Sự ra đời của chế độ khoán và tác động của nó đối với quá trình hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay (Trang 44 - 62)

hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc

Ngay từ giữa những năm 50( XX), khi phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đang đợc tiến hành rầm rộ trên cả nớc ở Trung Quốc , thì hình thức các gia đình nhận khoán ruộng đất và nhiệm vụ sản xuất từ tổ chức tập thể nông nghiệp đã xuất hiện. Đến nửa cuối năm 1956, các vùng nông thôn Trung Quốc thuộc tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang và một số tỉnh khác đã có những hợp tác xã nông nghiệp thực hiện khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình. Tuy nó đã thể hiện đây là một hình thức phát triển nông nghiệp có hiệu quả nhng trong một thời gian dài nó đã bị coi là mầm mống của kinh tế t bản chủ nghĩa, của t hữu và là đờng lối sai lầm nên bị cấm hoạt động. Trào lu “nhất đại nhị công” trong phong trào công xã hoá cũng khiến cho hình thức sản xuất kinh doanh này không thể tồn tại và phát triển. Nhng công xã nông thôn và chủ trơng “nhất đại nhị công” của nó đã đa xã hội Trung Quốc trở về thời kỳ “đen tối” cha từng có, nhất là trong nông nghiệp với những chỉ tiêu quá cao về sản xuất và thu mua nông sản của nhà nớc gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp gặp phải thiên tai hạn hán lớn cha từng có trong lịch sử. Điều đó khiến cho Trung Quốc bị mất mùa, nạn đói hoành hành khắp nơi.

Từ thực tế cay đắng đó, một số nơi ở Trung Quốc lại khôi phục chế độ khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình. Ruộng trách nhiệm đã đạt đợc thành công vang dội ở tỉnh An Huy, nhng sau đó lại bị coi là chế độ sai lầm, bị “chụp” lên cái mũ chủ nghĩa t bản, là “thụt lùi làm ăn riêng rẽ” và bị ngăn cản [5, 159].

Năm 1978, chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình một lần nữa đợc “sống lại” ở vùng nông thôn thuộc tỉnh An Huy-nơi có truyền thống và cơ sở thực hiện chế độ này. Đến giữa năm 1978, mời tám hộ nông dân thuộc thôn Tiểu Cơng, xã Lý Yên, huyện Phợng Dơng, tỉnh An Huy đã bí mật ký “hợp đồng khoán sản phẩm” bắt đầu làm “sống lại” của một hớng đi đúng [21, 238].

Ban đầu do tình hình xã hội của Trung Quốc nên mọi hoạt động thực hiện chính sách khoán sản phẩm đến hộ gia đình đều đợc diễn ra bí mật, mà theo mọi ngời vẫn thờng gọi là hình thức “khoán chui”.

Đến thời điểm này, có thể nói tính đúng đắn của chế độ khoán sản phẩm, đã khẳng định trong thực tiễn lịch sử , do đó, tuy ban đầu nó đợc thực hiện bí mật nhng do đã có “đất sống” và tính u việt của mình nên nó đã có sức phát triển vững vàng về mặt kinh tế, không những nó đã đa nhân dân Trung Quốc thoát khỏi nạn đói khủng khiếp mà còn làm cho ngời nông dân tin tởng vào thành quả lao động của mình. Với sự “sống lại” lần này, chế độ khoán sản phẩm đã gặp đợc môi trờng chính trị, t tởng thuận lợi nên nó có thể tồn tại và phát triển, trở thành một trào lu không thể thay đổi, vợt qua mọi vật cản và phát triển rộng rãi trên cả nớc. Đến đầu năm 1980 hầu hết trên khắp đất nớc Trung Quốc rộng lớn đều thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình.

Vậy trên nền tảng nào mà đến năm 1978 sự “sống lại của chế độ khoán” lại phát triển đợc và tồn tại mãi đến ngày nay?

Về mặt chính trị Trung Quốc vừa thoát khỏi 10 năm “động loạn” toàn diện do sai lầm của “đại cách mạng văn hoá vô sản”. Tại Hội nghị Trung ơng 3 khoá XI (1978) đã đề ra đờng lối đúng đắn trong việc phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và cuộc thảo luận diễn ra sau đó về vấn đề “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý” đợc tổ chức trên cả nớc.

Hai sự kiện chính trị có ý nghĩa sâu rộng này đã xoá bỏ đợc đờng lối và t tởng “tả” đã thống trị và kìm hãm nền nông nghiệp và các lĩnh vực khác của Trung Quốc trong nhiều năm, mở ra một con đờng để Trung Quốc giải quyết mọi vấn đề, tháo gỡ mọi mâu thuẫn trên tinh thần '' thực sự cầu thị''.

