Một số tác động khác tác động đến quá trình hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc từ cải cách, mở cửa đến nay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay (Trang 62 - 69)

nghiệp Trung Quốc từ cải cách, mở cửa đến nay

2.2.2.1. áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Kiến trúc s nổi tiếng của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc - Đặng Tiểu Bình đã nhiều lần nhấn mạnh. Khoa học kỹ thuật là lực lợng sản xuất thứ nhất, nó có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế -xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng [12, 62]. Vì vậy, đi đôi với cải cách quản lý, khoa học và công nghệ cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của sản xuất nông nghiệp Trung Quốc.

Đây là vấn đề đợc đề cập đến rất nhiều trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc. Do đó, năm 1996 ở Trung Quốc có 1.169 cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp với hơn 80.000 cán bộ, 67 trờng đại học và 374 trờng trung cấp kỹ thuật nông nghiệp, một lực lợng khuyến nông và dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp với 100.000 cơ sở, 860.000 cán bộ chuyên trách và 460.000 ngời hoạt động nghiệp vụ phục vụ trên 180 triệu hộ nông dân. Bên cạnh đó, công nghệ sinh học đã đợc nghiên cứu thành công và ứng dụng vào trồng trọt, chăn nuôi. Cụ thể: Trung Quốc là nớc đầu tiên trên thế giới nghiên cứu thành công và đa vào sản xuất đại trà nhiều giống lúa lai có năng suất cao, trên 50% diện tích lúa nớc ( 17 triệu ha ) đa giống mới vào sản xuất góp phần tăng thêm 50 triệu tấn lơng thực hàng năm.

Cũng trong năm 1996, theo thống kê trong ngành chăn nuôi, Trung Quốc đã lai tạo ra nhiều giống lợn tốt nh giống lợn Xanxiang nuôi 6 tháng đạt 90 kg, thụ tinh nhân tạo cho hàng trăm triệu lợn, hàng chục triệu bò. Về thuỷ nông, đã xây dựng 82.000 hồ chứa nớc, 150.000 giếng nớc, trang bị trên 5 triệu máy bơm đảm bảo tới cho 45 triệu hecta đất gieo trồng.

Về phân bón, đã tăng mức độ bón phân hoá học từ 0,8 kg/hecta (1952) lên 250 kg/hecta (1993).

Về cơ giới hoá, đến năm 1996 đã cơ giới hoá làm đất đợc 38,5 triệu hecta, nông nghiệp đợc trang bị 6 triệu máy kéo nhỏ hai bánh, 850.000 máy kéo lớn bốn bánh và máy kéo xích trong đó trên 70% là do các hộ nông dân mua sắm [13, 18].

Những năm gần đây, công cuộc cải tạo và đổi mới kỹ thuật nông nghiệp Trung Quốc đã đạt đợc những thành tích lớn. Với chỉ tiêu chiến lợc là: lấy khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hiện đại làm trụ cột vững chắc, chuyển nông nghiệp truyền thống thành ngành nông nghiệp hiện đại hoá dựa trên cơ sở khoa học-kỹ thuật hiện đại, từng bớc hạ thấp tỷ trọng dân số nông nghiệp, tận dụng tối đa đất khai thác và các nguồn lực khác, nâng cao sức lao động và giá trị sản phẩm, xây dựng hệ thống kỹ thuật sản xuất hiện đại hoá [12, 65]. Do đó, trình độ kỹ thuật trong ngành nông nghiệp của Trung Quốc đã vơn lên đạt trình độ trên trung bình của thế giới hiện nay.Số mã lực máy móc mà các hộ nông dân Trung Quốc có đợc đã có khả năng đáp ứng đợc nhu cầu canh tác toàn bộ bằng máy móc, rất nhiều nơi đã thực hiện đợc cơ giới háa nông nghiệp. Trung Quốc đã đạt đợc nhiều tiến bộ về các mặt gây giống mới, năng suất cao, chất lợng tốt, kháng sâu bệnh cao. Các công trình nghiên cứu sinh vật nông nghiệp đã khởi động Vì vậy, với diện tích đất trồng chiếm…

khoảng 10% của cả thế giới, nông nghiệp Trung Quốc đã nuôi sống 22% dân số thế giới. Sản lợng lơng thực Trung Quốc năm 2000 đạt 500 triệu tấn [16, 9].

Song, vấn đề đa nền nông nghiệp từ nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hiện đại, áp dụng triệt để mọi thành quả của khoa học-kỹ thuật và công nghiệp thì cần một thời gian dài để học tập, tiếp thu và sử dụng những thành quả đó một cách tốt nhất, nó đòi hỏi những ngời hoạt động trong ngành nông nghiệp có kiến thức để sử dụng một cách tốt nhất những thành tựu đó. Bởi vậy, vấn đề giáo dục nông thôn là vấn đề quan trọng đang đặt ra đối với ngời nông dân Trung Quốc .

2.2.2.2. Phát triển giáo dục nông thôn nhằm nâng cao tố chất của ngời nông dân

Vai trò của nông nghiệp trong xã hội hiện đại, biểu hiện ở ngay những ngời làm nông nghiệp. Những kỹ thuật cao trong nông nghiệp, quá trình sản xuất xã hội hoá cao độ và thị trờng thay đổi khôn lờng, đòi hỏi những ngời làm nông nghiệp phải có trình độ cao, bao gồm trình độ văn hoá khoa học hiện đại, tri thức kỹ thuật nông nghiệp tơng đối cao, giỏi quản lý do đó, trong…

giai đoạn đầu của cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc vấn đề giáo dục lao động nông nghiệp đặt ra là phải biết áp dụng một cách thành thạo và biết khai thác những u điểm của khoa hoc-kỹ thuật, hạn chế những nhợc điểm của nó, ngời lao động nông nghiệp biết làm chủ những thành quả của khoa học-kỹ thuật chứ không phải là lạm dụng nó một cách bừa bãi. Để đạt đợc yêu cầu đặt ra trên năm 1985, ở Trung Quốc đã có 67.568 học sinh theo học tại các trờng trung học ngành nông nghiệp, đến năm 1990 thì lên tới con số 94.212 học sinh [12,99]. Nhiều biện pháp đã đợc áp dụng để thu hút thanh niên vào các trờng dạy nghề nh: những học sinh tốt nghiệp loại xuất sắc ở các trờng này đợc u tiên có việc làm; cử giáo viên tới các xã, thôn để truyền đạt kiến thức mới, kinh nghiệm và phổ biến kỹ thuật mới.

Do vậy, trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức hoá nh hiện nay thì vấn đề xây dựng hệ thống giáo dục nông nghiệp để đào tạo ra những ngời lao động và kinh doanh kiểu mới đạt yêu cầu và đang đợc nhà nớc Trung Quốc quan tâm và chú trọng. Các nhà khoa học Trung Quốc chỉ rõ muốn thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp, nớc này phải đào tạo một đội ngũ chuyên nghiệp về nông nghiệp. Vì bất kỳ một công việc nào cũng đòi hỏi phải có bàn tay con ngời thúc đẩy, mọi trang bị kỹ thuật hiện đại đều phải do ngời thông thạo điều khiển, quản lý, bảo vệ, sử dụng. Nếu chỉ có những trang bị kỹ thuật tiên tiến mà không có những ngời biết cách điều khiển, quản lý bảo vệ, sử dụng một cách chính xác, thì dù có tốt đến mức nào đi chăng nữa cũng trở nên vô dụng, thậm chí còn có thể gây lãng phí lớn về vật chất và tiền của.

Tóm lại, quá trình hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình cải tạo kỹ thuật nông nghiệp, dùng cơ giới thay thế công cụ thô sơ, dùng sức điện thay thế sức ngời, sức vật, dùng những thành quả khoa học và kỹ thuật mới hiện đại cải tạo giống, cải tạo sinh vật phát triển sự nghiệp giáo dục ở nông thôn, nâng cao…

tố chất của ngời nông dân, thúc đẩy những ngời lao động nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc. Nh Mác đã nói: “Muốn thay đổi bản tính của con ngời nói chung làm cho nó có đ- ợc những kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn lao động nhất định và trở thành sức lao động chuyên môn và phát triển thì phải có sự giáo dục và huấn luyện nhất định”.[20]

2.2.2.3. Xí nghiệp Hơng Trấn và tác dụng của nó đối với quá trình hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc

Xí nghiệp Hơng trấn là tên gọi chung cho những xí nghiệp do nông thôn xây dựng, bao gồm các xí nghiệp tập thể của xã hoặc thị trấn, thôn và những xí nghiệp t nhân của nông hộ và liên hộ. Từ khi Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa đến nay, xí nghiệp Hơng trấn đã phát triển mạnh mẽ và phát huy tác dụng ngày càng to lớn đối với sự phát triển của nông thôn Trung Quốc. Vì thế, nó đợc các nhà lãnh đạo Trung Quốc đánh giá cao, coi xí nghiệp Hơng trấn là “thu hoạch lớn nhất” (Đặng Tiểu Bình) và “thành quả quan trọng” (Giang Trạch Dân) của cuộc cải cách ở nông thôn Trung Quốc, là một đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa xã hội mang'' đặc sắc ''Trung Quốc.

Xí nghiệp Hơng trấn đã ra đời ngay sau khi đất nớc mới giải phóng và nó đã thể hiện đợc vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc nói chung và trong nền kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Trung Quốc nói riêng.

Tại Hội nghị Trung ơng lần thứ 3 khoá XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi bàn về xí nghiệp xã, đội đã chỉ rõ: phàm là để phù hợp với nguyên tắc kinh tế hợp lý, những sản phẩm phụ nông nghiệp đợc gia công ở nông thôn dần dần giao cho các xí nghiệp xã, đội thực hiện. Nhờ vậy, các xí nghiệp xã, đội phát triển tơng đối nhanh, tính đến cuối năm 1983, cả nớc có 1,316 triệu xí nghiệp với tổng thu nhập đạt 92,8 tỷ NDT.

Từ năm 1990 trở đi, do xí nghiệp Hơng trấn có tốc độ phát triển phù hợp, nên hiệu quả kinh tế của nó ngày một nâng lên. Theo thống kê, năm 1992 giá trị tổng sản lợng của xí nghiệp Hơng trấn đã đạt hơn 1.600 tỷ NDT, tơng đơng với giá trị tổng sản phẩm xã hội của cả nớc năm 1985.

Xí nghiệp Hơng trấn đã có vai trò và đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông thôn và hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc, mà nổi bật là nó đã thu hút một lợng lớn lao động d thừa trong nông nghiệp. Nền nông nghiệp truyền thống Trung Quốc cùng với sự gia tăng dân số đã làm cho nông nghiệp và nông thôn phải chịu nhiều sức ép lớn, trong đó đáng kể là một lợng lớn lao động d thừa, ứ đọng trong nông thôn làm cho năng suất lao động nông nghiệp trong một thời gian dài bị đình trệ, thậm chí hạ thấp. Do vậy, sự phát triển của xí nghiệp Hơng trấn, ở Trung Quốc đã thu hút khoảng hơn 400 triệu lao động nông nghiệp, bình quân mỗi năm còn tăng tới khoảng 10 triệu. Theo thống kê, trong vòng 10 năm từ 1981-1990, số nhân viên làm việc trong các xí nghiệp Hơng trấn đã tăng từ 28,28 triệu lên 92,65 triệu ngời tăng 64 triệu ngời. Năm 1991, tổng số công nhân viên chức xí nghiệp Hơng trấn đạt 96,091 triệu ngời, chiếm 25,8% tổng số lao động nông nghiệp của cả nớc. Năm 1992 đạt hơn 100 triệu ngời, tăng hơn 4 triệu ngời so với năm 1991. Những năm gần đây, mỗi năm các xí nghiệp Hơng trấn tạo ra khoảng 6 triệu cơ hội việc làm mới. Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 8 đã chuyển dịch tổng cộng khoảng 30 triệu lao động nông nghiệp, cho nên số lao động trong các xí nghiệp Hơng trấn đã lên đến 128 triệu ngời, chiếm hơn 1/4 số lao động ở nông thôn [5, 418]. Điều đó, chứng tỏ số lao động tăng mới ở nông thôn, chủ yếu đợc di chuyển đến xí nghiệp Hơng trấn, tạo điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp.

Xí nghiệp Hơng trấn là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho hiện đại hoá nông nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của xí nghiệp Hơng trấn đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết khó khăn về vốn của tiến trình hiện đại hoá nông nghiệp. Hiện nay, giá trị sản xuất hàng năm của xí nghiệp Hơng trấn là khoảng 8.000 tỷ NDT, chiếm 75% tổng giá trị sản xuất ở nông thôn, lợng vốn cung cấp ngày càng lớn, ngoài ra xí nghiệp Hơng Trấn còn trang bị trực tiếp cho nông nghiệp nhiều loại máy móc nhỏ, phân hoá thuỷ điện nhỏ góp phần…

thúc đẩy nông nghiệp đi vào hiện đại hoá.

Xí nghiệp Hơng trấn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu việc làm ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế truyền thống ở nông thôn

Trung Quốc trớc đây vẫn coi nông nghiệp là chính ,trong nông nghiệp thì ngành trồng trọt luôn luôn chiếm tỉ trọng cao. Năm 1978 tỷ trọng giá trị sản l- ợng nông nghiệp trong giá trị tổng sản phẩm xã hội nông thôn lên tới 70%, trong nông nghiệp thì ngành trồng trọt lại chiếm tới 76,7% [12, 74]. Thông qua việc di chuyển sức lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, sự phát triển của xí nghiệp hơng trấn đã làm thay đổi phơng thức tổ chức và hiệu quả sử dụng các nguồn lực ở nông thôn làm cơ cấu kinh tế nông thôn từ kinh tế truyền thống sang cơ cấu kinh tế hiện đại có hiệu quả cao hơn. Trong bảng tổng giá trị sản phẩm xã hội nông thôn, tỷ trọng giá trị sản lợng nông nghiệp đã từ 70% năm 1978 giảm xuống còn 46,5% vào năm 1988, còn giá trị sản lợng phi nông nghiệp đã từ 30% tăng lên 53,5%, năm 1987, đánh dấu một sự thay đổi về chất trong cơ cấu kinh tế nông thôn Trung Quốc.

Xí nghiệp Hơng trấn phát triển còn góp phần làm thay đổi cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, theo thống kê tỷ trọng sức lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội của cả nớc đã từ 71,4% năm 1978, giảm xuống còn 57,9% vào năm 1988 và dới 17% hiện nay [5, 421].

Sự phát triển mạnh mẽ của xí nghiệp hơng trấn đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nông thôn. ở Trung Quốc, sự phát triển của công nghiệp hơng trấn không phải đi theo con đờng mà các nớc phơng Tây đã trải qua, mà là sự vận dụng nguồn lực tại chỗ, lao động d thừa và nguồn vốn nhàn rỗi ở nông thôn, phát triển với phơng châm “rời đất không rời làng, vào nhà máy mà không vào thành phố”, “vừa công nghiệp, vừa nông nghiệp”.

Xí nghiệp Hơng trấn phát triển đã kéo theo sự phát triển của các ngành phục vụ cho công nghiệp thôn xã, dần dần hình thành các thành phố, thị trấn nhỏ ở nông thôn. Nhờ vậy, hiện nay ở nông thôn Trung Quốc đã xuất hiện hàng loạt thị trấn do xí nghiệp Hơng trấn là chủ thể, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, thơng nghiệp, dịch vụ …

Tóm lại, xí nghiệp Hơng trấn tuy còn tồn tại một số hạn chế nh sự phát triển mất cân đối, sự phân bố không tập trung; tốc độ phát triển quá nhanh, hiệu quả kinh tế giảm, trình độ quản lý và kỹ thuật của xí nghiệp hơng trấn ch- a cao, cơ cấu ngành nghề của xí nghiệp Hơng trấn cha hợp mặc dầu vậy thì xí

nghiệp Hơng trấn vẫn là một mô hình tốt cho sự phát triển nông nghiệp hoá nông thôn và hiện đại hoá nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói, sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách nông thôn, thực hiện một loạt chính sách, biện pháp cởi mở mà trọng tâm là chế độ khoán sản phẩm đến hộ, nông nghiệp Trung Quốc đã có nhiều bớc tiến đáng kể. Sự đóng góp của nông nghiệp trong đời sống kinh tế-xã hội Trung Quốc thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Chế độ khoán sản phẩm không phải là hình thức sản xuất kinh doanh u việt nhất để chuyển nền nông nghiệp Trung Quốc từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hiện đại, nhng nhờ có sự tác động của khoa học-kỹ thuật, sự phát triển của hệ thống xí nghiệp Hơng trấn, sự phát triển giáo dục nông thôn đã làm cho nông nghiệp Trung Quốc phát triển…

hoàn chỉnh.

Hiện nay, thị trờng của Trung Quốc đã đợc mở cửa rộng rãi, nông nghiệp là một trong những ngành bị sức ép nặng nề nhất, thì việc tìm giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy nông nghiệp phát triển càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Con đờng của nông nghiệp tuy đã rất sáng sủa song sau này chắc không tránh khỏi nhiều khúc quanh co, bởi vậy Trung Quốc đã đi tìm những giải pháp cho sự phát triển nông nghiệp trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số vấn đề về nông nghiệp trung quốc từ cải cách mở cửa đến nay (Trang 62 - 69)