hợp, thống kê toán học
7 Đóng góp mới của luận văn
7.1 Về mặt lý luận.
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề đẩy mạnh công tácXHHGD
7.2 Về mặt thực tiễn.
- Làm sáng tỏ thực trạng công tác XHHGD huyện Yên Định hiện nay
và đề xuất các giải pháp tương đối đồng bộ và khả thi nhằm đẩy mạnh côngtác XHHGD tiểu học huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Kết quả đạt được của luận văn là một đề tài tham khảo cho cơ quanquản lý giáo dục và một số cơ quan khác của huyện Yên Định trong việc đẩymạnh công tác XHHGD huyện Yên Định
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lụcnghiên cứu, luận văn gồm 3 chương
Trang 21Chương 1: Cơ sở lý luận về xã hội hóa Giáo dục tiểu học
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục tiểu học ở huyện
Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Một số giải pháp xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Trang 22Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
1.1 VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
Từ thời phong kiến, các bậc minh quân cũng đã không ngừng chăm lođến sự học của dân chúng,“ Hiền tài là nguyên khí Quốc gia” Mở nhiềutrường dạy học, mở nhiều khoa thi (thi Hương, thi Hội, thi Đình), coi trọngnghề dạy học và người dạy học “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Trong thời đại ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Giáo dụcphải cung cấp cho cán bộ kinh tế, kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộđược Nếu kinh tế không phát triển thì giáo dục cũng không phát triển được.Giáo dục không phát triển thì không có đủ cán bộ kinh tế phát triển Hai việc
đó liên quan mật thiết với nhau”
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/09/1945 nước ViệtNam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta quyết tâm xây dựngnền giáo dục Việt Nam mới - Nền giáo dục của toàn dân, trong suốt nhữngnăm chiến tranh chống giặc ngoại xâm, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưngĐảng và Nhà nước vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho GD&ĐT
Trên cơ sở quan điểm của Đảng, Chính phủ đã ban hành các Nghị
quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và chủ trương
XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao và Nghị quyết
số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 về đẩy mạnh XHH các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao Ngày 24/6/2005, Bộ
GD&ĐT đã ban hành quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT phê duyệt đề án
“Quy hoạch phát triển XHHGD giai đoạn 2005 - 2010” Theo đó, XHH hoạtđộng giáo dục được hiểu như là một cuộc vận động quần chúng rộng rãi nhằmlàm cho mỗi người được hưởng đầy đủ quyền lợi, đồng thời nâng cao vai trò,trách nhiệm của mình đối với hoạt động GD-ĐT [5; 19, 22]
Trang 23Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định:
“Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Đổi mới
cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng các trường công lập; bổ sung chính sách
ưu đãi để phát triển các trường ngoài công lập và các trung tâm giáo dục cộng đồng” [11]
Bên cạnh các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước thìtrong lĩnh vực khoa học, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức cũng
đã có nhiều công trình nghiên cứu về XHHGD, tiêu biểu như:
Trong cuốn “Xã hội hóa công tác giáo dục” xuất bản năm 1997 tác giả
Phạm Minh Hạc đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết và bổ ích cho các cấpquản lý, các tổ chức và đoàn thể, nhà trường, gia đình về mục đích, ý nghĩa,nội dung hoạt động, phương thức tiến hành công tác quản lý Những kinhnghiệm để nâng cao chất lượng XHH công tác giáo dục Trong đó tác giả
khẳng định: “XHH công tác giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ
phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta”
[16; 16]
Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI”,
tác giả Phạm Minh Hạc một lần nữa khẳng định: “Sự nghiệp giáo dục không
phải chỉ là của Nhà nước, mà là của toàn xã hội: mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm giáo dục, tạo nên một cao trào tập trung trong toàn dân” [17].
“XHHGD nhìn từ góc độ pháp luật” của Tiến sĩ Lê Quốc Hùng (2004)
đã chỉ ra những hạn chế trong quản lý nhà nước về công tác XHHGD, đồngthời chỉ ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhànước đối với hoạt động này
Trang 24Xã hội hóa giáo dục không chỉ là chủ trương ở các nước kém phát triển
mà ở những nước giàu, phát triển cũng đã từng thực hiện nhiều giải pháp đẩymạnh XHHGD để phát triển sự nghiệp giáo dục, bởi vì XHHGD là một hệ thốngđịnh hướng hoạt động của mọi người, mọi lực lượng xã hội để tiến tới xây dựngmột xã hội học tập Tổ chức Văn hóa giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) đã
từng khuyến nghị: “Giáo dục không chỉ bó hẹp trong nhà trường, phải cải tổ toàn
diện nền giáo dục Giáo dục phải trở thành phong trào quần chúng thực sự”.
