1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội .doc

81 965 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 639,5 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội .doc

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Tổng quan về đầu tư nước ngoài và công tác 3

xúc tiến đầu tư 3

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1.2 Các nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút dòng vốn FDI 5

1.1.3 Xu thế vận động của dòng vốn FDI 5

1.1.4 Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung vàHà Nội nói riêng 6

1.2 Công tác xúc tiến đầu tư 6

1.2.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư 6

1.2.2 Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư 7

1.2.3 Hình thức xúc tiến đầu tư 10

1.2.4 Vai trò của xúc tiến đầu tư 10

1.2.5 Các nhân tố tác động tới hoạt động xúc tiến đầu tư 12

1.3 Một số kinh nghiệm tuyên truyền, vận động xúc tiếnđầu tư của các nước 15

Chương II: Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư và thu hútđầu tư nước ngoài tại thủ đô Hà Nội 17

1.1 Một vài nét về thủ đô Hà Nội 17

1.2 Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại thủ đô Hà Nội trong những nămqua 19

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công tác xúc tiến đầu tư 19

1.2.2 Thực trạng của hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hà Nội 22

1.2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội thờigian qua 28

1.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư 32

1.3 Kết quả của công tác xúc tiến đầu tư đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài 34

1.3.1 Đầu tư nước ngoài phân theo dự án và tổng vốn đầu tư 38

Trang 2

1.3.2 Phân theo quốc gia đầu tư 41

1.3.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành 43

1.3.4 Phân theo hình thức đầu tư 44

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư nhằm tăngcường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội 46

1.1 Chương trình xúc tiến đầu tư của Quốc gia giai đoạn 2008-2010 46

1.2 Quan điểm, định hướng trong công tác xúc tiến đầu tư của thành phố HàNội 47

1.3 Tiềm năng, thế mạnh và những điểm yếu của Hà Nội trong hoạt động xúctiến đầu tư 48

1.4 Giải pháp cụ thể 51

1.4.1 Xây dựng hệ thống kinh tế-xã hội, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật,cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơsỏ hạ tầng 51

1.4.2 Công tác xây dựng hình ảnh về Hà Nội 52

1.4.3 Về tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài 53

1.4.4 Công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư 54

1.4.5 Về danh mục dự án kêu gọi đầu tư 54

1.4.6 Cơ chế phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư 55

1.4.7 Bố trí nguồn lực cho công tác đầu tư 56

1.4.8 Cải thiện cơ chế, kỹ thuật xúc tiến đầu tư 57

1.5 Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại Hà Nội 57

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UBND: Ủy ban nhân dân

ODA: Hỗ trợ phát triển chính thứcFDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoàiXTĐT: Xúc tiến đầu tư

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế hoạt động và phát triển trên cơ sở hộinhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới Hội nhập đã tạo điều kiện cho nềnkinh tế của mỗi quốc gia những cơ hội phát triển song cũng đặt ra không ít tháchthức nhất là đối với những nền kinh tế đang phát triển Trong hội nhập kinh tế, đầutư trực tiếp nước ngoài có vai trò cực kỳ to lớn Nó là nhân tố góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội theo chiềuhướng tiến bộ, giảm nhẹ gánh nặng thất nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, từng bước hộinhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới Quá trình thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài chịu tác động của rất nhiều yếu tố như cơ chế thị trường, ảnh hưởng củamôi trường đầu tư và cơ hội đầu tư, tình hình biến động kinh tế của khu vực và trênthế giới và đặc biệt là hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư Có thể nói công tác xúctiến đầu tư có vai trò quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài.

Hà Nội là thủ đô, trái tim của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trung tâmchính trị, văn hóa, xã hội và khoa học của cả nước Tuy nhiên trải qua hơn nửa thếkỷ bị chiến tranh tàn phá hiện nay Hà Nội vẫn là một trong những thủ đô lạc hậunhất trên thê giới đặc biệt là về kinh tế Do vậy việc thúc đẩy sự phát triển kinh tếcủa Hà Nội là một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Muốn vậy ngoài việcsử dụng có hiệu quả nguồn nội lực sẵn có Hà Nội phải có kế hoạch, chiến lược thuhút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm góp phần phát triển thủ đô mà trênhết là nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư

Với thực tế khách quan đó em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quảxúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địabàn Hà Nội” làm chuyên đề thực tập.

Bố cục bài viết chia làm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và công tác xúc tiếnđầu tư.

Chương 2: Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại Hà Nội trong nhữngnăm qua

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiếnđầu tư.

Trang 5

Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu báo cáochính thức đã công bố của các tổ chức: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch vàĐầu tư thành phố Hà Nội…về đề tài nghiên cứu.

Trang 6

Chương 1: Tổng quan về đầu tư nước ngoài và công tác xúc tiến đầu tư.

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.1.1Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đối với mỗi quốc gia vốn cho đầu tư phát triển thường được chia thành hailoại là vốn trong nước và vốn nước ngoài Trong đó vốn trong nước thường khôngđáp ứng đủ nhu cầu đầu tư do vậy mỗi quốc gia đều có chiến lược thu hút vốn nướcngoài Vốn nước ngoài có các hình thức chủ yếu sau: Hỗ trợ phát triển chính thức(ODA), việc trợ nhân đạo từ các quốc gia, tổ chức tài chính quốc tế hoặc các tổchức phi chính phủ, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài,vay thương mại từ các ngân hàng nước ngoài hoặc thị trường tài chính quốc tế.Trong các hình thức trên đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng và chiếmtỷ trọng lớn đặc biệt là trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay nó lại càng trở nênquan trọng hơn bao giờ hết.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hinh thức vốnsản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầutư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành tổ chức sản xuất nhằm tận dụngưu thế về vốn, trình độ công nghệ và năng lực quản lý để tối đa hóa lợi ích củamình.

Bản chất của FDI càng thể hiện rõ hơn qua việc xem xét nó dưới góc độ nhàđầu tư, đối với nước tiếp nhận đầu tư và với tư cách là một dòng vốn quốc tế Vaitrò của FDI có thể rất khác nhau đối với sự phát triển của các nước khác nhau, đốivới từng giai đoạn phát triển khác nhau của một nước Do vậy mỗi quốc gia tiếpnhận FDI thường có chiến lược, sách lược, trọng tâm và lộ trình riêng cho việc thuhút dòng vốn này.

Đặc điểm của FDI:- Mặt tích cực:

+ FDI không để lại gánh nặng nợ cho chính phủ tiếp nhận đầu tư như ODAhoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành tráiphiếu ra nước ngoài.

+ Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại như đầu tư gián tiếp

Trang 7

+ FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật,phương thức quản lý tiên tiến cho phép tạo ra những sản phẩm mới mở ra cơ hộitiếp cận thị trường mới của nước tiếp nhận đầu tư.

+ Thông qua tiếp nhận FDI nước tiếp nhận có điều kiện gắn kết nền kinh tếtrong nước với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.

Với những mặt tích cực như vậy các nước trên thế giới đặc biệt là các quốc giađang phát triển rất coi trọng hình thức đầu tư này và có nhiều chính sách nhằm kêugọi dòng vốn này Rất nhiều quốc gia đã sử dụng ODA trong giai đoạn đầu để tạomột cú huých để đầu tư xây dựng cơ sỏ vật chất nhưng sau đó chuyển sang thu hútFDI để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, cải thiện năng lực cạnh tranh Vàkhi đã có một vị thế nhất định trên bản đồ kinh tế thế giới thì các doanh nghiệptrong nước vươn ra đầu tư nước ngoài và đem lợi nhuận về cho doanh nghiệp cũngnhư quốc gia của mình.

- Bên cạnh những mặt tích cực như đã nêu trên FDI cũng tồn tại một số hạnchế sau đây:

+ FDI gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế giữa vốn trong nước và vốnnước ngoài có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, vàonhà đầu tư.

+ FDI có thể gây nền hiện tượng nước tiếp nhận đầu tư trở thành bãi rác côngnghệ của những nước phát triển do trình độ công nghệ của các quốc gia tiếp nhậnthường là thấp nên các nhà đầu tư có cơ hội đưa những công nghệ đã lạc hậu bênnước họ để đem sang các nước khác đầu tư.

+ Gây sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước làm giá thành caomột cách giả tạo, giảm lợi nhuận, thậm chí gây ra lỗ giả, lãi thật gây thiệt hại chongười tiêu dùng và giảm thu ngân sách của nhà nước.

+ Có khả năng gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế-xã hội như làm tăngchênh lệch về thu nhập, làm tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăngmức độ chênh lệc về phát triển kinh tế trong một vùng hoặc giữa các vùng trongmột quốc gia.

Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của những bất lợi mà FDI mang lại còn tùythuộc vào quan điểm và sự quản lý của mỗi quốc gia tiêp nhận Nếu có sự chuẩn bịkỹ lưỡng, đầy đủ các biện pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế giảmthiểu tới mức tối đa những tác động tiêu cực, bất lợi.

Trang 8

1.1.2 Các nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút dòng vốn FDI

Trên hết và xuyên suốt tất cả các thời kỳ, các quốc gia dù phát triển hay đangphát triển dù là bên nhận đầu tư hay bên chủ đầu tư thì động lực mạnh mẽ và baoquát nhất tạo ra và chi phối những dòng FDI chính là lợi nhuận, với khát vọng tìmkiếm các thị trường đầu tư, thị trường tiêu thụ tránh sự nằm im phi kinh tế của cácluồng vốn nhàn rỗi, tránh những rủi ro kinh tế khi đầu tư tập trung vào một thịtrường (theo phương châm “không để tất cả trứng vào một giỏ”) Nếu không xét đếnkhả năng và nhu cầu về vốn đầu tư của cả bên nước chủ đầu tư lẫn bên nước nhậnđầu tư quốc tế và với giả định bối cảnh chung của thế giời ở điều kiện bình thườngcả về tự nhiên và nhân tạo thì có thể nhận thấy dòng vốn đầu tư quốc tế nói chungvốn FDI nói riêng chỉ thực sự mở rộng và ưa tìm đến những nơi có môi trường đầutư đảm bảo cho đồng vốn sinh sôi nảy nở Thực tiễn cho thấy tiêu chuẩn của môitrường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàitrước hết bao gồm 6 nhân tố: sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội; sự hoànchỉnh, hiệu quả của hệ thống pháp luật đầu tư; sự linh hoạt của hệ thống chính sáchđầu tư nước ngoài; sự phát triển của cơ sở hạ tầng; trình độ của đội ngũ lao động,của khoa học – công nghệ và các doanh nghiệp trong nước; và năng lực của nềnhành chính quốc gia và hiệu quả của dự án FDI đã triển khai.

1.1.3 Xu thế vận động của dòng vốn FDI

FDI phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thương mại thế giới Toàncầu hóa kinh tế thế giới ngày càng thúc đẩy sự phát triển các luồng vốn FDI nhằmtối đa hóa lợi nhuận của vốn đầu tư thông qua di chuyển sản xuất, kinh doanh đếnđịa điểm có lợi về chi phí và tiêu thụ Sự vận động của FDI biểu hiện trên một số xuthế sau: Một là, cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng sâu rộngvốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và trở thành một hình thái quan trọngtrong hoạt động đầu tư của các quốc gia trên thế giới Hai là, sự phân bổ dòng vốnFDI không đều phần lớn vẫn tập trung ở các nước công nghiệp phát triển, dòng vốnchảy vào các nước đang phát triển thời gian qua có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọngnhỏ Ba là, dòng vốn FDI đang chịu sự chi phối và kiểm soát chủ yếu của các côngty xuyên quốc gia của những nước phát triển Bốn là, tính cạnh tranh giữa các nướctiếp nhận FDI ngày càng gay gắt Năm là, các nước đều tham gia vào hai quá trìnhlà đầu tư và tiếp nhận đầu tư.

