Trong hội nhập kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò cực kỳ to lớn
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD TS Phạm Văn Hùng MỤC LỤC LIST OF PROJECTS CALLING FOR INVESTMENT .64 Danh mục Dự án kêu gọi đầu tư vào Hà Nội – giai đoạn 2006-2010 64 Sai Dong A hi-tech Industrial zone 64 General Service and Business Centre at No 5 Le Duan 66 Hi-Tech Research,Development and Training Centre in North of Red River 66 Improvement and Rehabilitating of Kim Lien B Collective Housing Area 67 High Building Apartment Group belong to Thinh Liet new Urban Area .67 Upgrade Qualities of Health Care in Soc Son District 68 SVTH Võ Thị Liên Lớp KTĐT B 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD TS Phạm Văn Hùng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài XTĐT: Xúc tiến đầu tư SVTH Võ Thị Liên Lớp KTĐT B 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD TS Phạm Văn Hùng LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế hoạt động và phát triển trên cơ sở hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Hội nhập đã tạo điều kiện cho nền kinh tế của mỗi quốc gia những cơ hội phát triển song cũng đặt ra không ít thách thức nhất là đối với những nền kinh tế đang phát triển. Trong hội nhập kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò cực kỳ to lớn. Nó là nhân tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội theo chiều hướng tiến bộ, giảm nhẹ gánh nặng thất nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động của rất nhiều yếu tố như cơ chế thị trường, ảnh hưởng của môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư, tình hình biến động kinh tế của khu vực và trên thế giới và đặc biệt là hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư. Có thể nói công tác xúc tiến đầu tư có vai trò quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hà Nội là thủ đô, trái tim của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội và khoa học của cả nước. Tuy nhiên trải qua hơn nửa thế kỷ bị chiến tranh tàn phá hiện nay Hà Nội vẫn là một trong những thủ đô lạc hậu nhất trên thê giới đặc biệt là về kinh tế. Do vậy việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hà Nội là một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Muốn vậy ngoài việc sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực sẵn có Hà Nội phải có kế hoạch, chiến lược thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm góp phần phát triển thủ đô mà trên hết là nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư. Với thực tế khách quan đó em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội” làm chuyên đề thực tập. Để hoàn thành chuyên đề thực tập này lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi tới thầy TS Phạm Văn Hùng, thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em. Lời cảm ơn thứ hai em xin gủi tới các cô, các chú, các anh, các chị tại phòng Đầu tư nước ngoài nơi em thực tập đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những số liệu cần thiết để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Bố cục bài viết chia làm ba chương: SVTH Võ Thị Liên Lớp KTĐT B 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD TS Phạm Văn Hùng Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và công tác xúc tiến đầu tư. Chương 2: Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại Hà Nội trong những năm qua Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu báo cáo chính thức đã công bố của các tổ chức: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội…về đề tài nghiên cứu. Chương 1: Tổng quan về đầu tư nước ngoài và công tác SVTH Võ Thị Liên Lớp KTĐT B 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD TS Phạm Văn Hùng xúc tiến đầu tư. 1.1Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với mỗi quốc gia vốn cho đầu tư phát triển thường được chia thành hai loại là vốn trong nước và vốn nước ngoài. Trong đó vốn trong nước thường không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư do vậy mỗi quốc gia đều có chiến lược thu hút vốn nước ngoài. Vốn nước ngoài có các hình thức chủ yếu sau: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), việc trợ nhân đạo từ các quốc gia, tổ chức tài chính quốc tế hoặc các tổ chức phi chính phủ, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài, vay thương mại từ các ngân hàng nước ngoài hoặc thị trường tài chính quốc tế. Trong các hình thức trên đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn đặc biệt là trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay nó lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hinh thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành tổ chức sản xuất nhằm tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ và năng lực quản lý để tối đa hóa lợi ích của mình. Bản chất của FDI càng thể hiện rõ hơn qua việc xem xét nó dưới góc độ nhà đầu tư, đối với nước tiếp nhận đầu tư và với tư cách là một dòng vốn quốc tế. Vai trò của FDI có thể rất khác nhau đối với sự phát triển của các nước khác nhau, đối với từng giai đoạn phát triển khác nhau của một nước. Do vậy mỗi quốc gia tiếp nhận FDI thường có chiến lược, sách lược, trọng tâm và lộ trình riêng cho việc thu hút dòng vốn này. Đặc điểm của FDI: - Mặt tích cực: + FDI không để lại gánh nặng nợ cho chính phủ tiếp nhận đầu tư như ODA hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài. + Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại như đầu tư gián tiếp + FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến cho phép tạo ra những sản phẩm mới mở ra cơ hội tiếp cận thị trường mới của nước tiếp nhận đầu tư. SVTH Võ Thị Liên Lớp KTĐT B 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD TS Phạm Văn Hùng + Thông qua tiếp nhận FDI nước tiếp nhận có điều kiện gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Với những mặt tích cực như vậy các nước trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển rất coi trọng hình thức đầu tư này và có nhiều chính sách nhằm kêu gọi dòng vốn này. Rất nhiều quốc gia đã sử dụng ODA trong giai đoạn đầu để tạo một cú huých để đầu tư xây dựng cơ sỏ vật chất nhưng sau đó chuyển sang thu hút FDI để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, cải thiện năng lực cạnh tranh. Và khi đã có một vị thế nhất định trên bản đồ kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp trong nước vươn ra đầu tư nước ngoài và đem lợi nhuận về cho doanh nghiệp cũng như quốc gia của mình. - Bên cạnh những mặt tích cực như đã nêu trên FDI cũng tồn tại một số hạn chế sau đây: + FDI gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, vào nhà đầu tư. + FDI có thể gây nền hiện tượng nước tiếp nhận đầu tư trở thành bãi rác công nghệ của những nước phát triển do trình độ công nghệ của các quốc gia tiếp nhận thường là thấp nên các nhà đầu tư có cơ hội đưa những công nghệ đã lạc hậu bên nước họ để đem sang các nước khác đầu tư. + Gây sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước làm giá thành cao một cách giả tạo, giảm lợi nhuận, thậm chí gây ra lỗ giả, lãi thật gây thiệt hại cho người tiêu dùng và giảm thu ngân sách của nhà nước. + Có khả năng gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế-xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệc về phát triển kinh tế trong một vùng hoặc giữa các vùng trong một quốc gia. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của những bất lợi mà FDI mang lại còn tùy thuộc vào quan điểm và sự quản lý của mỗi quốc gia tiêp nhận. Nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ các biện pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế giảm thiểu tới mức tối đa những tác động tiêu cực, bất lợi. 1.1.2 Các nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút dòng vốn FDI Trên hết và xuyên suốt tất cả các thời kỳ, các quốc gia dù phát triển hay đang phát triển dù là bên nhận đầu tư hay bên chủ đầu tư thì động lực mạnh mẽ và bao SVTH Võ Thị Liên Lớp KTĐT B 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD TS Phạm Văn Hùng quát nhất tạo ra và chi phối những dòng FDI chính là lợi nhuận, với khát vọng tìm kiếm các thị trường đầu tư, thị trường tiêu thụ tránh sự nằm im phi kinh tế của các luồng vốn nhàn rỗi, tránh những rủi ro kinh tế khi đầu tư tập trung vào một thị trường (theo phương châm “không để tất cả trứng vào một giỏ”). Nếu không xét đến khả năng và nhu cầu về vốn đầu tư của cả bên nước chủ đầu tư lẫn bên nước nhận đầu tư quốc tế và với giả định bối cảnh chung của thế giời ở điều kiện bình thường cả về tự nhiên và nhân tạo thì có thể nhận thấy dòng vốn đầu tư quốc tế nói chung vốn FDI nói riêng chỉ thực sự mở rộng và ưa tìm đến những nơi có môi trường đầu tư đảm bảo cho đồng vốn sinh sôi nảy nở. Thực tiễn cho thấy tiêu chuẩn của môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trước hết bao gồm 6 nhân tố: sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội; sự hoàn chỉnh, hiệu quả của hệ thống pháp luật đầu tư; sự linh hoạt của hệ thống chính sách đầu tư nước ngoài; sự phát triển của cơ sở hạ tầng; trình độ của đội ngũ lao động, của khoa học – công nghệ và các doanh nghiệp trong nước; và năng lực của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của dự án FDI đã triển khai. 1.1.3 Xu thế vận động của dòng vốn FDI FDI phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thương mại thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng thúc đẩy sự phát triển các luồng vốn FDI nhằm tối đa hóa lợi nhuận của vốn đầu tư thông qua di chuyển sản xuất, kinh doanh đến địa điểm có lợi về chi phí và tiêu thụ. Sự vận động của FDI biểu hiện trên một số xu thế sau: Một là, cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và trở thành một hình thái quan trọng trong hoạt động đầu tư của các quốc gia trên thế giới. Hai là, sự phân bổ dòng vốn FDI không đều phần lớn vẫn tập trung ở các nước công nghiệp phát triển, dòng vốn chảy vào các nước đang phát triển thời gian qua có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Ba là, dòng vốn FDI đang chịu sự chi phối và kiểm soát chủ yếu của các công ty xuyên quốc gia của những nước phát triển. Bốn là, tính cạnh tranh giữa các nước tiếp nhận FDI ngày càng gay gắt. Năm là, các nước đều tham gia vào hai quá trình là đầu tư và tiếp nhận đầu tư. 1.1.4 Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Như chúng ta đã biết để phát triển kinh tế đất nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng cần rất nhiều vốn, mà vốn nội lực sẵn có của nền kinh tế không đáp ứng đủ. SVTH Võ Thị Liên Lớp KTĐT B 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD TS Phạm Văn Hùng Khi bước vào thời kỳ đổi mới với trình độ phát triển kinh tế thấp kém, tích lũy trong nước hầu như không có. Xuất phát từ thực tế đó để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, ổn định kinh tế đất nước đại hội VI của Đảng đề ra chủ trương: “Cùng với việc mở rộng xuất nhập khẩu, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài hạn, cần vận dụng nhiều hình thức đa dạng để phát triển kinh tế đối ngoại”. Tại thời điểm lúc đó nguồn vốn nước ngoài mà ta có thể sử dụng được chính là FDI. Thực tế đến nay đã chứng minh sự lựa chọn của chúng ta là đúng đắn đồng thời cũng nói lên tính cần thiết có tính lịch sử và khách quan của FDI đối với công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội IX của Đảng khẳng định rõ hơn sự cần thiết của FDI trong quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay: “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích phát triển, hướng mạnh vào sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, hàng hóa dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng”. Đó là một thành phần kinh tế mới xuất hiện và hình thành ngày càng rõ nét trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước ta. Xuất phát từ vị trí quan trọng có tính lịch sử và khách quan của FDI đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước cũng như UBND thành phố Hà Nội đã chủ trương tích cực thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI nhằm mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH đất nước và thủ đô. FDI hiện nay được xem là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. 1.2 Công tác xúc tiến đầu tư. 1.2.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư. Luật đầu tư 2005 không nêu khái niệm “xúc tiến đầu tư”. Do vậy những người làm xúc tiến đầu tư thường ngầm hiểu khái niệm xúc tiến đầu tư cũng gần giống như định nghĩa của Luật Thương mại 2005 về “xúc tiến thương mại”- “là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ…”. Vậy thì xúc tiến đầu tư là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Rõ ràng đứng ở một khía cạnh nào đó định nghĩa này cũng phản ánh bản chất của hoạt động xúc tiến đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư là hoạt động rất đa dạng và ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi quốc gia trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công tác xúc tiến đầu tư không chỉ gói gọn là việc mở rộng thị trường trong nước cho các SVTH Võ Thị Liên Lớp KTĐT B 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD TS Phạm Văn Hùng nhà đầu tư nước ngoài. Xúc tiến đầu tư là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đất nước mình, địa phương trình để đầu tư. Như vậy xúc tiến đầu tư là các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư và hỗ trợ đầu tư của nước chủ nhà. Thực chất của hoạt động này là Marketing trong thu hút đầu tư mà kết quả thể hiện trực tiếp là nguồn vốn đầu tư. Các hoạt động này do các cơ quan chức chính phủ, các nhà khoa học, các tổ chức, các doanh nghiệp…thực hiện dưới nhiều hình thức như các chuyến viếng thăm ngoại giao cấp Chính