Nhìn chung, hoạt động XHHGD đã được nghiên cứu trên nhiềuphương diện, cả về lý luận lẫn thực tiễn khá sâu rộng và lâu dài trong lịch sửnước ta và các nước trên thế giới Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đếnXHHGD là những vấn đề cụ thể có tính chuyên môn sâu, gắn với công tácquản lý, giải pháp thực hiện nảy sinh ở từng địa phương và phạm vi côngtác Vì thế, nghiên cứu XHHGD gắn liền với thực tiễn giáo dục của địaphương sẽ mang đến hiệu quả nhất định góp phần thực hiện thắng lợi mụctiêu giáo dục ở địa phương
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Giáo dục và giáo dục tiểu học
1.2.1.1 Khái niệm giáo dục
GD hiểu theo nghĩa rộng: “Là một lĩnh vực của hoạt động xã hội nhằmtruyền đạt những kinh nghiệm xã hội, lịch sử chuẩn bị cho thế hệ trẻ trở thànhlực lượng tiếp nối sự phát triển của xã hội, kế thừa và phát triển nền văn hóa củaloài người và của dân tộc Đây là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể.Trong đó bằng tác động chủ đạo của nhà GD nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng, tự giác ở học sinh để hình thành và phát triển ý thức tình cảm và hành viđạo đức phù hợp với các chuẩn mực của xã hội đã quy định” [27]
Trang 25Hiểu theo nghĩa hẹp đó là: “Quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức
và có kế hoạch của thầy và trò, để sao cho dưới tác động của thầy, học sinh tựgiác, tích cực và độc lập, hình thành những quan điểm, niềm tin, định hướng giátrị, lý tưởng XHCN, những động cơ, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo và các thói quencủa các hành vi đúng đắn trong các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp luật thuộccác lĩnh vực đời sống xã hội” (27)
Nói tới GD là nói tới một hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm pháttriển con người theo một hướng nhất định
Tính mục đích không chỉ diễn ra trong giảng dạy mà còn diễn ra trongmọi hoạt động của quá trình GD kể cả lúc ra chơi Ra chơi theo quan niệm của
GD là thay đổi hoạt động, phục hồi sức khỏe chuẩn bị cho tiết học sau tốt hơn
Cùng với tính mục đích, tính tổ chức của GD cũng rất cao Nó biểu hiện ở
tổ chức dạy và học, tổ chức lao động sản xuất, tổ chức hoạt động xã hội
Từ quan điểm, nhận thức về GD như trên ta thấy GD có 5 đặc điểm sau:
- GD là một nhu cầu thiết yếu của con người nảy sinh cùng với loài người
và gắn với yêu cầu sản xuất, nó khác với yêu cầu luyện thú GD phải được phânphối bình đẳng cho mọi người
- GD là một phương thức đấu tranh giai cấp, bản thân GD không mangtính giai cấp, nhưng người sử dụng GD đem lại cho nó tính giai cấp rõ rệt Nóđược thể hiện rõ ở ý thức hệ chi phối nhà trường chúng ta (đó là Chủ nghĩa Mác
- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh) và mục tiêu của nó là phục vụ cho ai? Đây làvấn đề mới càng ngày ta càng nhận thức rõ hơn
- GD là một phương thức tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, nhân
tố hết sức quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển 40 năm trước đây quan niệm
GD là nhân đạo, là độc lập tự do, nay ta có thêm CNXH Chính trị của ta hiệnnay suy đến cùng là kinh tế, nhân đạo nhất là kinh tế
Trang 26- GD bắt nguồn từ lao động, truyền thụ tri thức cho nhau để tiếp tục laođộng, GD là đào tạo sức lao động, sức lao động cả trí óc và chân tay, không cólao động chân tay, lao động trí óc đơn thuần, tách bạch trong thời đại kinh tế trithức, thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật đòi hỏi phải nâng cao tay nghề chongười lao động, khoa học trở thành lực lượng lao động trực tiếp, vấn đề nảy sinhngay trong trường phổ thông.