Trang 9

1.1.4 Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chungvà Hà Nội nói riêng.

Như chúng ta đã biết để phát triển kinh tế đất nước nói chung và thủ đô Hà Nộinói riêng cần rất nhiều vốn, mà vốn nội lực sẵn có của nền kinh tế không đáp ứngđủ Khi bước vào thời kỳ đổi mới với trình độ phát triển kinh tế thấp kém, tích lũytrong nước hầu như không có Xuất phát từ thực tế đó để thoát khỏi tình trạngkhủng hoảng, ổn định kinh tế đất nước đại hội VI của Đảng đề ra chủ trương: “Cùngvới việc mở rộng xuất nhập khẩu, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài hạn, cần vậndụng nhiều hình thức đa dạng để phát triển kinh tế đối ngoại” Tại thời điểm lúc đónguồn vốn nước ngoài mà ta có thể sử dụng được chính là FDI Thực tế đến nay đãchứng minh sự lựa chọn của chúng ta là đúng đắn đồng thời cũng nói lên tính cầnthiết có tính lịch sử và khách quan của FDI đối với công cuộc xây dựng và pháttriển của đất nước.

Văn kiện Đại hội IX của Đảng khẳng định rõ hơn sự cần thiết của FDI trongquá trình phát triển của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay: “Kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được khuyếnkhích phát triển, hướng mạnh vào sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuấtkhẩu, hàng hóa dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng” Đó là mộtthành phần kinh tế mới xuất hiện và hình thành ngày càng rõ nét trong nền kinh tếnhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước ta.

Xuất phát từ vị trí quan trọng có tính lịch sử và khách quan của FDI đối với sựphát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nướccũng như UBND thành phố Hà Nội đã chủ trương tích cực thu hút và sử dụng hiệuquả nguồn vốn FDI nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội thực hiệnthành công quá trình CNH, HĐH đất nước và thủ đô FDI hiện nay được xem là mộttrong những động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước nói chungvà thủ đô Hà Nội nói riêng

1.2 Công tác xúc tiến đầu tư.

1.2.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư.

Luật đầu tư 2005 không nêu khái niệm “xúc tiến đầu tư” Do vậy những ngườilàm xúc tiến đầu tư thường ngầm hiểu khái niệm xúc tiến đầu tư cũng gần giốngnhư định nghĩa của Luật Thương mại 2005 về “xúc tiến thương mại”- “là hoạt độngthúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ…” Vậy thì xúc tiến đầu

Trang 10

tư là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội đầu tư Rõ ràng đứng ở một khía cạnh nàođó định nghĩa này cũng phản ánh bản chất của hoạt động xúc tiến đầu tư.

Công tác xúc tiến đầu tư là hoạt động rất đa dạng và ngày càng trở nên quantrọng đối với mỗi quốc gia trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Công tác xúc tiến đầu tư không chỉ gói gọn là việc mở rộng thị trường trong nướccho các nhà đầu tư nước ngoài Xúc tiến đầu tư là một hoạt động kinh tế - xã hộinhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút các nhà đầu tưtrong và ngoài nước đến đất nước mình, địa phương trình để đầu tư

Như vậy xúc tiến đầu tư là các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng cáo cơ hộiđầu tư và hỗ trợ đầu tư của nước chủ nhà Thực chất của hoạt động này làMarketing trong thu hút đầu tư mà kết quả thể hiện trực tiếp là nguồn vốn đầu tư.Các hoạt động này do các cơ quan chức chính phủ, các nhà khoa học, các tổ chức,các doanh nghiệp…thực hiện dưới nhiều hình thức như các chuyến viếng thămngoại giao cấp Chính phủ, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, thamquan, khảo sát…và qua các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp

Theo nghĩa hẹp công tác xúc tiến đầu tư là những biện pháp thu hút đầu tưthông qua một số biện pháp tiếp thị tổng hợp của các chiến lược về sản phẩm, xúctiến và giá Một môi trường đầu tư tốt song ít được thế giới biết đến hoặc biết đếnkhông đầy đủ, sai lệch thì cũng kém thu hút các nhà đầu tư Xúc tiến đầu tư là hoạtđộng được áp dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao tại các nước phát triển vàmột số nước NICs Nhiều nước đã có tổ chức xúc tiến thương mại và xúc tiến đầutư như Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Mỹ…Hiện nay xúc tiến đầu tư được tất cả cácquốc gia đều quan tâm nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.2.2 Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư.

Để thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư thì việc xác định các nội dung, cácchương trình cho những hoạt động này là rất quan trọng Nó quyết định tới kết quảcủa công tác xúc tiến đầu tư Nội dung của công tác xúc tiến đầu tư của các cơ quanxúc tiến đầu tư bao gồm 7 nội dung chủ yếu sau đây:

 Trao đổi cung cấp thông tin về môi trường đầu tư

Thông tin về môi trường đầu tư là rất quan trọng đối với tất cả các nhà đầu tưkhi quyết định địa điểm đầu tư Nó sẽ quyết định dự án của nhà đầu tư có thể thựchiện được không Và nếu thực hiện có hiệu quả và hiệu quả lâu dài hay không Môitrường đầu tư bao gồm: Môi trường chính trị, môi trường luật pháp, vị trí địa lý vàđiều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng

Trang 11

hàng đầu đối với sự thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Bởi nó đảm bảo việc thựchiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định cácchính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một nước, ổn định chính trị sẽtạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư nướcngoài Quá trình đầu tư liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động trong một thời giandài, nên môi trường pháp lý ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng để quảnlý và đầu tư một cách có hiệu quả Môi trường này bao gồm các chính sách, quyđịnh, luật cần thiết đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau và cótính hiệu lực cao Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đó là những yếu tố như khí hậu,tài nguyên, dân số…liên quan đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư và khả năng sinhlời của dự án Khí hậu khắc nghiệt, nhiệt đới gió mùa sẽ ảnh hưởng không tốt đốivới các loại máy móc có xuất xứ từ phương Tây Nguồn nguyên liệu dồi dào vàphong phú sẽ thu hút các nhà đầu tư vì giảm vì giảm chi phí và giá thành Dân cưđông đúc sẽ cung cấp lao động với giá ưu đãi và là thị trường tiêu thụ tiềm năng.Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng rất nhiều đến việc thu hút vàhiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI Các yếu tố về ngôn ngữ,tôn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ, hệ thống giáo dục đạo đức cũng cótác động không nhỏ tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư Sự bất đồng về ngôn ngữ vàvăn hóa trong một số trường hợp đã mang lại những hậu quả không lường trongkinh doanh Tâm lý của các nhà đầu tư là không muốn đầu tư vào một quốc gia haymột địa phương có quá nhiều phong tục tập quán khác nhau, nhiều lễ hội, nhiềuđiều kiêng kỵ bởi điều này sẽ khiến cho họ khó hòa nhập và không thuận lợi trongviệc kinh doanh của họ.

 Giới thiệu chính sách ưu đãi mà bên xúc tiến sẽ áp dụng cho các nhàđầu tư khi thực hiện công cuộc đầu tư: chính sách ưu đãi về thuế (thuếthu nhập doanh nghiệp), chính sách ưu đãi về đất đai…

Khi quyết định đầu tư vào một quốc gia, một địa phương các nhà đầu tư rấtquan tâm đến các chính sách cũng như các ưu đãi mà mình sẽ được hưởng khi thựchiện hoạt động đầu tư Trong thời gian vừa qua không riêng gì Hà Nội mà các địaphương của nước ta đã đưa ra những chính sách rất hấp dẫn nhằm thu hút các nhàđầu tư đầu tư vào địa phương mình Các chính sách đó như: chính sách thuế, chínhsách lệ phí, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách về quản lý hoạt động đầu tư,chính sách đất đai, các chính sách và quy định khác Chính sách thuế bao gồm cácnội dung liên quan đến các loại thuế, mức thuế, thời gian miễn thuế, thời gian khấu

Trang 12

hao và các điều kiện ưu đãi khác Chính sách lệ phí quy định về các khoản tiền nộpnhư phí dịch vụ cấp phép đầu tư, dịch vụ cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông,thông tin liên lạc ) Ở Việt Nam có thời gian tồn tại chính sách 2 giá làm cho cácnhà đầu tư rất bình bình Nó thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trongnước và đầu tư nước ngoài Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực năm 2006 đã có những tínhiệu rất đáng mừng trong việc rút ngắn khoảng cách, tạo sân chơi bình đẳng giữanhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư trong nước và nhà đầutư nước ngoài đều có những quyền lợi và nghĩa vụ tương đối giống nhau trong hoạtđộng đầu tư, sản xuất kinh doanh Chính sách quản lý ngoại hối bao gồm các quyđịnh về việc mở tài khoản ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.Trong quá trình hình thành và triển khai dự án đầu tư, chủ đầu tư phải chịu sự quảnlý của các cơ quan có thẩm quyền đại diện cho nước chủ nhà từ khâu cấp giấy phépđầu tư, thẩm định dự án đến việc quản lý việc thực hiện dự án Hình thức tổ chứcquản lý hoạt động đầu tư ở các quốc gia khác nhau là khác nhau Nhưng các quốcgia đang có xu hướng đơn giản hóa thủ tục trong hoạt động đầu tư, áp dụng hìnhthức “một cửa” có nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần liên hệ với một cơ quan chức năng vàmọi khâu liên quan sẽ do cơ quan này đảm nhiệm Đây là một hình thức rất tiến bộđược các nhà đầu tư rất khuyến khích Hiện nay tại Hà Nội và các địa phương cũngđang thực hiện hình thức này và cố gắng thực hiện một cách triệt để để thực sựmang lại hiệu quả.

 Tham mưu và cung cấp cho nhà quản lý đầu tư xây dựng cơ chế thu hútđầu tư

 Theo dõi đánh giá hiệu quả và kết quả các hoạt động đầu tư đã xúc tiến Tham gia phân bổ và quản lý các nguồn vốn đầu tư vào địa phương nơi

mình hoạt động

 Tổng hợp và xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư

Trên cơ sở Quy hoạch phát triển tổng thế kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố đặc biệt là trung tâm xúc tiến đầutư đã thực hiện định kỳ xây dựng Danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài vớicác thông tin dự án được cập nhật hàng năm và tính khả thi ngày càng được nângcao, tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên phát triển, các sản phẩm công nghiệp chủlực, ngành dịch vụ, lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị…bằng các thứ tiếngkhác nhau để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư phù hợp với từng thị trường Danhmục dự án kêu gọi đầu tư cả trong nước và nước ngoài đã có tác dụng to lớn trong

Trang 13

việc mời chào, định hướng cho các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nghiên cứu,tham gia vào thị trường mới là Hà Nội - Việt Nam Đánh giá sơ bộ cho thấy giaiđoạn từ năm 2006 trở về trước từ danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đã có15-20% số dự án được các nhà đầu tư quan tâm phản hồi và từ 2-4% số dự án đã điđến kết thúc thành công Còn từ năm 2007 trở lại đây từ Danh mục dự án kêu gọiđầu tư cả trong và ngoài nước đã có những phản hồi đối với gần 100% dự án trongDanh mục và nay các cơ quan Thành phố đang phối hợp với các nhà đầu tư triểnkhai đầu tư

 Tổ chức, phối hợp tổ chức hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước vềxúc tiến đầu tư cho khu vực

1.2.3 Hình thức xúc tiến đầu tư.

Xúc tiến đầu tư có hình thức xúc tiến trực tiếp và xúc tiến gián tiếp Xúc tiếnđầu tư trực tiếp là xúc tiến đầu tư bằng cách trao đổi và quảng bá các thông tin mộtcách trực tiếp cho các nhà đầu tư thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi, các cuộc hộithảo, hội chợ…

Xúc tiến đầu tư gián tiếp là hình thức xúc tiến thông qua hoạt động trung giannhư kênh thông tin đại chúng để có thể đem tới các nhà đầu tư các thông tin đầy đủvà chính xác giúp cho các nhà đầu tư tìm thấy các cơ hội để ra quyết định đầu tư.

