1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đóng góp của nguyễn bính, thâm tâm và trần huyền trân đối với thơ mới ở thời kỳ cuối (1940 1945 )

75 779 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 217,5 KB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đinh Trí Dũng Bộ giáo dục đào tạo Trờng đại học vinh khoa ngữ văn khoá Luận tốt nghiệp Đề tài : Đóng góp của Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân đối với Thơ mới thời kỳ cuối (1940 1945). Giáo viên hớng dẫn: TS - Đinh Trí Dũng. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Hoa. Nguyễn Thị Kim Hoa 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đinh Trí Dũng Vinh, tháng 05/2005 Mục lục Trang Phần mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Giới hạn đề tài đối tợng khảo sát 6 3. Phơng pháp nghiên cứu 7 Phần nội dung 8 Chơng 1: Bức tranh chung của Thơ mới thời kỳ 1940 - 1945 8 1.1. Thơ mới đi dần vào bế tắc 8 1.2. Nguyên nhân đa Thơ mới đi dần vào bế tắc 17 1.3. Nhóm thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân 22 là một tiếng nói tích cực còn lại của Thơ mới thời kỳ cuối. Chơng 2: Đóng góp của Nguyễn Bính, Thâm Tâm, 24 Trần Huyền Trân đối với Thơ mới thời kỳ cuối nhìn trên góc độ nội dung. 2.1. Tìm về truyền thống dân tộc 24 2.2. Phản ánh nỗi niềm kín đáo của ngời cầm bút 32 trong đêm trớc Cách mạng. Chơng 3: Đóng góp của Nguyễn Bính, Thâm Tâm, 49 Trần Huyền Trân đối với Thơ mới thời kỳ cuối nhìn trên góc độ nghệ thuật. 3.1. Sử dụng các thể loại thơ truyền thống. 49 3.1.1. Thể thơ lục bát. 49 3.1.2. Kế thừa một số thể thơ vay mợn 55 3.2. Vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ thơ truyền thống 61 Kết luận 70 Tài liệu tham khảo 72 Nguyễn Thị Kim Hoa 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đinh Trí Dũng Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, chúng tôi còn đợc sự hớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo Đinh Trí Dũng - cán bộ giảng dạy khoa Ngữ văn - Đại học Vinh, cùng với sự góp ý chân tình của các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam hiện đại sự động viên, giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp khóa luận hoàn thành, chúng tôi xin gửi tới toàn thể các thầy cô giáo bạn bè lời cảm ơn chân thành nhất. Vinh, tháng 05 năm 2005. Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Kim Hoa. Nguyễn Thị Kim Hoa 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đinh Trí Dũng Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Phong trào thơ mới xuất hiện vào những năm từ 1932 đến 1945 nớc ta. Ngay từ khi mới ra đời, Thơ mới đã gây đợc một sự chú ý lớn của độc giả cũng nh các nhà nghiên cứu. Thơ mới là một hiện tợng văn học hết sức độc đáo phức tạp. Cho đến nay, nó vẫn luôn là đề tài hấp dẫn để các nhà nghiên cứu không ngừng tìm tòi, tranh luận. Về việc phân loại Thơ mới, cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau. Trong Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh đã phân loại theo từng dòng thơ Pháp, dòng thơ Đờng, dòng thơ Việt hoặc nhóm ngày nay, nhóm Đông Dơng, nhóm Huế, nhóm Bình Định, nhóm Sông Thơng trong Nam, Lý Danh Chơng lại chia Thơ mới thành hai khuynh hớng: khuynh hớng ớc lệ hoá thi ca bao gồm Giọt sơng hoa của Phan Văn Hạnh Xuân Thu nhã tập; khuynh hớng thứ hai là hiện thực nh Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chơng, Hàn Mặc Tử, Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Lu Trọng L, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ . Trong đó lại phân chia thành những lớp nhỏ hơn. Lối phân chia nh vậy quả thực là rối rắm, mới nhìn qua có vẻ căn cứ vào nội dung nhng thực chất cũng rơi vào hình thức chủ nghĩa. Cũng có ngời muốn phân loại thơ mới theo trờng phái. Nhng trờng phái trong thơ mới nớc ta vốn là một cái gì hời hợt chuyển biến nhanh chóng. Hơn một trăm năm của thơ Pháp với những trờng phái lãng mạn, Thi Sơn, tợng trng, siêu thực . mà chỉ thu gọn vào có 13 năm của phong trào Thơ mới. Nh thế thì không thể sâu sắc đợc ? Vả lại trong những thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về tinh thần, ngời ta thờng thay đổi ý kiến một cách rất mau chóng. Nguyễn Xuân Sanh đang làm thơ lãng mạn bỗng chuyển nhanh sang tợng trng làm những bài thơ kín mít. Bích Khê thì ngợc lại, từ tợng trng (trong Tinh huyết Tinh hoa) chuyển về lãng mạn (Ngũ Hành Sơn). Sự phân chia Thơ mới dựa vào nội dung, vào sự phát triển phân hoá của nó qua các thời kỳ tỏ ra hợp lý hơn cả. Vì vậy, việc nghiên cứu Thơ mới theo từng thời kỳ có ý nghĩa khoa học rõ nét. Điều đó giúp chúng ta hiểu đợc một cách cụ thể, chính xác sâu sắc sự vận động, phát triển cả sự bế tắc của Thơ mới trải qua các quá trình thời gian. Thời kỳ thứ 3 (1940 1945) là thời kỳ bế tắc, suy thoái của Thơ mới. Hầu hết các nhà Thơ mới, thời kỳ này đều bộc lộ rõ sự khủng hoảng của cái tôi cô đơn Nguyễn Thị Kim Hoa 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đinh Trí Dũng tiểu t sản. Họ tìm mọi cách để trốn chạy khỏi cuộc đời trần thế. Trong bầu không khí chung ảm đạm bế tắc của thơ mới vẫn có một số nhà thơ không sa vào sự bế tắc chung. Tiếng thơ của họ cất lên trong sáng tác đầy tình yêu cuộc sống đồng thời thể hiện sự kín đáo tinh thần dân tộc. Trong số các nhà thơ đó nổi bật hơn cả là nhóm nhà thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm Trần Huyền Trân. Họ có những đóng góp tích cực đói với Thơ mới, trong thời kỳ cuối không thể không đề cập đến ba nhà thơ trên. 1.2. Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân là những nhà Thơ mới nên họ cũng mang những đặc điểm chung cuả phong trào Thơ mới. Nguyễn Bính là một cây bút thiên tài viết về đề tài làng quê Việt Nam. Thơ ông gần gũi với đời sống văn hoá sinh hoạt truyền thống của ngời nông dân. Khi đi sâu khảo sát, nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, chúng ta lại có dịp liên hệ với một số nhà thơ mới khác nh Bàng Bá Lân , Nguyễn Văn Cừ, Anh Thơ cũng là những nhà thơ sở trờng về mảng đề tài quê hơng. Từ đó càng hiểu rõ hơn về những nét riêng chung giữa họ.Thâm Tâm, Trần Huyền Trân là những bài thơ có những nét đặc biệt. Thơ họ hay nói đến ra đi, nói đến chí lớn quan tâm hơn cả là thực trạng đen tối của nhân dân ta trớc Cách mạng tháng Tám nhiều hơn là nói đến cái tôi cô đơn ích kỷ, lạc loài nh một số nhà thơ khác. Thêm vào đó qua một số bài Hành đặc sắc nh Tống biệt hành, "Độc hành ca" . giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những thành công nghệ thuật của Thơ mới. Vì vậy việc đi sâu nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa giúp chúng ta nắm bắt đ- ợc những vấn đề chung mang tính đặc trng của phong trào Thơ mới. 1.3. Nh chúng ta đã biết, Thơ mới đợc chia thành ba thời kỳ 1932 1935, 1936 1939, 1940 1945. Thời kỳ thứ nhất thứ hai, Thơ mới tràn đầy sinh lực. Nó đạt đợc những thành tựu rực rỡ về nội dung nghệ thuật. Xuất hiện nhiều tài năng lớn. Cũng vì lí do đó, hầu hết các công trình nghiên cứu về Thơ mới thờng tập trung vào hai thời kỳ ra đời phát triển của nó. Thơ mới thời kỳ cuối trên thực tế cha đợc quan tâm đúng mức. Các tác giả mới chỉ nhìn thấy mặt bế tắc, tiêu cực của thời kỳ này mà cha nhận thấy những yếu tố có ý nghĩa tích cực, tiến bộ. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề khoá luận đa ra sẽ mở ra một cách nhìn mới, đầy đủ hơn, toàn diện hơn, thực trạng Thơ mới thời kỳ cuối. Bên cạnh đó, trong lịch sử nghiên cứu Thơ mới, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân đợc biết đến với t cách là những cá nhân riêng lẻ. Trong ba nhà Nguyễn Thị Kim Hoa 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đinh Trí Dũng thơ, Nguyễn Bính đợc đánh giá cao trên thi đàn Thơ mới. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về ông. Thâm Tâm chỉ đợc biết đến qua bài "Tống biệt hành", còn Trần Huyền Trân hầu nh chúng ta chỉ bắt gặp trong một số bài viết lẻ tẻ. Cha có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến họ với t cách là một nhóm nhà thơ. Việc chúng tôi đa ba nhà thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân vào nghiên cứu nh là một nhóm sẽ tạo ra lợi ích to lớn trong việc khảo sát mang tính tổng quát những đóng góp tích cực sáng tạo của các nhà thơ đối với thời kỳ cuối phong trào Thơ mới. 1.4. Hiện nay, Nguyễn Bính, Thân Tâm là những nhà Thơ mới đợc đa vào giới thiệu giảng dạy trong Nhà trờng phổ thông (lớp 11). Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa thiết thực hơn. Điều đó cũng không nằm ngoài mục đích phục vụ công việc dạy học ngày càng tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân đợc giới phê bình, nghiên cứu cũng nh đông đảo bạn đọc chú ý đến từ rất sớm, đặc biệt là Nguyễn Bính. Cố nhiên, đây chúng tôi không có ý định sắp xếp đầy đủ một th mục nghiên cứu về các nhà thơ mà chỉ điểm lại những ý kiến tiêu biểu gắn với vấn đề đặt ra của tiểu luận. Năm 1942, Hoài Thanh - Hoài Chân cho ra đời cuốn sách Thi nhân Việt Nam. Cuốn sách đã góp phần tổng kết phong trào Thơ mới lãng mạn từ 1932 đến 1940, chọn lọc đợc những bài có giá trị, nêu lên những đóng góp về nghệ thuật của Thơ mới, phát hiện một cách thực tế những nét phong cách độc đáo của mỗi thi sĩ. Theo hai ông, Nguyễn Bính có đóng góp quan trọng. Thơ ông đã kế thừa, phát huy nền thơ ca truyền thống hớng con ngời tìm về với cội nguồn dân tộc. Nét nổi bật trong thơ Nguyễn Bính là hồn xa đất nớc cái hay của thơ Nguyễn Bính là chân quê là tính chất ca dao. Thâm Tâm cũng đợc các tác giả đánh giá cao về sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Trong Thi nhân Việt Nam Trần Huyền Trân là kẻ "suýt trễ tàu" nên cha giành đợc sự u tiên, u đãi. Tuy nhiên hai tác giả cũng nhận ra một nét riêng biệt trong thơ Trần Huyền Trân là sự cố gắng tìm một con đờng riêng cho mình, khác với những con đờng đi vào ngõ cụt của nhiều nhà Thơ mới khác. Nhìn chung, "Thi nhân Việt nam" vẫn cha có một cái nhìn toàn diện sâu sắc về đóng góp của nhóm nhà thơ này. Đặc biệt trong phần giới thiệu về Thâm Nguyễn Thị Kim Hoa 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đinh Trí Dũng Tâm chúng ta chỉ biết đến ông qua một bài thơ duy nhất Tống biệt hành Nhà thơ Trần Huyền Trân xuất hiện trong "Thi Nhân Việt Nam" nh một kẻ suýt trễ tàu nên hai ông không kịp nhìn đến bản sắc dân tộc của Trần Huyền Trân. Trong tham luận "Tình yêu quê hơng đất nớc phong trào Thơ mới" tại Hội thảo Văn chơng Việt Nam giữa hai cuộc thế chiến tại Đại học Havard (Mỹ) tháng 6/1982 ( đã đăng trên tạp chí Khoa học xã hội số 9/1982 ) các tác giả cũng đã có cái nhìn mới mẻ sâu sắc về Thâm Tâm, Trần Huyền Trân. Họ cho rằng tình yêu quê hơng, đất nớc đến Thâm Tâm, Trần Huyền Trân đã không chỉ còn sự day dứt, niềm mơ ớc, hy vọng trong lòng nữa mà là bằng hành động ra đi. Đến đây thơ ca đã báo hiệu một thời kỳ hành động tiếng thở dài não nuột phải nhờng chỗ cho một lời hẹn ớc lên đờng". Tác giả Nguyễn Tấn Long trong một bài viết của mình về Trần Huyền Trân cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến ( NXB Sống mới) đã có những khám phá rất mới mẻ về cuộc đời nội dung t tởng thơ Trần Huyền Trân. Cách nhìn nhận của tác giả về Trần Huyền Trân đã có những sắc thái khác biệt so với Hoài Thanh Hoài Chân trớc đây. Thông qua bài viết này, Trần Huyền Trân đợc biết đến một cách đầy đủ hơn. Tác giả Nguyễn Tấn Long đã chỉ ra sự biến đổi trong quan điểm t tởng của nhà thơ theo hớng tích cực dần, ngày càng đi đến ánh sáng Cách mạng. Trong Nhà văn hiện đại Thơ một thời của giáo s Hoàng Nh Mai một lần nữa Trần Huyền Trân đợc giới nghiên cứu công nhận khẳng định về những đóng góp to lớn đối với thơ mới thời kỳ cuối. Những bài thơ của Trần Huyền Trân là Tuyên ngôn của một thế hệ văn nghệ lãng mạn tuyên bố cáo chung cho một thời kỳ sáng tác mở ra một thời kỳ sáng tác. Một thế hệ cây bút thức tỉnh quay lng lại với cái qúa khứ mơ mộng hão huyền âm u, lang thang không định hớng bên lề cuộc sống của đồng bào, của dân tộc ngẩng đầu, tuy bớc chân còn run rẩy, hăng hái tiến lên về phía một phơng trời hứa hẹn nắng mới" ( G.S Hoàng Nh Mai). Trong cuốn Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), (xuất bản năm 1997) trong quá trình tổng kết về phong trào Thơ mới theo tiến trình phát triển của nó Giáo s Phan Cự Đệ cũng đã khẳng định Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân là những nhà Thơ mới có một tiếng nói tích cực thời kỳ cuối. Thơ Nguyễn Bính thể hiện một lòng yêu cuộc sống, một tâm hồn gần gũi với làng quê Việt Nam truyền thống. Giáo s Phan Cự Đệ đẫ nhìn nhận thơ Thâm Tâm, Trần Huyền Nguyễn Thị Kim Hoa 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đinh Trí Dũng Trân mang một tâm sự yêu nớc, yêu dân tộc Giáo s cũng khẳng định về đóng góp của Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân về sáng tạo nghệ thuật. Đó là sự cách tân trên sự tiếp thu có lựa chọn cái hay, cái đẹp của các thể thơ hình ảnh thơ ca truyền thống. Tạ Đức Hiền trong một bài viết về Tống biệt hành của Thâm Tâm đã khẳng định thơ Thâm Tâm thể hiện kín đáo nỗi niềm của ngời cầm bút trong đêm trớc Cách mạng. Ông cũng cho rằng Tống biệt hành là một bài thơ hay của phong trào Thơ mới. Nghệ thuật sử dụng thanh điệu, hình ảnh thơ, ngôn từ thơ rất thần tình, điêu luyện. Thơ Thâm Tâm đặc biệt đã tạo nên một không khí thiêng liêng, cổ kính, bi tráng để lại nhiều ám ảnh trong lòng ngời đọc". Gần đây trong cuốn sáchThơ mới "Nguyễn Bính những lời bình" (Xuất bản 1999) nhà biên soạn Vũ Thanh Việt đã tập hợp những bài nghiên cứu xuất sắc của nhiều tác giả khác nhau. Trong những bài viết này, các tác giả đã tìm hiểu khá tỉ mỉ đầy đủ về những đóng góp của Nguyễn Bính trên thi đàn Thơ mới. Một số công trình nghiên cứu xuất sắc không thể không nhắc đến nh Nguyễn Bính Thi sĩ của đồng quê của Hà Minh Đức, tác giả đã trình bày một cách tỉ mỉ toàn diện về