- GD là nền tảng của trình độ văn hóa của một nước (Văn hóa bao gồm
cả giá trị vật chất và tinh thần) Nhận thức quy luật và áp dụng quy luật có tínhgiai cấp và tính dân tộc GD phổ thông, làm việc GD thế hệ trẻ tiếp nhận văn hóanhân loại và dân tộc, đào tạo người lao động mới
- GD gắn chặt hơn nữa với sự nghiệp cách mạng XHCN, là quan điểm, là
tư tưởng cơ bản nhất của Đảng ta Xét GD trong các mối quan hệ của hệ thống
xã hội: GD với xã hội, GD với chính trị, GD với kinh tế, GD với văn hóa, theotừng chức năng trong hệ thống
Tóm lại: GD là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là quá trình hình thành vàphát triển nhân cách, được tổ chức có mục đích và có kế hoạch, thông qua cáchoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằmgiúp người học biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong cho conngười mình Dạy và học là quá trình chủ yếu của hoạt động GD Nhờ có GD màloài người truyền cho nhau những tri thức từ đời nọ sang đời kia ngày càngphong phú, là điều kiện cơ bản cho xã hội loài người tồn tại phát triển
1.2.1.2 Giáo dục tiểu học
Điều 2 của Luật phổ cập giáo dục tiểu học quy định: “Giáo dục tiểu học
là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng vàphát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của các em, nhằmhình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa” [20, điều 2]
Trang 27Luật Giáo dục (2005) quy định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinhhình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục họctrung học cơ sở” [20, điều 27].
1.2.2 Xã hội hoá và công tác XHHGD
1.2.2.1 Xã hội hoá
Xã hội hóa là một khái niệm của nhân loại học và xã hội học được địnhnghĩa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân pháttriển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình Nói một cáchkhác, đó là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách củamình để sống trong xã hội như là một thành viên Từ trước đến nay, XHHđược hiểu theo hai nghĩa: XHH cá nhân và XHH một hoạt động
- XHH cá nhân: XHH cá nhân là quá trình con người tiếp thu nền vănhóa của xã hội trong đó con người được sinh ra, quá trình mà nhờ đó conngười đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ
và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội
XHH cá nhân là quá trình tiếp thu và tái tạo những kinh nghiệm xã hộicủa cá nhân thông qua hoạt động và giao lưu XHH cho phép con người nhậnthức toàn diện hiện thực xã hội xung quanh, chiếm lĩnh những kỹ năng hoạtđộng của cá nhân và tập thể
XHH cá nhân là quá trình liên tục, quá trình đó còn gọi là quá trình họchỏi xã hội, tiếp thu xã hội, thích ứng xã hội [24]
- XHH hoạt động: XHH được nghiên cứu ở đây chính là sự tham giarộng rãi của xã hội (các cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng ) vào một hoạtđộng hoặc một số các hoạt động mà trước đó chỉ một đơn vị, bộ phận hay mộtngành chức năng nhất định thực hiện
Trang 28XHH theo nghĩa này thường được dùng một cách thông dụng trong xãhội, đây chính là quá trình phối hợp hoạt động một cách có kế hoạch của cáclực lượng trong xã hội theo một định hướng, một chiến lược quốc gia để giảiquyết một vấn đề nào đó của xã hội.
XHH hoạt động cần phải được coi là một tư tưởng chiến lược có tínhlâu dài toàn diện, là một giải pháp xã hội có tính liên ngành cao nhằm huyđộng các lực lượng xã hội tham gia một cách tích cực để giải quyết một vấn
đề xã hội nào đó XHH hoạt động dưới góc nhìn của các nhà lãnh đạo, quản lý
là một quá trình tổ chức, quản lý và huy động nhiều lực lượng xã hội cùngtham gia để giải quyết một vấn đề của xã hội theo một chiến lược xác định và
có kế hoạch Đối với từng lực lượng xã hội, XHH được hiểu là một quá trìnhphối hợp, lồng ghép các hoạt động của mình với hoạt động của các lực lượngkhác trong xã hội có liên quan để tạo ra hoạt động có tính liên ngành cao,trong đó có sự phân công rõ trách nhiệm của từng lực lượng Đối với mỗicộng đồng, mỗi gia đình, mỗi người dân, XHH hoạt động được hiểu là mộtquá trình trong đó cần huy động sự tham gia hưởng ứng của nhiều người, củacộng đồng vào các cuộc vận động nhằm động viên, thúc đẩy họ hành độngmột cách chủ động, tích cực vì mục đích mở rộng và nâng cao chất lượng mộthoạt động xã hội nào đó
Trang 29XHH hoạt động xã hội còn được hiểu như là việc biến một nhiệm vụ,một công việc thuộc trách nhiệm của một chủ thể thành nhiệm vụ, công việccủa một số chủ thể, của nhiều chủ thể hay của toàn bộ xã hội XHH với nghĩatương đồng với việc huy động sức lực, trí tuệ (nguồn lực) của cả cộng đồngcho việc hoàn thành một nhiệm vụ xã hội nào đó Ở đây huy động sức người,sức của, tài chính, phương tiện, vật chất là những cái cần huy động, tổnghợp, phân bổ và sử dụng cho việc hoàn thành nhiệm vụ XHH theo nghĩa nàynhư một phương thức huy động xã hội, thông qua công tác tuyên truyền, giáodục, thuyết phục, vận động xã hội là chính Mà trong nhiều trường hợp XHHtheo cách này đã huy động được không nhỏ sức lực, trí tuệ của cả xã hội choviệc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ xã hội.
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng XHH các hoạt động không chỉ có nghĩa
là tăng cường huy động cộng đồng mà coi nhẹ trách nhiệm Nhà nước hoặctrách nhiệm các chủ thể chính mà ngược lại, đây chính là quá trình kết hợpchặt chẽ giữa trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan chủ quản với cộngđồng, làm cho các nguồn lực được huy động đến mức tối đa và sử dụng cóhiệu quả nhất Đây mới là mục tiêu thực chất của XHH các hoạt động
Như vậy, XHH hoạt động được đề cập ở đây chính là biến nhiệm vụcủa một ngành, một chủ thể thành nhiệm vụ của nhiều ngành, nhiều chủ thể
xã hội hay của toàn xã hội bằng cách thông qua hoạt động tuyên truyền, GD,thuyết phục nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của từng đối tượng, sựđiều hành quản lý của các nhà lãnh đạo nhằm tăng cường sự phối hợp chặtchẽ giữa các lực lượng xã hội để thực hiện nhiệm vụ xã hội đang đặt ra
XHH hoạt động con người rõ ràng khác biệt với XHH cá nhân Bởi lẽnếu XHH cá nhân là nhằm biến con người cá nhân thành con người xã hội thìXHH hoạt động là quá trình biến một hay một số nhiệm vụ của một chủ thểthành nhiệm vụ của nhiều chủ thể hay của toàn xã hội” [27; 34]
Trang 30Ngoài cách hiểu về XHH ở trên còn có nhiều nhà nghiên cứu đưa ranhiều cách hiểu và định nghĩa XHH khác nhau:
TS Lê Quốc Hùng cho rằng: “Xã hội hóa là việc Nhà nước huy động mọi
cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện một số dịch vụ công cộng trên cơ sở có
sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước” [18; 17]