Đối với hình thức xúc tiến đầu tư trực tiếp bên xúc tiến có thể cung cấp thôngtin một cách đầy đủ, chính xác đến các nhà đầu tư Các thỏa thuận, hợp đồng đượcxúc tiến thành công sẽ được thực hiện nhanh chóng và mang lại hiệu quả Các kếtquả và hiệu quả xúc tiến sẽ được thể hiện và nhanh chóng qua đó có thể sửa đổi vàđiều chỉnh kịp thời Bên cạnh đó xúc tiến đầu tư trực tiếp có thể giúp các nhà đầu tưgiải đáp được những thắc mắc giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trung gian cho nhàđầu tư khi ra quyết định đầu tư Tuy nhiên xúc tiến đầu tư theo hình thức trực tiếprất tốn kém và khó thực hiện.

1.2.4 Vai trò của xúc tiến đầu tư

- Góp phần thúc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Xúc tiến đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là khi chủ đầu tư còn đangtrong giai đoạn tìm hiểu, thăm dò, lựa chọn địa điểm đầu tư Hoạt động xúc tiến đầutư mang đến cho chủ đầu tư những thông tin liên quan đến ý định đầu tư của họ,giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát, chính xác và kịp thời về quốc gia, địaphương mà họ định đầu tư để họ có cơ sở cân nhắc và đi đến quyết định cuối cùng.

Trang 14

Như vậy hoạt động xúc tiến đầu tư có vai trò rút ngắn thời gian trong việc ra quyếtđịnh đầu tư của nhà đầu tư.

Vốn đầu tư không phải tự nhiên mà đến với quốc gia này, địa phương kia Đểra được quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư các nhà đầu tư phải tìm hiểu tỉ mỉ, tínhtoán kỹ lưỡng và đưa ra các phương án tối ưu nhất Hiện nay các quốc gia đangcạnh tranh nhau rất gay gắt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, do vậy hoạtđộng xúc tiến đầu tư ngày càng trở nên sôi động và quan trọng hơn bao giờ hết.Hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư được thể hiện ngay ở kết quả thu hút đầu tư.Nếu hoạt động xúc tiến đầu tư đạt hiệu quả cao thì lượng vốn đầu tư thu hút đượcnhiều và ngược lại Do vậy xúc tiến đầu tư góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài.

- Tham gia vào việc xây dựng các cơ chế chính sách, tạo môi trường thôngthoáng cho hoạt động đầu tư

- Góp phần hình thành khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ hoạt động sảnxuất hàng hóa lớn.

Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng của toàn xã hội, nước chủ nhà cần xâydựng những khu vực đặc biệt cung cấp những dịch vụ đầu tư tốt nhất cùng vớinhững điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài Kết quả cuối cùng của côngtác xúc tiến đầu tư là hiệu quả của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng tacó thể thút đầu tư nước ngoài nhiều hay không và với chất lượng ra sao Công táxúc tiến đầu tư đã gián tiếp góp phần hình thành các khu chế xuất, khu công nghệcao Khu chế xuất là khu vực địa lý được khoanh vùng với các quy chế đặc biệt táchkhỏi các quy định về thuế quan, thương mại của một nước, trong đó chủ yếu là đểphát triển công nghiệp chế tạo và sản phẩm dùng để xuất khẩu Những khu chế xuấtđược hình thành mang lại hiệu quả to lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Tuynhiên đến cuối những năm 1980 kinh tế của các nhiều nước đang phát triển có xuhướng mở cửa, bên cạnh đó mối liên kết giữa kinh tế khu chế xuất và khu vực kinhtế khác trong nước tỏ ra rất yếu ớt nên nhiều nước đã chuyển sang khu công nghiệpvà khu công nghệ cao Khu công nghiệp là một khu vực địa lý được phân chia vàphát triển một cách hệ thống, theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp các dịchvụ kỹ thuật cần thiết, cơ sở hạ tầng phù hợp với sự phát triển của một liên ngànhcông nghiệp và sản phẩm không nhất thiết là cứ phải xuất khẩu Khu công nghệ caochủ yếu là để phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng những công nghê, dâychuyền sản xuất hiện đại.

Trang 15

- Tạo ra dòng chảy vốn một cách hợp lý, huy động tối đa mọi nguồn lực củađất nước

- Tạo điều kiện đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước

Có thể nói cơ sở hạ tầng (môi trường đầu tư cứng) có vai trò làm nền móngcho các hoạt động đầu tư Nước chủ nhà cần phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng tốt trướckhi tiếp nhận đầu tư Đó là các công việc như xây dựng đường xá giao thông, bếnbãi, nhà ga, hệ thống cung cấp điện nước, thông tin, bưu điện Chi phí đầu tư cho cơsở hạ tầng là rất lớn, vì vậy khi đầu tư ra nước ngoài thì các nhà đầu tư luôn quantâm đến chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng - điều kiện quyết định hiệu quả đầu tưcủa họ Ở những nước đang phát triển, các nhà đầu tư thường tập trung đầu tư vàonhững vùng miền có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt, điều này sẽ giúp nhà đầu tư giảmđược chi phí

- Mở ra cơ hội hội nhập kinh tế thế giới nâng cao vị thế của Việt Nam trêntrường quốc tế.

Xúc tiến đầu tư là hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam với các nhà đầu tư,bạn bè trong khu vực và trên thế giới Rất nhiều cuộc hội thảo, cuộc xúc tiến đầu tưnước ngoài được tổ chức với sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư Điều nàycho thấy Việt Nam là điểm đến đáng chú ý của nhiều nhà đầu tư, điều này cũng tạođiều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế trong khu vực cũngnhư trên thế giới Hình ảnh của Việt Nam trong lòng bạn bè thế giới va các nhà đầutư được nâng lên với Việt Nam là một địa điểm có môi trường đầu tư tốt, khá thuậnlợi với nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Điều này cũng góp phần tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.2.5 Các nhân tố tác động tới hoạt động xúc tiến đầu tư

Hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiện trong môi trường va chạm nhưnhững hoạt đông khác do vậy cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có bayếu tố chủ yếu sau đây:

- Các chính sách và môi trường đầu tư: Chính sách đầu tư là một tập hợp cácchính sách thương mại và các chính sách kinh tế vĩ mô Các nhà đầu tư thường đặcbiệt quan tâm đến các nhân tố như điều kiện cho phép đầu tư, các chế độ đãi ngộ, tỷgiá hối đoái, chính sách thuế, đất đai, cơ sở hạ tầng…Trong ngắn hạn hay trung vàdài hạn còn có thể có một khung chính sách riêng biệt nhằm tăng cường thu hút đầu

Trang 16

tư trực tiếp nước ngoài Nhưng sau đó là cơ chế áp dụng một chính sách chungkhông có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

- Các chiến lược xúc tiến đầu tư

Chiến lược xúc tiến đầu tư là cách thức tổ chức một loạt các hoạt động xúc tiếnđầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia hayđịa phương nào đó Việc thiếu một chiến lược xúc tiến đầu tư đã làm cho công tácxúc tiến đầu tư ở quốc gia hay một địa phương nào đó đã làm cho công tác xúc tiếnđầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống về các vấn đề liên quan tới côngtác xúc tiến đầu tư như: nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư, hệ thống các côngcụ xúc tiến đầu tư, mô hình tổ chức xúc tiến đầu tư, bố trí nguồn nhân lực cho côngtác xúc tiến đầu tư Có một chiến lược xúc tiến đầu tư tốt mang tính dài hạn có tácđộng tích cực đến hiệu quả xúc tiến đầu tư Hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm 3nhóm hoạt động chính: tạo dựng hình ảnh, tập trung vận động các nhà đầu tư tiềmnăng, cung cấp các dịch vụ đầu tư

+ Tạo dựng hình ảnh là nhóm hoạt động đi đầu trong chiến lược xúc tiến đầutư Các biện pháp tạo dựng hình ảnh được sử dụng trong cả thị trường trong nước vànước ngoài nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin đầy đủ về môi trường đầutư, chính sách, chế độ đãi ngộ, các yêu cầu thủ tục…của địa phương hay quốc giamà các nhà đầu tư muốn đầu tư Các hoạt động tạo dựng hình ảnh rất phong phú vàđa dạng như in ấn và phát hành các ấn phẩm, sách báo, tạp chí, đĩa, tờ rơi…tổ chứccác buổi hội thảo, tiến hành các hoạt động PR và quảng cáo Sau bước tạo dựnghình ảnh là tập trung vận động các nhà đầu tư có tiềm năng và cung cấp các dịch vụđầu tư Ba hoạt động này không thể tách rời và chúng được thực hiện tuần tự hayđan xen nhau nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư.

+ Tập trung vận động các nhà đầu tư tiềm năng

Khâu này đòi hởi phải sử dụng đến các công cụ như thư từ, điện thoại, cáccuộc gặp gỡ, hội thảo tiến hành marketing trực tiếp đến các nhà đầu tư Những hoạtđộng này có thể được thực hiện nhằm vào các đối tượng trong và ngoài nước.

+ Cung cấp các dịch vụ đầu tư

Đa số các nhà đầu tư đều khẳng định rằng thỏa mãn yêu cầu của các nhà đầutư chính là phương thức Marketing hữu hiệu nhất Dịch vụ đầu tư bắt đầu từ thờiđiểm nhà đầu tư tiềm năng tới thăm địa điểm xúc tiến đầu tư và tiếp tục trong suốtthời gian thực hiện dự án Dịch vụ đầu tư không dừng lại ở thời điểm dự án đượccấp phép.

Trang 17

Dịch vụ trước cấp phép:

Các dịch vụ trước cấp phép chủ yếu liên quan tới việc tổ chức các cuộc viếngthăm tới các địa điểm đầu tư, cung cấp các thông tin cần thiết để lựa chọn địa điểmvà giúp đỡ các nhà đầu tư chuẩn bị thủ tục đăng ký đầu tư Ấn tượng đầu tiên baogiờ cũng rất quan trọng nên việc các nhà đầu tư có trở lại lần thứ hai hay không phụthuộc rất nhiều vào cuộc viếng thăm lần đầu Để thực hiện tốt các công việc chomột chuyến viếng thăm thành công đôi khi cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quanxúc tiến đầu tư quốc gia và các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương Việc đào tạo vànâng cao kỹ năng Marketing là rất quan trọng để có thể trang bị cho các cán bộ dựán đầy đủ kỹ năng cần thiết cho việc tổ chức một chương trình thành công.

Dịch vụ cấp phép:

Đây là lĩnh vực mà các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương đảm nhận là tốtnhất Các văn phòng cung cấp dịch vụ tổng hợp đóng vai trò quan trọng trong việcđẩy nhanh tốc độ cấp giấy phép đầu tư Đối với những dự án lớn và phức tạp có liênquan đến nhiều cơ quan chức năng khác thì quy trình có thể phức tạp hơn Tuynhiên đây chủ yếu vẫn là vấn đề phối hợp hoạt động cần ứng dụng các công cụthông tin nhanh như Internet.

Dịch vụ sau cấp phép:

Đây là khâu quan trọng nhất của dịch vụ đầu tư tuy nhiên lại ít được các cơquan xúc tiến đầu tư quan tâm nhất Dịch vụ sau cấp phép rất đa dạng về loại hìnhsong có thể phân chia thành 2 nhóm chính: Giúp đỡ nhà đầu tư giải quyết các vấnđề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; Cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng

Ba hoạt động trên có vai trò hết sức quan trọng và ảnh hưởng tới chất lượngcông tác xúc tiến đầu tư Kết quả của một hoạt động tốt sẽ dẫn tới kết quả của haihoạt động còn lại cũng tốt và ngược lại Trọng tâm của các hoạt động này phụ thuộcvào từng quốc gia, địa phương và từng thời kỳ cụ thể để đáp ứng được yêu cầu củathực tiễn.

- Cơ quan thực thi chính sách xúc tiến đầu tư

Ngày nay hầu hết các quốc gia đều đã chuyển từ giai đoạn đầu của xúc tiếnđầu tư là chủ yếu liên quan đến việc mở cửa thị trường đối với các nhà đầu tư nươcngoài sang giai đoạn hai là tích cực thu hút nguồn vốn FDI chảy vào đất nước, địaphương mình Kết quả của xu hướng này là các trung tâm xúc tiến đầu tư của cácquốc gia, địa phương lần lượt được ra đời nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiếnđầu tư để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Các cơ quan

Trang 18

thực thi chính sách xúc tiến đầu tư đều là các cơ quan của Nhà nước vì đây khôngphải là họt động lấy thu bù chi, mọi chi phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư đều đượclấy từ ngân sách của quốc gia, của địa phương

Thực tiễn cho thấy một chính sách đầu tư hợp lý đi cùng với một chiến lượcxúc tiến đầu tư năng động và được tiến hành bởi một cơ quan chuyên nghiệp sẽ làmnên thành công của hoạt động xúc tiến đầu tư Hoạt động xúc tiến đầu tư thành côngsẽ đưa lại kỳ vọng tốt cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.3 Một số kinh nghiệm tuyên truyền, vận động xúc tiến đầu tư của cácnước.

Một số kinh nghiệm của Chính phủ Nhật Bản về xúc tiến đầu tư Chính phủNhật Bản mở các cơ quan đại diện của Chính phủ ở nước ngoài giúp các doanhnghiệp trong nước tổ chức các triển lãm và tham gia hội chợ ở nước ngoài Năm1954 thành lập tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO) hoạt động phi lợi nhuận, làcơ quan chính thức của nhà nước thực thi chính sách thương mại của Nhật Bản đốivới nước ngoài từ đó tới nay JETRO đã phát triển thành một tổ chức hoàn chỉnh vàhiện đại có trụ sở chính tại Tokyo, 36 văn phòng trên lãnh thổ Nhật Bản và 80 vănphòng đại diện tại 58 quốc gia trên Thế giới Nhiệm vụ của JETRO là nghiên cứu,cung cấp thông tin thị trường, tổ chức các hội trợ và tham gia hội trợ thương mạiquốc tế, cung cấp các dịch vụ tư vấn thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp.

Một số kinh nghiệm của Hàn Quốc về xúc tiến đầu tư Năm 1962 thành lập tổchức xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại Hàn Quốc (KOTRA) với hia chức năngchính là xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại Đối với việc vận động xúc tiến đầutư của Hàn Quốc thì phương châm là luôn luôn đảm bảo cho các nhà đầu tư nướcngoài có được lợi nhuận ở mức thỏa đáng, mở rộng phạm vi đầu tư với nhiều ưuđãi Thể hiện tại Luật xúc tiến đầu tư mới năm 1998 đã dành cho các nhà đầu tưnước ngoài quy chế đãi ngộ quốc gia, giảm thiểu thủ tục đầu tư, thay thế chế độ cấpphép bằng chế độ thông báo và đăng ký đầu tư, thực hiện cơ chế một cửa giảm cácngành nghề hạn chế đầu tư nước ngoài Để đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạtđộng thuận lợi Chính phủ ngày càng chủ động sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô,nhất là thuế suất và lãi suất Thực hiện hiện đại hóa chính phủ theo chế độ viên chứcphương Tây đồng thời giành cho các kkhu công nghiệp các cơ chế ưu đãi để thu hútcác nhà đầu tư Hàn Quốc cũng chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thựchiện tốt dự báo trước nhu cầu sử dụng nguồn lao động chủ động mở rộng đào tạolao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu xã hội Việc tuyên truyền, vận động xúc

Trang 19

tiến đầu tư của Hàn Quốc có mục đích và định hướng rõ ràng bằng việc Hàn Quốccoi trọng thu hút nguồn vốn từ các nước công nghiệp phát triển để phát triển côngnghiệp nhất là công nghiệp chế tạo, từ đó tiếp nhận và nâng cao năng lực chuyểngiao công nghệ mới Đến năm 1980 Nhật giữ vị trí số 1 với 55% tổng số vốn đầu tưvào Hàn Quốc và 76% về số lượng doanh nghiệp, đứng thứ 2 là Mỹ với số vốn đầutư chiếm 24,3% Ngoài ra Hàn Quốc cũng biết lựa chọn lĩnh vực thu hút đầu tư xuấtphát từ những thế mạnh và hạn chế những đặc thù của đất nước bằng việc HànQuốc tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp ít thu hút vào lĩnh vực khai thác tàinguyên, sơ chế sản phẩm, trong lĩnh vực dịch vụ thì chỉ cho phép nhà đầu tư thamgia vào một số hoạt động du lịch, tham gia liên doanh hoạt động ngân hàng thươngmại.

Trang 20

Chương II: Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư và thu hútđầu tư nước ngoài tại thủ đô Hà Nội.

1.1 Một vài nét về thủ đô Hà Nội

Hà Nội thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầunão chính trị văn hóa khoa học kỹ thuật đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế xã hội.Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước Hà Nội có súc hút các nguốnlực phát triển trong và ngoài nước, có ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ nền kinh tếtrước hết là đồng bằng Bắc Bộ.

Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trung tâm đồng bằng sông Hồng, giápvới các tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúcvà Hòa Bình Ngoài các con sông lớn chảy qua như sông Hồng và sông Đuống, HàNội còn có các sông nhỏ như: sông Nhuệ, Kim Ngưu…Hà Nội có rất nhiều hồ lớnnhỏ Nguồn nước mặt nước ngầm của Hà Nội là khá dồi dào, chất lượng tốt đảmbảo cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp.

Các điều kiện về vị trí địa lý, các yếu tố tự nhiên có liên quan đến việc lựcchọn lĩnh vực để đầu tư cũng như khả năng sinh lời của dự án Hà Nội có vị tríthuận lợi, khí hậu tương đối thuận lợi không ảnh hưởng nhiều tới tuổi thọ của cácmáy móc đến từ các nước khác

Hệ thống điện ổn định, gần nhà máy điện Hòa Bình và nhà máy nhiệt điện PhảLại, mạng lưới điện rộng khắp được nâng cấp và bảo dưỡng thường xuyên đảm bảocunga cấp điện liên tục và ổn định phục vụ sinh hoạt của nhân dân cũng như phụcvụ sản xuất Bên cạnh hệ thống điện thì hệ thống thông tin liên lạ cũng được trangbị hiện đại và được hòa mạng với hệ thống viến thông toàn cầu phục vụ nhu cầugiải trí và liên lạc cũng như công việc của thành phố.

Hà Nội có hệ thống giao thông khá phát triển, các loại hình giao thông nhưđường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không đồng bộ đã tạo nên mạnglưới giao thông rộng khắp ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nối liền các tỉnh cácđịa phương trong cả nước và trên thế giới Nếu chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầngkém ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũngnhư đời sống của các nhà đầu tư nước ngoài Điều đó dẫn đến chi phí sản xuất tăngvà chất lượng sản phẩm không cao Hiện nay giao thông Hà Nội đang trong từngbước hoàn thiện tạo được nhiều ấn tượng cho các nhà đầu tư quốc tế, do vậy nó ảnhhưởng tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trang 21

Hà Nội còn là nơi tập trung các cơ quan đầu mối quan trọng của quốc gia nhưcác cơ quan của Chính phủ, đại diện các Sở ban ngành, các cơ quan ngoại giao, cácvăn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế Do vậy Hà Nội rất có lợi thế rất lớntrong hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế đối ngoại.

Hà Nội bên cạnh là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội còn là trung tâm giáodục lớn của cả nước Hà Nội là nơi tập trung đội ngũ lao động đông đảo có trình độtay nghề khá cao Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có hơn 50 trường Đại học, Caođẳng, 38 trường trung học chuyên nghiệp và 21 trường dạy nghề phục vụ nhu cầuhọc tập của học sinh, sinh viên và rất nhiều tầng lớp khác trong xã hội Hà Nội đứngđầu cả nước về cung cấp lực lượng lao động hàng năm với trên 6050 người có trìnhđộ đại học, 20000 người tốt nghiệp đại học và 110000 người tốt nghiệp trung cấp.Trình độ phát triển giáo dục- đào tạo sẽ quyết định chất lượng đội ngũ lao động.Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp FDI sau khi tuyển dụng lao động sẽ phải đào tạolại nhưng nếu có sự khác biệt khá lớn trong quan điểm cũng như nội dung đào tạo ởnước nhận đầu tư và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ làm hạn chế hiệu quả đầu tư vàlàm nản lòng các nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng nhiều lao động Trong các trườngĐại học ở Hà Nội hiện nay tập trung đào tạo theo chương trình quốc tế, đáp ứng yêucầu thực tế của các doanh nghiệp Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cóthể tuyển được người giỏi mà tiết kiệm được chi phí đào tạo, tránh gây tâm lýkhông tốt cho các nhà đầu tư khi quyết định tuyển dụng lao động Điều này cũnggóp phần tích cực trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nươc ngoài.

Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của Hà Nội khoảng 11% cao hơn 3% tốcđộ trung bình của cả nước Mức thu nhập bình quân đầu người cao và ổn định hàngnăm với GDP bình quân là 18,2 triệu VND/người/năm Với mức thu nhập ngàycàng cao góp phần cải thiện đời sống nhân dân, cải thiện bộ mặt thủ đô vươn lênthành một thủ đô có tên tuổi trên thế giới Thị trường rộng lớn với dân số khoảng6,3 triệu người tạo điều kiện thuận lợi trong khâu tiêu thụ sản phẩm, và đây là mộtthị trường đầy tiềm năng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển.Ngoài ra trên địa bàn Hà Nội các dịch vụ tài chính ngân hàng, tín dụng và bảo hiểmcũng khá phát triển cung cấp các dịch vụ nhanh chóng thuận tiện cho các nhà đầu tưtrong việc giao dịch và thành toán tiết kiệm được nhiều chi phí trung gian.

Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, các làng nghề thủ công truyềnthống có khả năng mở rộng phát triển trên cơ sở đầu tư trang thiết bị mới và hiệnđại Nhất là sau khi có sự mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm rất nhiều

Trang 22

làng nghề truyền thống với những sản phẩm hết sức độc đáo và có giá trị đem lạihiệu quả kinh tế cao.

Như vậy có thể nói Hà Nội là một địa chỉ khá hấp dẫn cho các nhà đầu tư khiquyết định đầu tư vào Việt Nam với nhiều điều kiện thuận lơi cả về đầu vào lẫn đầura Tuy nhiên hòa theo xu thế chúng của cả nước quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa thủ đô đòi hỏi cần có một khối lượng vốn khổng lồ mà nếu chỉ dựa vào cácnguồn vốn trong nước thì không đủ Hà Nội cần tập trung và khai thác có hiệu quảcác nguồn vốn bên ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế trong đó FDIđóng một vai trò khá quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn Thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài sẽ tạo động lực để phát triển kinh tế thủ đô, giúp Hà Nội trở thành trungtâm kinh tế ngày càng có uy tín không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và trênthế giới, là địa chỉ mà các nhà đầu tư muốn hướng tới khi quyết định đầu tư ra nướcngoài Có như vậy Hà Nội mới nhanh chóng đat được mục tiêu kinh tế xã hội đã đềra Muốn làm được điều đó công tác xúc tiến đầu tư phải đi trước một bước gópphần vòa việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh về thủ đô Hà Nội với bạn bè và các nhàđầu tư trên khắp thế giới Một cái nhìn toàn diện, khách quan và kịp thời về môitrường đầu tư, hành lang pháp lý về những thuận lợi mà các nhà đầu tư nhận đượckhi quyết định đầu tư vào Hà Nội.