phủ, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, tham quan, khảo sát…và qua các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp. Theo nghĩa hẹp công tác xúc tiến đầu tư là những biện pháp thu hút đầu tư thông qua một số biện pháp tiếp thị tổng hợp của các chiến lược về sản phẩm, xúc tiến và giá. Một môi trường đầu tư tốt song ít được thế giới biết đến hoặc biết đến không đầy đủ, sai lệch thì cũng kém thu hút các nhà đầu tư. Xúc tiến đầu tư là hoạt động được áp dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao tại các nước phát triển và một số nước NICs. Nhiều nước đã có tổ chức xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư như Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Mỹ…Hiện nay xúc tiến đầu tư được tất cả các quốc gia đều quan tâm nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.2.2 Nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư. Để thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư thì việc xác định các nội dung, các chương trình cho những hoạt động này là rất quan trọng. Nó quyết định tới kết quả của công tác xúc tiến đầu tư. Nội dung của công tác xúc tiến đầu tư của các cơ quan xúc tiến đầu tư bao gồm 7 nội dung chủ yếu sau đây: Trao đổi cung cấp thông tin về môi trường đầu tư Thông tin về môi trường đầu tư là rất quan trọng đối với tất cả các nhà đầu tư khi quyết định địa điểm đầu tư. Nó sẽ quyết định dự án của nhà đầu tư có thể thực hiện được không. Và nếu thực hiện có hiệu quả và hiệu quả lâu dài hay không. Môi trường đầu tư bao gồm: Môi trường chính trị, môi trường luật pháp, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một nước, ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình đầu tư liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động trong một thời gian SVTH Võ Thị Liên Lớp KTĐT B 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD TS Phạm Văn Hùng dài, nên môi trường pháp lý ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng để quản lý và đầu tư một cách có hiệu quả. Môi trường này bao gồm các chính sách, quy định, luật cần thiết đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau và có tính hiệu lực cao. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đó là những yếu tố như khí hậu, tài nguyên, dân số…liên quan đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư và khả năng sinh lời của dự án. Khí hậu khắc nghiệt, nhiệt đới gió mùa sẽ ảnh hưởng không tốt đối với các loại máy móc có xuất xứ từ phương Tây. Nguồn nguyên liệu dồi dào và phong phú sẽ thu hút các nhà đầu tư vì giảm vì giảm chi phí và giá thành. Dân cư đông đúc sẽ cung cấp lao động với giá ưu đãi và là thị trường tiêu thụ tiềm năng. Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng rất nhiều đến việc thu hút và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI. Các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ, hệ thống giáo dục đạo đức cũng có tác động không nhỏ tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư. Sự bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa trong một số trường hợp đã mang lại những hậu quả không lường trong kinh doanh. Tâm lý của các nhà đầu tư là không muốn đầu tư vào một quốc gia hay một địa phương có quá nhiều phong tục tập quán khác nhau, nhiều lễ hội, nhiều điều kiêng kỵ bởi điều này sẽ khiến cho họ khó hòa nhập và không thuận lợi trong việc kinh doanh của họ. Giới thiệu chính sách ưu đãi mà bên xúc tiến sẽ áp dụng cho các nhà đầu tư khi thực hiện công cuộc đầu tư: chính sách ưu đãi về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp), chính sách ưu đãi về đất đai… Khi quyết định đầu tư vào một quốc gia, một địa phương các nhà đầu tư rất quan tâm đến các chính sách cũng như các ưu đãi mà mình sẽ được hưởng khi thực hiện hoạt động đầu tư. Trong thời gian vừa qua không riêng gì Hà Nội mà các địa phương của nước ta đã đưa ra những chính sách rất hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào địa phương mình. Các chính sách đó như: chính sách thuế, chính sách lệ phí, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách về quản lý hoạt động đầu tư, chính sách đất đai, các chính sách và quy định khác. Chính sách thuế bao gồm các nội dung liên quan đến các loại thuế, mức thuế, thời gian miễn thuế, thời gian khấu hao và các điều kiện ưu đãi khác. Chính sách lệ phí quy định về các khoản tiền nộp như phí dịch vụ cấp phép đầu tư, dịch vụ cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc ). Ở Việt Nam có thời gian tồn tại chính sách 2 giá làm cho các nhà đầu tư rất bình bình. Nó thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực năm 2006 đã có những tín hiệu rất đáng mừng trong việc rút ngắn khoảng cách, tạo sân chơi bình đẳng giữa nhà đầu tư trong SVTH Võ Thị Liên Lớp KTĐT B 8 [...]... hoạch và Đầu tư hợp nhất Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội thu c Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (cũ) và Trung tâm xúc tiến đầu tư thu c Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây (cũ) thành Trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Hà Nội thu c Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội là đơn vị có chức năng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội nhằm huy động các nguồn vốn trong nước. .. giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài - Các chiến lược xúc tiến đầu tư Chiến lược xúc tiến đầu tư là cách thức tổ chức một loạt các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia hay địa phương nào đó Việc thiếu một chiến lược xúc tiến đầu tư đã làm cho công tác xúc tiến đầu tư ở quốc gia hay một địa phương nào đó đã làm cho công tác xúc tiến. .. nghị trong và ngoài nước về xúc tiến đầu tư cho khu vực 1.2.3 Hình thức xúc tiến đầu tư Xúc tiến đầu tư có hình thức xúc tiến trực tiếp và xúc tiến gián tiếp Xúc tiến đầu tư trực tiếp là xúc tiến đầu tư bằng cách trao đổi và quảng bá các thông tin một cách trực tiếp cho các nhà đầu tư thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi, các cuộc hội thảo, hội chợ… Xúc tiến đầu tư gián tiếp là hình thức xúc tiến thông... kịp thời Bên cạnh đó xúc tiến đầu tư trực tiếp có thể giúp các nhà đầu tư giải đáp được những thắc mắc giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trung gian cho nhà đầu tư khi ra quyết định đầu tư Tuy nhiên xúc tiến đầu tư theo hình thức trực tiếp rất tốn kém và khó thực hiện 1.2.4 Vai trò của xúc tiến đầu tư - Góp phần thúc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Xúc tiến đầu tư có vai trò đặc biệt... động và quan trọng hơn bao giờ hết Hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư được thể hiện ngay ở kết quả thu hút đầu tư Nếu hoạt động xúc tiến đầu tư đạt hiệu quả cao thì lượng vốn đầu tư thu hút được nhiều và SVTH Võ Thị Liên Lớp KTĐT B Chuyên đề tốt nghiệp 11 GVHD TS Phạm Văn Hùng ngược lại Do vậy xúc tiến đầu tư góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - Tham gia vào việc xây dựng... tư nhận được khi quyết định đầu tư vào Hà Nội 1.2 Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại thủ đô Hà Nội trong những năm qua 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công tác xúc tiến đầu tư Trong những năm qua công tác XTĐT ngoài do Bộ, ngành và địa phương thực hiện đã có tác động tích cực trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Công tác xúc tiến đầu tư trực. .. chắc chắn có hiệu quả hơn 1.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đến năm 2010 và định hướng 2015 quán triệt phương châm: “Chủ động mời gọi, giành sự thu n lợi cao nhất cho các nhà đầu tư, không ngừng cải thiện sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trên địa bàn, đáp... phố cho hoạt động xúc tiến đầu tư Đồng thời thành phố cũng đã nghiên cứu ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội Công tác vận động, thu hút đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài được tiến hành đồng bộ hơn, chủ động hơn và mạng lại hiệu quả cao hơn Ngoài việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách: cái cách thủ tục hành chính, cải... được tiến hành bởi một cơ quan chuyên nghiệp sẽ làm nên thành công của hoạt động xúc tiến đầu tư Hoạt động xúc tiến đầu tư thành công sẽ đưa lại kỳ vọng tốt cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.3 Một số kinh nghiệm tuyên truyền, vận động xúc tiến đầu tư của các nước Một số kinh nghiệm của Chính phủ Nhật Bản về xúc tiến đầu tư Chính phủ Nhật Bản mở các cơ quan đại diện của Chính phủ ở nước ngoài. .. thể đem tới các nhà đầu tư các thông tin đầy đủ và chính xác giúp cho các nhà đầu tư tìm thấy các cơ hội để ra quyết định đầu tư Đối với hình thức xúc tiến đầu tư trực tiếp bên xúc tiến có thể cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác đến các nhà đầu tư Các thỏa thu n, hợp đồng được xúc tiến thành công sẽ được thực hiện nhanh chóng và mang lại hiệu quả Các kết quả và hiệu quả xúc tiến sẽ được thể . tài: “ Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội làm chuyên đề thực tập. Để hoàn thành. và ngoài nước về xúc tiến đầu tư cho khu vực 1.2.3 Hình thức xúc tiến đầu tư. Xúc tiến đầu tư có hình thức xúc tiến trực tiếp và xúc tiến gián tiếp. Xúc