Nhiều công trình nghiên cứu về XHH đều nhận định: Bản chất của xãhội hóa là cách làm, cách thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng bằng conđường giác ngộ, huy động và tổ chức sự tham gia của mọi người dân, mọi lựclượng xã hội; tạo ra sự phối hợp liên ngành một cách có kế hoạch dưới sự chỉđạo và quản lý thống nhất của Nhà nước, làm cho việc giải quyết các vấn đề
xã hội thực sự là của dân, do dân và vì dân
Từ đó ta thấy rằng: Công tác XHH còn tương đối mới mẻ, trong mỗichúng ta, hơn nữa là những nhà quản lý giáo dục cần phải nhận thức đầy đủ:
- Xã hội hóa không phải là buông lỏng sự quản lý hoặc từ bỏ chức năngquản lý thống nhất của Nhà nước mà thực chất là tăng cường sự quản lý củaNhà nước bằng pháp luật
- Xã hội hóa gắn liền với mở rộng dân chủ, khắc phục dần tính thụđộng, thờ ơ, phó mặc cho Nhà nước
- Xã hội hóa là làm sao phải thu hút mọi tổ chức trong xã hội, mọithành phần kinh tế tham gia thực hiện các dự án phát triển của Nhà nước
1.2.2.2 Công tác Xã hội hóa giáo dục
Thuật ngữ XHHGD được đề cập rất đa dạng liên quan đến hoạt độnggiáo dục ở nhiều quốc gia Có thể kể đến một số khái niệm phổ biến như:
Trang 31Phi tập trung hoá với hai nội dung: Phân quyền hạn, trách nhiệm từ
trung ương xuống địa phương, từ cơ quan quản lý cấp trên xuống các cơ quanquản lý cấp dưới và huy động sự tham gia của cộng đồng, của các tổ chức phichính phủ, các tổ chức quần chúng vào phát triển giáo dục
Giáo dục suốt đời: Đề cập một quá trình học tập liên tục, trong đó mỗi
người đều có cơ hội để tiếp tục học tập có mục đích và liên tục để người họckhông bị lạc hậu so với những biến đổi của xã hội và kỹ thuật nhằm phát triểntối đa tiềm lực cá nhân ở nhiều phương diện khác nhau
Giáo dục cộng đồng: Theo nghĩa rộng, đó là nguyên tắc xuất phát của
hoạt động giáo dục đáp ứng mọi lợi ích của cộng đồng và hướng vào việc cảithiện chất lượng cuộc sống Theo nghĩa hẹp hơn, giáo dục cộng đồng chỉ toàn
bộ các hoạt động xã hội, giải trí, văn hoá và giáo dục được tổ chức bên ngoài
hệ nhà trường chính quy cho mọi người ở mọi lứa tuổi có dự định cải thiệnchất lượng cuộc sống của cộng đồng
Công bằng xã hội trong giáo dục: Liên quan đến việc tạo ra các cơ hội
về giáo dục ngang nhau giữa mọi người Quan điểm trên được thể hiện ở haikhía cạnh: Sự bình đẳng được tiếp cận, tham gia vào quá trình giáo dục vàbình đẳng trong khi tham gia vào quá trình giáo dục Sự tham gia và tiếp cậnvới giáo dục liên quan tới những cơ hội ngang nhau trong việc học sinh (haycác công dân) được đến trường, có đủ điều kiện học tập Sự bình đẳng khitham gia vào quá trình giáo dục liên quan tới việc tạo ra các cơ hội ngangnhau cho mọi công dân khi họ đã tham gia vào quá trình học tập, nghĩa là liênquan đến việc đối xử bình đẳng với học sinh khi các em được học tập tại các
cơ sở đào tạo khác nhau cho dù là công lập hay ngoài công lập Điều nàycũng có nghĩa là nếu học sinh với các điều kiện kinh tế, địa lý, chính trị, xãhội khác nhau thì các em phải có những chương trình giáo dục phù hợp, baogồm cả những hình thức, nội dung và phương pháp giáo dục thích hợp
Trang 32XHHGD là vận động và tổ chức mọi lực lượng xã hội cùng tham giaphát triển sự nghiệp GD-ĐT, tham gia vào quá trình giáo dục XHHGD cũngchính là tạo điều kiện để mọi người dân được thụ hưởng các thành quả dohoạt động giáo dục đem lại, làm cho giáo dục trở thành sự nghiệp của từngcộng đồng xã hội, làm cho học tập trở thành một hoạt động thường xuyên củamọi người, vì chất lượng cuộc sống bản thân và sự phồn vinh của đất nước.
GS.TS Phạm Minh Hạc cho rằng XHHGD là: “Làm cho xã hội nhận rõ
trách nhiệm đối với giáo dục, giáo dục phục vụ đắc lực cho phát triển kinh
tế-xã hội, thực hiện việc kết hợp giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường, tạo điều kiện để giáo dục kết hợp với lao động, học đi đôi với hành;
xã hội hóa giáo dục có quan hệ hữu cơ với dân chủ hóa giáo dục” [16;
17-18]
Trong bối cảnh nước ta, XHHGD trước hết được hiểu “là một sựnghiệp rộng lớn, đầy trách nhiệm và sự quan tâm chăm sóc của Đảng, Nhànước, các cơ quan đoàn thể các tổ chức kinh tế, xã hội và toàn dân chăm locho phát triển giáo dục và đào tạo không chỉ với thế hệ trẻ mà đối với tất cảmọi công dân Việt Nam không biệt già, trẻ, nam, nữ, giàu, nghèo, dân tộc,cương vị, vị trí xã hội, ai ai muốn học, học gì, học bằng cách nào, học như thếnào phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của mình nhất, cũng được tạo điều kiệntốt nhất có được để học”
Như vậy, XHHGD là thực hiện bản chất xã hội của sự nghiệp giáo dục,huy động các lực lượng của cộng đồng xã hội làm giáo dục, tạo môi trườngcho giáo dục phát huy tối đa vai trò của mình, làm cho giáo dục đáp ứng cóhiệu quả nhu cầu thực tế của xã hội Cụ thể hơn, đó là sự kết hợp tăng cườngđầu tư cho giáo dục của Nhà nước với việc đẩy mạnh đa dạng hoá các loạihình trường lớp, dưới sự quản lý của Nhà nước và tổ chức tốt sự phối hợpgiữa gia đình - nhà trường - xã hội cùng chăm lo tới sự nghiệp giáo dục
Trang 331.2.3 Giải pháp và giải pháp đẩy mạnh công tác Xã
hội hóa giáo dục
1.2.3.1 Khái niệm giải pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Giải pháp” có nghĩa là: cách giải quyếtmột vấn đề; tìm giải pháp cho từng vấn đề [30]
Như vậy nói đến giải pháp là nói đến phương pháp giải quyết một vấn
đề cụ thể nào đó, là cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệthống, một quá trình, một trạng thái nhất định, nhằm đạt được mục đích hoạtđộng Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu sẽ giúp giải quyết nhanh chóngnhững vấn đề đặt ra Nhưng để có các giải pháp tốt phải xuất phát từ việcnghiên cứu những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn tin cậy
Để hiểu rõ hơn khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một sốkhái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp Điểm giống nhau của các kháiniệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công việc, mộtvấn đề Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm,cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự cácbước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc có mục đích
Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển tiếng Việt, đó là “cách làm, cáchgiải quyết một vấn đề cụ thể” [34]
Biện pháp là cách thức, phương pháp, cách giải quyết một vấn đề nào
đó của chủ thể Chủ thể chịu trách nhiệm tháo gỡ, giải toả; khách thể quản lývận động và phát triển theo những định hướng và mục tiêu đã định Tuỳ theotính chất và mức độ của khách thể đuợc quản lý mà chủ thể quản lý có nhữngbiện pháp chiến lược lâu dài hoặc những biện pháp có tính tình thế nhất thời,thời kỳ, giai đoạn
Trang 34Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các kháiniệm trên nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này
là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khókhăn nhất định Trong một giải pháp có thể bao gồm nhiều biện pháp
1.2.3.2 Giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
Theo Từ điển Tiếng Việt “Đẩy mạnh” có nghĩa là thúc đẩy cho phongtrào nhanh lên, mạnh lên [30]
Đẩy mạnh công tác XHHGD là một nhiệm vụ quan trọng nhằm huyđộng toàn thể xã hội tham gia một cách có hiệu quả vào sự nghiệp GD, thúcđẩy phong trào ngày một phát triển nhanh và mạnh lên để không ngừng đápứng ngày một tốt hơn về CSVC, (nhân lực, vật lực, tài lực) cho giáo dục Tuynhiên việc đẩy mạnh công tác XHHGD phải gắn liền với việc quản lý củanhà nước và đảm bảo được những nội dung đó là:
- Nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò giáo dục, nội dung, bảnchất của XHHGD và sự cần thiết của XHHGD đối với giáo dục
- Huy động các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục thông quaviệc thực hiện dân chủ hóa nhà trường, đa dạng hóa loại hình giáo dục, xâydựng môi trường giáo dục Đầu tư các nguồn lực cho giáo dục thông qua cáchoạt động đóng góp tài chính, vật chất, công sức để xây dựng các điều kiệngiáo dục tốt nhất cho học sinh
- Tổ chức xây dựng kế hoạch, cơ chế quản lý, hoạt động XHHGD đốivới giáo dục Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong thực hiện XHHGD
- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Nâng cao vai trò vàtrách nhiệm của nhà trường, của Hiệu trưởng trong việc huy động các lựclượng xã hội tham gia XHHGD
- Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia công tác XHHGD
Trang 35Từ đó theo chúng tôi: Giải pháp đẩy mạnh công tác XHHGD là hệthống cách thức xây dựng kế hoạch, cách tổ chức, là con đường huy động cácnguồn lực cho hoạt động giáo dục nhằm mục đích thúc đẩy phong trào ngàymột phát triển nhanh và mạnh lên để không ngừng nâng cao chất lượng giáodục, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của xã hội.