1.2 Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại thủ đô Hà Nội trong nhữngnăm qua

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công tác xúc tiến đầu tư

Trong những năm qua công tác XTĐT ngoài do Bộ, ngành và địa phương thựchiện đã có tác động tích cực trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉtập trung ở Bộ Kế hoạch và đầu tư mà được phân cấp về các địa phương phối hợpcùng thực hiện và Hà Nội là một trong những địa phương thực hiện công tác này rất tốtđem lại hiệu quả tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Góp phần quantrọng vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cầu với hội nhập kinh tế quốc tế.

Quá trình xúc tiến đầu tư về cơ bản được hình thành cùng với quá trình hìnhthành và thực hiện pháp luật về đầu tư nước ngoài Tuy nhiên về mặt pháp lý hoạtđộng xúc tiến đầu tư lần đầu tiên được chính thức quy định tại Luật đầu tư nướcngoài năm 1996 như là một trong những chức năng quan trọng của Cơ quan quản lýnhà nước về Đầu tư nước ngoài mà cụ thể là Bộ Kế hoạch và đầu tư, với tu cách làcơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác XTĐT

Trang 23

nước ngoài trên phạm vi cả nước Và lúc đó Hà Nội cũng không nằm ngoài sự quảnlý đó, chưa có một cơ quan xúc tiến đầu tư nào cho bất kỳ một địa phương nào.

Cho tới lần sửa đổi và bổ sung Luật đầu tư nước ngoài năm 2000, nội dunghoạt động XTĐT được xác định tại các văn bản pháp luật vẫn với tính thần gắn hoạtđộng đầu tư vào giai đoạn hành thành dự án Nói cách khác hoạt động XTĐT đượcxem như một giai đoạn tiền dự án và chấm dứt hiệt lực khi dự án được cấp Giấychứng nhận đầu tư.

Từ năm 2005 với sự ra đời của Luật đầu tư thay thế cho Luật đầu tư nướcngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, công tác XTĐT có bước chuyểnbiến quan trọng theo hướng tăng cường tính chủ động từ khâu xây dựng chươngtrình, kế hoạch đầu tư đến khâu tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhànước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư Công tác xúc tiến đầu tư ngày càng có sựkết hợp chặt chẽ với các hoạt động ngoại giao, xúc tiến thương mại và du lịch.

Hoạt động xúc tiến đầu tư tại thủ đô Hà Nội đã được tiến hành từ lâu với sựtham gia của Bộ, Ngành, doanh nghiệp trung ương cũng như các doanh nghiệp trênđịa bàn thành phố Công tác xúc tiến đầu tư gắn liền trong hoạt động quản lý và vậnđộng thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tại các phòng chuyênmôn của Sở Kế hoạch và đầu tư Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâurộng như hiện nay, tình hình kinh tế có nhiều biến động các quốc gia đang cạnhtranh gay gắt nhằm huy động vốn đầu tư nước ngoài nhằm giải quyết bài toán thiếuhụt vốn trong đầu tư và phát triển kinh tế Nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam nóichung và Hà Nội nói riêng chưa nhiều và ổn định do môi trường đầu tư chưa thựcsự thông thoáng để hấp dẫn các nhà đầu tư, tính cạnh tranh kém so với một số nướctrong khu vực nhất là Trung Quốc

Trước đây công tác xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố không được quy vềmột mối, hoạt động xúc tiến đầu tư còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu mục tiêu dàihạn, còn dàn trải, chưa tập trung vào một số ngành, lĩnh vực và đối tác tiềm năng.Các phòng ban hoạt động độc lập, riêng rẽ không liên kết với nhau nên hiệu quả vậnđộng thu hút các nguồn vốn nước ngoài vào Hà Nội chưa thực sự đem lại hiệu quảnhư mong muốn.

Trước tình hình đó, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc thốngnhất hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố đặc biệt là đẩy mạnh công tác thu hútcác nguồn vốn đầu tư quốc tế trong phát triển kinh tế, đồng thời đưa công tác xúctiến đầu tư trở thành một trong những công tác trọng tâm và mang tính chuyên

Trang 24

nghiệp, ngày 22/11/2007 UBND thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số UBND thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thànhphố Hà Nội Sau khi trung tâm được thành lập, trong bối cảnh tình hình kinh tế thếgiới có nhiều biến động các quốc gia đang cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút nhiềuhơn vốn đầu tư, ngày 28/03/2008 UBND thành phố Hà Nội ký chương trình 34/Ctr-UBND về xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-210 định hướngđến năm 2015 Như vậy công tác xúc tiến đầu tư của thành phố đã tập trung về mộtmối có chương trình xúc tiến mang tính dài hạn và chuyên nghiệp hơn.

4676/QĐ-Tuy nhiên năm 2008 là năm Hà Nội có sự thay đổi lớn tác động sâu rộng đếnquản lý và phát triển của Thủ đô ngày 29/05/2008 Quốc hội ban hành Nghị quyết số15/2008/NQ-QH11 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội baogồm toàn bộ diện tích của Hà Tây và một số tỉnh có liên quan Theo đó từ ngày1/08/2008 Thủ đô Hà Nội đã mở rộng diện tích tự nhiên khoảng 3.400km2 với dânsố khoảng 6,3 triệu người Trên cơ sở sự thay đổi đó, Hà Nội đã và đang tích cực nỗlực hơn nữa nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường hoạt động xúc tiến đầutư kêu gọi mọi nguồn vốn đầu tư phát triển từ mọi thành phần kinh tế.

Ngày 17/11/2008 UBND thành phố có quyết định số 2101/QĐ-UBND thànhlập trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội trên cơ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư hợp nhấtTrung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (cũ) vàTrung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây (cũ) thành Trungtâm xúc tiến đầu tư thành phố Hà Nội thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội là đơn vị có chức năng tổ chức các hoạtđộng xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội nhằm huy động các nguồn vốn trongnước cũng như nước ngoài thực hiện các dự án theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô.

Trang 25

- Tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để vận động, hướng dẫn, hỗ trợcác nhà đầu tư tìm hiểu chính sách, quy định pháp luật về đầu tư và lực chọn lĩnhvực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố;

- Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nướcngoài nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố;

- Phối hợp với các cơ quan có chức năng tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụgiúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực trong hoạt động có liênquan đến chức năng và nhiệm vụ được giao;

- Trung tâm được cung cấp các dịch vụ có thu bao gồm: Cung cấp thông tinliên quan đến dự án đầu tư, tổ chức đón tiếp, tư vấn pháp luật, lập hồ sơ dự án, hỗtrợ các doanh nghiệp, phiên dịch và các dịch vụ khác theo yêu cầu của nhà đầu tưvà các tổ chức có liên quan;

- Quản lý cán bộ, viên chức, quản lý tài sản và chi tiêu các nguồn vốn đượcgiao theo đúng chế độ, chính sách quy định của nhà nước và thành phố;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi UBND thành phố giao và Giám đốc Sở Kếhoạch và Đầu tư Hà Nội phân công.

Tuy nhiên do có sự thay đổi lớn về địa giới hành chính của thành phố Hà Nội,hệ thống cơ chế chính sách của Hà Nội sau khi hợp nhất chưa được thể chế hóa nênhiệu quả về đầu tư, chất lượng tăng trưởng kinh tế của thủ đô Hà Nội còn chưa đượccao Bên cạnh đó do cuộc khùng hoảng kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng tiêu cựctới Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng nên công tác xúc tiến đầu tư giai đoạnnày cũng gặp nhiều khó khăn.

1.2.2 Thực trạng của hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hà Nội.

Tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, thủ đô Hà Nội cùng các địa phươngtrong cả nước đã và đang triển khai một loạt những nội dung, nhiệm vụ và giải phápcần thiết, đồng bộ đảm bảo tuân thủ các cam kết và yêu cầu quốc gia về hội nhậpkinh tế quốc tế Các kỳ nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội đều đưa raviệc nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển một số dịch vụ chất lượng cao, trình độcao chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đều nhấn mạnh quan điểm của thủ đô là:“Chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và thực hiện lộ trình theonguyên tắc cùng có lợi phát huy cao độ nội lực theo phương châm đa phương hóa,đa dạng hóa nhằm tìm kiếm thị trường để tiêu thụ hàng hóa, thu hút nguồn côngnghệ và kinh nghiệm quản lý…làm cho kinh tế thủ đô phát triển toàn diện và bềnvững có khả năng hợp tác, cạnh tranh trên phạm vi cả nước và quốc tế” Trong bối

Trang 26

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tình hình kinh tế thế giới cónhiều biến động, các quốc gia đang cạnh tranh gay gắt nhằm huy động vốn đầu tưnước ngoài, bí quyết công nghệ và kinh nghiệm quản lý điều hành để phát triển kinhtế Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêngchưa ổn định do môi trường đầu tư chưa thực sự thông thoáng và kém cạnh tranh sovới một số nước trong khu vực (nhất là so với Trung Quốc) Trước thực trạng nhưvậy công tác xúc tiến đầu tư càng giữ một vai trò hết sức quan trọng, là đòn bẩy vàlà chất xúc tác cho phát triển đầu tư, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hộicủa đất nước nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.

Tuyên truyền, vận động xúc tiến đầu tư là một trong những định hướng cụ thểxúc tiến đầu tư của Hà Nội Từ năm 2001 thành phố đã xây dựng và triển khai tíchcực Chương trình xúc tiến đầu tư, du lịch và thương mại Thành phố đã giành 5 tỷngân sách của thành phố cho hoạt động xúc tiến đầu tư Đồng thời thành phố cũngđã nghiên cứu ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích xúc tiến đầu tư, đẩymạnh đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội Công tác vận động, thu hút đầutư nhất là đầu tư nước ngoài được tiến hành đồng bộ hơn, chủ động hơn và mạng lạihiệu quả cao hơn Ngoài việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách: cái cách thủtục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạođiều kiện huy động nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế thì việc tuyêntruyền, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư là hết sức thiết thực, cần đi liền vớihoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố Nhiều đơn vị đã chủ động nghiên cứu xâydựng cơ chế, chính sách, tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo…góp phần đẩy mạnhthu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Chương trình xúctiến đầu tư những năm qua đã thu được những kết quả bước đầu đóng góp một phầnkhông nhỏ trong hoạt động thu hút hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

a) Công tác quy hoạch

Theo quyết định của Chính phủ từ ngày 01/08/2008 Hà Nội (mới) chính thứcmở rộng địa giới hành chính thêm tỉnh Hà Tây (cũ), một số huyện Lương Sơn củatỉnh Hòa Bình Diện tích Hà Nội mới của Hà Nội sau khi được mở rộng là 3400km2, dân số 6,3 triệu người Với việc mở rộng địa giới hành chính cũng đồng nghĩavới việc phải điều chỉnh lại quy hoạch thành phố sao cho phù hợp với tình hình thựctế Công tác quy hoạch phải đi trước một bước nhằm tạo điều kiện có địa điểm kêugọi đầu tư để công bố công khai Trước tình hình đó trung tâm xúc tiến đầu tư đã

Trang 27

khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan bắt tay xây dựng lại quy hoạchthành phố và dự định sẽ trình Chính phủ thông qua vào tháng 5/2010.

b) Công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môitrường đầu tư

Công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trườngđầu tư là một nội dung rất quan trọng trong công tác xúc tiến đầu tư Hoạt động nàycung cấp một cái nhìn tổng quát nhất cho các nhà đầu tư về môi trường đầu tư tạiquốc gia, địa phương mà họ đang có ý định đầu tư Trong những năm qua công tácnày được trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội hết sức quan tâm, đã có rất nhiều hoạtđộng được diễn ra đã đóng góp vào công cuộc thu hút đầu tư của thành phố Các kếtquả đạt được như sau:

Biên tập lại, cập nhật số liệu và xử lý các thông tin liên quan đến đầu tư để inấn sách đầu tư Hà Nội 2008, phiên bản song ngữ Việt-Nga phục vụ hội thảo tạiMatxcova Phiên bản song ngữ Việt-Anh phục vụ hội thảo xúc tiến đầu tư thươngmại-du lịch Hà Nội 2008 và tiếp các đoàn trong và ngoài nước;

Tiến hành lập đề cương cập nhật, tổng hợp các số liệu, dữ liệu phục vụ choviệc biên tập cuốn sách và tờ rơi về xúc tiến đầu tư năm 2009;

Năm 2008 đã phối hợp với Sứ quán Ý tại Hà Nội, Lãnh sự quán Ý tại Thànhphố Hồ Chí Minh cung cấp ấn phẩm về xúc tiến đầu tư phục vụ tiếp đón đoàndoanh nghiệp Ý sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư;

Hà Nội đã xây dựng hệ thống thông tin kinh tế-xã hội, giới thiệu tiềm năng,tuyên truyền quảng bá, giới thiệu cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, địnhhướng phát triển, chủ trương và pháp luật tiềm năng cơ hội của thành phố.

Trung tâm xúc tiến đầu tư của thành phố thường xuyên thu thập thông tin, tiếnhành in ấn các loại tài liệu như: sách giới thiệu về Hà Nội, tờ rơi quảng bá về tiềmnăng và cơ hội đầu tư của Hà Nội, bản đồ quy hoạch, đĩa VCD nhằm cung cấpthông tin liên quan đến môi trường đầu tư của Hà Nội.

Hoàn thiện, duy trì website, thu thập, biên tập thông tin về các quy hoạch pháttriển kinh tế-xã hội của thành phố, các quận huyện, quy hoạch phát triển cácngành/lĩnh vực, thông tin về các cơ chế chính sách có liên quan tới đầu tư của thànhphố, bổ sung trang thông tin về hoạt động xúc tiến đầu tư của Trung tâm xúc tiếnđầu tư và các chương trình xúc tiến hỗ trợ đầu tư Một nghiên cứu đã chỉ ra rằngwebsite có thể là công cụ xúc tiến đầu tư kinh tế và hiệu quả nhất nhưng Việt Nammình lại chưa tậ dụng khai thác để xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành điểm đến

Trang 28

cho các nhà đầu tư Theo nghiên cứu Chiến lược Xúc tiến đầu tư nước ngoài tạiViệt ma do Công ty tư vấn PricewaterhouseCoopers thực hiện dưới sự chủ trì củaBộ kế Hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản những cảithiện đáng kể về môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ đạt được hiệu quả lớn hơnnếu các nhà đầu tư được thông tin một cách kịp thời và đầy đủ Thực tế cũng chứngminh để giời thiệu một Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng một cách có hiệuquả thì ngoài các hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp như tổ chức hội thảo trongnước và nước ngoài, tổ chức các đoàn đi xúc tiến tại các quốc gia khác, kênh thôngtin qua mạng Internet đóng vai trò vô cùng quan trọng Theo một khảo sát mới đâythông tin về cơ hội đầu tư vào Việt Nam còn nhiều hạn chế Trong số các nhà đầu tưđược phỏng vấn có tới 60% cho rằng có khó khăn trong việc thu thập thông tin vềcơ hội đầu tư; 28% các nhà đầu tư tìm kiếm được thông tin trên Internet; 58% đánhgiá chất lượng thông tin là vừa phải hoặc kém Đáng ngạc nhiên là chỉ có một nhàđầu tư chỉ ra địa chỉ website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Website là một phươngtiện hiệu quả về mặt chi phí cho các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm thông tin Ngàynay là thời đại của công nghệ thông tin chúng ta nên tận dụng những thành tựu củasự phát triển khoa học để áp dụng vào trong các hoạt động của mình chứ khôngriêng gì hoạt động xúc tiến đầu tư.

Việt Nam đã xây dựng nhiều website cả ở cấp trung ương và địa phương đểquảng bá hình ảnh của mình Điển hình là website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, … Song tình trạng chung của các website là chất lượngthông tin kém, không cập nhật, thiếu các thông tin bổ ích Ngoại trừ hệ thống thuếđược đánh giá khá tốt, các vấn đề pháp luật cơ bản, thông tin về kinh tế vĩ mô cơbản chưa được cập nhật Danh sách những nhà cung cấp dịch vụ như các công ty tưvấn, kỹ thuật, luật sư, tài chính, nghiên cứu thị trường rất hạn chế Chương trìnhkhuyến khích đầu tư và các quy định khác về đầu tư mới có những thông tin tốithiểu Duy trì hoạt động của website cũng rất quan trọng Các nhà đầu tư có thể nảnlòng khi không thể truy cập được vào website, thường là trường hợp website của BộKế hoạch và Đầu tư Do đó, nâng cấp chất lượng các website hiện tại là một trongnhững yêu cầu cấp bách trong hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài Bên cạnh yêucầu về giao diện đẹp, thu hút người xem, dễ sử dụng, các website cần được duy trì,cập nhật, cải thiện chất lượng thông tin Và hơn cả, bản thân website cũng phảiđược quảng bá rộng rãi.

Trang 29

Phối hợp với văn phòng đại diện thương mại Hà Nội tại Nhật Bản để cung cấpthông tin, các tài liệu liên quan để phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư của văn phòng.Phối hợp với văn phòng tổ chức đón tiếp các doanh nghiệp sang tìm hiểu cơ hội đầutư tại Hà Nội.

Duy trì thông tin liên lạc với các Đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài,lãnh sự quán của Việt Nam tại Trung Quốc, các tổ chức quốc tế, các đại sứ quánnước ngoài tại Hà Nội cung cấp thông tin liên quan về chính sách và cơ hội đầu tưtại Hà Nội.

Phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc tham gia tiếp các đoànkhách, nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc thiết lập mối quan hệ liên kết trongviệc cung cấp thông tin và trao đổi về chương trình xúc tiến đầu tư.

Thiết lập mối quan hệ với một số tổ chức, tập đoàn nước ngoài việc phối hợpthực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư như cung cấp thông tin đầu tư cho doanhnghiệp, hỗ trợ tổ chức hội thảo đầu tư.

Phối hợp chặt chẽ với các công ty tư vấn trong nước, các công ty tư vấn đầu tưnước ngoài, các văn phòng tư vấn Luật nước ngoài, văn phòng đại diện các tập đoàndoanh nghiệp tại Hà Nội trong việc trao đổi thông tin về cơ hội đầu tư, cơ chế chínhsách, thị trường quốc tế, xu hướng đầu tư quốc tế.

Tổng hợp, rà soát, đề xuất điều chỉnh sửa đổi, bổ sung chương trình 34 củaUBND thành phố Hà Nội về xúc tiến đầu tư của thành phố giai đoạn 2008-2010định hướng 2015 cho phù hợp với tình hình thực tế của Hà Nội sau khi đã được mởrộng

c) Xây dựng danh mục dự án kế gọi đầu tư

Trên quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế-xá hội của thủ đô Hà Nội Trungtâm xúc tiến đầu tư Hà Nội đã xây dựng và công bố Danh mục các dự kêu gọi đầutư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư chủ yếu lànhững dự án có quy mô vốn lớn, dự án đòi hỏi trình độ công nghệ cao tập trung chủyếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đáp ứng được yêu cầu sản xuất và giải trícủa thành phố Hà Nội trong những năm tới Có nhiều dự án đã được các nhà đầu tưđang bắt đầu trong quá trình triển khai như dự án Công viên Hồ Yên Sở Danh mụccác dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài được xây dựng trên cơ sở:

- Thống nhất quản lý về tổ chức lập, công bố danh mục các dự án, thu hút kêugọi đầu tư trên địa bàn thành phố bao gồm các dự án kêu gọi đầu tư ODA, các dự án

Trang 30

kêu gọi đầu tư FDI, các dự án kêu gọi đầu tư nguồn vốn trong nước, các dự án kêugọi đầu tư BT, BOT, BTO.

- Xác định về cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn)theo định hướng và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô làm cơ sở để tổchức triển khai và công bố danh mục các dự án thu hút kêu gọi đầu tư của thànhphố.

- Xác định rõ ràng các tiêu chí cụ thể đối với từng dự án khi đưa vào danh mụctrên nguyên tắc đảm bảo tính khả thi để tổ chức ngay việc đấu thầu, lựa chọn nhàđầu tư hoặc triển khai ngay dự án.

d) Hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước

Trong những năm qua công tác xúc tiến đầu tư của thành phố đã từng bướcphát triển và ngày càng hướng mạnh vào việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tưtại nước ngoài Thông qua việc tổ chức các đoàn công tác, các Hội nghị, Hội thảovề xúc tiến đầu tư tại nước ngoài công tác xúc tiến đầu tư ngày càng thể hiện đượcvai trò quan trọng là cầu nối tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vàothành phố Cụ thể như tháng 6/2008 trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội phối hợp vớilãnh sự quán Viêt Nam tại Côn Minh, Sở Ngoại vụ, Sở Công thương tổ chức hộithảo giới thiệu về tiềm năng hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại tại Côn Minh trongkhuô khổ chương trình GMS, những thành phố tiểu vùng sông Meeekong và vùngbiển Hội thảo đã thu hút sự tham gia của trên 150 doanh nghiệp tại Côn Minh vàvùng Vân Nam, thuyết trình và trao đổi hỏi đáp tại Hội thảo đã đáp ứng được mộtsố vấn đề của nhà đầu tư, các đối tác thương mại quan tâm, đặc biệt là lĩnh vực sảnxuất, lĩnh vực bất động sản và hợp tác trao đổi thương mại Tổ chức chương trìnhNhững ngày hội văn hóa Hà Nội tại Matxcova vào tháng 7, trong đó tổ chức hộithảo xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch Hội thảo đã thu hút được 200 đại biểuđại diện cho hơn 100 doanh nghiệp, các hiệp hội, các đơn vị, liên quan và chínhquyền thành phố tham dự Kết thúc hội thảo Hà Nội đã có 9 văn bản hợp tác đượcký kết mở ra bước phát triển mới trong hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch giữathành phố Hà Nội và Matxcova nói riêng cung như giữa Việt Nam – Nga nói chung,đồng thời góp phần vun đắp tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa dân tộc haiquốc gia.

Trung tâm xúc tiến đầu tư kết hợp với trung tâm xúc tiến thương mại triển khaitổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư tại hội chợ Quốc tế Hà Nội vào tháng 10/2008 saukhi Hà Nội đã được sáp nhập Hội chợ đã thu hút trên 250 doanh nghiệp, các đại sứ

Trang 31

quán, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…Tại hội thảo những thắc mắccủa các nhà đầu tư về định hướng phát triển của thành phố sau khi sáp nhập, cơ chếchính sách, ưu đãi đã được Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trả lời rõ ràng.Hội thảo cũng đã tạo cơ hội để một số doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu côngnghiệp, kinh doanh bất động sản.

Năm 2009 hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước của thành phố cũngdiễn ra tương đối thuận lợi và có được những kết quả đáng ghi nhận.

Hà Nội tăng cường mở thêm nhiều văn phòng đại diện kinh tế ở nhiều nướctrên thế giới làm nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và chuyển giao côngnghệ cũng như hợp tác lao động trong đo chú trọng một số trung tâm kinh tế lớnnhư Mỹ, Châu Âu…Hà Nội cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan Sứ quán Việt Namtại nước ngoài để tăng cường quảng bá, kêu gọi đầu tư.

1.2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nộithời gian qua.

Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư mà thành phố thực hiện có 54,5% các cơquan tổ chức cho rằng hoạt động này của thành phố tương đối hiệu quả trong thuhút đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài vào Hà Nội Tuy nhiên 19,2% cơ quan chorằng các hoạt động này vẫn mang lại hiệu quả thấp cho các doanh nghiệp đặc biệt28,6% hiệp hội, ngành nghề ủng hộ ý kiến này.

Biểu 2: Đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư của các tổ chứcĐánh giá hoạt động

Loại hình tổ chức

TổngCQ quản lý

Nhà nước

Đơn vị sựnghiệp

Hiệp hội/Ngành

TrườngĐH, CQnghiên cứu

(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)

Công tác xúc tiến đầu tư thời gian qua của Hà Nội đã đạt được những kết quảđáng ghi nhận cụ thể là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố ngày càngtăng qua các năm, rất nhiều dự án có quy mô lớn nhưng bên cạnh đó cũng còn cónhững tồn tại, hạn chế cụ thể là :

Thứ nhất : là môi trường đầu tư của Hà Nội vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởngtới công tác xúc tiến đầu tư

Trang 32

Việt Nam chúng ta được các nhà đầu tư trên thế giới đánh giá là một trongnhững quốc gia có môi trường chính trị ổn định, đây là một điểm rất thuận lợi trongkêu gọi đầu tư nước ngoài Bởi vì chính trị có ổn định các nhà đầu tư mới yên tâmvề tài sản của mình Tuy nhiên tại Hà Nội chi phí đầu tư đặc biệt là giá thuê cơ sởhạ tầng còn quá cao so với nhiều thành phố trong khu vực khác điều này làm giảmlợi nhuận của các nhà đầu tư.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thựcsự thông thoáng đôi khi gây phiền hà cho các nhà đầu tư.

Công tác giải phóng mặt bằng và giải quyết các thủ tục sau cấp phép chậm.Chi phí bồ thường giải phóng mặt bằng cao so với quy định và với nhiều địaphương khác, một số đơn vị đưa ra những yêu cầu hỗ trợ quá mứa gây khó khăn chocác nhà đầu tư triển khai dự án.

Cùng với việc tăng cường thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh đảmbảo các điều kiện về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm là một vấn đề nangiải hiện nay Nhiều doanh nghiệp trong khi đăng ký đầu tư đưa ra những kỹ thuậtxử lý nước thải và giữ vệ sinh môi trường vô cùng tiên tiến nhưng khi đi vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh lại hoàn toàn khác xa Nhiều doanh nghiệp sử dụngnhững công nghệ xử lý lạc hậu hay thậm chí những chất thải chưa qua xử lý đượcđổ thẳng ra các ao hồ, sông suối.

Công tác giám định, đánh giá hiệu quả đầu tư chưa được coi trọng đúng mức.Việc theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanhnghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được kịp

thời và sát sao.

Hiên nay hầu hết các ngành công nghiệp bổ trợ ở Hà Nội nói riêng và ViệtNam nói chung không thể cung cấp cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cácnguyên liệu thô phục vụ sản xuất đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư Đặc biệt làcác ngành cơ khí chính xác, ngành điện tử, hóa dầu và công nghiệp sản xuất nhựa.Do đó hầu hết các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội nói riêng và ViệtNam nói chung đều phải nhập nguyên liệu đầu vào vào thị trường Việt Nam phụcvụ sản xuất kinh doanh Nhược điểm này làm tăng thêm chi phí vận tải, tăng giáthành sản phẩm và làm giảm tính hấp dẫn đầu tư ở Hà Nội.

Thứ hai hoạt động xúc tiến đầu tư còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu mục tiêudài hạn,còn dàn trải, chưa tập trung vào một số ngành, lĩnh vực và đối tác tiềmnăng.

Trang 33

Số lượng dự án có quy mô lớn đặc biệt là đầu tư nước ngoài sử dụng côngnghệ cao, công nghệ nguồn có vai trò dịch chuyển căn bản cơ cấu ngành, sản phẩmThủ đô còn ở mức khiêm tốn.

Số lượng các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào việc xúc tiến đầu tư còn ít,chỉ trông vào hơn chục cán bộ trong trong tâm xúc tiến đầu tư thì công tác xúc tiếnđầu tư không thể có hiệu quả cao Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tưcũng còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao.

Hiệu quả của các hội thảo về đầu tư nước ngoài chưa cao, chủ yếu là trao đổitọa đàm, giải quyết vướng mắc cho các nhà đầu tư đã tham gia đầu tư, chưa kêu gọiđược các nhà đầu tư tiềm năng.

Thứ ba là trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố mới thành lập cuối năm 2007,rồi lại thực hiện sáp nhập khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính nên chưa có sựthống nhất trong chỉ đạo và hoạt động Hà Nội mở rộng nhưng điều kiện về cơ sởvật chất và cán bộ của trung tâm xúc tiến chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ.

Thứ tư là các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến dulịch của thành phố chưa thực sự hỗ trợ và đạo điều kiện cho nhau Công tác trao đổithông tin giữa các chương trình thiếu tính thường xuyên Sự phối hợp trong hoạtđộng xúc tiến đầu tư giữa Hà Nội với các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và giữacác đơn vị Sở, Ban, ngành của thành phố chưa được chặt chẽ, đồng bộ.

Thứ năm : việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xú tiến đầu tưcủa thành phố còn hạn chế, chưa xây dựng được trang thông tin điện tử chuyêntrách giới thiệu lịch sử, hoạt động, định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội nhằmkêu gọi xúc tiến đầu tư, du lịch vào thành phố

Biểu 3 : Hạn chế của công tác XTĐT

Trang 34

Những hạn chếtrong công tácXTĐT

CQ quảnlý Nhànước

Đơn vị sựnghiệp

Hiệp hội/Ngànhnghề

Trường ĐH,CQ nghiêncứu

Hành lang pháp lý,

Chưa xây dựngchương trình, kếhoạch XT dài hạn

Ngân sách hỗ trợ eo

Phối hợp giữa cácban ngành kém hiệuquả

Chương trình XTcòn dàn trải, khôngtrọng tâm

Tổ chức thiếu

Năng lực cán bộ XTchưa đáp ứng yêucầu

(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)

Mô hình xúc tiến đầu tư của cơ quan xúc tiến đầu tư Hà Nội

Trang 35

Biểu 4 : Mô hình xúc tiến đầu tư của cơ quan xúc tiến đầu tư Hà NộiMô hình tổ chức

Loại hình tổ chức

TổngCQ quản lý

Nhà nước

Đơn vị sựnghiệp

TrườngĐH, CQnghiên cứu

Cơ quan XTĐTriêng rẽ thuộc cácSở chuyên ngành

Cơ quan XTĐT

Cơ quan XTĐTlà một đơn vịthống nhất trựcthuộc UBNDthành phố

(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội)

Để nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư 58,8% ý kiến cho rằng cơ quan xúc tiếnđầu tư nên là đơn vị sự nghiệp độc lập không trực thuộc các Sở chuyên ngành cónhư vậy mới nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan này là hoạt độngxúc tiến đầu tư chắc chắn có hiệu quả hơn.

1.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư.

Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đáp ứng yêu cầu pháttriển của đất nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đến năm 2010 và địnhhướng 2015 quán triệt phương châm: “Chủ động mời gọi, giành sự thuận lợi caonhất cho các nhà đầu tư, không ngừng cải thiện sức hấp dẫn của môi trường đầu tưtrên địa bàn, đáp ứng các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đây vừa là yêu cầu vừalà giải pháp quan trọng hàng đầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của thủđô” Môi trường đầu tư trên địa bàn vừa phản ánh môi trường đầu tư chung của cảnước vừa là những sản phẩm cố gắng chủ quan của thủ đô Thành phố Hà Nội đẩymạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước với các quan điểm xúc tiến đầutư sau đây:

- Thực hiện nhất quán, ổn định chính sách coi nguồn vốn đầu tư nước ngoài làbộ phận cấu thành không thể tách rời trong nền kinh tế Huy động tất cả nguồn lựctrên địa bàn , trên phạm vi cả nước vào phát triển kinh tế xã hội.

Trang 36

- Đồng bộ hóa các giải pháp thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi và bìnhđẳng tối đa đồng thời đáp ứng cao nhất các yêu cầu hội nhập đã cam kết tạo nhữngưu đãi mọi mặt không thua kém mức cao nhất của khu vực về môi trường đầu tư Tuy nhiên các ưu đãi khuyến khích đầu tư về lĩnh vực, địa bàn cần phù hợp với địnhhướng phát triển của cả nước, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế trong từng thờikỳ, đảm bảo tính hiệu quả, hợp lý trong phường thức triển khai về nguồn lực tàichính, con người, cơ sở vật chất kỹ thuật và không trái với các cam kết quốc tế màViệt Nam là thành viên, đảm bảo công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầutư nước ngoài Dành sự quan tâm và ưu đãi đặc biệt đối với những dự an lớn, nhàđầu tư có tiềm lực về tài chính, nắm công nghệ nguồn và phù hợp với định hướngphát triển của thủ đô.

Xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước chú trọng đến lĩnh vực ưu tiên thu hút đầutư, có tính đến sự liên quan hữu cơ với các chính sách và sự phát triển kinh tế-xã hộicủa vùng đồng bằng sông Hồng, và khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh,thành phố trong cả nước Chương trình xúc tiến đầu tư có sự thống nhất với cáchoạt động xúc tiến đầu tư do các Bộ, ngành, địa phương liên quan Cần có sự lồngghép với các hoạt động đầu tư trên địa bàn và các hoạt động xúc tiến thương mại,du lịch tránh lãng phí và trùng lặp.

Để đảm bảo mục tiêu kế hoạch tăng trưởng GDP khoảng 12% giai đoạn 2010, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoàinước nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho nhà đầu tư phát triển kinh tế,đảm bảo tốc độ tăng vốn đầu tư khoảng 18-20% mỗi năm và thu hút khoảng 150000tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trong nước 127.000 tỷ đồng chiếm 84,7% và vốn đầutư nước ngoài 23.000 tỷ đồng chiếm 15,3% Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăngtrưởng trung bình đạt 11%/năm vốn đầu tư xã hội cho giai đoạn này cần thu hútkhoảng 620.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trong nước khoảng 530.000 tỷ đồngvà vốn đầu tư nước ngoài 90.000 tỷ đồng Cơ cấu kinh tế thủ đô cần dịch chuyểntheo hướng dịch vụ-công nghiệp, trong nội bộ các ngành có sự dịch chuyển theohướng sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, một số cơ sở sản xuất côngnghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng tới môi trường sẽ phải dịch chuyển rakhu ngoại thành xa khu dân cư Thành phố đang đẩy mạnh công tác vận động xúctiến đầu tư nhằm huy động nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng và phát triểnthủ đô hướng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội Đối tác xúc tiến đầu tư tậptrung váo các quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng công nghệ dồi dào về vốn như

Trang 37

2009-Anh, Pháp, Đức, Nhật Tập trung kêu gọi các nhà đầu tư của các Tập đoàn kinh tếmạnh (trong 500 tập đoàn lớn trên thế giới) trong các lĩnh vực điện, điện tử, xâydựng.

1.3 Kết quả của công tác xúc tiến đầu tư đối với thu hút vốn đầu tư nướcngoài.

Vai trò của dòng vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển của Hà Nội

Nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội bền vững của thủ đô Hà Nội

- Đóng góp quan trọng vào GDP của thành phố

Khu vực kinh tế nước ngoài có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế, đảm bảotốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay Nhữnglĩnh vực, những ngành nghề tập trung nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động cótốc độ phát triển khá nhanh, tạo động lực phát triển các ngành khác của Hà Nội.Càng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng nhiều mức tăng trưởng GDPcàng cao Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ đóng góp trực tiếp vào GDPmà còn góp phần lôi kéo, thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực kinh tế khác thôngqua các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ Hà Nội , khu vực có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài có tốc độ tăng trưởng khá nhanh chiếm 20% GDP của Hà Nội.