đóng góp của Nguyễn Bính. tác giả khẳng định Nguyễn Bính là thi sĩ của hồn quê cảnh quê tình quê thơ Nguyễn Bính đậm đà "chất dân gian Hà Minh Đức nhận xét Nguyễn Bính đã chọn đợc trong thi pháp ca dao những đặc điểm, yếu tố thích hợp với thời hiện tại. Đó là công việc có ý nghĩa cách tân, sáng tạo hoàn toán không dễ dàng. Trong Nguyễn Bính - Nhà thơ chân quê Đoàn Thị Đặng Hơng tiếp tục khẳng định tài năng sáng tác của Nguyễn Bính. Tác giả viết Thơ ông có một đời sống riêng, một vị trí riêng trong một góc nhỏ sâu kín nhất của đời sống tâm linh ngời Việt Nam", Cái góc nhỏ mà chúa cũng không lấy đợc ấy - một cái góc nhỏ của hồn quê bình dị thiết tha, sâu nặng ngọt ngào cay đắng. Tác giả có những phát hiện quan trọng trong thi pháp thơ Nguyễn Bính. Sáng tạo trong một cấu trúc có sẵn, một mô hình truyền thống cố định là một điều khó khăn không kém sự sáng tạo ra những cấu trúc mới cho thơ. Trong bài viết Thơ Nguyễn Bính phong trào thơ mới tác giả Đinh Hùng dùng biện pháp so sánh đối chiếu hệ thống để khẳng định vai trò vị trí của Nguyễn Bính trên thi đàn thơ mới. Tác giả nhận xét: Trong bó hoa Thơ mới , Nguyễn Bính là một bông hoa tiêu biểu, một tâm hồn thơ đậm đà màu sắc dân tộc, thơ ông xen lẫn giữa mạch thơ dân gian với thơ ca hiện đại Đinh Hùng đã Nguyễn Thị Kim Hoa 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đinh Trí Dũng tổng kết những đặc sắc của thơ Nguyễn Bính thể hiện qua đề tài, kết cấu, thể loại ngôn ngữ. Nh vậy, qua lịch sử nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, chúng tôi thấy rằng ba nhà thơ đã đợc nhiều nhà nghiên cứu đào sâu khai thác cả về nội dung lẫn hình thức. Song, trong phạm vi hiểu biết của mình dựa trên những công trình đã đợc công bố, chúng tôi thấy rằng vấn đề Đóng góp của Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân đối với Thơ mới thời kỳ cuối (1940 - 1945) mà khoá luận đề cập là một vấn đề cha đợc đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể hệ thống. Hầu nh cha có một công trình nào nghiên cứu ba nhà thơ trên với t cách là một nhóm thơ có cùng chung tiếng nói có những đóng góp chung tích cực đối với phong trào Thơ mới. Các tác giả mới chỉ dừng lại việc khai thác đặc điểm nội dung thơ từng nhà thơ riêng lẻ mà thôi. Bởi vậy với việc đa vào nghiên cứu đề tài đóng góp của nhóm nhà thơ trên đối với thơ mới thời kỳ cuối, chúng tôi hy vọng mở ra một hớng khai thác mới, một phơng pháp nghiên cứu mang tính tổng hợp có khả năng to lớn trong việc đánh giá, tổng kết cả một thời kỳ lịch sử Thơ mới - đó là thời kỳ Thơ mới đi dần vào bế tắc. 3. Giới hạn đề tài đối tợng khảo sát. Nh tên gọi đề tài đã xác định, phạm vi mà đề tài hớng tới là tìm hiểu chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Bính, ThâmTâm, Trần Huyền Trân đối với Thơ mới thời kỳ cuối (1940 1945). Đây là một đề tài mang tính chất khái quát cao. Nó không chỉ nghiên cứu một nhà thơ riêng lẻ mà đề cập đến nhóm nhà thơ. Vì vậy việc khảo sát đối tợng gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải tìm hiểu một cách tỷ mỉ phải có thời gian. Do sự hạn chế về điều kiện thời gian hạn hẹp, về năng lực t duy cũng nh giới hạn tiểu luận, chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu nghiên cứu đóng góp của nhóm nhà thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân đối với thời kỳ cuối (1940 1945), dựa trên các tập thơ: - Về Nguyễn Bình : Tâm hồn tôi (1940) Lỡ bớc sang ngang (1940), Hơng cố nhân (1941); Mời hai bến nớc (1942), tập thơ Xuân tha hơng ( Sở VHTT Hà Nam Ninh, XN 1989) . - Về Thâm Tâm: Thơ Thâm Tâm ( NXB Văn học, Hà Nội 1988) - Về Trần Huyền Trân : Rau Tần ( NXB Văn học, Hà Nội 1986) một số bài thơ su tầm trong Thơ một thời ( NXB Tiền Giang) trích trong Nhà văn hiện đại của Giáo s Hoàng Nh Mai. Nguyễn Thị Kim Hoa 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đinh Trí Dũng 4. Phơng pháp nghiên cứu Với yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi lựa chọn cho mình phơng pháp nghiên cứu cơ bản là khảo sát, phân tích, tổng hợp trên nguyên tắc của phơng pháp phân tích tác giả tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phơng pháp hệ thống nhằm nghiên cứu Thơ mới trong sự vận động phát triển trong một cái nhìn mang tính tổng thể. Ngoài ra, để giải quyết tốt mục đích yêu cầu của khoá luận, chúng tôi cũng vận dụng phơng pháp so sánh đối chiếu, đặc biệt là so sánh với một số nhà thơ mới khác, so sánh với một số thể thơ truyền thống thể cổ phong có nguồn gốc Trung Quốc trên cùng một đề tài để rút ra đóng góp tiêu biểu, mới mẻ về nội dung nghệ thuật của nhóm nhà thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân. phần nội dung Chơng 1: bức tranh chung của thơ mới thời kỳ 1940 - 1945 1.1. Thơ mới đi dần vào bế tắc: Thơ mới ra đời vào năm 1932 kết thúc vào năm 1945. Tuy lịch sử thơ mới chỉ kéo dài không đến 15 năm, nhng trong vòng thời gian ấy, thơ mới đã đi trọn vẹn con đờng của mình. Đấy là con đờng ra đời, phát triển, đi vào bế tắc của cái tôi cá nhân tiểu t sản. Có thể tạm thời chia thời gian tơng ứng với ba chặng đờng ấy là thời kỳ 1932 - 1935, thời kỳ 1936 - 1939 thời kỳ 1940 - 1945. Nguyễn Thị Kim Hoa 1

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Vũ Thanh Việt. Thơ Nguyễn Bính những lời bình. NXB Văn hóa - Thông tin. Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: NXB Văn hóa - Thông tin
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin. "Hà Nội
1. Hoài Thanh - Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam. NXB Văn học, Hà Nội 1998 Khác
2. Hà Minh Đức. Một thời đại trong thi ca về phong trào Thơ mới. NXB Khoa học Xã hội. 1997 Khác
3. Lê Đình Ky. Thơ mới những bớc thăng trầm. NXB Tp. HCM. 1993 Khác
4. Nguyễn Bính về tác giả, tác phẩm. NXB Giáo dục. 2002 Khác
5. Vũ Quần Phơng. Nhìn nhận lại một số hiện tợng Văn học. Báo Giáo viên nhân dân, tháng 7. 1989 Khác
6. Đỗ Lai Thúy. Con mắt thơ. NXB Lao động. Hà Nội, 1993 Khác
8. Hoàng Xuân. Nguyễn Bính - thơ và đời. NXB Văn học, Hà Nội, 1994 Khác
9. Bùi Thị Mai. Cái tôi cô đơn trong thơ Nguyễn Bính trớc CM tháng 8. LVTN, 2002 Khác
10. Phan Cự Đệ. Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945). NXB Giáo dục, 1997 Khác
11. Hà Minh Đức. Khảo luận văn chơng (Thể loại - tác giả). NXB KHXH, 1997 Khác
12. Huy Cận - Hà Minh Đức (chủ biên). Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca 60 năm phong trào Thơ mới. NXB Giáo dục, 1997 Khác
13. Tạ Đức Hiển. 99 bài văn. NXB Giáo dục, 1998 Khác
14. Nguyễn Tấn Long. Việt Nam thi nhân tiền chiến. NXB Sống mới, 1968 Khác
17. Thơ mới (1932 - 1945). Tác giả tác phẩm. NXB Hội nhà văn, Hà Nội 2001 Khác
18. Văn học dân gian Việt Nam. NXB Giáo dục, 1999 Khác
19. Thi pháp văn học dân gian. NXB Giáo dục, 2001 Khác
20. Tục ngữ - Ca dao Việt Nam. NXB Giáo dục, 1998 Khác
21. Văn học Việt Nam (1900 - 1945). NXB Giáo dục, 2000 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w