1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Tư tưởng XHHGD đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nghiêncứu cả về lý luận và thực tiễn
Nghị quyết trung ương 4 khóa VII ngày 14/01/1993 đã xác định Giáodục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu và định hướng đường lối XHHGD:
“Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp
sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”; “Đa dạng hóa các loại hình đào tạo Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo; Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo
và các đối tượng chính sách đều được đi học” [14].
Trang 36Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (năm 1996) yêu cầu cụ thể hơn về
chủ trương XHHGD : “ Cụ thể hóa và thể chế hóa chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước về xã hội hóa sự nghiệp GD - ĐT, trước hết là về đầu tư phát triển và bảo đảm kinh phí hoạt động Ngoài việc ngân sách dành một tỉ
lệ thích đáng cho sự nghiệp phát triển GD - ĐT, cần thu hút thêm các nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các thành phần kinh tế, các giới kinh doanh trong
và ngoài nước đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư cho GD
-ĐT Những doanh nghiệp sử dụng người lao động được đào tạo có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách GD - ĐT Đổi mới chế độ học phí phù hợp với sự phân tầng thu nhập trong xã hội, loại bỏ những đóng góp không hợp lý, nhằm bảo đảm tốt hơn kinh phí giáo dục, đồng thời cải thiện điều kiện học tập cho học sinh nghèo” [15].
Tư tưởng cốt lõi của XHHGD được Đảng ta xác định tại hội nghị lần
thứ VI BCHTW, khóa IX (năm 2002) là: “GD - ĐT là sự nghiệp của toàn
Đảng, của Nhà nước và của toàn dân Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời Mọi người chăm lo giáo dục Các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp GD-
ĐT, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD-ĐT ” [13].
1.3.1 Vai trò của việc xã hội hóa giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 37Giáo dục mang bản chất xã hội Xã hội càng phát triển thì vai trò củagiáo dục càng lớn Trong quá trình phát triển của xã hội, giáo dục là yếu tố cơbản quan trọng nhất, là hạt nhân của mọi sự phát triển Điều này có nghĩa làkhông thể tách rời giáo dục ra khỏi xã hội, hay nói cách khác, không có giáodục đứng ngoài xã hội, không có xã hội nào phát triển không gắn liền với vaitrò lịch sử của một nền giáo dục Sự tồn tại của giáo dục luôn chịu sự chi phốicủa trình độ phát triển KT-XH và ngược lại Điều này phản ánh tính chất xãhội của giáo dục.
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết địnhtương lai của mỗi người và của cả xã hội Giáo dục là một tổ chức, một thểchế, bao gồm: một vùng lãnh thổ, hệ thống giáo dục quốc dân của một nước,một địa phương; nhà trường; các cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, các đoànthể, gia đình Với nghĩa này XHHGD cũng đồng nghĩa với XHH sự nghiệpgiáo dục Mặt khác giáo dục là một hoạt động, một quá trình Đó là hoạt độngdạy và hoạt động học; hoạt động giáo dục, đào tạo, hình thành và phát triểnnhân cách người học và con người nói chung - Đó là một quá trình Trong nhàtrường quá trình giáo dục cũng là một quá trình xã hội nhưng là tập trung củamọi quá trình xã hội khác Công tác chuyên môn cũng như công tác quản lýnhà trường (của tổ chức, thể chế giáo dục nói chung) là thiết kế, tổ chức, vậnhành, kiểm tra điều chỉnh quá trình giáo dục Quá trình đó có thể là một tiếtlên lớp, một buổi lao động của học sinh… là các quá trình bộ phận của mộtquá trình tổng thể của hoạt động giáo dục và mở rộng ra không chỉ ở một lớphọc mà ở cả một bậc học, một cấp học… Như vậy giáo dục với tư cách là mộthoạt động, một quá trình chính là nội hàm trung tâm của khái niệm XHHGD
Trang 38Phải khẳng định, XHHGD là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất củacải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục Nhiều tác giả
có tâm huyết quan tâm nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cho chươngtrình XHHGD nhưng thực tế chưa ghi nhận được nhiều thành công XHHGDcần được nhận thức lại và giải quyết trên cơ sở hợp lý hơn
XHHGD có tác dụng tích cực đến quá trình XHH con người, XHH cánhân Thực hiện XHHGD là duy trì mối liên hệ phổ biến có tính quy luật giữacộng đồng và xã hội, làm cho giáo dục phát triển phù hợp với sự vận động của