Doanh nghiệp FDI của Hà Nội tập trung khá lớn trong lĩnh vực công nghiệp.Nhờ đó ngành công nghiệp của Thủ đô đã có những chuyển biến tích cực Một sốsản phẩm đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và nước ngoài.Nhiều sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao đã được đầu tư, sản xuất Giátrị sản xuất của các sản phẩm này không ngừng tạo điều kiện cho cơ cấu sản phẩmcông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăngcao.Nhìn chung vai trò và tiềm năng của doanh nghiệp FDI trong tăng trưởng GDPở Hà Nội là khá lớn Nếu cơ chế, chính sách thu hút FDI của Hà Nội tiếp tục đượccải thiện, mức tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI và của cả nền kinh tế thủ đôsẽ vẫn được tiếp tục tăng cao.

- Đóng góp ngày càng cao cho thu ngân sách Thành phố

Trong nền kinh tế thị trường vai trò và nhiệm vụ quản lý nhà nước là rất lớn vàcó xu hướng tăng nhanh Do vậy việc đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước có ýnghĩa quan trọng Trong những năm tới, thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh nguồn thutừ các thành phần kinh tế, đặc biệt khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài Ở Hà Nội trong những năm qua do các nguyên nhân khác

Trang 38

nhau như nhiều doanh nghiệp có vốn FDI mới hoạt động, đang trong thời gian ưuđãi thuế…,tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp trong tổng thu ngân sách chưa cao,nhưng có chiều hướng gia tăng qua các năm Thực tế đã chứng minh rất nhiềudoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội đềulàm ăn rất hiệu quả đóng góp một phần quan trọng trong nguồn thu ngân sách củathủ đô Cùng với nguồn thu trực tiếp, nguồn thu gián tiếp từ các doanh nghiệp “vệtinh” sẽ tăng mạnh, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện các mụctiêu phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.

- Nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển Thủ đô.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn cung cấp tài chínhtiềm năng, to lớn cho đầu tư phát triển kinh tế Theo kinh nghiệm của Trung Quốc,việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có quan hệ gắn bó với sự phát triển kinh tếcủa địa phương Ở các địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao, doanh nghiệp vàsố vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh Tại Hà Nội từ sau những năm khủng hoảngtài chính Châu Á, tốc độ gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăngnhanh cả về số lượng và chất lượng Nhiều dự án lớn với trình độ khoa học côngnghệ cao đã có mặt tại thủ đô góp phần làm thay đổi bộ mặt của thủ đô Sự gia tăngcủa dòng vốn này đã tạo động lực cho khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước.Trong những năm tới mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thành phố làrất lớn: đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hiện đại hóa hạ tầng, hiện đạihóa đô thị, dần dần cải thiện bộ mặt kinh tế của thủ đô, nâng cao chất lượng cuộcsống của người dân Rất nhiều dự án lớn sẽ được triển khai thực hiện trong thời giantới: như dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án các đường vành đai, dự án đườnghầm Tuy nhiên vốn trong nước không đáp ứng được yêu cầu cần có sự hỗ trợ củavốn đầu tư nước ngoài Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng vớinguồn vốn vay, viện trợ chính thức (ODA) sẽ giữ vai trò quan trọng, bổ sung vàonguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô.

- Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu

Cạnh tranh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu kinh tế địa phương, chiphối và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế Vớimục đích tối ưu hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp tập trung trong những ngành có lợithế cao nhất Trong thời gian đầu chuyển đổi kinh tế, doanh nghiệp nhà nước vàdoanh nghiệp FDI có ưu thế trong hoạt động ngoại thương Các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài là những cầu nối quan trọng ra thị trường thế giới đặc biệt là

Trang 39

trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay Sử dụng các kênh tiêu thụ săn có trên thịtrường, các doanh nghiệp đã hạn chế được rủi ro và giảm chi phí trung gian Ngoàira nó cũng giúp tránh các hàng rào bảo hộ mà nhiều nước phát triển đang sử dụngđể hạn chế xuất khẩu của các nước đang phát triển Như tập đoàn Metro đã xuấtkhẩu cá basa của Việt Nam vào Hoa Kỳ theo kênh phân phối riêng mà không phảichịu mức thuế cao Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tỷ trọng giá trị gia tăngtrong sản phẩm cao, khu vực có vốn FDI đang là động lực đẩy nhanh xuất khẩu củađịa phương.Nhu trong cơ cấu sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu ở Trung Quốc,doanh nghiệp có vốn FDI chiếm 57,5% máy móc, thiết bị, 91% máy tính, 96% điệnthoại di dộng Ở Hà Nội các doanh nghiệp có vốn FDI chiếm tỷ trọng cao trong sảnxuất và xuất khẩu các sản phẩm điện tử, xe máy, các sản phẩm điện….Vai trò củacác doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu đang được khẳng định ở Hà Nội Kinhnghiệm của các nước phát triển cũng cho thấy rằng việc thu hút doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo bước đột phá cho phát triển các sản phảm xuất khẩu cógiá trị gia tăng cao Và Hà Nội sẽ tiếp tục thu hút mạnh hơn nữa các doanh nghiệpFDI vào những ngành kinh tế đang được ưu tiên phát triển, nhằm đẩy nhanh tăngtrưởng xuất khẩu và chuyển biến tích cực trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trên địabàn thành phố.

- Góp phần phát triển đô thị khang trang, hiện đại

Trong những năm qua thành phố Hà Nội đã huy động nguồn vốn đầu tư lớnvào xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị Bộ mặt đô thị của Thủ đô đã cóchuyển biến tích cực: Cơ sở vaatj chất được hiện đại hóa, nhiều vấn đề bức xúcđược cải thiện như hệ thống cấp thoát nước và hệ thống xử lý nước thải Các dự ánđầu tư lớn như mở rộng, nâng cấp các đường vành đai, đường hướng tâm, các nútgiao thông quan trọng đã và đang được thực hiện Nhiều khu đô thị mới hiện đại,đồng bộ, được hình thành và tiếp tục được đầu tư phát triển Hà Nội là thành phố cósố lượng khách sạn cao cấp, trung tâm hội thảo quốc tế, trung tâm thương mại dịchvụ tổng hợp lớn nhất cả nước Để đạt được kết quả như trên doanh nghiệp nướcngoài đã đóng góp một phần không nhỏ Nhiều công trình lớn như khách sạn, trungtâm thương mại và khu vui chơi, giải trí đã và đang được các doanh nghiệp liêndoanh quản lý khai thác hiệu quả Trong giai đoạn hiện nay thành phố ưu tiên kêugọi đầu tư các dự án xây dwungj và phát triển đô thị, tạo điều kiện đẩy nhanh hiệnđại hóa thủ đô.

- Tạo việc làm với thu nhập cao cho người lao động

Trang 40

Các doanh nghiệp FDI thường tập trung trong các ngành nghề sử dụng nhiềuvốn và công nghệ hiện đại Lao động làm việc đòi hỏi có tay nghề và trình độchuyên môn cao Mức đầu tư trên một lao động ở các doanh nghiệp có vốn FDIthường lớn hơn so với các khu vực kinh tế khác Lao động trong các doanh nghiệpcó vốn FDI được làm quen với thiết bị công nghệ hiện đại, học hỏi được các kỹnăng quản lý doanh nghiệp tiên tiến, có mức thu nhập cao hơn mức thu nhập trungbình Tuy không giải quyết việc làm trên quy mô lớn, nhưng các doanh nghiệp FDIlà một trong những giải pháp quan trọng trong nâng cao năng lực lao động của địaphương Hơn nữa, với tỷ lệ nội địa hóa các nguyên liệu đầu vào tăng dần, các doanhnghiệp địa phương sẽ mở rộng được sản xuất, kéo theo tạo được nhiều việc làm mớicho lao động Kinh nghiệm của các nước cho thấy mức độ giải quyết việc làm giántiếp của các doanh nghiệp FDI cáo hơn rất nhiều so với giải quyết việc làm trựctiếp Việc giải quyết việc làm của khu vực kinh tế nước ngoài ở Hà Nội có đặc thùriêng Mặc dù đóng góp vào ngân sách của thành phố là rất lớn nhưng các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được một tỷ lệ rất ít người lao động Bởivì, lao động trong các doanh nghiệp này đòi hỏi yêu cầu rất cao mà lao động trênđịa bàn thành phố chưa đáp ứng được Hiện nay Hà Nội đang tập trung đào tạo taynghề, trau dồi ngoại ngữ cho lao động đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của các doanhnghiệp nước ngoài.

Thấy được rõ vai trò, tầm quan trọng của dòng vốn FDI đối với sự tăng trưởngvà phát triển của Thủ đô Trong những năm qua thành phố đã không ngừng đưa ranhững chiến lược, những giải pháp để tăng cường thu hút FDI trong đó công tác xúctiến đầu tư được quan tâm và thúc đẩy nhiều nhất và công tác xúc tiến đầu tư nướcngoài của thành phố đã đem lại nhiều kết quả khả quan, góp phần gia tăng tổng vốnđầu tư nước ngoài và thành phố Hà Nội Trong các năm đầu thời kỳ kế hoạch, bốicảnh sau khủng hoảng tài chính khu vực đã ảnh hưởng sâu sắc, dẫn đến sự giảm sútcủa dòng vốn đầu tư nước ngoài Những năm sau đó đặc biệt là khủng hoảng kinh tếnăm 2008 đã ảnh hưởng tiêu cực tới dòng vốn đầu tư nước ngoài trên toàn thế giớinói chung và Việt Nam nói riêng Nhưng với sự hỗ trợ từ các kết quả của công tácxúc tiến đầu tư mang lại thì vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và HàNội nói riêng vẫn đạt mức cao và tương đối ổn định Nhờ có nỗ lực trong việc cảithiện môi trường đầu tư cũng như cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư mà dòng vốnđầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng qua các năm góp phần quan trọng vào pháttriển kinh tế-xã hội của thủ đô.

Ngày đăng: 14/11/2012, 17:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Loại hình tổ chức CQ quản lý  - Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội .doc
o ại hình tổ chức CQ quản lý (Trang 30)
Loại hình tổ chức - Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội .doc
o ại hình tổ chức (Trang 32)
Biểu 4: Mô hình xúc tiến đầu tư của cơ quan xúc tiến đầu tư Hà Nội Mô hình tổ chức - Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội .doc
i ểu 4: Mô hình xúc tiến đầu tư của cơ quan xúc tiến đầu tư Hà Nội Mô hình tổ chức (Trang 34)
1.3.4 Phân theo hình thức đầu tư - Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội .doc
1.3.4 Phân theo hình thức đầu tư (Trang 45)
Biều đồ 2: Cơ cấu hình thức đầu tư - Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội .doc
i ều đồ 2: Cơ cấu hình thức đầu tư (Trang 46)
thông tin, hình ảnh, tư liệu, tài liệu, biên  tập, biên dịch (nhiều  - Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội .doc
th ông tin, hình ảnh, tư liệu, tài liệu, biên tập, biên dịch (nhiều (Trang 72)
tình hình thực hiện, phương hướng kế  hoạch thực hiện  chương trình XTĐT  năm 2010: quý I, 6  tháng đầu năm, 9  tháng  - Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội .doc
t ình hình thực hiện, phương hướng kế hoạch thực hiện chương trình XTĐT năm 2010: quý I, 6 tháng đầu năm, 9 tháng (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w