Hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.doc
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là nguồn thu chính của Ngân sách Nhà nước, thuế được sử dụng nhưlà một công cụ quan trọng nhằm bảo đảm thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thônghàng hoá, khuyến khích đầu tư Ngoài ra nó cũng góp phần đưa nền kinh tế pháttriển theo một quỹ đạo thống nhất, nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Ở nước ta thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) trước đây được gọi là thuếdoanh nghiệp Từ khi cải cách thuế bước 1 vào năm 1990 thì nó được đổi tên thànhthuế doanh thu Thuế doanh thu có nhiều mức thuế suất, được phân biệt theo ngànhvà mặt hàng, nó có nhược điểm lớn nhất là thu thuế trùng lắp cho nên khi chuyênmôn hoá càng sâu thì số thuế phải nộp lại càng nhiều Do vậy, khi nước ta chuyểnsang nền kinh tế thị trường, giá cà hàng hoá do cung - cầu trên thị trường quyết địnhthì thuế doanh thu với nhiều mức thuế suất đã không còn phù hợp nữa, nếu ta vẫntiếp tục duy trì thì sẽ chỉ làm tăng lên khó khăn, phức tạp trong quản lý và tạo nhiềukẽ hở cho việc trốn lậu thuế.
Thực hiện chương trình cải cách thuế bước 2, Luật thuế GTGT đã đượcQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua tại kỳ họpthứ 11 (từ ngày 2/4 đến ngày 10/5/1997); có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999 thaycho Luật thuế doanh thu Thuế GTGT ra đời đã chứng tỏ được những ưu thế của nó,đặc biệt là vấn đề đảm bảo được số thu cho Ngân sách, khắc phục được tính trùnglặp của thuế doanh thu Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành Luật thuế GTGT cũng nảysinh nhiều khó khăn vướng mắc mà bằng chứng của nó la Bộ tài chính đã phải banhành rất nhiều văn bản để hướng dẫn thi hành Luật Trong số những vướng mắc ấynổi cộm lên là công tác hoàn thuế GTGT Công tác hoàn thuế GTGT là một nghiệpvụ của Luật thuế GTGT, nó bao hàm rất nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội và cũng làmột cách để các đối tượng nộp thuế (ĐTNT) lợi dụng kẽ hở để lừa đảo, bòn rút tiềncủa Nhà nước.
Phòng quản lý doanh nghiệp Nhà nước số 2 thuộc Cục thuế Hà Nội (còngọi là phòng quản lý các doanh nghiêp Nhà nước thuộc khối Công - nông - ngư
Trang 2nghiệp) là phòng quản lý thu tập trung nhiều đơn vị trọng điểm có số thu Ngân sáchlớn và số thuế xin hoàn và được hoàn cao nhất toàn Cục thuế Thực tế việc thựchiện công tác thu thuế GTGT và hoàn thuế GTGT không phải lúc nào cũng diễn rasuôn sẻ, mà liên tục nảy sinh những vấn đề cần phải hoàn thiện: các doanh nghiệpliên tiếp kêu ca về việc hoàn thuế chậm, phiền phức; nhiều trường hợp lợi dụnghoàn thuế để lừa đảo hàng chục tỷ đồng cũng bị phanh phui Thực tế đó đòi hỏi phảinghiên cứu để hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT nhằm đảm bảo thực hiệnnghiêm chỉnh Luật thuế, tránh làm thất thoát Ngân sách, đồng thời khuyến khíchcác doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh Chính vì vậy mà em đã quyết định
chọn đề tài:" Hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệpthuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của mình.
Chuyên đề gồm có ba phần chính sau đây:
Chương I: Lí luận chung về hoàn thuế và hoàn thuế GTGT
Chương II: Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanhnghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoàn thuế đối vớicác doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Trang 3CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOÀN THUẾ VÀ HOÀNTHUẾ GTGT
1 Lí luận chung về hoàn thuế:
1.1 Khái niệm:
Thuế tất yếu ra đời và tồn tại cùng với sự xuất hiện và phát triển của Nhà nướcnhằm thực hiện hai mục đích chủ yếu là: đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách và điềutiết vĩ mô nền kinh tế Để thực hiện tốt các mục đích này, việc thực thi các hệ thốngthuế của mỗi quốc gia cần phải chú trọng tất cả các nội dung và phương diện củacông tác quản lý thu nộp thuế Hoàn thuế chính là một trong những nội dung củacông tác này Ta có thể khái niệm về hoàn thuế như sau:
Hoàn thuế là việc Ngân sách Nhà nước hoàn trả cho đối tượng nộp thuế(ĐTNT) khoản thuế đã nộp theo những điều kiện đã quy định trong các Luật thuế.
1.2 Mục đích của hoàn thuế:
- Giảm bớt khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp là ĐTNT trong kinhdoanh: vốn luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt làtrong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay Để khuyến khích đầu tư và mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước thực hiện hoàn thuế để tạo điều kiệncho doanh nghiệp thu hồi được vốn đã ứng trước.
Ví dụ: trong Luật thuế GTGT có quy định đối với cơ sở kinh doanh đầu tưmới đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế đangtrong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thờigian đầu tư từ một năm trở lên sẽ được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm Sốthuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trởlên thì được xét hoàn thuế theo từng quý.
- Trả lại số thuế do thay đổi tính chất của việc sử dụng hàng hoá: đối với loạihàng hoá được sản xuất tại Việt Nam nhưng không được tiêu dùng trong nước mà
Trang 4đem xuất khẩu, về mặt nguyên tắc thuế gián thu không điều tiết, do vậy được hoàntoàn bộ số thuế đầu vào đã trả nằm trong những hàng hoá đó.
Đối với những loại hàng hoá được mua bằng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợkhông hoàn lại của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài thì được hoàn số thuếnằm trong giá cả của hàng hoá đó, vì mục đích sử dụng những hàng hoá này mangtính nhân đạo như cứu giúp đồng bào bị thiên tai, lũ lụt,
- Thực hiện phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
Ví dụ: nhằm khuyến khích phát triển lĩnh vực xuất khẩu, trong Luật thuếGTGT Nhà nước quy định thuế suất bằng 0% đối với loại hàng hoá này, có nghĩa làthuế đầu ra không những không phải đóng mà còn được hoàn lại toàn bộ số thuếđầu vào nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tăng khảnăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trong Luật thuế xuất nhập khẩu, Nhà nước cho phép hoàn thuế nhập khẩu chonguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công cho nước ngoài.
Trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện hoàn thuế chocác nhà đầu tư nước ngoài dùng lợi nhuận để tái đầu tư…
1.3 Các yêu cầu cần thiết của công tác hoàn thuế:
Để thực hiện hoàn thuế đảm bảo cho các mục đích nói trên thì cả cơ quan thuếvà ĐTNT phải chấp hành tốt các quy định trong công tác hoàn thuế Nếu thực hiệnkhông tốt, một mặt sẽ không đáp ứng được các mục đích của hoàn thuế, mặt khác sẽgây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế xã hội như:Nhà nước sẽ thất thoátnguồn thu khi phải chi ra nhiều hơn số tiền hoàn thuế, doanh nghiệp không được trảvốn kịp thời để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh tạo đà cho các hành vi giandối của ĐTNT, hoặc là gây ra sự mất công bằng giữa các ĐTNT…Vì vậy, công táchoàn thuế phải được thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu sau:
1.3.1 Yêu cầu đối với đối tượng nộp thuế (ĐTNT):
- Thực hiện đúng, đầy đủ nội dung quy định của các Luật thuế Đối với cáctrường hợp thuộc diện được hoàn thuế thì phải lập hồ sơ xin hoàn thuế Hồ sơ phải
Trang 5kinh doanh của doanh nghiệp đúng như các căn cứ quy định Các số liệu tự kê khaitrong hồ sơ phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, mọi sai sót doanh nghiệp phảihoàn toàn chịu trách nhiệm.
- Chấp hành đầy đủ các yêu cầu của cơ quan thuế và các cơ quan có thẩmquyền trong quá trình thực hiện công tác hoàn thuế.
1.3.2 Yêu cầu đối với cơ quan thuế:
- Phải tiến hành kiểm tra, xem xét các trường hợp hoàn thuế một cách thậntrọng, kỹ lưỡng để tránh tình trạng ĐTNT làm sai quy định.
- Xem xét, tính toán xác định số thuế được hoàn theo từng trường hợp hoànthuế.
- Tiến hành hoàn thuế kịp thời, đảm bảo cho đối tượng nộp thuế khắc phục kịpthời tình trạng khó khăn, đồng thời tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế kinh doanhcó hiệu quả hơn.
2 Thuế GTGT và hoàn thuế GTGT theo quy định hiện hành ở Việt Nam:
2.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT:2.1.1 Khái niệm, bản chất:
Thuế GTGT ở trong tiếng Pháp được gọi là Taxe Sur la Valeur Ajoutéc(TVA), ở trong tiếng Anh thì được gọi là Value Added Tax (VAT) Nó có nguồngốc từ thuế doanh thu và được một người Đức tên là CARL FRIEDRICH VONSIEMENS nghiên cứu đầu tiên và đưa ra vào năm 1918 Tuy nhiên trên thực tế thuếGTGT lại ra đời đầu tiên tại Pháp và đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thếgiới, trở thành nguồn thu quan trọng của Chính Phủ nhiều nước Nếu như vào giữanăm 1988 mới chỉ có 47 nước áp dụng thuế GTGT thì đến tháng 7/1991 đã có tới 56nước, và cho đến hiện nay thì đã có trên 100 quốc gia đưa thuế GTGT vào hệ thốngthuế khoá của nước mình Tại Việt Nam, thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiếnhành cải cách thuế bước 1 vào năm 1990, áp dụng thử nghiệm năm 1993 ở 11 đơnvị (trong các ngành đường, dệt, xi măng, ), ban hành Luật và được thông qua tại kỳhọp thứ 11 Quốc hội khoá 9 (từ ngày 2/4 đến ngày 10/5/1997) và được áp dụngchính thức từ ngày 1/1/1999.
Trang 6Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ Nóđược tính theo từng giai đoạn sản xuất đối với phần chênh lệch doanh thu của một doanhnghiệp so với những gì mà doanh nghiệp đã mua của các doanh nghiệp khác, tức là đánhvào giá trị tăng lên tại doanh nghiệp Về thực chất, thuế GTGT là một loại thuế đánh vàongười tiêu dùng thông qua việc trả tiền mua hàng hoá, dịch vụ, người sản xuất kinhdoanh chỉ là người nộp thuế thay cho người tiêu dùng.
Như khái niệm đã được ghi trong Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày10/5/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật VAT số 07/2003/QH11ngày 17/6/2003 thì: " Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hànghoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng".
Thuế GTGT ra đời đã khắc phục được việc đánh thuế trùng lắp của thuế doanhthu Vì chỉ tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ ở từng khâu bànhàng mà không đánh vào phần giá trị đã chịu thuế ở khâu trước cho nên cách tínhthuế GTGT là rất khoa học, rất cần thiết đối với phát triển sản xuất theo hướngCông nghiệp hoá - Hiện đại hoá và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế của nướcta hiện nay.
2.1.2 Đặc điểm cơ bản của thuế GTGT:
- Thuế GTGT là loại thuế gián thu, người nộp thuế là những cơ sở sản xuấtkinh doanh hàng hoá, dịch vụ, còn người chịu thuế là người sử dụng cuối cùng củahàng hoá, dịch vụ đấy.
- Thuế GTGT là loại thuế đánh nhiều giai đoạn nhưng chỉ vào phần giá trị tăngthêm của từng giai đoạn đó, tổng số thu của các giai đoạn ngang bằng với số thuếđầu ra ở khâu cuối cùng (tiêu dùng).
- Thuế GTGT có tính trung lập cao bởi lẽ nó là khoản thu hộ cho Nhà nướcở người mua hàng hoá, dịch vụ bằng cách cộng thêm vào giá bán hàng Vì vậy,nó thường được xây dựng với ít mức thuế suất, không có sự phân biệt phức tạpgiữa các loại hàng hoá, dịch vụ nên việc tính thuế cũng đơn giản hơn so với thuếdoanh thu.
Trang 7- Thuế GTGT được thực hiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắc căncứ vào hoá đơn mua, bán hàng để tính thuế Vì vậy mà nó khuyến khích các cơ sởsản xuất, kinh doanh khi mua hàng phài lấy hoá đơn và khi bán hàng thì phải xuấthoá đơn theo đúng quy định, đó chính là sự kỷ luật của hoá đơn chứng từ.
- Thuế GTGT có thể đem lại số thu thường xuyên, ổn định cho Ngân sáchNhà nước, nó có phạm vi rất rộng và thường được xây dựng căn cứ vào công dụngvật chất của sản phẩm không phân biệt người mua và dùng vào mục đích gì Nó cóđối tượng thu là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả gia công, chế biếnvà hoạt động dịch vụ có thu tiền, nó đánh vào các sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trongnước kể cả hàng hoá nhập khẩu Phần lớn các nước áp dụng thuế GTGT thườngchiếm tỷ trọng lớn khoảng từ 20% đến 30% trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước,xấp xỉ 5% - 10% GDP.
- Thuế GTGT còn có một ưu điểm nữa là: các đối tượng nộp thuế tự độngkiểm soát lẫn nhau, mỗi đối tượng muốn khấu trừ số thuê GTGT trên số hàng mua,và số thuế trên số hàng bán thì phải chứng minh số mua và số liên hệ Vì vậy, mỗiđối tượng nộp thuế phải cố kiểm soát xem những nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụcho mình có khai nộp đầy đủ thuế GTGT hay không bằng cách họ đòi cấp hoá đơnhoặc biên nhận thu tiền có ghi thu số thuế GTGT liên hệ.
- Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì thuế GTGT còn có những nhượcđiểm như: việc hạch toán và quản lý thuế tương đối phức tạp, nhất thiết phải có hoáđơn, chứng từ trong mua bán hàng hoá, dịch vụ, phải theo dõi thuế đầu ra, đầu vào,khấu trừ hoặc thoái trả thuế
- Một nhược điểm nữa là thuế GTGT có ít mức thuế suất nên người tiêudùng có thu nhập cao hay thấp vẫn phải nộp thuế giống nhau, thuế mang tính luỹthoái so với thu nhập cho nên thường thiếu công bằng Tính chất này xuất phát từquy luật giảm dần của thiên hướng tiêu dùng Khi thu nhập tăng lên thì tiêu dùngcũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của tiêu dùng sẽ chậm hơn tốc độ tăng của thunhập Trong điều kiện đó tỉ suất thuế tiêu dùng trung bình so với thu nhập có xu
Trang 8hướng giảm đi khi thu nhập tăng lên Người có thu nhập cao sẽ có tỉ suất thuế tiêudùng trên tổng thu nhập càng nhỏ.
2.1.3 Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam:
2.1.3.1 Đối tượng nộp thuế:
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịuthuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinhdoanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hànghoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu)đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luậtdoanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước và Luật hợp tác xã.
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chứcxã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp vàcác tổ chức khác.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợptác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nướcngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luậtđầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinhdoanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
2.1.3.2 Đối tượng chịu thuế:
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinhdoanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ mua của tổ chức, cánhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế (có 29 đối tượng không chịuthuế GTGT được nêu tại mục II, phần A thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày12/12/2003 của Bộ tài chính).
Trang 9
- Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuếnhập khẩu (nếu có), cộng thuế TTĐB (nếu có) Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làmcăn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hànghoá nhập khẩu.
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giátính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu xác địnhtheo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
- Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng hoặc để trả thaylương thì giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh cáchoạt động này.
- Ngoài ra, giá tính thuế GTGT đối với một số trường hợp khác cũng được quyđịnh cụ thể ở trong Luật thuế GTGT.
b) Thuế suất:
Có 3 mức thuế suất:
- Thuế suất 0% (nhóm khuyến khích cao nhất): áp dụng đối với hàng hoá,
dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình ở nước ngoài và côngtrình của doanh nghiệp chế xuất Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng giacông xuất khẩu; hàng hoá bán cho cửa hàng miễn thuế; hàng hoá, dịch vụ khôngthuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu (trừ dịch vụ du lịch lữ hành ra nước ngoài,dịch vụ tái bản hiểm ra nước ngoài, dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng
Trang 10khoán ra nước ngoài và hàng hoá, dịch vụ quy định tại Điểm 23, Điểm 27, mục IIphần A Thông tư số 120/2003/TT-BTC).
Hàng hoá xuất khẩu bao gồm xuất khẩu ra nước ngoài kể cả uỷ thác xuất khẩu,bán cho doanh nghiệp chế xuất và các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quyđịnh của Chính phủ.
Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ được cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ởnước ngoài và được tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu có đủ điều kiện: cơ sởcung cấp dịch vụ phải có hợp đồng ký với người mua ở nước ngoài theo quy địnhcủa Luật thương mại, người mua nước ngoài thanh toán tiền dịch vụ cho cơ sở cungcấp dịch vụ tại Việt Nam.
Hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải có các hồ sơ, chứng từchứng minh là hàng thực tế đã xuất khẩu và thanh toán qua ngân hàng ( hợp đồngkinh tế, tờ khai hải quan, thanh toán qua ngân hàng, hoá đơn GTGT).
- Thuế suất 5% (nhóm khuyến khích thứ hai):
+ Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phân bón, thiết bị máy móc vàdụng cụ chuyên dùng cho y tế, giáo cụ giảng dạy, đồ chơi trẻ em, thuốc chữa bệnh,in các loại sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, các loại sách (trừ sáchkhông chịu thuế GTGT), băng từ và đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình, đường,đất, đá, cát, sỏi, than, đá mài, khuôn đúc, vật liệu nổ, giấy in báo, hoá chất cơ bản,sản phẩm cơ khí (trừ cơ khí tiêu dùng), sắt, thép, nhôm thanh, máy xử lý dữ liệu,mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, sản phẩm bê tông công nghiệp,
+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa qua chế biến; thựcphẩm tươi sống, lương thực, lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến ở khâuthương mại, sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, nứa Bông sơ chế từ bôngtrồng trong nước (trừ bông nhập khẩu đã qua sơ chế), thức ăn gia súc, gia cầm vàthức ăn cho vật nuôi khác bao gồm các loại đã hoặc chưa được chế biến tổng hợp…
+ Dịch vụ khoa học và công nghệ bao gồm các hoạt động ứng dụng, hướngdẫn về khoa học, kỹ thuật; dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ
Trang 11vận tải, bốc xếp, nạo vét cảng sông, biển; dịch vụ duy tu, sửa chữa, phục chế di tíchlịch sử, văn hoá, bảo tàng; dịch vụ phát hành và chiếu phim video…
- Thuế suất 10% (mức thuế tiêu chuẩn):
Bao gồm các loại hang hoá, dịch vụ khác không quy định ở nhóm thuế suất0% và 5% hay trường hợp miễn thuế (từ 1/1/2004 bổ sung nhóm thuế suất 10%).Hàng hoá chịu thuế TTĐB, xây dựng, lắp đặt, cho thuê hạ tầng.
2.1.3.4 Phương pháp tính thuế GTGT:
a) Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng:
* Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT là:
- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hìnhthức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ cácđiều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương phápkhấu trừ thuế (nhà thầu nước ngoài nộp thuế theo thông tư 169 và thông tư 05 thuếnhà thầu nước ngoài)
Giá vốn hàng bán ra = Doanh số đầu kỳ + Doanh số tồn đầu kỳ + Doanh sốmua trong kỳ - Doanh số tồn cuối kỳ
Trang 12- Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặtcông trình, hạng mục công trình - Chi phí vật tư, nguyên liệu, chi phí động lực, vậntải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặtcông trình, hạng mục công trình.
- Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp- chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt độngvận tải.
Ngoài ra còn một số hoạt động khác được nêu cụ thể ở trong Luật thuế GTGT.
b) Phương pháp khấu trừ thuế:
* Đối tượng áp dụng:
- Là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật doanhnghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài và các đơn vị tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tínhthuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT ở trên
- Một số đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp như nhàthầu nước ngoài có thể chuyển sang áp dụng phương pháp khấu trừ nếu:
+ Có đầy đủ hoá đon, chứng từ
+ Ghi chép hạch toán sổ kế toán đúng chế độ kế toán Việt Nam + Kê khai nộp thuế GTGT đúng chế độ
Ngược lại, các công ty không tuân thủ đúng các điều kiện trên sẽ phải nộpthuế theo phương pháp trực tiếp
Trang 13chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán Trường hợphoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuếGTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn,chứng từ
- Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT muahàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hànghoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướngdẫn của Bộ tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt độngkinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam.
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thùghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuếvà phương pháp tính nêu tại Điểm 14, Mục I, phần B của thông tư số 120/2003/TT-BTC để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
- Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụdùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuếGTGT
- Đối với hàng hoá, dịch vụ sử dụng chung cho sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng cơ sở không hạch toánriêng được thuế đầu vào được khấu trừ, thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷlệ % doanh số của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số củahàng hoá dịch vụ bán ra.
- Thời gian khấu trừ thuế đầu vào: ngay trong tháng phát sinh và tháng kế tiếpchậm nhất không quá 3 tháng kể từ thời điểm kê khai.
2.1.4 Tác dụng của thuế GTGT:
Mở đầu cho tiến trình cải cách thuế bước 2, Nhà nước ta đã chọn Luật thuếGTGT để thay thế cho thuế doanh thu Thuế GTGT được áp dụng đã phát huy được
Trang 14tác dụng đối với nền kinh tế nói chung và các cơ sở kinh doanh nói riêng Đồngthời, thuế GTGT có tác dụng rất lớn đối với phát triển sản xuất theo hướng côngnghiệp hoá - hiện đại hoá, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế Điều này được thểhiện rất rõ qua các tác dụng sau:
- Thuế GTGT chỉ tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ởtừng khâu từ sản xuất, kinh doanh cho đến tiêu dùng nên nó đã khắc phục được việcthu thuế trùng lắp của thuế doanh thu, từ đó góp phần khuyến khích chuyên mônhoá để nâng cao sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Cũng do chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm mà không tính vào vốn nên thuế GTGTđã góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn để đầu tư phát triển sản xuất,phù hợp với định hướng phát triển kinh tế ở nước ta.
- Với nguyên tắc thuế thu ở khâu sau sẽ được khấu trừ số thuế đã nộp ở khâutrước, thuế GTGT đã góp phần hạn chế được những sai sót, gian lận trong việc ghichép hoá đơn Từ đó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, thúc đẩy các cơ sởsản xuất kinh doanh thực hiện tốt chế độ hoá đơn, chứng từ nhằm tăng cường côngtác hạch toán, nâng cao tính tự giác của đối tượng kinh doanh.
- Thuế GTGT cũng góp phần khuyến khích việc sản xuất hàng xuất khẩu vìNhà nước đã quy định hàng hoá xuất khẩu chịu thuế suất thuế GTGT là 0%, tức làkhông những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được thoái trảlại toàn bộ số thuế GTGT đã thu ở các khâu trước.
- Ngoài ra, thuế GTGT còn góp phần làm hoàn thiện hệ thống chính sách thuếcủa nước ta, làm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, thúc đẩy mở rộng hợp tác kinhtế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trang 152.2 Hoàn thuế GTGT và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGTở nước ta hiện nay:
2.2.1 Hoàn thuế GTGT:
2.2.1.1 Khái niệm:
Hoàn thuế GTGT là việc Ngân sách Nhà nước trả lại cho đối tượng nộp thuếsố tiền thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ mà đối tượng nộp thuếchưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế.
Về nguyên tắc, khi phát sinh số thuế GTGT được khấu trừ, Nhà nước phảikhấu trừ đầy đủ, kịp thời cho đối tượng nộp thuế Nếu khấu trừ không hết thì phảihoàn lại cho người nộp thuế nhưng để thuận lợi cho đối tượng nộp thuế trong kinhdoanh, đơn giản cho quản lý thu nộp thuế, quản lý Ngân sách Nhà nước, Nhà nướchoàn lại số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết cho đối tượng nộp thuế theo cácđiều kiện do pháp luật quy định.
2.2.1.2 Đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế GTGT:
1/ Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuếđược xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kếtoán) có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xinhoàn thuế Trường hợp này áp dụng cho cả cơ sở kinh doanh có đầu tư mới, đầu tưchiều sâu.
Ví dụ: Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào, đầu ranhư sau:
Đơn vị tính: Triệu đồngTháng kê khai
Thuế đầu vàođược khấu trừtrong tháng
Thuế đầu raphát sinh trong
Thuế phải nộp
Luỹ kế số thuếđầu vào chưa
Trang 16Theo ví dụ trên, doanh nghiệp A luỹ kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vàolớn hơn thuế đầu ra Doanh nghiệp A thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT với sốthuế là 150 triệu đồng
b) Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có sốthuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấutrừ là 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng Trường hợp trongtháng thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết bao gồm cả thuế đầu vào củahàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cũng được tính vào số thuế được hoàn trongtháng.
Đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đốitượng hoàn thuế là cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuấtkhẩu đối với trường hợp gia công uỷ thác thì đối tượng được hoàn thuế là cơ sởtrực tiếp gia công hàng hoá xuất khẩu.
2/ Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mới đã đăng kí kinh doanh, đăng kýnộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vàohoạt động, chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên đượcxét hoàn thuế đầu vào theo từng năm Số thuê GTGT đầu vào của tài sản đầu tưđược hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế từng quý.
3/ Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương phápkhấu trừ thuế có dự án đầu tư của cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn đầu tư, chưađi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, có số thuế GTGTcủa hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên được xéthoàn thuế theo quý Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng chodự án đầu tư.
Khi dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp mới đã hoàn thành và hoàn tất cácthủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầutư phải tổng hợp số thuế GTGT phát sinh, số thuế GTGT đã hoàn, số thuế GTGTchưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập để doanh
Trang 17nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế và đề nghị hoàn thuế GTGT theo quy địnhvới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
4/ Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giảithể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nướccó thuế GTGT nộp thừa, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
5/ Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩmquyền theo quy định của pháp luật.
6/ Việc hoàn thuế đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA như sau: - Chủ dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án sử dụng vốn ODAvay hoặc vốn ODA hỗn hợp thuộc đối tượng được ngân sách Nhà nước đầu tưkhông hoàn trả toàn bộ hoặc một phần được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụmua vào sử dụng cho dự án Số thuế GTGT được hoàn là số thuế GTGT ghi trênhoá đơn GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào.
- Trường hợp chủ dự án nêu trên không được Ngân sách Nhà nước bố trívốn đối ứng để thanh toán tiền thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụngcho dự án; chủ dự án giao thầu cho các nhà thầu chính thuộc đối tượng nộp thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ thuế cung cấp các hàng hoá, dịch vụ theo giákhông có thuế GTGT, thì nhà thầu chính được tính khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầuvào của hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho dự án.
- Các chủ dự án dử dụng nguồn vốn ODA thuộc đối tượng được hoàn thuế,phải ghi tăng vốn Ngân sách cấp cho dự án số tiền thuế GTGT đã được hoàn Khitính kế hoạch vốn đối ứng hàng năm cho dự án không phải tính kế hoạch vốn đốiứng để nộp thuế GTGT.
Trường hợp các chủ dự án được Ngân sách bố trí vốn đối ứng để thanhtoán cho nhà thầu theo giá có thuế GTGT, thì các nhà thầu khi bán hàng hoá, dịchvụ cho dự án phải tính thuế và kê khai nộp thuế GTGT theo đúng quy định.
Trường hợp chủ dự án thuộc đối tượng được hoàn thuế không phải là cơsở kinh doanh, không có chứng nhận đăng ký kinh doanh thì chỉ được hoàn thuế khi
Trang 18có quyết định thành lập Ban quản lý dự án và chủ dự án uỷ quyền cho Ban quản lýdự án làm thủ tục hoàn thuế.
7/ Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoànlại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam để viện trợ thìđược hoàn lại tiền thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng.
Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGTphải là những đối tượng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấyphép đầu tư), có con dấu, lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán theo chế độ quy định vàcó tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thìkhông được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấutrừ của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế.
Trường hợp tháng trước thời gian xin hoàn thuế cơ sở có số thuế GTGTnộp thừa thì cơ sở được tính cộng thuế GTGT nộp thừa vào số thuế GTGT đề nghịhoàn trong kỳ, trường hợp cơ sở có số thuế nộp thiếu thì phải nộp đủ số thuế cònthiếu vào Ngân sách trước khi được hoàn thuế.
8/ Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh về ưuđãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam được hoàn lại số thuếGTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT Cơ sở kinh doanh tại Việt Nam bán hàng hoá,dịch vụ cho các đối tượng này khi lập hoá đơn GTGT vẫn phải tính thuế GTGT.Đối tượng, hàng hoá, dịch vụ, thủ tục hồ sơ hoàn thuế cho trường hợp này theohướng dẫn tại Thông tư số 08/2003/TT-BTC ngày 15/1/2003.
2.2.1.3 Quy trình hoàn thuế GTGT:
* Bước 1: Đối tượng nộp thuế lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế Hồ sơ bao
1/ Đối với các đối tượng tại mục 1a, 2, 3 như đã nêu ở phần 2.2.1.2:
- Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT nêu rõ lý do hoàn thuế, số thuế đề nghịhoàn, thời gian hoàn (theo mẫu số 10/GTGT ban hành kèm theo thông tư số
Trang 19- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấutrừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoànlại.
- Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xácđịnh thuế GTGT đầu vào, đầu ra (mẫu số 02/GTGT, 03/GTGT) Riêng đối với hànghoá, dịch vụ mua vào có sử dụng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã cóthuế GTGT thì sử dụng bảng kê mẫu số 05/GTGT.
Trường hợp việc kê khai thuế hàng tháng đã đầy đủ và chính xác, phù hợp vớibảng kê khai tổng hợp, cơ sở không phải nộp bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào,bán ra các tháng đề nghị hoàn thuế Trường hợp có điều chỉnh thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ, thuế GTGT đầu ra của các tháng trong thời gian hoàn thuế thì cơ sởphải kê khai số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra phát sinhtừng tháng trong thời gian hoàn thuế, số thuế điều chỉnh phải giải trình rõ lý do.
2/ a) Đối với các trường hợp quy định tại mục 1b của phần 2.2.1.2:
- Các hồ sơ như đã nêu tại phần 1 ở trên
- Biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàngxuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc Biên bản đối chiếu công nợ địnhkỳ giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu (đối với trường hợpuỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công xuất khẩu)
- Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở Bảng kê ghi rõ:
+ Số, ngày tờ khai xuất khẩu của hàng hoá xuất khẩu (trường hợp uỷ thác xuấtkhẩu phải ghi số, ngày tờ khai xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác)
+ Số, ngày hợp đồng xuất khẩu hoặc số, ngày hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, uỷthác gia công đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác gia công xuất khẩu.
+ Hình thức thanh toán, số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền hànghoá, dịch vụ xuất khẩu.
b) Đối với trường hợp hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng:
- Các hồ sơ như đã nêu tại phần 1 ở trên
- Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở:
Trang 20+ Số, ngày hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ký với phía nước ngoài+ Số, ngày hợp đồng mua hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ của phía nước ngoài(gọi tắt là hợp đồng nhập khẩu) thanh toán bù trừ với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu.
+ Số, ngày Tờ khai xuất khẩu của hàng hoá xuất khẩu.
+ Số, ngày Tờ khai nhập khẩu của hàng hoá nhập khẩu mua của phía nướcngoài thanh toán bù trừ với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu.
+ Số, ngày văn bản xác nhận với phía nước ngoài về số tiền thanh toán bù trừgiữa hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ mua của phíanước ngoài.
Trường hợp sau khi thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ xuất khẩuvà giá trị hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu có chênh lệch, số tiền chênh lệch phải thựchiện thanh toán qua ngân hàng, cơ sở kinh doanh phải kê trong Bảng kê kèm theovề số, ngày, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, số tiền thanh toán.
c) Đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu tại chỗ:
- Các hồ sơ đã nêu tại phần 1 ở trên
- Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở:
+ Số, ngày Hợp đồng xuất khẩu tại chỗ ký với phía nước ngoài+ Số, ngày tờ khai hải quan hàng hoá xuất - nhập khẩu tại chỗ.
+ Số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu tại chỗqua ngân hàng
3/ Đối với các cơ sở kinh doanh khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể,phá sản có thuế GTGT nộp thừa:
- Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT nộp thừa vào Ngân sách Nhà nước.- Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sởhữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước của cấp có thẩm quyền.
- Quyết toán thuế GTGT đến thời điểm sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổisở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước.
Trang 214/ Đối với các dự án sử dụng vốn ODA:
- Các hồ sơ như đã nêu tại phần 1 ở trên [riêng các chủ dự án đầu tư đượchoàn thuế thì bảng kê khai tổng hợp chỉ tổng hợp thuế đầu vào được hoàn; Bảng kêhoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 03/GTGT và 05/GTGT (đối vớihàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã cóthuế GTGT) ] và gửi bổ sung cho cơ quan thuế (gửi lần đầu)
- Quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của cơsở)
- Xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về dự án sử dụng nguồnvốn ODA không hoàn lại (hoặc sử dụng nguồn vốn ODA vay thuộc diện được Ngânsách Nhà nước đầu tư không hoàn trả) thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT (bảnsao có xác nhận của cơ sở)
Trường hợp hoàn thuế cho nhà thầu chính, nhà thầu chính phải gửi bổ sungthêm văn bản xác nhận của chủ dự án về việc dự án không được Ngân sách Nhànước bố trí vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu theo giá có thuế GTGT, giáthanh toán theo kết quả thầu không có thuế GTGT và đề nghị hoàn thuế cho nhàthầu chính
Đối với dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi được Ngân sách Nhà nước cấpphát, hồ sơ hoàn thuế cho nhà thầu chính phải có xác nhận hoàn thuế GTGT của chủdự án như hướng dẫn tại công văn số 06 - TC/TCT ngày 2/1/2004 của Bộ tài chính.
* Riêng đối với các dự án sử dụng vốn ODA:
- Thời hạn kê khai để hoàn thuế GTGT: Hàng tháng, chủ dự án hoặc nhà thầuchính thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT phải kê khai khoản thuế GTGT củahàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho việc thực hiện các dự án ODA hoặc phụcvụ cho việc thực hiện hợp đồng đã ký giữa chủ dự án và nhà thầu chính Trườnghợp hoá đơn GTGT, chứng từ nộp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ muavào phát sinh trong tháng nhưng chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai vàocác tháng tiếp theo sau, thời gian tối đa là 3 tháng kể từ thời điểm kê khai của thángphát sinh Các hoá đơn, chứng từ nộp thuế GTGT khai chậm sẽ không được hoàn
Trang 22thuế GTGT mà tính vào chi phí đầu tư của dự án hoặc chi phí kinh doanh của nhàthầu.
- Trường hợp chủ dự án đã được cấp vốn đối ứng để trả thuế GTGT thì chủ dựán không được hoàn thuế GTGT Trường hợp đã được cấp vốn đối ứng để trả thuếGTGT nhưng đã làm thủ tục và đã được hoàn thuế GTGT thì chủ dự án phải nộp lạiNgân sách Nhà nước số thuế GTGT đã được hoàn theo hướng dẫn tại Thông tư số42/2001/TT-BTC ngày 12/6/2001 Cơ quan thuế khi kiểm tra xác định số thuếGTGT được hoàn của chủ dự án phải kiểm tra việc Ngân sách Nhà nước cấp vốncho chủ dự án căn cứ theo Xác nhận của Kho bạc Nhà nước.
Các cục thuế địa phương gửi danh sách các chủ dự án, nhà thầu chính đã đượchoàn thuế GTGT tới Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước trung ương.Căn cứ danh sách đối tượng được hoàn thuế GTGT, cơ quan Kho bạc rà soát, đốichiếu và xác định số thuế GTGT chủ dự án phải nộp lại NSNN, đồng thời phối hợpvới các cơ quan có liên quan yêu cầu chủ dự án nôp lại NSNN như hướng dẫn tạiThông tư số 42/2001/TT-BTC.
- Đối với dự án ODA vay được NSNN cấp phát, khi ban hành quyết định hoànthuế GTGT, Cục thuế phải gửi thêm 1 bản Quyết định hoàn thuế GTGT đối với dựán (kể cả trường hợp hoàn thuế GTGT cho nhà thầu chính) cho chủ dự án và Bộ tàichính (Vụ đầu tư) để thực hiện ghi tăng vốn đầu tư cho dự án
5/ Đối với trường hợp quy định tại mục 7 phần 2.2.1.2:
- Các hồ sơ đã nêu tại phần 1 ở trên, trong đó bảng kê khai tổng hợp chỉ tổnghợp thuế GTGT đầu vào được hoàn, Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dich vụ mua vàotheo mẫu số 03/GTGT; 05/GTGT (đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụngchứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT)
- Bản sao quyết định phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền(Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND, ) theo quy định tại điều 5quyết định số 28/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (bản sao có xác nhận củacơ sở)
Trang 23- Văn bản xác nhận của Ban quản lý tiếp nhận viện trợ Bộ tài chính về khoảntiền viện trợ của tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, trong đó nêu rõ tên của tổ chứcviện trợ, giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý tiền viện trợ (bản sao cóxác nhận của cơ sở)
* Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
- Phòng hành chính tiếp nhận hồ sơ và ghi sổ, đóng dấu theo quy định- Sau đó chuyển hồ sơ về phòng quản lý thu.
* Bước 3: Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế được hoàn:
a) Phòng quản lý thu tiến hành kiểm tra hồ sơ Cụ thể như sau:
- Hồ sơ hoàn thuế đã đầy đủ theo quy định chưa?
- Các chỉ tiêu trong hồ sơ đã ghi đầy đủ và chính xác hay chưa?
- Đối tượng nộp thuế và trường hợp ghi trong hồ sơ hoàn thuế có đúng với đốitượng và trường hợp được hoàn hay không?
Nếu phát hiện hồ sơ không đầy đủ hoặc thiếu chính xác, cán bộ phòng quản lýthu thông báo lại cho ĐTNT để sửa đổi, bổ sung.
b) Kiểm tra, xác định số thuế hoàn trả:
- Đối với các trường hợp đề nghị hoàn thuế có đầy đủ hồ sơ với đầy đủ các căncứ pháp lý, phòng quản lý thu xác định số thuế được hoàn dựa trên các tài liệu sau:
+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu đề nghị hoàn thuế với các chi tiết gửi kèm theohồ sơ.
+ Đối chiếu số liệu trong hồ sơ với số liệu cơ quan thuế đang quản lý về cácchỉ tiêu kê khai thuế tháng có liên quan, số thuế đã nộp, số thuế còn phải nộp.
+ Kiểm tra, tính toán cụ thể số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong đóphân tích mối quan hệ doanh thu hàng xuất khẩu với tiêu thụ trong nước, thuếGTGT đã nộp khi nhập khẩu vật tư hàng hoá, thuế GTGT đã nộp của tài sản đầu tư.
Trường hợp thật cần thiết phải kiểm tra tại cơ sở để xác minh thêm căn cứ xácđịnh số thuế hoàn thì phòng quản lý thu phải báo cáo với lãnh đạo duyệt kế hoạchkiểm tra trực tiếp tại cơ sở.
Trang 24+ Sau khi phòng quản lý thu kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế được hoàn, cánbộ chuyển hồ sơ về phòng nghiệp vụ chính sách thuế để giám sát và góp ý vào từnghồ sơ hoàn thuế trước khi trình lãnh đạo duyệt.
Đối với trường hợp hoàn thuế lớn, phức tạp, thời gian khấu trừ kéo dài thìphòng quản lý thu chuyển hồ sơ sang cho phòng thanh tra xử lý tố tụng thực hiện.
Trong quá trình xem xét giải quyết hồ sơ hoàn thuế, các phòng quản lý thu,phòng nghiệp vụ, phòng thanh tra xử lý tố tụng, có thể khai thác thông tin từ hệthống máy tính để tham khảo trong từng trường hợp như:
+ ĐTNT có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra liên tục trong 3 tháng trởlên.
+ ĐTNT có số thuế khấu trừ đầu vào nhưng không có số thuế phát sinh đầu ra.+ ĐTNT có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra.
+ ĐTNT có số thuế sẽ được hoàn sau quyết toán.
Sau khi kiểm tra, xác định số thuế được hoàn, phòng quản lý thu lập phiếutrình lãnh đạo về hoàn thuế với nội dung như sau:
+ Hoàn cho đối tượng nào+ Số thuế đơn vị đề nghị hoàn
+ Số thuế hoàn trả đơn vị theo kết quả kiểm tra
c) Dự thảo quyết định kèm theo phiếu trình lãnh đạo cục thuế.
* Bước 4: Lãnh đạo duyệt:
Lãnh đạo cục xem xét, duyệt các trường hợp được hoàn thuế và kí quyết địnhhoàn thuế Quyết định này được chuyển cho phòng hành chính.
* Bước 5: Gửi và lưu các quyết định hoàn thuế:
Phòng hành chính sao quyết định hoàn thuế thành 3 bản và đóng dấu lấy sốcông văn:
- 01 bản gửi cho ĐTNT- 01 bản gửi cho Kho bạc tỉnh- 01 bản gửi cho phòng quản lý thu
Trang 25Thời hạn giải quyết hoàn thuế đối với đối tượng áp dụng hoàn thuế trước,kiểm tra sau tối đa là 15 ngày (03 ngày đối với các trường hợp hoàn thuế GTGT chocác dự án sử dụng vốn ODA) kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Thời hạn giải quyết hoàn thuế đối với đối tượng áp dụng kiểm tra, thanhtra tại cơ sở trước khi hoàn thuế tối đa là 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồsơ theo quy định
* Bước 6: Lập danh sách đối tượng được hoàn thuế:
Cuối tháng, phòng quản lý thu căn cứ vào quyết định hoàn thuế để lập danhsách kết quả hoàn thuế cho phòng máy tính để điều chỉnh số thuế phải nộp trong kỳcủa đối tượng được hoàn, và ra thông báo nộp thuế cho đối tượng nộp thuế.
* Bước 7: Kho bạc hoàn thuế:
Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhận quyết định hoàn thuế, Kho bạc thực hiệnthủ tục hoàn thuế, lập chứng từ hoàn thuế và gửi 01 liên cho cơ quan thuế.
* Bước 8: Nhập chứng từ hoàn thuế:
- Phòng máy tính nhận và nhập chứng từ hoàn thuế từ Kho bạc chuyển sang,lưu chứng từ tại phòng, hạch toán riêng số thuế đã hoàn theo quyết định hoàn thuế,số thuế đã hoàn theo chứng từ Đến cuối tháng tổng hợp báo cáo "số thuế đã hoàn"gửi lên cấp trên.
* Bước 9: Kiểm tra sau khi có quyết định hoàn thuế:
Sau khi cơ sở kinh doanh đã có quyết định hoàn thuế, cơ quan thuế tiến hànhkiểm tra tại cơ sở Sau khi kiểm tra nếu phát hiện có sự sai phạm trong việc lập hồsơ đề nghị xin hoàn thuế thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp 1: Số thuế thực được hoàn nhỏ hơn số thuế đã hoàn thì ĐTNT
ngoài việc phải hoàn trả NSNN số tiền thuế kê khai sai, còn bị xử phạt theo quyđịnh theo trình tự xử lý như sau:
- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày phát hiện sai phạm, Cục trưởng Cục thuếra quyết định thu hồi số tiền thuế GTGT đã hoàn lớn hơn số thuế GTGT được hoànvào NSNN.
Trang 26- Trường hợp ĐTNT có hồ sơ xin hoàn thuế kỳ tiếp theo thì xử lý bù trừ vàosố thuế được hoàn trong kỳ Nếu bù trừ không hết số tiền phải thu hồi thì ĐTNTphải nộp số còn lại vào Kho bạc Nhà nước.
b) Trường hợp 2: Số thuế được hoàn lớn hơn số thuế đã hoàn thì Cục trưởng
Cục thuế ra quyết định hoàn ngay số còn thiếu cho ĐTNT.2.2.1.4 Tác dụng của công tác hoàn thuế GTGT:
Luật thuế GTGT được áp dụng đã phát huy được tính tự giác cao của cácdoanh nghiệp bởi vì thuế GTGT yêu cầu các đối tượng nộp thuế tự khai, tự tính thuếtheo đúng quy định Đặc biệt, các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các chế độhoá đơn, chứng từ ghi rõ số thuế GTGT đầu vào, đầu ra để cơ quan có thẩm quyềnlàm căn cứ xét hoàn thuế cho mình Khi nền kinh tế có sự chuyển đổi thì việc xéthoàn thuế GTGT đã có tác dụng lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phụckhó khăn khi kinh doanh không đạt hiệu quả như mong muốn.
Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải rất năng động trong kinhdoanh, tuy nhiên việc gặp khó khăn trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi.Chính vì vậy, việc hoàn thuế đã đóng góp một phần nhất định tạo điều kiện về tàichính khi các doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, nếu các cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếusố thuế đầu vào của tài sản đầu tư đã tính khấu trừ sau 3 tháng mà số thuế chưađược khấu trừ vẫn lớn hơn số thuế đã được khấu trừ thì được xét hoàn lại số thuếchưa được khấu trừ Việc quy định như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sởkinh doanh trong quá trình đầu tư, mở rộng sản xuất, từ đó khuyến khích họ đầu tưmở rộng sản xuất phát triển.
Việc hoàn thuế GTGT còn góp phần khuyến khích xuất khẩu Điều này đượcthể hiện như sau: Hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất thuế GTGT là 0% (tứclà hoàn thuế đầu vào) Việc thực hiện hoàn thuế này đã góp phần cho các doanhnghiệp có điều kiện thuận lợi để cạnh tranh với hàng hoá trên thị trường quốc tế.Ngoài ra, việc hoàn thuế GTGT còn thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ
Trang 27tự giác trong việc tự kê khai, tự tính thuế, nâng cao ý thức của các doanh nghiệp,buộc họ phải thực hiện đúng quy trình thì mới được cơ quan có thẩm quyền xéthoàn thuế.
Nói tóm lại, việc hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp đã tạo được rất nhiềuthuận lợi trong quá trình kinh doanh, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất, khuyếnkhích xuất khẩu hàng hoá, tạo được thế mạnh trên thị trường thế giới và thúc đẩyviệc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiệnnay, nhất là trong điều kiện chúng ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới.
2.2.1.5 Yêu cầu của công tác hoàn thuế GTGT:
Để công tác hoàn thuế được thực hiện theo đúng quy định, phát huy tối đa cáctác dụng của mình thì việc hoàn thuế GTGT phải được thực hiện theo đúng các yêucầu cơ bản sau:
- Đối tượng nộp thuế phải tự giác trong việc tự kê khai, tự tính thuế, nâng caoý thức của mình để làm sao đảm bảo hồ sơ hoàn thuế chính xác, đúng căn cứ vàđúng quy định.
- Cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế phải thận trọng xem xét các vấn đề như:hoá đơn, chứng từ; nếu có sự sai sót phải yêu cầu các đối tượng nộp thuế giải trình,bổ sung, hoàn thiện đầy đủ theo đúng yêu cầu đã quy định; nếu không có vấn đề gìsai sót thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện hoàn thuế cho đối tượng theođúng quy trình hoàn thuế GTGT
- Quá trình thực hiện hoàn thuế phải đảm bảo theo đúng quy trình, có như vậycông tác hoàn thuế GTGT mới bảo đảm chính xác, đúng yêu cầu và tránh được tìnhtrạng gian lận trong việc lợi dụng hoàn thuế để chiếm đoạt tiền của Nhà nước
2.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT ở nước ta hiệnnay:
Từ tác dụng của công tác hoàn thuế GTGT ta thấy rằng việc hoàn thuế khithực hiện đúng sẽ phát huy tính tích cực của Luật thuế, tạo nguồn thu lớn cho Ngânsách Nhà nước…Nhưng ngược lại, nếu việc hoàn thuế không thực hiện đúng sẽ gâytổn thất cho Ngân sách Nhà nước, làm cho Nhà nước mất nguồn thu và ý thức tự
Trang 28giác của doanh nghiệp cũng không được nâng cao Vì vậy, việc hoàn thiện công táchoàn thuế GTGT ở nước ta hiện nay là hết sức cần thiết.
2.2.2.1 Hoàn thuế kịp thời tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về vốn kinh doanhcho các doanh nghiệp:
Ta biết rằng tiền có giá trị về mặt thời gian, giá trị của một đồng tiền ngàyhôm nay sẽ khác so với giá trị của một đồng tiền vào ngày mai Giá trị này tăng lênhay giảm đi là phụ thuộc vào cách sử dụng của người cầm nó Trở lại với thuếGTGT, thuế GTGT được xác định bằng thuế GTGT đầu ra trừ đi thuế GTGT đầuvào Tuy nhiên do rất nhiều nguyên nhân (như đã trình bày ở trên) mà dẫn đến thuếâm, nghĩa là số thuế mà doanh nghiệp đáng lẽ phải nộp nhỏ hơn số thuế mà doanhnghiệp đã thực nộp (trong kỳ hay tháng đó), như vậy là số thuế âm đó sẽ nằm "chết"trong Kho bạc, trong khi nhu cầu về vốn đối với các doanh nghiệp luôn luôn là vấnđề nóng bỏng Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để giải quyết hoàn thuế"kịp thời" nhằm tăng cường hiệu quả của việc sử dụng vốn Hiện nay, tốc độ hoànthuế đã có những bước tiến triển nhanh hơn so với những năm đầu thực hiện nhưngnhìn chung các doanh nghiệp vẫn còn "phàn nàn" về việc kéo dài thời gian hoànthuế so với quy định Khách quan mà nói nguyên nhân thuộc về chính các doanhnghiệp cũng nhiều nhưng những nguyên nhân thuộc về cơ quan thuế cũng không ít.
2.2.2.2 Việc tính thuế GTGT theo phương pháp gián tiếp là dựa vào hoá đơn,chứng từ:
Hoá đơn, chứng từ là bằng chứng của một nghiệp vụ kinh doanh và là căncứ đối với nhiệm vụ tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế Do vậy, việc tính thuế GTGTdựa vào hoá đơn, chứng từ nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy các cơ sởsản xuất kinh doanh thực hiện tốt chế độ hoá đơn, chứng từ khi mua bán hàng hoávà cung ứng dịch vụ thu tiền, tăng cường công tác hạch toán, nâng cao ý thức tựgiác trong việc tự kê khai, tự tính thuế, Hơn nữa, nó cho phép cơ quan thuế cũngnhư các cơ quan hữu quan thuận lợi trong quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát cáchoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, từ đó có nhận định đúng về nền kinh tế, kịp
Trang 29Tuy nhiên, nếu thực hiện không tốt không những sẽ làm thất thoát tiền củaNhà nước mà còn tạo động cơ cho các doanh nghiệp lập sổ sách kế toán, hoá đơn,chứng từ gian dối, đi lệch hướng với mục đích của hoàn thuế Hiện nay, việc sửdụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp để kê khai hoàn thuế GTGT là hiện tượngkhá phổ biến: Rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách hoàn thuế dùng hoá đơnmua hàng về tẩy xoá ghi giá trị hàng hoá số tiền cao hơn thực tế hàng mua vào, muahoá đơn trắng về lập hoá đơn mua hàng để được khấu trừ hoàn thuế, lập hoá đơnkhống thông đồng với đơn vị xuất khẩu để kê khai hoàn thuế, đây là loại hoá đơnbất hợp pháp rất khó phát hiện…
2.2.2.3 Xuất phát từ thực trạng lợi dụng quy định hoàn thuế để gian lận chiếmđoạt tiền thuế của Nhà nước của các doanh nghiệp:
Thời hạn giải quyết hoàn thuế đối với đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểmtra sau tối đa là 15 ngày (03 ngày đối với các dự án sử dụng vốn ODA) kể từ ngàynhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định Với thời gian này thì chỉ đủ để cán bộ thuếthẩm định sơ bộ hồ sơ như: mã số thuế, tên đơn vị, tính toán số học có chính xáchay không mà thôi, chứ không đảm bảo được tính chính xác về các số liệu do doanhnghiệp tự kê Để đảm bảo chính xác, các cán bộ thuế phải trực tiếp xuống đơn vịkiểm tra, đối chiếu số liệu thực tế phát sinh, muốn vậy thì cần phải chờ quyết địnhkiểm tra của lãnh đạo, hơn nữa số lượng doanh nghiệp được hoàn lớn trong khi cánbộ kiểm tra thuế chỉ có hạn, thời gian kiểm tra một hồ sơ đã hoàn thuế cũng khôngthể làm nhanh được vì nghiệp vụ kinh tế phát sinh không chỉ ở một phạm vi, mộtđịa bàn nhất định mà có thể mở rộng giữa địa phương này với điạ phương khác,giữa quốc gia này với quốc gia khác với vô vàn các mối quan hệ chằng chịt khôngkể đến việc các doanh nghiệp cố tình tạo nghiệp vụ kinh tế giả, sử dụng hoá đơnthật nội dung giả, nhằm bòn rút tiền của Nhà nước.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác hoàn thuế GTGT:
2.3.1 Nhân tố chủ quan (cơ quan thuế):
Việc triển khai thực hiện các qui trình quản lý, các văn bản chỉ đạo của Tổngcục thuế chưa được coi trọng, chưa phát huy được hiệu quả, cụ thể như:
Trang 30- Việc phối hợp quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn của các doanhnghiệp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế (bộ phận bán ấn chỉ, các bộ phận quảnlý thuế) chưa có quy chế cụ thể, chưa đáp ứng đúng yêu cầu: nhanh, chính xác đểphục vụ tốt cho công tác quản lý thuế.
- Sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý thu với các bộ phận thanh tra - kiểmtra ở cơ quan thuế các cấp chưa chặt chẽ, mang tính rời rạc, riêng lẻ, dẫn đến thôngtin và kết hợp kiểm tra khi phát hiện đối tượng nộp thuế có các hành vi khai gianlận, trốn thuế hoặc có hành vi không chấp hành các qui định của cơ quan thuế Không được phát hiện kịp thời, số lượng và chất lượng của các cuộc kiểm tra đạthiệu quả chưa cao.
- Chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra chưa được xây dựng và thực hiệntốt, nếu có thì cũng chưa rõ ràng, cụ thể, không có trọng tâm, trọng điểm.
- Hoạt động thông tin, nối mạng giữa các cơ quan thuế còn hạn chế nên khôngthể nắm được đầy đủ, kịp thời các hoạt động kinh doanh và tình hình nộp thuế củacác doanh nghiệp khi cần thiết Mặt khác, do công tác xác minh, đối chiếu hoá đơngiữa các địa phương hiện nay vẫn làm theo phương pháp thủ công (xác minh bằngvăn thư), vì vậy không phát hiện kịp thời việc sử dụng các hoá đơn đã thông báomất, thông báo hết hiệu lực sử dụng, hoá đơn mua bán bất hợp pháp
- Lực lượng kiểm tra, thanh tra về thuế còn ít, chất lượng cán bộ về chươngmôn nghiệp vụ chưa cao, chưa có kinh nghiệm nên không thể đáp ứng yêu cầuthanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, phục vụ chocông tác quản lý Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì cơ quan thuế không cóchức năng điều tra, từ đó việc quản lý, thanh tra, kiểm tra khi phát hiện có nhữngdấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan thuế không thể tiếp tục dùng các biện phápcho việc điều tra, khai thác sâu hơn để kết luận sai phạm cụ thể, chỉ tiến hành kiểmtra được trên sổ sách, chứng từ kế toán do doanh nghiệp cung cấp do đó hạn chế đếnkết quả thanh tra, kiểm tra.
- Công tác thanh tra, kiểm tra hiện tại được thực hiện chỉ qua 1 khâu, các biên
Trang 31được phúc tra (xem xét lại) nên dễ dẫn tới việc buông lỏng quản lý, sót nguồn thuhoặc dễ tạo điều kiện cho một số cán bộ thoái hoá thông đồng với doanh nghiệp gâythất thu NSNN.
- Do việc Ngân hàng phải đảm bảo bí mật về thông tin và quyền lợi củangười gửi tiền (chủ tài khoản) nên sự phối hợp giữa cơ quan thuế và ngân hàngtrong việc thực hiện cưỡng chế để đảm bảo thu đủ tiền thuế vào NSNN của đốitượng nộp thuế theo qui định của pháp luật chưa được thực hiện.
- Xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan chức năng còn chậm và chưanghiêm là một nguyên nhân làm cho việc chiếm dụng tiền thuế ngày càng nghiêmtrọng Cụ thể là một số doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT bị cơ quan thuế vàcông an phát hiện có sự gian lận, nhưng cho đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểmvới nhiều lý do như thiếu kinh phí, con người để điều tra, xác minh hoặc tội danhchưa rõ Đối với những trường hợp đã bị xử lý thì mức phạt chưa nghiêm không cótác dụng răn đe, giáo dục.
- Việc cưỡng chế thi hành các quyết định xử lý về thuế, về phạt có nhiềubất cập về lực lượng, tổ chức, các trình tự thủ tục cưỡng chế đảm bảo thu đủ tiềnthuế, tiền phạt
- Công tác thống kê, khai thác thông tin kinh tế - xã hội trong công tácquản lý thu thuế bị coi nhẹ dẫn đến các cơ quan quản lý Nhà nước không nắm sáttình hình sản xuất kinh doanh ở địa phương nên khi kiểm tra không so sánh đốichiếu được thực lực, khả năng nguồn hàng của địa phương cung cấp để từ đó có cơ
Trang 32sở đối chiếu, đấu tranh với các hành vi sai phạm, cũng như hoạch định chính sáchkinh tế của địa phương.
- Về phía cơ quan pháp luật (Công an, Viện kiểm soát) do lực lượng cánbộ chưa nắm rõ và cập nhật đầy đủ các chính sách, chế độ, nghiệp vụ trong lĩnh vựcthuế, chưa quan tâm được nhiều tới việc bố trí lực lượng đủ mạnh để phối hợpthường xuyên với cơ quan thuế trong công tác điều tra xác định rõ hành vi sai phạmcủa các đối tượng trong lĩnh vực thuế để xử lý công khai kịp thời các tội phạm trốnthuế, chiếm đoạt tiền thuế, nhằm giáo dục răn đe các đối tượng khác trong việc kêkhai, thực hiện nghĩa vụ thuế.
Việc trao đổi thông tin, uỷ thác điều tra, xác minh giữa Việt Nam và cácnước khác trong lĩnh vực thuế còn hạn chế.
b) Nhân tố khác:
- Một số tổ chức, cá nhân kinh doanh cố tình thực hiện các hành vi viphạm qui định về quản lý, sử dụng hoá đơn Một số người mua hàng thông đồng vớingười bán hàng để mua hoá đơn khống chỉ, nâng giá hàng cao hơn thực tế, lập hoáđơn khống (không có hàng hoá) để trốn thuế, để được khấu trừ, hoàn thuế, hợp lýhoá các khoản chi bất hợp pháp hoặc thanh toán tài chính trong các doanh nghiệp,các cơ quan thụ hưởng NSNN.
- Một số tổ chức, cá nhân kinh doanh do hiểu biết không đầy đủ các quiđịnh về quản lý, sử dụng hoá đơn nên đã vô tình có các hành vi vi phạm các quiđịnh về quản lý, sử dụng hoá đơn trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thutiền.
Trang 33CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀN THUẾGTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC KHỐI
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý thu thuếGTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội:
1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khốicông nghiệp:
Hà Nội là một địa bàn tập trung rất nhiều đơn vị công nghiệp quốc doanh lớn,vừa và nhỏ vừa đa dạng về loại hình, vừa đa dạng về quy mô nên việc quản lý cácđối tượng này tương đối phức tạp Do đó, muốn quản lý một cách triệt để, bao quátchúng ta phải đi sâu nghiên cứu đặc điểm của các đơn vị này.
* Đối với bộ phận quốc doanh trung ương:
- Các đơn vị có vốn lớn, quy mô sản xuất rộng, có khả năng trang bị máy mócthiết bị tốt nhằm cải tiến nâng cao năng lực sản xuất.
- Đội ngũ lãnh đạo ở trình độ cao, hầu hết các Giám đốc, kế toán trưởng đềucó trình độ Đại học, có ý thức cao trong việc chấp hành các chế độ, chính sách doNhà nước quy định.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có tay nghề cao, thường xuyên được tiếp xúcvà nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
* Đối với bộ phận quốc doanh địa phương:
- Bộ phận này nói chung cơ sở vật chất còn nghèo nàn, máy móc thiết bị cũkỹ, chậm đổi mới do vốn đầu tư từ Ngân sách còn eo hẹp, chưa đáp ứng được nhucầu bổ sung vốn và đầu tư theo chiều sâu của mỗi doanh nghiệp…
- Trình độ quản lý của bộ phận này cũng còn nhiều hạn chế, đội ngũ côngnhân chủ yếu là làm gia công, làm hợp đồng do trình độ tay nghề và kinh nghiệpsản xuất còn yếu kém
Trang 341.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế Hà Nội: 1.2.1 Phòng quản lý thu:
- Quản lý đối tượng nộp thuế: theo dõi tình hình biến động về ĐTNT trên lĩnhvực địa bàn quản lý như nắm số doanh nghiệp phát sinh, doanh nghiệp phá sản…phân tích tình hình thu nộp, tham gia việc lập dự toán thu, tham mưu đề xuất vớilãnh đạo Cục các biện pháp quản lý.
- Hướng dẫn ĐTNT các thủ tục kê khai đăng kí thuế, lập hồ sơ miễn thuế,giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế Giải đáp thắc mắc của ĐTNT liên quan đếnviệc tính thuế, thu nộp thuế Lập và tổ chức lưu giữ các hồ sơ của các doanh nghiệp.- Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên các tờ khai đăng kí kinh doanh,kê khai nộp thuế, hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, quyết toánthuế, Liên hệ với các ĐTNT để chỉnh sửa việc kê khai theo đúng quy định.
- Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo Cục giải quyết các trường hợp miễn thuế,giảm thuế, hoàn thuế Lập các thủ tục xét, miễn, giảm, hoàn thuế theo quy định, xácđịnh số thuế quyết toán của từng ĐTNT Cung cấp các thông tin về kết quả xét,miễn, giảm, hoàn, quyết toán thuế cho từng bộ phận tính thuế.
- Thực hiện việc ấn định thuế cho các ĐTNT không nộp hoặc nộp chậm tờkhai thuế Xác định các ĐTNT cần phát hành lệnh thu hoặc phạt hành chính thuế.
- Theo dõi tình hình thu nộp thuế để thực hiện việc đôn đốc nhắc nhở nộp thuếđầy đủ và đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước Phối hợp với phòng Thanh tra xử lýtố tụng thực hiện việc kiểm tra sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ mua - bán của cácđối tượng có hiện tượng khai man, trốn lậu, nợ đọng thuế.
Trang 35các phòng quản lý thu, phòng thanh tra xử lý tố tụng và phòng nghiệp vụ thực hiệncác biện pháp thu nộp thuế
1.2.3 Phòng kế hoạch kế toán thống kê:
- Lập dự toán thu hàng năm, phân bổ kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kếhoạch của các Chi cục và các phòng quản lý thu.
- Căn cứ vào số liệu về tình hình tăng trưởng Kinh tế - Xã hội tại địa phương,phân tích số liệu thống kê thuế để lập dự toán thu hàng năm của toàn đơn vị Thammưu cho lãnh đạo Cục về khai thác các nguồn thu, bồi dưỡng nguồn thu và các biệnpháp chỉ đạo thu.
- Hỗ trợ phòng quản lý thu để quản lý, đôn đốc thu nộp và thực hiện các biệnpháp cưỡng bức thu đối với các đối tượng chây ỳ, cố tình vi phạm pháp luật thuế.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý thu và tính thuế của các bộphận để kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong công tác quản lý thu thuế.
1.2.5 Phòng nghiệp vụ thuế:
- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chính sách thuế, quy định về thuếcủa các doanh nghiệp và quy trình quản lý thu thuế của Cục thuế và các Chi cụcthuế trực thuộc.
- Giúp lãnh đạo Cục thuế hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chính sách thuế, cácchế độ, quản lý các biện pháp nghiệp vụ thu thuế và thu khác đối với các ĐTNTthuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Cục thuế quản lý.
Trang 36- Phòng còn có trách nhiệm nhận, đóng dấu ngày nhận và gửi cho các ĐTNTthông báo thuế, quyết định hoàn thuế, miễn, giảm thuế, biên bản phạt hành chính,
2 Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khốicông nghiệp tại Cục thuế Hà Nội:
2.1 Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT:2.1.1 Kết quả thu Ngân sách:
( Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả thu Ngân sách năm 2005 - 2006 của phòngquản lý DNNN số 2)
06 so vớiKH 06
+ Tình hình giá xăng dầu trên thế giới tăng nên trong nước cũng ảnh hưởng
Trang 37đã giảm 500đ/lit Giá nước sinh hoạt tăng từ tháng 3 nên sản xuất kinh doanh chiphí sẽ tăng Về kinh doanh gia cầm và thuỷ cầm cuối năm do bùng phát lại dịchcúm nên Nhà nước đã cấm buôn bán, nhập khẩu gia cầm và tiêu huỷ gia cầm chưaqua kiểm dịch Về ngành chè rất khó khăn, giảm khối lượng xuất khẩu Ngành sắtthép kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn Một số ngành kinh doanh thuận lợi nhưngành dệt may, bánh kẹo
+ Từ tháng 10, phòng đã chuyển 50 đơn vị có số thu lớn và chấp hành Luậtthuế tốt lên phòng đầu tư nước ngoài của bộ phận thí điểm tự khai, tự tính tự nộp,và chuyển số thu chiếm 87% số thu của phòng đi, do đó số thu của phòng chỉ còn13% Tuy nhiên, số đối tượng quản lý của phòng vẫn còn 700 doanh nghiệp có sốthu nhỏ và khó thu do nhiều doanh nghiệp bị lỗ và công nợ chưa thanh toán nên khókhăn, việc giải quyết hoàn thuế và miễn giảm thuế của phòng thường xuyên và sốlượng nhiều, cả năm lên tới 172 hồ sơ.
- Kết quả thu 6 tháng cuối năm:
Do có sự thay đổi lớn về số thu nên nhiệm vụ kế hoạch năm 2005 chỉ căn cứvào nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch quý 4/2005 để đánh giá kết quả hoàn thànhnhiệm vụ năm Trong quý 4/2005, thu 94.816 triệu đạt 143% kế hoạch quý 4 Cụcgiao, trong đó các loại thu đạt vượt kế hoạch là:
+ Thu TƯ: 75.106 triệu đạt 156%
+ Thu địa phương: 14.957 triệu đạt 115%+ Thu phí và lệ phí: 2.799 triệu đạt 147%
+ Riêng thuế thu nhập, Cục giao cao không có nguồn thu phát sinh nên chỉ thu1.954 triệu đạt 65%
Thực hiện 6 tháng cuối năm đạt 530.919 triệu và cả năm 2005 đạt 1.527.686triệu Phòng đã kiểm tra quyết toán thuế cả năm 229 đơn vị, đạt kế hoạch 107%, đãcó biên bản quyết toán thuế 234 đơn vị, đạt 109% và so với cùng kỳ thì đạt 104%.
Trong 6 tháng cuối năm có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợinhư ngành dệt may, ngành sản xuất hàng tiêu dùng, nên cũng góp phần làm tăng số
Trang 38thu, phòng đã bám sát thực tế phát sinh để đôn đốc nên có 1 số bộ ngành đã hoànthành kế hoạch quý 4.
* Năm 2006:
+ Năm 2006, giá xăng dầu trên thế giới vẫn tăng, giá vàng thế giới tăng nêntrong nước cũng ảnh hưởng: ngày 20/4 giá vàng là 1,4 triệu đồng /chỉ; đến tháng10-11 đã giảm còn 1,1 - 1,2 triệu đồng/chỉ Tình hình kinh doanh bất động sản 6tháng đầu năm bị đóng băng, nhưng đến cuối năm lại nóng dần lên Tiền lươngtháng 10 đã tăng từ 350.000đ lên mức 450.000đ Những ngành kinh doanh phânbón, thuốc trừ sâu, chăn nuôi và ngành dệt của phòng kinh doanh khó khăn nên đãảnh hưởng tới nguồn thu của phòng.
- Trong tháng 4/2006 kiểm toán Nhà nước kiểm tra ngành thuế và tháng10/2006 kiểm toán phía Bắc kiểm tra toàn ngành nên phải phục vụ báo cáo hoànthuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế, kê khai thuế, báo cáo nợ đọng thuế.
- Đầu năm 2006 sẽ thực hiện ngay một số quy trình nợ đọng thuế (1123), quytrình thanh tra (1166), và năm 2006 được Cục thuế Hà Nội uỷ quyền cho các phòngsẽ ra thông báo thuế hàng tháng lần 1 và 2 (năm trước lãnh đạo Cục ký).
- Năm 2006 là năm chuẩn bị thực hiện cho cải cách thuế để Luật quản lý thuếsẽ thực hiện vào tháng 7/2007 nên cán bộ được tham gia các khoá học theo mô hìnhquản lý mới, nắm vững thêm kê khai thuế trên máy…
Từ đặc điểm trên kinh tế tuy cũng có nhiều ngành còn khó khăn, song được sựquan tâm chỉ đạo thống nhất, đoàn kết tập trung của lãnh đạo Cục, kết quả thu 6tháng cuối năm 2006 đã đạt như sau:
- Nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 ước thu: 400.602 triệu đồng Đến ngày24/11/2006 đã hoàn thành kế hoạch pháp lệnh năm đạt 100,53% và đến ngày15/12/20006 đã hoàn thành kế hoạch phấn đấu năm đạt 100,26% thu 372.273 triệu.Các năm từ 2004, 2005 phòng đều không hoàn thành kế hoạch phấn đấu, nhưngnăm 2006 đã hoàn thành kế hoạch pháp lệnh 115%, kế hoạch phấn đấu 107% và sovới cùng kỳ 123% do phòng đã có nhiều biện pháp tích cực đốc thu nên đã hoàn