xã hội Nội dung quy luật này là ở chỗ: Mọi người phải làm giáo dục để giáodục cho mọi người Nghĩa là XHHGD có hai phương diện: Mọi người cótrách nhiệm, nghĩa vụ chăm lo phát triển giáo dục và giáo dục là nhằm mụcđích phục vụ cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người ở mọi độ tuổi, ở mọivùng được học tập, học thường xuyên, học suốt đời nhằm nâng cao chấtlượng cuộc sống
Hai phương diện trên đã nêu rõ hai yêu cầu cơ bản thuộc về bản chấtgiáo dục là: XHH trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người đối với giáo dục vàXHH về quyền lợi giáo dục nghĩa là mọi người có quyền được thụ hưởng mọithành quả của giáo dục
Hai yêu cầu này có quan hệ chặt chẽ và có sự tác động lẫn nhau, trong
đó XHH quyền lợi giáo dục là mục tiêu Cốt lõi của XHHGD là làm sao chomọi người đều được học tập
Trong hoạt động thực tiễn, cần phân biệt rõ tính chất xã hội của giáodục và XHHGD Nếu không có định hướng rõ ràng thì bản thân hoạt độnggiáo dục vẫn có tính chất xã hội một cách tự phát nhưng không thể đạt tớitrình độ XHH đích thực theo ý nghĩa xã hội và nhân văn của nó
Trang 39XHHGD là cách nói vắn tắt, ngắn gọn của XHH công tác giáo dục Cầnxác định rõ rằng: Nội hàm XHHGD ở đây thuộc phạm trù phương thức,phương châm, cách làm giáo dục, thuộc phương thức tổ chức và quản lý giáodục đúng với bản chất và nội dung XHH.
1.3.2 Mục tiêu xã hội hóa giáo dục
Dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, công tác XHHGDnhằm đến việc xây dựng một xã hội mà trong đó mọi người dân đều đượchưởng sự công bằng, bình đẳng, công khai, dân chủ thực sự trong học tập,thông qua XHH để xây dựng một xã hội học tập suốt đời, một nền giáo dụcthực sự của dân, do dân và vì dân.Các mục tiêu của công tác XHHGD ở nước
ta được xác định:
- Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáodục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổchức đều được đóng góp để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụnhững thành quả giáo dục càng cao
- Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng,chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, mọi cá nhân, tập thể, cộngđồng về vị trí, vai trò quan trọng của XHHGD trong sự phát triển đất nước,xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng gópsức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục
- Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt hơn các loại hình giáo dục chínhquy, không chính quy, công lập, ngoài công lập, các nguồn tài chính từ Nhànước và từ nhân dân để mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng và hiểuquả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH
- Xây dựng và ban hành một hệ thống đầy đủ và đồng bộ các văn bảnpháp lý về XHHGD để các hoạt động này được tiến hành ổn định và pháttriển
Trang 40Trên cơ sở mục tiêu giáo dục đã đề ra, những nhiệm vụ chủ yếu củacông tác XHHGD là:
- Phải huy động được nhiều nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) chophát triển giáo dục
+ Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục Hình thành được một xãhội học tập, tạo động lực cho thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
+ Thực hiện tốt dân chủ hoá giáo dục và công bằng trong giáo dục.+ Làm cho giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương
1.3.3 Điều kiện của XHHGD
Để xã hội hóa một hoạt động xã hội, cần có những điều kiện:
Trước hết cần tạo môi trường chính trị thuận lợi Các cấp ủy Đảng, phải
thống nhất được những quan điểm, nguyên tắc, xây dựng cơ chế chính sách
để triển khai XHHGD;
Thứ hai, phải xây dựng kế hoạch cụ thể của các cấp chính quyền, việc
xác định rõ ràng các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch, thời gian, phương pháphành động, lực lượng huy động;
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, làm cho
các tầng lớp nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng các quan điểm, đường lối, chủtrương, nội dung và biện pháp thực hiện XHHGD, làm cho mọi người thấy đóvừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ, nhân dân thực sự làm chủ sự nghiệp giáodục và đào tạo của đất nước, của địa phương Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểtích cực tham gia xã hội hóa giáo dục Luật giáo dục đã chỉ rõ: Ủy ban mặttrận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của mặt trận có trách nhiệmđộng viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục;