1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay

85 553 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 324 KB

Nội dung

Trờng Đại học Vinh khoa lịch sử ------- ------ lê thị thuỷ hà Khoá luận tốt nghiệp đại học tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Giáo viên hớng dẫn: TS. Lê Tiến Giáp Vinh, 2006 ------------- Lời cảm ơn Để hoàn thành khoá luận này em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới tập thể thầy cô giáo Khoa Lịch sử, những ngời đã dạy dỗ em trong những năm học tại Khoa. Đặc biệt em xin cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Lê Tiến Giáp- giảng viên Khoa Lịch sử, ngời đã tận tình chỉ bảo em trong quá trình làm khoá luận này. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên tạo điều kiện giúp đỡ tốt để em hoàn thành khoá luận. Tác giả A- mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. ở nhiều quốc gia trên thế giới kinh tế nông nghiệp và sự biến đổi của nông thôn rất đợc coi trọng. Riêng đối với Trung Quốc vấn đề nông thôn và kinh tế nông nghiệp cùng chiếm vị trí hàng đầu, vì đây là một quốc gia khổng lồ với 9,6 triệu km 2 và có tới hơn 1,2 tỉ ngời, trong đó số dân nông thôn là 782,41 triệu ngời, chiếm 60,91% tổng số dân Trung Quốc (2001), và có tới gần một nửa số lao động làm nông nghiệp. Nh Điền Kỷ Vân-Phó Thủ tớng Trung Quốc đã nói: giải quyết vấn đề nông nghiệp đặc biệt là vấn đề lơng thực, cần phải có sự cố gắng nhiều mặt; nhng trớc hết vẫn phải nhận thức sâu sắc đối với vai trò cơ bản của nông nghiệp. Cái đó tuy là vấn đề cũ nhng trong điều kiện lịch sử mới, cần phải đi sâu hơn một bớc nữa nhận thức của mình. Ông còn nói: Nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân nớc ta, đó là phù hợp với quy luật kinh tế khách quan của tình hình trong nớc ở nớc ta. Chúng ta chỉ có thể nhận thức nó, tự giác vận dụng nó, và quyết không thể đi ngợc lại nó. Nếu không sẽ bị trừng phạt. Do đó, sau khi nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đợc thành lập, trong một thời gian dài, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trơng lấy sản xuất nông nghiệp làm cơ sở cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, coi vấn đề nông nghiệpnông thôn là nhân tố ràng buộc cơ bản đối với sự phát triển kinh tế -xã hội Trung Quốc. Trớc năm 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã có nhiều cuộc thử nghiệm; nào là lấy đấu tranh giai cấp làm chính, nắm lấy khâu cách mạng thúc đẩy sản xuất, nào là đi con đờng nhất đại nhị công lấy lơng thực làm cơng lĩnh, nào là noi theo điển hình Đại trại Trong suốt gần 30 năm dò dẫm tìm đờng phát triển nông nghiệp, ở Trung Quốc đã gặt hái đợc nhiều thành công, nhng cũng gặp phải không ít những sai lầm trầm trọng tởng chừng nh không thể thoát ra đợc. Trớc thực tiễn tàn khốc đó, tháng 12-1978 tại Hội nghị Trung ơng 3 khoá XI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua chính sách cải cách mở cửa kinh tế trong đó có kinh tế nông nghiệp. Đến nay, sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa đợc gần 30 năm nhiều vùng nông thôn Trung Quốc đã có những bớc tiến dài, đời sống đã thay da đổi thịt, hàng triệu hộ nông dân Trung Quốc đã đủ ăn và có thể làm giàu trên mảnh ruộng của mình. Nông nghiệp Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa đã phát triển một cách nhanh chóng, trớc sức phát triển nhanh chóng đó, ở phơng Tây đã xuất hiện thuyết mối đe dọa Trung Quốc không phải vì sợ những ngời Trung Quốc đói nghèo, thiếu ăn giành giật khẩu phần của họ, mà họ lo rằng: nớc này đã no đủ và giàu lên nhanh chóng, thừa sức cạnh tranh ngang ngửa với các cờng quốc hàng đầu. Trung Quốc là con s tử đã tỉnh giấc, vơn vai. Công cuộc cải cách mở cửaTrung Quốc đến nay đã trải qua hơn 1/4 thế kỷ. Tuy thời gian cha dài nhng nhờ giải phóng t tởng cùng với tinh thần thực sự cầu thị, mạnh dạn tìm tòi cải cách, tất cả xuất phát từ thực tế, đất n- ớc khổng lồ chiếm 1/4 dân số thế giới đã từ chỗ nghèo nàn lạc hậu, đã vơn lên thành một nớc có nền kinh tế tăng trởng cao, liên tục, đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Việt Nam và Trung Quốc là 2 nớc láng giềng "núi liền núi sông liền sông", nhân dân 2 nớc lại có truyền thống hữu nghị lâu đời. Việt Nam và Trung Quốc đều là những nớc đang phát triển, trình độ phát triển kinh tế xã hội chênh lệch nhau không nhiều, có những đặc trng văn hoá truyền thống gần gũi và cùng chọn lựa con đờng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam và Trung Quốc với những mức độ khác nhau đều mắc phải những khuyết điểm sai lầm đó là chủ quan nóng vội, duy ý chí. Cho nên kinh nghiệm xây dựng kinh tế nói chung và đổi mới kinh tế nông nghiệp nói riêng của mỗi nớc là những bài học bổ ích có thể tham khảo, vận dụng để có thể phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi quốc gia. Sự phát triển thần kì của kinh tế nông nghiệp Trung Quốc đã đa nớc này từ một nớc thiếu đói quanh năm trở thành một nớc có tiềm lực kinh tế đứng thứ 7 trên thế giới và là nớc xã hội chủ nghĩa duy nhất trên thế giới có bớc phát triển kinh tế vợt bậc. Những thành tựu về kinh tế của Trung Quốc nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng đã làm cho các nớc trên thế giới phải kinh ngạc. Với những lý do đó tôi chọn đề tài"Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay" làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử vấn đề. Nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nớc chú ý. Nhiều công trình nghiên cứu đã đợc công bố nh : Cuốn Cộng hoà nhân dân Trung Hoa 55 năm xây dựng và phát triển - Viện Khoa học xã hội, Viện nghiên cứu Trung Quốc - Nhà xuất bản khoa học xã hội -2005. Trong tác phẩm này đã nêu một cách khái quát những thành tựu và hạn chế về mọi mặt của Trung Quốc từ khi giành độc lập dân tộc cho đến nay. Trong đó, vấn đề nông nghiệpnông thôn cũng đợc đề cập tới một cách khái quát nhất. Cuốn Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc - Tiến sỹ Nguyễn Minh Hằng (Chủ biên) - Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội - 2003, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu vai trò của kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế chung của Trung Quốcmột số vấn đề về phát triển nông nghiệp Trung Quốc chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang một nền nông nghiệp hiện đại thích ứng vời xu thế chung của thế giới. Cuốn Về cải cáchmở cửa Trung Quốc của Lý Thiết ánh Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc(dịch) - Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội - 2002 , đã cung cấp những lí luận về công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc trong đó có kinh tế nông nghiệp. Cuốn Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc (Giai đoạn 1992 - 2010) do Tiến sĩ Nguyễn Kim Bảo (Chủ biên) - Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội 2004 - đã giới thiệu một số vấn đề về điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 1992 - 2010, nhằm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khi Trung Quốc gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO - Trong đó, những chính sách về chiến lợc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng đợc đề cập tới. Cuốn Toàn cầu hoá kinh tế lối thoát của Trung Quốc là ở đâu? của Lu Lực do Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc (dịch)- Nhà xuất bản Khoa học xã hội -2002, giới thiệu đến những vấn đề về việc lựa chọn của Trung Quốc vào việc tham gia toàn cầu hoá. Đây là lối thoát duy nhất để bổ sung thiếu hụt về vốn, kĩ thuật ( ) đi sâu phân tích các chính sách mà Trung Quốc cần áp dụng trong chiến lợc cải cách mở cửa, nới rộng hoạt động ngoại thơng, khuyến khích thu hút nguồn vốn bên ngoài. Cuống Trung Quốc năm 2020 của Ngân hàng Thế giới do Viện Kinh tế học (dịch) - Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội - 2001, đã đa ra vấn đề: hiện nay, Trung Quốc đang phải vật lộn với hai quá trình: thứ nhất là chuyển đổi kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trờng, thứ hai là chuyển từ một xã hội nông nghiệp nông thôn sang xã hội công nghiệp -đô thị. Cuốn sách đã đề cập đến những thành công bớc đầu của hai quá trình này. Tuy nhiên nó cũng nêu ra những hạn chế trong quá trình thực hiện; và đa ra phơng hớng phát triển kinh tế Trung Quốc trong tơng lai (2020). Cuốn Trung Quốc những năm 80 của Viện Mác-Lênin- Nhà xuất bản Thông tin lý luận- 1986. Trong đó đã đề cập đến những thành tựu và những cái cha đạt đợc trong chiến lợc phát triển kinh tế nông nghiệp , là những ý kiến đánh giá, nhận xét về chặng đờng đầu tiên của công cuộc cải cách mở cửa của đất nớc này . Cuốn Trung Quốc những thành tựu và triển vọng của Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc-Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội- 1994, trong đó đề cập một cách toàn diện về nền kinh tế Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến năm 1994, và những nhận thức về nông nghiệp Trung Quốc đã đạt những thành tựu gì và đặt ra những vấn đề cần đợc giải quyết trong thời gian tới. Cuốn Trung Quốc 20 năm cải cách mở cửa cải cách chế độ sở hữu của Tề Quốc Trân (chủ biên)- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội- 2001, các tác giả đã đề cập đến những chính sách của công cuộc cải cách mở cửa Trung Quốc về chế độ sở hữu từ năm 1978 đến năm 1998; thông qua các bộ luật về cải cách chế độ sở hữu nông thôn nói riêng và cả nớc nói chung trong đó có nông nghiệp. Cuốn Nghiên cứu Trung Quốc - Một vấn đề kinh tế-văn hoá của Viện nghiên cứu Trung Quốc-Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội- 1994. Cuốn sách này bao gồm một số bài viết của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, trong đó trình bày nhiều khía cạnh: kinh tế, văn hoá, đối ngoại, đặc biệt là vấn đề cải cách nông thôn và nông nghiệp Trung Quốc. Cuốn Cải cách cơ chế quản lý kinh tế ở Trung Quốc - Đặc điểm và bài học kinh nghiệm của phó tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội- 1998. Cuốn sách đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và phơng pháp luận của cơ chế quản lý kinh tế: khảo sát và phân tích quá trình cải cách cơ chế quản lý kinh tế ở Trung Quốc từ sau năm 1978 đến năm 1998, từ đó tác giả nêu lên đặc điểm và bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc cải cách cơ chế quản lý kinh tế, đa ra những gợi ý vận dụng có chọn lọc cho Việt Nam, trong đó có những cải cách phát triển kinh tế nông nghiệp. Cuốn Tình hình và triển vọng kinh tế Trung Quốc của Mã Hồng-Tôn Th- ợng Thanh (chủ biên) do Phó giáo s Nguyễn Huy Quý(dịch)-Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội-1998. Đây là cuốn sách giới thiệu toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc năm 1994 và những giải pháp kinh tế nớc này trong năm 1995. Cuốn Đặng Tiểu Bình - Nhà cải cách kinh tế hàng đầu thế kỷ XX của Phan Thế Hải-Nhà xuất bản Thanh niên- 2001. Tác giả đã viết về chân dung một nhà cải cách thiên tài Đặng Tiểu Bình, ông đã có hơn nửa thế kỷ hoạt động trên chính trờng- ngời mở đầu cho công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Cuốn sách đã nhấn mạnh chân dung một con ngời: vừa là nhà chính trị, nhà quân sự tài ba lại vừa là một nhà khoa học kinh tế. Ngoài ra trong các bài viết đợc đăng tải trên các tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc- Viện nghiên cứu Trung Quốc cũng đăng tải rất nhiều bài viết của các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành về tình hình kinh tế Trung Quốc nói chung và tình hình kinh tế nông nghiệp nói riêng. Tóm lại, nghiên cứu về quá trình hiện đại hoá nông nghiệpTrung Quốc không phải là vấn đề mới mà ở mỗi đề tài, trong phạm vi nghiên cứu của mình lại đề cập đến một khía cạnh nhất định của quá trình đó.Tiếp thu thành tựu của các học giả, là một sinh viên năm thứ 5 tôi quyết định chọn đề tài: Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay làm đề tài nghiên cứu của mình. 3. Nhiệm vụ và giới hạn đề tài. Cũng nh các quốc gia khác trên thế giới, vấn đề phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng đợc Đảng và nhà nớc Trung Quốc rất quan tâm, đã đặt nó trong chiến lợc phát triển kinh tế của đất nớc. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ đề cập đến tình hình nông nghiệp Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay với những vấn đề sau, cụ thể: Thứ nhất: nêu tình hình nông nghiệp Trung Quốc trớc cải cách mở cửa, trong đó nêu lên tình hình nông nghiệp Trung Quốc khi nớc này thực hiện cải cách ruộng đất, tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp và thời kì thực hiện kinh tế kế hoạch hoá. Từ đó đa ra những cái đạt đợc và cha đạt đợc trong chặng đờng gần 30 năm đó của Trung Quốc. Đó là những tiền đề cho công cuộc cải cách mở cửa trong nông nghiệp Trung Quốc sau này. Thứ hai: đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình nông nghiệp Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay, làm sáng tỏ phần nào chính sách phát triển nông nghiệp, việc thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình và nêu ra những thành tựu, hạn chế của nó. Qua đó đề tài nêu lên sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trong chiều dài lịch sử từ cải cách mở cửa đến nay. Cuối cùng, khoá luận đề cập đến những giải pháp cho sự phát triển nông nghiệp Trung Quốc trong giai đoạn từ nay về sau. 4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng rất nhiều nguồn tài liệu, cụ thể gồm tài liệu từ các trung tâm lu trữ, các công trình nghiên cứu hoa học của các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành. Về phơng pháp nghiên cứu, chúng tôi kết hợp phơng pháp lịch sử và ph- ơng pháp logic. Ngoài ra,chúng tôi còn sử dụng phơng pháp tổng hợp và phân tích các thông tin có liên quan đến vấn đề đợc trình bày, trên cơ sở những nguồn t liệu khác nhau để chọn ra những thông tin phù hợp và tin cậy. 5. Bố cục của đề tài A- Phần mở đầu. B- Phần nội dung: Chơng 1: Tình hình nông nghiệp Trung Quốc trớc khi tiến hành cải cách mở cửa. Chơng 2: Nông nghiệp Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay C- Phần kết luận B- nội dung Chơng 1 Tình hình nông nghiệp Trung Quốc trớc cải cách mở cửa 1.1. Nông nghiệp Trung Quốc thời kỳ cải cách ruộng đất Ngay sau khi nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đợc thành lập (1-10- 1949) dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông, cả dân tộc Trung Hoa cùng đồng tâm hăng hái bớc vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc tiến hành khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh, bao gồm cả công nghiệpnông nghiệp. Thực tiễn lịch sử Trung Quốc đã chứng minh rằng khi nào tình hình nông nghiệp tốt đẹp, cơ sở nông nghiệp vững chắc thì toàn bộ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế Trung Quốc đợc tiến hành thuận lợi, đợc nhân dân ủng hộ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn khẳng định, nếu không có cơ sở vật chất là hàng hoá nông sản phong phú làm đảm bảo, không có nền kinh tế nông thôn phát triển và thị trờng nông thôn rộng lớn, không có cuộc cải cách nông thôn đi đầu và thành công thì toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thể phát triển tốt đẹp đợc. Nông nghiệp ổn định là đảm bảo đáng tin cậy cho việc xây dựng Trung Quốc thành một đất nớc giàu mạnh. Do đó, vấn đề nông nghiệp và hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốcvấn đề quan trọng nhất và đợc quan tâm nhiều nhất trong tiến trình khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Một trong những công việc đầu tiên trong công việc khôi phục và phát triển kinh tế của Trung Quốc sau chiến tranh là các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà Nớc Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất không phải là vấn đề mới xuất hiện sau ngày giải phóng, mà nó xuất hiện từ trớc khi Nhà nớc Trung Hoa mới ra đời. Cải cách ruộng đất đã đợc tiến hành ở hầu hết các khu căn cứ cách mạng và khu giải phóng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, song cuộc cải cách ruộng đất đ-

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình biến động dân số nông nghiệp và phi nông nghiệp ở Trung Quốc đầu thập niên 1950. - Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay
nh hình biến động dân số nông nghiệp và phi nông nghiệp ở Trung Quốc đầu thập niên 1950 (Trang 15)
Bảng 1: Sản xuất kinh tế của Trung Quốc và tỷ lệ giá trị gia tăng nông nghiệp (1952 1998) – - Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay
Bảng 1 Sản xuất kinh tế của Trung Quốc và tỷ lệ giá trị gia tăng nông nghiệp (1952 1998) – (Trang 80)
Bảng 1: Sản xuất kinh tế của Trung Quốc và tỷ lệ giá trị gia tăng nông nghiệp (1952   1998) – - Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay
Bảng 1 Sản xuất kinh tế của Trung Quốc và tỷ lệ giá trị gia tăng nông nghiệp (1952 1998) – (Trang 80)
Bảng 2: Tình hình cơ bản các loại hình khu vực nông nghiệp của Trung Quốc và tỷ lệ trên cả nớc. - Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay
Bảng 2 Tình hình cơ bản các loại hình khu vực nông nghiệp của Trung Quốc và tỷ lệ trên cả nớc (Trang 81)
Bảng 3: Tình hình khái quát các khu vực trên cả nớc (phân loại theo kiểu khác) - Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay
Bảng 3 Tình hình khái quát các khu vực trên cả nớc (phân loại theo kiểu khác) (Trang 82)
Bảng 4: So sánh hiện đại hóa ở 120 nớc (khu vực) có dân số 1 triệu ngời trở lên trên thế giới năm 1998. - Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay
Bảng 4 So sánh hiện đại hóa ở 120 nớc (khu vực) có dân số 1 triệu ngời trở lên trên thế giới năm 1998 (Trang 83)
Bảng 4: So sánh hiện đại hóa ở 120 nớc (khu vực) có dân số 1 triệu ngời trở lên trên thế giới năm 1998. - Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay
Bảng 4 So sánh hiện đại hóa ở 120 nớc (khu vực) có dân số 1 triệu ngời trở lên trên thế giới năm 1998 (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w