Mặt khác, trong thực tế nền nông nghiệp Trung Quốc bị thể chế công xã kìm hãm trong hơn hai mơi năm, đến cuối những năm 70 (thế kỷ XX) rơi vào tình trạng bễ tắc hậu quả rất đáng lo ngại. Cụ thể: năm 1977 sản lợng lơng thực của Trung Quốc tính bình quân theo đầu ngời cha bằng mức của năm 1957 (306: 274,5 (-2,2%)) [5,158] khi cha thực hiện công xã hoá; năm 1978, thu nhập mà mỗi ngời nông dân nhận đợc từ tập thể là 70 NDT tiền mặt một năm, trong đó ớc khoảng 1/4 đội sản xuất chỉ trả cho mỗi xã viên dới 50 NDT tiền mặt, rất nhiều tổ chức sản xuất nông nghiệp cấp cho xã viên một lợng l- ơng thực thấp hơn rất nhiều so với khẩu phần lơng thực cần thiết. Lơng thực bình quân đầu ngời năm 1978 của đội sản xuất Tiểu Cơng, đội đi đầu trong việc thực hiện khoán, chỉ đạt 100 kg; thu nhập bình quân đầu ngời/năm là 20 NDT. Trớc đó năm nào cũng phải dựa vào cứu trợ của nhà nớc và phải mua lại lơng thực đã bán cho nhà nớc. Còn có rất nhiều công xã, đại đội, đội sản xuất không có tài sản nào khác ngoài ruộng đất, thậm chí vay nợ triền miên để kinh doanh trong tình trạng cực kỳ khó khăn. Lúc đó đã có tới 250 triệu ngời nông dân nông thôn không có đủ cơm ăn áo mặc, thờng có hàng loạt nông dân phiêu bạt đi ăn xin, tha hơng cầu thực [5, 162].

Từ thực tế tàn khốc đó của nền kinh tế đã thôi thúc tất cả mọi ngời, trớc hết là những nông dân trực tiếp sống trong cảnh khó khăn quẫn bách, phải suy nghĩ và tìm lối thoát cho mình. Điều đó lý giải việc mời tám hộ nông dân ở huyện Tiểu Cơng đã bí mật ký “hợp đồng khoán sản phẩm”, chế độ này đã nhanh chóng lan ra khắp cả nớc nh phản ứng dây chuyền và sức sống của nó càng ngày càng mạnh mẽ.

Hình thức kinh doanh mới này phù hợp với trình độ sức sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc thời kỳ này. Đặc biệt là, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp, khi mà đại bộ phận công cụ sản xuất chỉ thích hợp với cá nhân hoặc gia đình sử dụng, quy mô sản xuất tơng đối nhỏ, trình độ xã hội hoá tơng đối

thấp, thì thực hiện khoán gia đình là có lợi cho sự kết hợp các yếu tố của sản xuất, có lợi cho việc động viên tích cực và chủ động của các thành viên trong gia đình nông dân, giải quyết đợc chủ nghĩa bình quân trong phân phối đã tồn tại trong thời gian dài trớc đây, điều chỉnh quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, khắc phục đợc nhợc điểm quản lý quá tập trung và phơng thức kinh doanh đơn nhất trong nông nghiệp [4, 48].

Sở dĩ khoán sản phẩm đến hộ gia đình đã nhanh chóng nhận đợc sự ủng hộ của hầu hết nông dân và của cán bộ nông thôn và trong một thời gian ngắn đã lan rộng ra toàn quốc là do nông dân thôi thúc. Ngời nông dân Trung Quốc đã từng nói rằng: “Sông Trờng Giang có thể chảy ngợc, nhng nông dân Trung Quốc quyết không bao giờ quay lại thể chế công xã cũ” [21, 240].

Nhiều nhà khoa học Trung Quốc cho rằng chế độ khoán sản phẩm không phải là kết quả của sự phát triển mới hay sự nhảy vọt về chất trong sức sản xuất nông nghiệp mà là kết quả của việc đa cuộc cải cách quan hệ sản xuất “quá đà” trở về vị trí hợp lý của nó nhằm sửa chữa những sai lầm “tả khuynh”. Có ngời còn gọi đây là'' sự trả thù'' của quá trình hợp tác hoá nông nghiệp nóng vội do chính con ngời tạo ra. Trung Quốc đặt ra kế hoạch trong 15 năm hoàn thành quá trình hợp tác hoá, nhng chỉ trong 4 năm đã hoàn thành, nên lúc này phải lùi trở lại, phải chạy lại từ đầu. Do đó, chế độ khoán sản phẩm đã phải chịu nhiều cản trở và đả kích, những ngời mạnh dạn thực hiện cũng phải chịu nhiều phê phán, dày vò, đày ải, nhng nó vẫn nhiều lần đợc khôi phục và trở thành một trào lu lớn, đợc hoàn toàn công nhận và tồn tại đến ngày nay.

