Trong hoạt động thực tiễn, mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, tổ chức xã hội; giữa công dân với công dân; khi phát hiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật g
Trang 1MỤC LỤC
Phần thứ nhất
LỜI NÓI ĐẦU
Phần thứ hai
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC
TIẾP CÔNG DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
I QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ CÔNG TÁC KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VÀ TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết khiếu nại, tố cáo
2 Tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trong giai đoạn hiện nay
II MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
1 Mục đích của việc tiếp công dân
2 Ý nghĩa của công tác tiếp công dân
III TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN.
1 Việc tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan đơn vị
2 Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân
IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ LÀM NHIỆM VỤ TIẾP CÔNG DÂN, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI NƠI TIẾP CÔNG DÂN
1 Trách nhiệm của cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân
2 Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân
V TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN Ở SỞ GIAO
THÔNG VẬN TẢI TỈNH HẢI DƯƠNG
1 Một số nét cơ bản về Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hải Dương
2 Về chức năng , nhiệm vụ của Thanh tra Sở
3 Việc thực hiện công tác tiếp công dân ở Sở Giao thông vận tải Hải Dương
VI ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN
Phần thứ nhất
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta
có những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng, y tế, giáo dục…Đặc biệt là đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; quyền dân chủ của nhân dân; trong đó
có quyền khiếu nại, tố cáo ngày càng được phát huy
Việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan hành chính Nhà nước Công tác tiếp
công dân là thể hiện quan điểm “lấy dân làm gốc”, thực sự tôn trọng nhân dân,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân Đây chính là mối quan hệ thiết thực để củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước Thông qua việc tiếp công dân, cơ quan Nhà nước sẽ thu thập được những thông tin cần thiết hiểu được tâm tư nguyện vọng của công dân
Hiến pháp năm 1992 khẳng định khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân, quyền này được sử dụng không hạn chế ở bất cứ lĩnh vực nào Luật Khiếu nại, tố cáo đã cụ thể hoá quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thành những chế định thực thi trên thực tế
Khiếu nại, tố cáo là những hiện tượng được nảy sinh và tồn tại cùng với
sự xuất hiện của Nhà nước Trong hoạt động thực tiễn, mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, tổ chức xã hội; giữa công dân với công dân; khi phát hiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tập thể,
cá nhân, thì công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước, với người có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết
Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, công dân có thể gửi đơn thư khiếu nại , tố cáo đến cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền hoặc trực tiếp đến nơi tếp công dân của cơ quan Nhà nước để khiếu nại, tố cáo và yêu cầu giải quyết
Qua tiếp thu những nội dung mà các giảng viên của Trường Cán bộ Thanh tra đã truyền đạt trên lớp về công tác tiếp công dân, tôi thấy rằng đây là một nội
dung rất quan trọng để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời nó cũng là một nội dung rất rộng, người tiếp công dân luôn luôn nâng cao trình độ năng lực, phải theo kịp và đáp ứng với tình hình phát triển của đất nước
Trang 3Chính vì vậy, tôi chọn chuyên đề:
“Một số vấn đề về công tác tiếp công dân - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác tiếp công dân trong giai đoạn hiện nay’’.
Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian học tập, nghiên cứu chưa được nhiều Bản thân tôi lại chưa tham gia công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cho nên trong bài viết này không tránh khỏi những sơ xuất, sai sót Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí giảng viên và của cán bộ đã và đang công tác trong ngành Thanh tra, để bổ xung cho bài viết này được đầy đủ và mong muốn rằng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian tới ngày càng đạt hiệu quả cao đáp ứng với lòng mong mỏi của nhân dân
Trang 4Phần thứ hai
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC
TIẾP CÔNG DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
I QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG , NHÀ NƯỚC TA VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VÀ TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Khiếu nại , tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân; là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội ;là công cụ quan trọng để nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đấu tranh chống các hành vi trái pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Chính vì vậy, từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo của mình và tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước
Đảng ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
trong đó, nghị quyết Trung ương 3 khoá IX nhấn mạnh: “Xác định rõ trách
nhiệm của thủ trưởng cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân; xử lý nghiêm minh các hành vi trì hoãn, làm trậm trễ, làm sai lệch, can thiệp trái pháp luật hoặc lẩn tránh trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
Điều 74, Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận
“Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào”.
Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định
Để cụ thể hoá quyền khiếu nại, tố cáo được quy định tại Hiến pháp tháng
12 năm 1998, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật Khiếu nại, tố cáo Ngày 07/8/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/1999/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo Ngày 04/6/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2002/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ- CP
Trang 5Đặc biệt, ngày 15/6/2004, Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiến hành thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và ngày 19/4/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2005/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo
và sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
2 Tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội; đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế của nhà nước ta hiện nay, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn là những vấn đề bức xúc, có những diến biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội; gây cản trở cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trước tình hình diễn biến khiếu nại, tố cáo như hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương và chỉ đạo cụ thể, nhưng chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số Bộ, ngành và địa phương vẫn còn rất nhiều hạn chế; tình trạng đơn thư gửi tràn lan, vượt cấp, chuyển vòng vo vẫn còn diễn ra khá phổ biến; vụ việc tồn đọng còn nhiều; việc
xử lý đơn thư chưa kịp thời; thi hành chưa được nghiêm túc…
Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo bị né tránh, đùn đẩy giữa các cơ quan Nhà nước kéo dài nhiều năm không được giải quyết dứt điểm Về phía người đi khiếu nại, có những trường hợp đã được các cấp có thẩm quyền ra quyết định giải quyết đúng chính sách pháp luật, nhưng do nhận thức không đầy đủ về pháp luật hoặc do bị kích động, xúi dục vẫn cố tình gửi đơn hoặc trực tiếp lên Trung ương để khiếu nại……
Xuất phát từ tình hình nêu trên, các ngành, các cấp cần phải coi trọng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Phải coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đảm bảo ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước
II MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
1 Mục đích của việc tiếp công dân.
Tiếp nhận các thông tin kiến nghị phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công
tác quản lý của cơ quan đơn vị Đây là sự thể hiện bản chất dân chủ, “nhà nước
của dân, do dân và vì dân” của Nhà nước ta; đây cũng là một bước cụ thể hoá
Trang 6quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; tham gia thảo luận về các vấn đề chung của cả nước và địa phương; điều này thể hiện phương châm của Đảng và
Nhà nước ta là: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của công dân là nhằm bảo đảm thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được Hiến pháp quy định Mặt khác
nó cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời giữa công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo Thông qua việc tiếp công dân sẽ giúp cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan đơn vị đạt được hiệu quả cao
Việc tiếp công dân cũng nhằm hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo Nội dung này thể hiện rõ yêu cầu mang tính bắt buộc đặt ra với các
cơ quan Nhà nước,với cán bộ, công chức Nhà nước trong quan hệ công dân; đó
là phải luôn luôn tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân và lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân Đồng thời điều này cũng là để khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân; qua
đó tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nói chung; pháp Luật Khiếu nại, tố cáo nói riêng đối với quần chúng nhân dân
2 Ý nghĩa của công tác tiếp công dân.
Có thể nói công tác tiếp công dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác quản
lý nhà nước và xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; ý nghĩa đó được thể hiện như sau:
Một là: Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần phát huy bản chất “nhà
nước của dân, do dân, vì dân” của Nhà nước ta Việc tiếp công dân là thể hiện
trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với nhân dân Làm tròn trách nhiệm này là
sự tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân của cơ quan Nhà nước; đồng thời
có tác động tích cực đến tình cảm, thái độ của nhân dân, bồi đắp thêm niềm tin của nhân dân với các cơ quan Nhà nước Thông qua công tác tiếp công dân, giúp cho Đảng và Nhà nước luôn luôn gần gũi với nhân dân, lắng nghe tâm tư tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, giải đáp kịp thời những vướng mắc trong nhân dân
Hai là: Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng,
tranh thủ trí tuệ của nhân dân, huy động được sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; đảm bảo về một thiết chế cho việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, quyền giám sát của nhân dân đối với cán bộ công chức Nhà nước Từ đó giúp cho các cơ quan Nhà nước kiểm tra,
Trang 7đánh giá phát hiện xử lý kịp thời các khuyết điểm, hạn chế của cán bộ công chức thái hoá biến chất, tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh
Ba là: Thông qua công tác tiếp công dân còn tạo ra động lực thúc đẩy
hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước, công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan tổ chức, đơn vị có điều kiện kiểm tra, đánh giá lại cơ chế chính sách , công tác chỉ đạo điều hành của mình, từ đó có những bổ khuyết thích hợp, kịp thời
Bốn là: Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ nhằm khắc phục hạn chế một
bước khiếu nại, tố cáo tràn nan, vượt cấp, cũng như nhiều bất cập khác của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Kinh nghiệm cho thấy làm tốt công tác tiếp công dân là tiền đề thuận lợi cho việc thụ lý, thẩm tra, xác minh, giải quyết nhanh chóng và có chất lượng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
III TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN.