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhng tất cả đều đề cập đến vấn đề sự phát triển hợp quy luật thì hợp tác hoá là một sự “đốt cháy giai đoạn” trong nhận thức về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nông nghiệp. Chỉ có thể có một nền tảng vững chắc khi đi theo quy luật phát triển từ thấp đến cao của nó, mà khoán sản phẩm là một hình thức sản xuất phù hợp nhất và là con đờng buộc phải đi qua trong tiến trình phát triển nông nghiệp theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Lênin đã từng nói: Chủ nghĩa xã hội là chế độ hợp tác văn minh của những ngời lao động và cần phải đi xuyên qua chủ nghĩa t bản nhà nớc để đi tới chủ nghĩa xã hội, tức là qua một thời kỳ quá độ lâu dài - xây dựng chủ

nghĩa xã hội bỏ qua vị trí thống trị của bộ máy t bản chủ nghĩa còn về kinh tế thì vẫn phải đi theo quy luật chung của nó (5 hình thái kinh tế-xã hội ) theo logic phát triển lịch sử - tự nhiên.

Chế độ khoán cũng là một trong những bớc phát triển của kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Qua quá trình thực hiện nó đã đạt đợc rất nhiều thành tựu nhng cũng không ít những sai lầm thiếu sót phải khắc phục dần để phù hợp với tình hình từng thời kỳ. Ví nó là một hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp quá độ xuất hiện trong quá trình phát triển từ nền nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại. Chế độ khoán đã có những tác động rất lớn đối với quá trình hiện đại hoá trong nông nghiệp ở Trung Quốc.

Về mặt tích cực

Chế độ khoán đã có tác động rất mạnh mẽ trong quá trình hiện đại hoá của nông nghiệp Trung Quốc:

Thứ nhất, chế độ khoán sản phẩm đã phá vỡ sự khống chế hành chính mang tính cỡng bách của nền kinh tế kế hoạch đối với nông nghiệp , giúp từng bớc khôi phục lại mối quan hệ kinh tế giữa nông nghiệp với thị trờng và với nền kinh tế hàng hoá đã bị cắt đứt bởi nền kinh tế kế hoạch, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp thoát khỏi mô hình truyền thống và phát triển theo hớng hiện đại. Việc thực hiện khoán sản phẩm đến hộ gia đình đợc thực hiện dần dần, từng bớc một, nhằm hạn chế đợc sự lạc quan tếu trớc những thành công bớc đầu do nó mang lại.

Việc thực hiện chế độ khoán sản phẩm đã xoá bỏ bớt tình trạng nhà nớc dùng biện pháp hành chính để quản lý nông nghiệp và hàng nông sản ở nông thôn . Nhà nớc tăng giá mua nhiều nông phẩm và việc phi tập thể hoá. Tháng 3-1979, ở Trung Quốc đã diễn ra việc nhà nớc tăng đáng kể từ 15% đến 25% tuỳ trờng hợp giá mua các nông phẩm (ngũ cốc, bông, dầu thực vật, thịt lợn). Độc quyền nhà nớc trong việc mua và bán ngũ cốc, lơng thực phẩm bị huỷ bỏ từng phần vào năm 1984 [3,76]. Thực hiện chính sách tăng giá thu mua nông sản vào các năm 1979, 1983, 1985 từ 27% đến 48% so với năm 1978 và giảm khối lợng chủng loại nông sản thu mua theo chỉ tiêu pháp lệnh và tăng khối l-

ợng nông sản nhà nớc mua theo giá thoả thuận [12, 17]. Đến đầu năm 1994, giá nông phẩm tăng mạnh, cuối tháng 11-1994 giá lơng thực tăng 59,5% so với cùng tháng năm trớc đó. Hiện nay giá hàng nông sản của Trung Quốc đều cao hơn giá thị trờng quốc tế. Theo thống kê chỉ trong vòng 10 năm (1991- 2001) giá lơng thực của Trung Quốc đã tăng hàng năm với tốc độ 10% giá l- ơng thực trong nớc tăng lên nhanh chóng, từ năm 1986 đến năm 1995, giá lúa mì trong nớc tăng từ 537,2 NDT/tấn lên 1.662 NDT/tấn, tăng 20,9%, giá ngô tăng từ 450 NDT/tấn lên 1.556 NDT/tấn, tăng 24%, giá gạo tăng từ 778,4 NDT/tấn lên 2.859 NDT/tấn, tăng 267%. Giá lúa mì của Trung Quốc năm 1995 đã cao hơn 28,8% so với giá trên thị trờng thế giới, giá ngô cao hơn 71,1%, giá gạo cao hơn 17,8% [7, 497].

Điều đó đã giúp cho nông dân Trung Quốc có thể xây dựng mối liên hệ trực tiếp với thị trờng trên mọi lĩnh vực một cách sâu sắc và rộng rãi cha từng có kể từ khi nớc Trung Hoa mới ra đời. Dựa vào nhu cầu của thị trờng để sản xuất, nó đã buộc nhà nớc liên hệ với nông dân với t cách là một ngời trao đổi hàng hoá do đó từng bớc xoá bỏ đợc chế độ thu mua thống nhất đã thực hiện trong suốt hơn 30 năm qua và thay vào đó là chế độ ký hợp đồng mua bán. Từ đây ngời nông dân mới trở thành chủ sở hữu của chính sản phẩm mình làm ra, họ có thể tự do mua bán sản phẩm thành quả lao động của mình.

Chế độ khoán sản phẩm đã xoá bỏ đặc quyền của dân thành thị lâu nay thông qua nhà nớc, gần nh hởng không những thành quả lao động của ngời nông dân. Trớc đây trong con mắt của ngời nông dân thì dân thành thị là những ngời tiêu dùng lơng thực do đội sản xuất cung cấp [3, 89]. Đến đây “lối mòn” của cách nghĩ ấy đã bị xoá bỏ, dân thành thị muốn có sản phẩm nông sản thì phải thông qua việc mua bán, trao đổi và ngời nông dân là ngời có quyền làm chủ sản phẩm mình làm ra và tự định đoạt cách sử dụng. Ngời nông dân chỉ phải trích ra một ít để nộp thuế nông nghiệp cho nhà nớc, số còn lại họ có thể đem bán hoặc tích trữ.

Vậy là, hàng nông sản của Trung Quốc đã từng bớc trở thành hàng hoá thực sự. Trong quá trình thực hiện chế độ khoán, nền nông nghiệp Trung Quốc cũng theo đó phát triển theo hớng thị trờng hoá, thơng phẩm hoá. Tỷ lệ nông

sản hàng hoá của Trung Quốc năm 1978 tăng 7,8%; năm 1979 là 90% [3, 76]. Đến năm 1990 tăng lên hơn 10 điểm phần trăm đạt đến hơn 60% so với 49,6% của năm 1980 và năm 1994 đã có tới 445 triệu tấn lơng thực đợc tiêu thụ [19, 32].

Đầu năm 1996, Tổng bí th Giang Trạch Dân nói: “Đa nông dân vào thị tr- ờng, liên kết chặt chẽ các hộ nông dân với thị trờng, thúc đẩy sản nghiệp hoá nông nghiệp - đó chính là nhu cầu bức thiết của việc phát triển nền kinh tế thị trờng xã hội chủ nghĩa và cũng là nguyện vọng mãnh liệt của đông đảo nông dân” [1, 340].

Nhân tố tạo nên sự phát triển của nông nghiệp Trung Quốc chủ yếu là do chế độ khoán sản phẩm đợc tiến hành trên khắp các vùng nông thôn trong cả nớc. Từ năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành cải cách cơ chế quản lý kinh tế nông thôn, thực hiện từ dới lên trên, thực hiện hình thức kinh doanh khoán sản phẩm đến hộ gia đình (khoán đến hộ, khoán toàn bộ đến hộ) thay thế hình thức kinh doanh thống nhất của đội sản xuất, làm tan rã tận gốc cơ chế kinh tế cũ ở nông thôn. Đến cuối năm 1984, cả nớc có 5,69 triệu đội sản xuất, trong đó 99,96 số đội đã thực hiện khoán sản lợng đến hộ hay khoán toàn bộ đến hộ, chiếm 98,2% số thôn, 96,3 số hộ và 98,6% đất canh tác trong cả nớc [4, 48].

Thứ hai, chế độ khoán sản phẩm trong nông nghiệp Trung Quốc đã giúp nông dân thoát khỏi “sợi dây trói buộc” không cho phép họ tự do lu động trong nhiều năm qua. Nó đã giải phóng đợc rất nhiều nông dân ra khỏi sự ràng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay (Trang 44 - 62)