1 Việc tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Ở mỗi cơ quan đơn vị, vai trò của người đứng đầu sẽ quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác tiếp công dân ở cơ quan đơn vị đó Chính vì vậy, điều 74, điều 76 của Luật Khiếu nại, tố cáo và điều 51 của Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày19/4/2005 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo, đã quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc trực tiếp tiếp công dân
Khác với tiếp công dân của cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp dân; thủ trưởng cơ quan, đơn vị trước hết thể hiện tác phong làm việc, tính dân chủ trong quản lý, điều hành; trực tiếp lắng nghe, trực tiếp xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của mình Thông qua việc tiếp công dân, trực tiếp thủ trưởng cơ quan đơn vị nắm được tình hình khiếu nại, tố cáo của các
cơ quan, đơn vị cấp dưới; từ đó có biện pháp kiểm tra, đôn đốc cấp dưới trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Theo điều 74 của Luật Khiếu nại, tố cáo, thủ trưởng các cơ quan Nhà nước trong công tác tiếp công dân có trách nhiệm cụ thể như sau:
Một là: Trực tiếp tiếp công dân theo định kỳ được quy định tại điều 76
Luật Khiếu nại, tố cáo Ngoài trách nhiệm như người tiếp công dân thường
Trang 8xuyên, đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của mình có nội dung rõ ràng, cụ thể, có cơ sở gải quyết thì trả lời ngay cho công dân; đối với vụ việc phức tạp cần nghiên cứu xem xét thì phải nói rõ thời hạn giải quyết, người
cần liên hệ tiếp để biết kết quả giải quyết (Khoản 3, điều 53, Nghị định số
53/2005/NĐ-CP ).
Hai là: Tại khoản 4, điều 51, Nghị định số 53/2005/NĐ-CP quy định:
Việc tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải được cán bộ ghi chép vào sổ tiếp công dân và được lưu giữ tại nơi tiếp công dân Những ý kiến của thủ trưởng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân cần được thông báo bằng văn bản cho các bộ phận liên quan biết để triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung và tiến độ
Ba là: Tại điều 76,Luật Khiếu nại, tố cáo: Việc tiếp công dân của thủ
trưởng cơ quan Nhà nước trực tiếp tiếp công dân được quy định như sau:
a Chủ tịch UBND cấp xã, mỗi tuần ít nhất một lần;
b Chủ tịch UBND cấp huyện, mỗi tháng ít nhất hai ngày;
c Chủ tịch UBND cấp tỉnh, mỗi tháng ít nhất một ngày;
d Thủ trưởng các cơ quan khác của Nhà nước, mỗi tháng ít nhất một ngày
Bốn là: Tại khoản 2, điều 51, Nghị định 53/2005/NĐ-CP quy định:
Ngoài việc tiếp công dân theo định kỳ, thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải tiếp công dân khi có yêu cầu khẩn thiết Đó là các trường hợp phát sinh các khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người tham gia khiếu nại, tố cáo có ảnh hưởng đến vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng; các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến vấn
đề dân tộc, tôn giáo Trong những trường hợp trên, thủ trưởng các cơ quan của Nhà nước phải tổ chức ngay việc trực tiếp tiếp công dân mà không căn cứ vào lịch tiếp công dân định kỳ
2 Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức tiếp công dân.
Ngoài việc trực tiếp tiếp công dân, cũng theo quy định của điều 74, điều75 Luật Khiếu nại, tố cáo và điều 50 của Nghị định số 53/2005/NĐ-CP quy định:
- Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo;
bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có
ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân
Trang 9- Thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải tổ chức, quản lý nơi tiếp công dân của cơ quan mình, ban hành nội dung tiếp công dân; bố trí nơi tiếp công dân tại địa điểm thuận tiện; đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân và nội quy tiếp công dân Lịch tiếp công dân phải được ghi cụ thể thời gian; chức vụ người tiếp công dân Nội quy tiếp công dân phải ghi rõ trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo
Với quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo cũng như Nghị định số 53/2005/ NĐ-CP cho thấy, cán bộ tiếp công dân được thể hiện và có các tiêu chuẩn chủ yếu sau:
- Có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách pháp luật làm công tác tiếp công dân Bởi vì cán bộ tiếp công dân là người thay mặt cơ quan,
tổ chức để tiếp xúc với nhân dân nội dung các vấn đề phản ánh ở nơi tiếp công dân rất đa dạng, liên quan đến chính sách, pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó, trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan Nhà nước là phải bố trí những cán bộ có đủ khả năng và tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Có phẩm tốt ở đây không chỉ là tiêu chuẩn chung của cán bộ công chức thể hiện ở đức
tính “ Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư” mà còn đòi hỏi có “ Bản lĩnh chính
trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng”.
- Có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật để có thể hướng dẫn cho công dân khi thực hiện nhiệm vụ của mình Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay người cán bộ tiếp công dân phải là những người am hiểu pháp Luật Khiếu nại, tố cáo về đất đai, chính sách xã hội, giải toả đền bù, kinh tế tài chính.… vì đây là những lĩnh vực nóng bỏng phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn hiện nay
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc: Tinh thần trách nhiệm của cán
bộ tiếp công dân thể hiện ở trách nhiệm của người đại diện cho cơ quan Nhà nước trong mối quan hệ với nhân dân; bởi vì rất nhiều công dân đến nơi tiếp công dân với tâm trạng bức xúc, thậm chí có người mất lòng tin vào các cấp chính quyền Do đó, thái độ của họ khi tiếp xúc với cán bộ tiếp công dân đôi khi khá gay gắt, thậm chí quá khích, năng mạ, chửi bới… Lúc này tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân của người cán bộ tiếp công dân phải được thể hiện hết sức mềm dẻo, có lý, có tình
Trang 10- Bố trí nơi tiếp công dân tại địa điểm thuận tiện, đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh Đây là một trong những trách nhiệm của cơ quan Nhà nước; việc bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, chu đáo trước hết nhằm đưa công tác tiếp công dân vào nề nếp, hạn chế những hành vi tiêu cực của cán bộ công chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại , tố cáo; góp phần khắc phục tình trạng công dân đến nhà riêng để khiếu nại, tố cáo mà việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân, từ đó mới thực hiện đầy đủ tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo
Theo khoản 2, điều 76 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: Thanh tra Nhà nước các cấp, các cơ quan khác của nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên theo quy định của pháp luật
Điều 54, Nghị định 53/2005/NĐ-CP quy định, các cơ quan: Thanh tra Nhà nước, Công an, Quốc phòng, Thương mại, Kế hoach đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Lao động-Thương binh xã hội, Nội vụ, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường… ở cấp Trung ương
và cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên
Sở dĩ Thanh tra Nhà nước các cấp và một số cơ quan kể trên được quy định rõ trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên là vì thanh tra là cơ quan có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp Trong trường hợp được giao thì xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị xử lý thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp; xem xét kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới của thủ trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật
Đối với các cơ quan như: Công an, Quốc phòng, Hải quan, Tài nguyên và Môi trường là những cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của nhân dân, hoặc
là những cơ quan quản lý những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân, lĩnh vực dễ phát sinh khiếu kiện Do đó, những cơ quan này phải có trách nhiệm tiếp công dân thường xuyên để tạo thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và kịp thời giải quyết những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình