1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đóng góp của lực lượng dân quân huyện ý yên nam định trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1946 1954) luận văn tốt nghiệp đại học

95 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 4,64 MB

Nội dung

Và trong số đó, một trong những nhân tố đảmbảo cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi đó là nhân dân ta dưới sự lãnh đạocủa Đảng đã thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

VINH - 2011

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

Lớp 48B 1 - Sử (2007 - 2011)

Giáo viên hướng dẫn: PGS TS NGUYỄN QUANG HỒNG

VINH - 2011

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi xin chân thành cảm thầy giáo PGS TS Nguyễn Quang Hồng cùng các thầy cô khác trong khoa Lịch sử trường Đại học Vinh đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND huyện Ý Yên, Ban chỉ huy quân

sự huyện Ý Yên cùng UBND các xã, thị trấn trên địa bàn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điền dã và sưu tầm tài liệu tại địa phương.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài

Đây là lần đầu tiên làm đề tài, cho nên dù đã rất cố gắng song không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.

Vinh, tháng 5 năm 2011

Sinh viên

Trịnh Thị Quyên

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

A MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục của tiểu luận 5

B NỘI DUNG 6

Chương 1 ĐÓNG GÓP CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN HUYỆN Ý YÊN TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1950 6

1.1 Khái quát chung 6

1.1.1 Vài nét về địa lí tự nhiên 6

1.1.2 Đặc điểm lịch sử - xã hội và con người 7

1.2 Lực Lượng dân quân huyện Ý Yên trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám (1945 - 1947) 12

1.2.1 Ý Yên những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám 12

1.2.2 Đóng góp của lực lượng dân quân Huyện Ý Yên từ năm 1945 đến năm 1947 15

1.3 Lực lượng dân quân huyện Ý Yên trong giai đoạn 1947 - 1950 .21

1.3.1 Bối cảnh lịch sử 21

1.3.2 Những hoạt động của lực lượng dân quân huyện Ý Yên trong giai đoạn 1947 - 1950 24

Chương 2 ĐÓNG GÓP CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN HUYỆN Ý YÊN TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1952 33

2.1 Bối cảnh lịch sử 33

Trang 5

2.2 Lực lượng dân quân huyện Ý Yên góp phần đánh bại âm mưu

bình định, thôn tính hậu phương của Pháp 36

Trang 6

2.2.1 Trên mặt trận quân sự 36

2.2.2 Trên mặt trận binh vận 47

2.2.3 Trong công tác phục vụ chiến đấu 49

Chương 3 ĐÓNG GÓP CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN HUYỆN TRONG CHIẾN CUỘC ĐÔNG - XUÂN 1953 -1954 53

3.1 Bối cảnh lịch sử 53

3.2 Lực lượng dân quân huyện Ý Yên góp phần cùng dân quân cả nước đạp tan kế hoạch quân sự của Navar (1953 - 1954) 57

3.2.1 Trên lĩnh vực quân sự 57

3.2.2 Thắng lợi trên mặt trận binh vận, địch vận 67

3.3.3 Trong nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho kháng chiến 70

C KẾT LUẬN 74

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

E PHỤ LỤC

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã trôi qua cách đây hơn nửathế kỷ, nhưng cái không khí hào hùng sôi nổi của cuộc chiến chín năm chốngPháp của dân tộc ta vẫn luôn là niềm tự hào kiêu hãnh của bao thế hệ ngườicon đất Việt Trong chín năm ấy, cả dân tộc đã trải qua bao hy sinh gian khổ

để rồi làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” tạo nên “vànhhoa đỏ, thiên sử vàng” trong lịch sử dân tộc oai hùng Có được thành quả tolớn đó, chúng ta không thể quên công lao và sự hy sinh cao cả của đồng bào

và chiến sĩ nơi xa trường, trong vùng địch hậu, nơi mặt trận tiền phương haynơi hậu phương kháng chiến Và trong số đó, một trong những nhân tố đảmbảo cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi đó là nhân dân ta dưới sự lãnh đạocủa Đảng đã thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường

kì và tự lực cánh sinh, trên cơ sở hình thành thế trận ba măt: chính trị, quân sự

và ngoại giao; cùng sự phát triển của lực lượng ba thứ quân: bộ đội chủ lực,

bộ đội địa phương và dân quân du kích Đó là một đường lối chỉ đạo đúngđắn, có sự sáng tạo và vận dụng vào tình hình cụ thể của đất nước Góp phầnlàm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam

Bộ đội địa phương và dân quân du kích được xác định là những nhân tốgóp phần quan trọng cùng với bộ đội chủ lực để dành thắng lợi của cuộc chiếntranh cách mạng Không những là lực lượng đi đầu trong chiến đấu, lực lượngdân quân còn góp phần tích cực trong công tác phục vụ chiến đấu và bảo vệquê hương

Nhân dân Ý Yên - Nam Định từ trong lịch sử, vốn có truyền thống đấutranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương Truyền thống ấy càng đượcphát huy cao độ trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp bảo vệ nền độclập dân tộc trong giai đoạn 1946 - 1954 Trong thời gian ấy, Ý Yên có khi

Trang 8

thực hiện vai trò của một hậu phương lớn của vùng đồng bằng Bắc bộ, có khiphải ngoan cường đấu tranh kinh tế, chính trị, quân sự để bảo toàn lực lượng,giữ đất, giữ làng Nhưng dù trong thời gian nào Ý Yên cũng thực hiện tốt vaitrò của mình Đặc biệt là dưới sự hoạt động tích cực của lực lượng dân quânHuyện đã huy động đến mức cao nhất nguồn nhân tài vật lực cho cuộc khángchiến: hàng ngàn thanh niên xung phong lên đường nhập ngũ bổ sung cho cácđơn vị chủ lực, hàng trăm cán bộ đảng viên cho quân đội, cùng hàng ngànlượt người đi dân công, cung cấp hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm chocác chiến dịch… Với những hoạt động tích cực đó, dân quân Ý Yên cùngnhân dân cả nước đã làm nên thắng lợi to lớn cho cuộc kháng chiến thầnthánh của dân tộc bằng cuộc quyết chiến chiến lược Điên Biên Phủ năm 1954

- kết thúc chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Với những ý nghĩa nêu trên, tôi chọn đề tài “Đóng góp của lực lượngdân quân huyện Ý Yên - Nam Định trong cuộc kháng chiến chống thực dânPháp xâm lược 1946 - 1954” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình,với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc giúp mọi người hiểu thêm về mảnhđất và con người Ý Yên, đặc biệt là lực lượng dân quân Huyện trong cuộckháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc Góp phần giáo dục truyền thốngyêu nước và tinh thần tự cường cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đề cập đến những chiến công của dân tộc ta đã có nhiều sách báo, bàiviết, các bài nghiên cứu, các giáo trình… đã làm sống lại quá khứ hào hùngcủa dân tộc trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược Tuy vậy, để viết riêng về “đóng góp của lực lượng dân quân Ý Yên -Nam Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946 -1954” thì những sách báo, tài liệu chỉ viết một cách chung chung hay đề cậpmột cách sơ lược, chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề trên những mặt cụ thể;

Trang 9

nguyên nhân, điều kiện để tạo nên những thắng lợi to lớn của quá trình chiếnđấu và phục vụ chiến đấu của lực lượng dân quân Huyện… Một số công trình

đã công bố có đề cập đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu từ những góc độ khácnhau như:

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Huyện Ý Yên” - trình bày một cách khái quát

về cuộc chiến đấu cũng như hoạt động sản xuất của nhân dân Huyện trongchiến tranh chống Pháp Đó chỉ là những trình bày một cách khái quát, chungchung nên chưa làm nổi bật được vai trò của lực lượng dân quân Huyện trongquá trình chiến đấu và sản xuất thời kỳ này

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định” - đề cập đến thành tích trongchiến đấu của nhân dân huyện Ý Yên trong kháng chiến chống Pháp mà chưa

đề cập một cách cụ thể, sâu sắc chiến tích của lực lượng dân quân Huyện đãđạt được trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược

Cuốn “40 năm vẻ vang” - của Bộ chỉ huy quân sự Hà Nam Ninh Trìnhbày một cách khái quát về những chiến công của quân và dân Hà Nam Ninh

và những gương mặt anh hùng tiêu biểu của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp

và chống Mỹ của dân tộc, trong đó có đề cập đến một số trận đánh tiêu biểudiễn ra trên địa bàn huyện Ý Yên tiến hành, nhưng ở mức độ chung, chưa đisâu làm nổi bật chiến công riêng của lực lượng dân quân huyện Ý Yên

Ngoài những cuốn sách đó ra còn có một số tư liệu khác đề cập đến vấn

đề mà chúng tôi nghiên cứu như các bài báo cáo, bài viết ca ngợi những chiếncông của nhân dân huyện Ý Yên đã đạt được trên cả lĩnh vực sản xuất vàchiến đấu, viết về những trận đánh tiêu biểu diễn ra trên địa bàn huyện, đó làcác bản báo cáo thành tích của các địa phương… Tất cả những tài liệu đó,một là trình bày một cách sơ lược chưa có hệ thống hoặc lại thiên về báo cáothành tích của riêng từng xã, từng địa phương… Chưa có một công trìnhnghiên cứu riêng về những đóng góp của lực lượng dân quân Huyện một cáchtoàn diện và đầy đủ Nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về “đóng góp của

Trang 10

lực lượng dân quân huyện Ý Yên trong kháng chiến chống Pháp” vẫn còn làmột vấn đề còn bỏ ngỏ.

Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp đại học, công trình khoa họcđầu tiên của mình, tôi nghiêm túc nghiên cứu, tìm tòi những tư liệu để hệthống lại những thành tích mà lực lượng dân quân huyện Ý Yên đã đạt đượctrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhằm dựng lại trang sử hàohùng của lực lượng dân quân Ý Yên nói riêng và góp phần tìm hiểu cuộckháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nói chung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về những đóng góp của lực lượng dân quân

tự vệ ở huyện Ý Yên - Nam Định trong cuộc kháng chiến chống thực dânPháp từ 1946 - 1954

Để làm rõ nội dung chính đó, chúng tôi có dành một phần nội dung đểtrình bày về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống lịch sử oaihùng của nhân dân Ý Yên - Nam Định trong dòng chảy lịch sử của dân tộc

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

- Đề tài này được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu sau:

Đó là các tài liệu thành văn, những công trình, bài viết có liên quan đếnnhững hoạt động của lực lượng dân quân huyện Ý Yên trong giai đoạn 1946 -

1954 Đó còn là các bài báo cáo thành tích, những bài nghiên cứu trên các tạpchí Lời kể của các cụ lão thành cách mạng trực tiếp tham gia kháng chiến vàphục vụ kháng chiến trong giai đoạn này

- Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm đường lối của Đảng làm nên nền tảng phương pháp luận cho quá trìnhnghiên cứu Trình bày sự kiện một cách trung thực, có sự liên hệ giữa các sựkiện trên cơ sở xem xét chúng trong một mối quan hệ chặt chẽ với nhau Đề

Trang 11

tài sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic trên cơ sở thực hiệnphương pháp điền dã khoa học, phỏng vấn… để thu thập thông tin trong quátrình thực hiện đề tài.

5 Bố cục của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Nội dung

đề tài được trình bày trong ba chương với những nội dung cụ thể sau:

Chương 1: Đóng góp của lực lượng dân quân huyện Ý Yên từ năm

1946 đến năm 1950 Chương 2: Đóng góp của lực lượng dân quân huyện Ý Yên từ năm

1950 - 1952Chương 3: Đóng góp của lực lượng dân quân huyện Ý Yên trong

chiến cuộc đông xuân 1953 - 1954

Trang 12

B NỘI DUNG

Chương 1 ĐÓNG GÓP CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN HUYỆN Ý YÊN

TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1950

1.1 Khái quát chung

1.1.1 Vài nét về địa lí tự nhiên

Ý Yên là miền đất cổ nằm ở phía Tây - Tây Bắc tỉnh Nam Định, diệntích tự nhiên hơn 234 km2, dân số trên 25 vạn người

- Phía Bắc giáp huyện Bình Lục, Thanh Liêm (thuộc tỉnh Hà Nam)

- Phía Đông giáp huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

- Phía Tây và phía Nam có sông Đáy, sông Đào là địa giới tự nhiên vớicác huyện Gia Viễn, Hoa Lư, thành phố Ninh Bình (thuộc tỉnh Ninh Bình) vàhuyện Nghĩa Hưng của Nam Định

Nơi đây được bao bọc bởi 2 dòng sông: sông Đáy và sông Đào vớinhững mảnh đất còn sót lại như núi Phượng Hoàng, Bảo Đài, đồn PhươngNhị, Ngô Xá Những yếu tố tự nhiên đó một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho ÝYên phát triển giao thông, kinh tế, xã hội đồng thời cũng tạo cho Ý Yên địathế quan trọng trong chiến tranh

Ý Yên được biết đến là một vùng thuộc đồng bằng châu thổ sôngHồng, với hệ thống kênh rạch khá dày đặc, chủ yếu theo đòi nghề nông Tuynhiên đó là vùng đồng chiêm trũng, đồng ruộng chỉ cấy được một vụ, việcgiao lưu giữa các thôn làng trong huyện thường phải dùng thuyền mảng.Thời

kỳ đó khi nói đến Ý Yên nhân dân trong vùng ai cũng biết đến câu nói:

“Bẩy tổng dân đen người cũ kỹ

Ba bề đồng trắng nước trong veo”

Lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nắng lắm mưa nhiều

có nhiều thuận lợi nhưng cũng lắm khó khăn, nên trong quá trình lao động sản

Trang 13

xuất để khắc phục chế ngự tự nhiên, cư dân Ý Yên đã tạo dựng được nhữngtruyền thống tốt đẹp như: đức tính cần cù chịu khó, tính cấu kết cộng đồng vàbiết giữ gìn quí trọng những phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương.

Ngay từ trong lịch sử, Ý Yên nằm trên con đường thiên lý từ Hoa Lư raThăng Long, với sự ưu ái của Lý Nhân Tông mà sau đó là triều Trần, Ý Yênđược xây dựng thành trung tâm tôn giáo văn hóa - chính trị thời đó

Ngày nay, huyện Ý Yên nằm vắt qua con đường chiến lược vùng duyênhải - quốc lộ 10 - đoạn từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình, đócũng là đoạn đường xe lửa chạy qua Huyện Ý Yên có mạng lưới giao thôngđường bộ tương đối thuận tiện, đặc biệt có những con đường tỉnh lộ chạy dọc

và ngang Huyện như: đường 12, 57, 56 và 64 Ý Yên trở thành nơi có vị tríđặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh và của khu vực

Như vậy, với tất cả hệ thống đường bộ, đường thủy, đường sắt đã gópthêm tiềm lực cho Huyện phát triển sản xuất kinh doanh và bảo đảm an ninhquốc phòng theo tiến trình phát triển của tỉnh Nam Định

1.1.2 Đặc điểm lịch sử - xã hội và con người

Năm 1875 (Tự Đức thứ 28) Ý Yên thuộc vào Phủ Yên Khánh tỉnhNinh Bình

Năm 1878 huyện Phong Doanh hợp vào với huyện Ý Yên

Năm 1890 (Thành Thái thứ 2) Ý Yên lại trở về với tỉnh Nam Định vàđặt là Phân phủ

Năm 1913 (đời Duy Tân thứ 7) được đổi là huyện Ý Yên

Trang 14

Đầu thế kỷ XX, Ý Yên được chia thành 14 tổng, bao gồm 96 thôn

Vào những tháng cuối năm 1947 Ủy ban kháng chiến hành chính TỉnhNam Định cho Ý Yên hợp nhất từ gần 100 xã nhỏ thành 20 xã

Đến tháng 5 - 1953 sát nhập 7 xã Bắc sông Đào (thuộc miền thượngNghĩa Hưng) vào huyện Ý Yên Tổng số xã trong Huyện lúc này là 27 xã,đồng thời huyện Ý Yên lúc này thuộc tỉnh Hà Nam

Đến sau 1956, sau cải cách Ý Yên chuyển về Nam Định sau đó thànhlập các xã theo đơn vị hành chính mới: từ 27 xã cũ trong kháng chiến đượctách ra thành 34 xã mới Đến 1967 từ 34 xã này, lại được sát nhập còn 31 xã

Năm 1985, Ý Yên thành lập thị trấn Lâm Từ đó đến nay Ý Yên hiện

có 32 đơn vị hành chính bao gồm 31 xã và 1 thị trấn

1.1.2.2 Về con người

Ý Yên là vùng đất văn hóa phát triển lâu đời, cùng với quá trình tụ cưđấu tranh và cải tạo tự nhiên và nhờ vào vị thế địa lý nên nơi đây trở thànhmột khu vực đông đúc dân cư qua từng thời gian và tạo nên những giá trị vănhóa vật chất và tinh thần phong phú

Đây là mảnh đất sản sinh ra nhiều bậc hiền tài về chính trị, quân sự vàđặc biệt là truyền thống hiếu học của quê hương:

Nhân dân Ý Yên có quyền tự hào về quê hương mình với 18 vị tiến sỹ,Hoàng giáp, Phó bảng Nhiều người được xếp vào danh sách danh nhân vănhóa của tỉnh nhà như: Hoàng giáp Phạm Văn Nghị, Tiến sỹ Khiếu Năng Tĩnh

và Lã Xuân Oai

Trong quá trình lao động sản xuất, cư dân Ý Yên chính là những chủthể tạo nên những nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn của quêhương, dân tộc Nhân dân Ý Yên cần cù, sáng tạo hình thành những làng nghềtruyền thống qua hàng chục thế kỷ như: đúc đồng Tống Xá, mộc La Xuyên,sơn mài Cát Đằng, dệt dũi ở Thượng Đồng… Đó không chỉ là những bướcphát triển về kinh tế mà người dân nơi đây gây dựng nên mà qua những sản

Trang 15

phẩm của mình cư dân Ý Yên thể hiện những nét đẹp văn hóa, sự tự do tưtưởng, tự do con người trong bản thân mỗi cư dân Ý Yên: đầy tinh thần yêuquê hương, yêu đất nước và yêu cuộc sống.

Ý Yên mang trong mình truyền thống kiên cường trung dũng, ý chíkiên cường quả cảm khi lập nên bao chiến công hiển hách trong đấu tranhdựng nước và giữ nước của dân tộc ngay từ buổi đầu của thời dựng nước:

Nhân dân Ý Yên giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân để lậpnên nước Đại Cồ Việt

Trong kháng chiến chống quân Minh: Ý Yên trở thành địa bàn chiếnlược, nhân dân Ý Yên góp phần tích cực cùng vua tôi nhà Lê chiến đấu chốngquân Minh xâm lược, với những tên tuổi như: Ngô Quý Duật, Ngô ÁiThường, Ngô Thế Lưu - được Lê Thánh Tông phong làm “Chương Đức ĐạiVương”; bà Lương Thị Minh Nguyệt và chồng là Đinh Tuấn trong cuộc hạthành Cổ Lộng: Thành cổ lộng được nhà Minh xây dựng từ thế kỷ XV trênđất của ba làng Bình Thượng, Bình Hạ và Thọ Cách (nay thuộc địa bàn xãYên Thọ huyện Ý Yên) để án ngữ con đường Thiên lý từ Hoan Diễn ra Bắc

Hà Hàng ngày Bà cùng chồng chứng kiến những tội ác man rợn của giặcMinh Bà bàn với chồng mở một quán rượu bên thành Cổ Lộng để dò xét tìnhhình quân giặc, còn chồng bà bí mật chiêu mộ dân binh đứng lên khởi nghĩa.Mùa hạ năm Bính Ngọ (1427) theo kế sách của Bà, chủ tướng Lê Lợi cử cáctướng Đinh Lễ, Bùi Di và Lưu Ái đem ba ngàn quân tinh nhuệ chia làm 4 đạo

bí mật vây thành Cổ Lộng Đêm đó, trong thành Cổ Lộng mở hội, bà cùngngười nhà phục vụ tận tình các tướng lĩnh quân Minh Nửa đêm, quân giặcsay mềm, chúng chui vào bao tải ngủ (để tránh muỗi) Bà Lương cho ngườithắt chặt các đầu bao và cho mở cổng thành Nhận được ám hiệu, quân tađồng loạt xông vào bắt sống quân giặc Thành Cổ Lộng bị triệt hạ Bà đượctriều Lê phong là “Kiến Quốc Phu Nhân” và nhân dân xây dựng đình thờ vợchồng bà cho tới ngày nay

Trang 16

Vào giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, tiến hànhđánh chiếm Đà Nẵng, Đốc học Phạm Văn Nghị đã kêu gọi học trò và nhândân theo ông vào triều đình Huế, xin vua Tự Đức được đi đánh giặc, thể hiệnnghĩa dũng của những người con Ý Yên giàu truyền thống cách mạng Cùngvới đó là những tên tuổi của các vị anh hùng như: Phạm Nhân Lý, Phạm ChíNhân, Trịnh Đình Hồi, Lã Xuân Oai…

Truyền thống anh dũng kiên cường bất khuất quật khởi trong đấu tranhgiữ nước của quá trình lịch sử được các thế hệ người dân Ý Yên phát huygiành những thắng lợi vẻ vang ở những chặng đường sau này, nhất là từ khi

có Đảng lãnh đạo

Năm 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời lãnh đạo phong trào cáchmạng Việt Nam Tại Nam Định, công tác xây dựng cơ sở và phát triển Đảng ởnhiều địa phương diễn ra sôi nổi, trong đó Ý Yên là Huyện dẫn đầu phongtrào toàn tỉnh Trong thời gian này, nhân dân Ý Yên chứng kiến sự hoạt độngkhông mệt mỏi của người con ưu tú của quê hương - Tống Văn Trân Ông đãhăng hái tham gia hoạt động cách mạng, tổ chức tuyên truyền giáo dục nhiềungười hướng theo cách mạng Cũng chính vì thế mà phong trào xây dựng cơ

sở Đảng ở Ý Yên phát triển mạnh mẽ Tháng 11 - 1930 Ý Yên đã thành lậpđược Ban cán sự Đảng lâm thời, lãnh đạo phong trào cách mạng trong huyện

Trên cơ sở Mặt trận Việt Minh phát triển sâu rộng, cùng các tổ chứccứu quốc thành lập, các đội tự vệ ở Ý Yên cũng được xây dựng và hăng háiluyện tập quân sự, mua sắm vũ khí Khi cao trào kháng Nhật cứu nước đượcphát động trong cả nước, được sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng Hà Nam,phong trào cách mạng ở Ý Yên phát triển mạnh mẽ Cùng với việc mở rộngmặt trận Việt Minh, phát triển các tổ chức cứu quốc như: Thanh niên cứuquốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc… Các chi bộ Đảng thành lập cácđội tuyên truyền vũ trang, xây dựng các đội tự vệ, sắm sửa vũ khí luyện tậpquân sự Tại địa phương, đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thực để phát động

Trang 17

phong trào cách mạng như: diễn thuyết, mở lớp huấn luyện chương trình củamặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng vũ trang cơ sở thành các tiểu đội,trung đội và thường xuyên luyện tập quân sự vào ban đêm.

Khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, phong trào cách mạng Ý Yên đãrất phát triển Các lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và quần chúng cáchmạng ở huyện dưới sự lãnh đạo của cán bộ đảng đã vùng dậy mạnh mẽ, ápđảo kẻ thù, tiến công địch giành chính quyền một cách nhanh chóng Ngày 22

- 8 - 1945, chính quyền cách mạng lâm thời được thành lập ở Ý Yên

Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên những trang sửchói lọi của truyền thống quê hương lại càng đậm nét và rực rỡ hơn Nhândân Ý Yên nhất tề đứng lên chiến đấu giành chính quyền từ tay phát xít Nhật

và thực dân Pháp; sau đó lại anh dũng cùng cả nước tiến hành hai cuộckháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giànhđộc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, tiếp tục xây dựng quê hương đi lên ChủNghĩa xã hội

Từ những làng quê nghèo khó xưa kia, ngày nay nhân dân Ý Yên đãphát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha, phấn đấu không mệt mỏicho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước ngày một giàu đẹp,văn minh, ấm no hạnh phúc

Cùng với cả nước, Ý Yên đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng phát triển vì mục tiêu

-“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Quê hương Ý Yên đang cùng cả dân tộc đứng trước những thuận lợi tolớn cần được khai thác và những khó khăn thách thức cần phải vượt qua đểphát triển

Trang 18

1.2 Lực Lượng dân quân huyện Ý Yên trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám (1945 - 1947)

1.2.1 Ý Yên những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám

Một khó khăn bao trùm là đại bộ phận nông dân huyện Ý Yên chưa córuộng đất, tư liệu sản xuất để cày cấy Lúc này ruộng đất và tư liệu sản xuấtvẫn nằm trong tay giai cấp địa chủ Vì vậy, vấn đề đưa ruộng đất về tay nhândân trở thành yêu cầu bức thiết lúc này

Xã hội thiếu ổn định: hiện tượng người dân tha phương cầu thực chưa

về hết, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội vẫn chưa được giải quyết: nạn cờbạc rượu chè, bói toán mê tín dị đoan vẫn còn đang rất phổ biến, các lựclượng chống phá cách mạng, chống phá chính quyền vẫn còn đang ẩn náudưới nhiều hình thức chờ cơ hội ngóc đầu dậy

Hơn thế nữa, toàn Huyện lúc này có khoảng 10 vạn dân nhưng lại đượcphân bố trên 100 xã Tình hình đó làm cho việc quản lí và ổn định tình hìnhcàng trở nên khó khăn hơn

Trong tình hình khó khăn về kinh tế, xã hội của đất nước đang chưađược khắc phục hết thì nạn thù trong giặc ngoài đang lăm le phá hoại nền độclập của nhân dân ta khi cùng một lúc trên đất nước nhiều thế lực đế quốc, thựcdân cùng tồn tại: ở phía Bắc là lực lượng quân Tưởng dưới danh nghĩa quân

Trang 19

đồng minh kéo vào nước ta với âm mưu phá hoại chính quyền non trẻ; ở phíanam là lực lượng quân Anh theo sau là Pháp cùng cấu kết âm mưu cướp nước

ta một lần nữa; ngoài ra còn có thế lực của quân Nhật đang trong thời giangiải giáp…Ngày 23/9/1945 Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn mở đầu cuộcxâm lược nước ta lần 2

Ở Nam Định quân Tưởng đã kéo vào đóng ở trong thành phố, bọn phảnđộng lại ngóc đầu dậy chống phá Bọn phản động ở Ý Yên đã dựa vào quânTưởng móc nối với nhau phá hoại cách mạng, chúng phân phát báo chí phảnđộng, xuyên tạc các chính sách của chính quyền, tìm cách chui vào các tổchức của ta, thậm chí chui cả vào lực lượng tự vệ của huyện nhà

Trong chính quyền của huyện, của xã: các cán bộ còn bỡ ngỡ vớinhiệm vụ, chức năng của mình, đôi khi còn mang tư tưởng cụa bộ, địaphương, hống hách của thành phần lớp trên gây nên tình trạng mất đoàn kết,làm suy giảm một phần uy tín của chính quyền cách mạng

Tổ chức Đảng từ huyện đến cơ sở chưa được xây dựng và củng cố chặtchẽ, toàn Huyện tới năm 1946 mới có 1 chi bộ với 14 đảng viên (đến 1947 sốđảng viên cũng chỉ dừng lại ở con số hơn 20 đồng chí) Đến đầu năm 1947 ÝYên vẫn chưa thành lập được Đảng bộ huyện

Tình hình đó, làm cho việc thực hiện các đường lối chủ trương củachính quyền cấp trên xuống cơ sở gặp nhiều khó khăn Trước tình hình đó,việc củng cố Đảng, chính quyền, đoàn thể ổn định đời sống nhân dân, bảo vệthành quả của cuộc cách mạng trở nên rất cấp thiết

1.2.1.2 Thuận lợi

Sau Cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi, chính quyền của một nhànước của dân, do dân và vì dân đã được ra đời Nhân dân phấn khởi bắt tayvào xây dựng chế độ mới và quyết tâm bảo vệ thành quả mà cách mạng đãđạt được

Trang 20

Ở Ý Yên, ngay sau khởi nghĩa ít ngày, chính quyền ở tất cả các xã đãđược thành lập, Mặt trận Việt Minh huyện cũng được thành lập và có vai tròlớn trong việc ổn định, tổ chức mọi hành động cách mạng của nhân dân địaphương và củng cố chính quyền cách mạng

Trong công tác củng cố chính quyền: Chính quyền non trẻ mới đượcthành lập nhưng thực sự là chính quyền của dân do dân, tạo mọi điều kiện đểcho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia xây dựng và quản

lý nhà nước Ngày 6/1/1946 nhân dân Ý Yên cùng nhân dân cả nước tham giavào công tác bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ CộngHòa Đó là sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn đối với toàn thể dân tộc Việt Nam,lần đầu tiên được thực hiện quyền công dân qua lá phiếu bầu

Sau bầu cử Quốc hội, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1946 nhân dân huyện

Ý Yên lại tích cực tham gia bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã và tỉnh Sau bầu

cử đã thành lập được Ủy ban hành chính các xã thay cho Ủy ban lâm thời

Nhờ vậy, những ngày tháng sau cách mạng mặc dù sự hiểu biết trongdân còn nhiều hạn chế song huyện Ý Yên đã thực hiện được nhiều chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước một cách tích cực

Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân trong toànhuyện Ý Yên đã tổ chức và thực hiện thành công cuộc vân động “tuần lễvàng” và “quỹ độc lập”, góp phần giải quyết những khó khăn chung của đấtnước và của địa phương

Trong thời gian sau đó, giữa năm 1946, Huyện đã tiến hành “quân”công điền lần thứ nhất Việc làm đó làm cho nhân dân vô cùng phấn khởi vàngày càng tin tưởng vào chế độ mới

Trong công tác đoàn kết toàn dân, thực hiện chủ trương của trungương, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Namgọi tắt là Liên Việt được thành lập từ huyện tới tất cả thôn xã trong huyện

Trang 21

Ngay sau đó Hội đã đẩy mạnh phong trào sản xuất, tiết kiệm, ổn định đờisống, xây dựng cuộc sống mới…

Cùng với việc ổn định tình hình đời sống vật chất, chính quyền cáchmạng Huyện đã chăm lo đặc biệt đến đời sống tinh thần của nhân dân: Thànhlập ở mỗi xã, liên xã một trường tiểu học để đảm bảo việc học tập; thực hiệnnếp sống mới ở trong nhân dân, bài trừ hủ tục, mê tín, các tệ nạn cờ bạc rượuchè…bằng việc thực hiện những ngày lễ hội truyền thống: như tết thiếu nhi,ngày 19 tháng 8, ngày tết Độc Lập mùng 2 tháng 9, ngày tết Nguyên Đán…

Tất cả những việc làm đó đã góp phần ổn định đời sống, bảo vệ trật tự

xã hội, động viên nhân dân góp công, góp của cùng cả nước xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc

1.2.2 Đóng góp của lực lượng dân quân Huyện Ý Yên từ năm 1945 đến năm 1947

1.2.2.1 Trong công cuộc xây dựng chính quyền:

Trong suốt thời gian từ 1945 - 1947, cùng với sự phối hợp với các đơn

vị tổ chức khác trong huyện, lực lượng dân quân Huyện đã góp phần vào việcgiải quyết những khó khăn của địa phương những năm đầu sau Cách mạngTháng Tám, đặc biệt là trong nhiệm vụ xây dựng và củng cố chính quyền

Trong những ngày đầu sau cách mạng, các đội tự vệ, dân quân đượcthành lập ở hầu khắp các xã Lúc này ở Ý Yên, chi bộ Đảng cấp huyện chưa

ra đời nên mọi hoạt động tổ chức của lực lượng dân quân huyện chịu sự dìudắt của Mặt trận Việt Minh Phối hợp với những cán bộ Mặt trận cử về, cácđơn vị dân quân thực hiện tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền, giáodục, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực lời kêu gọicủa chủ tịch Hồ Chí Minh trong phong trào gây quỹ “tuần lễ vàng”, “quỹ độclập” để giải quyết những khó khăn trước mắt của đất nước Nhờ vậy, kết quả

là toàn huyện đã thu được hơn 1kg vàng vào quỹ độc lập, góp phần nhỏ bévào việc giải quyết những khó khăn chung của đất nước

Trang 22

Thực hiện chủ trương của Ban cán sự tỉnh, lực lượng dân quân Ý Yên

đã tiến hành tịch thu sổ sách, sách báo phản động và trừng trị một số phần tửphản động trong Quốc dân Đảng và cả tên chỉ huy trung đội bảo vệ đang âmmưu lật đổ chính quyền huyện Sau những việc làm trên, chính quyền tronghuyện được củng cố và giữ vững

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ chính quyền, các đội tự vệ du kích của toànhuyện đã tham gia phong trào diệt giặc đói, giặc dốt Họ cũng là người vừavận động vừa chỉ đạo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng phong trào “tấc đấttấc vàng”, “tăng gia sản xuất”, đắp đê phòng lụt và đi học bình dân học vụ đểxóa mù chữ Cuộc vận động xóa bỏ các tập tục lạc hậu ở thôn xóm cũng đượclực lượng dân quân ở các cơ sở chỉ đạo thực hiện và cổ vũ nhân dân hưởngứng phong trào vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe cũng được du kích, tự

vệ thanh niên tham gia nhiệt tình…

Khi bản chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (ngày 25/11/1945) và phongtrào “Ủng hộ Nam bộ kháng chiến” được trung ương Đảng phát động, phongtrào cách mạng toàn huyện đã diễn ra sôi nổi Các đội dân quân trong các xã

đi vận động thanh niên tòng quân giết giặc và tham gia vào các đội tự vệ thôn

xã Nhờ vậy mà ngay trong thời gian đầu thực hiện phong trào, toàn huyện đã

có 215 thanh niên tình nguyện vào Nam [12,19] Trên địa bàn huyện, thanhniên gia nhập các đội tự vệ thôn, xã ngày càng đông Khi Tỉnh thành lập cácchi đôi Tây tiến, thanh niên Ý Yên lại hăng hái gia nhập và sẵn sàng lênđường giết giặc

Đặc biệt trong ngày bầu cử Quốc hội diễn ra tại địa phương (6/1/1946),các lực lượng dân quân của cơ sở, của huyện đã thực hiện tốt vai trò đảm bảo

an ninh cho cuộc bầu cử diễn ra thuận lợi Cũng trong thời gian diễn ra bầu

cử, lực lượng dân quân phối hợp cùng nhân dân vạch trần và đấu tranh loại bỏnhững phần tử cơ hội đang tạo dựng vây cánh và lôi kéo bà con tham gia bầu

Trang 23

cử cho chúng Góp phần tích cựa vào kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp ởđịa phương.

Giữa năm 1946, khi huyện tiến hành cuộc “quân” công điền lần thứnhất, bọn cường hào lý dịch chống đối ra mặt Chúng kéo cả về huyện NghĩaHưng và huyện Ý Yên để phản đối Lực lượng dân quân huyện phối hợp vớicác lưc lượng vũ trang trong huyện bắt giam một số tên đầu sỏ, làm cho quátrình phân ruộng cấp đất diễn ra thuận lợi, nhân dân vô cùng phấn khởi

Đến cuối năm 1946, thực dân Pháp ngày càng bộc lộ rõ âm mưu táichiếm Việt Nam khi lần lượt thực hiện các hành động vi phạm bản Hiệpđịnh sơ bộ (6/3/1946) và bản Tạm ước (14/9/1946) được ký kết giữa ta vàPháp Lúc này, nguy cơ một cuộc chiến tranh bùng nổ ngày càng đến gần Vìvậy, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương trở thành nhiệm vụ cấpbách Ban lãnh đạo huyện xác định nhiệm vụ trong tình hình mới đó là: Mộtmặt vận động nhân dân hết sức chi viện sức người sức của cho các chiếntrường, một mặt chuẩn bị lực lượng vũ trang ở các địa phương sẵn sàng bảo

vệ xóm làng khi có kẻ địch đánh tới Vì vậy huyện đã đẩy mạnh công táctuyên truyền giáo dục cán bộ Đảng viên, hội viên các đoàn thể cứu quốc, tự

vệ, dân quân du kích nhận rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù và hưởng ứngtham gia cuộc kháng chiến, song song với đó là việc tiếp tục xây dựng lựclượng vũ trang và kết quả là: Ở tất cả các xã đã thành lập được một trung đội

tự vệ Huyện cũng đã xây dựng được một đại đội tự vệ chiến đấu đầu tiêngồm 91 chiến sỹ [11, 83]

Ngày 22/12/1946 khi lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch

Hồ Chí Minh vang lên cũng là lúc phong trào kháng chiến ở Nam Định pháttriển rộng khắp thì thành thị đến nông thôn

Cuộc chiến đấu của lực lượng vũ trang của ta với thực dân Pháp diễn ratrong thành phố Nam Định trở thành một trong những cuộc chiến tiêu biểucủa phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm đầu kháng chiến khi

Trang 24

thực hiện chủ trương giam chân địch trong thành phố của trung ương Đảng.Quân Pháp ngay từ khi đặt chân vào thành phố đã vấp phải sự chống trả quyếtliệt của các lực lượng vũ trang của ta Một số địa điểm ghi dấu ấn về trậnchiến không cân sức giữa ta và địch tại thành phố như: Nhà mát dệt NamĐịnh, Bệnh viện đa khoa Tỉnh… Các chiến sỹ dân quân tự vệ là những người

đi đầu trong cuộc tấn công giặc Do tương quan lực lượng giữa ta và địch hếtsức chênh lệch nên cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, song nhiệm vụ tiêu diệtsinh lực địch và giam chân địch trong thành phố được quân dân Nam Địnhthực hiện thành công Chúng ta thực hiện thành công việc đưa các cơ quan,đơn vị của tỉnh ra khỏi thành phố một cách an toàn Đồng thời thắng lợi trongviệc chiến đấu giam chân địch ở thành phố của tỉnh đã có tác dụng cổ vũ tolớn đến phong trào cách mạng ở các địa phương

Quân dân Ý Yên cũng bùng lên một khí thế mới Phong trào “lột sắtđường tàu rèn thêm dao kiếm” sôi nổi khắp nơi, mỗi thanh niên cứu quốc, tự

vệ, dân quân đều hăm hở sắm cho mình một thứ vũ khí để giết giặc Khôngkhí kháng chiến tràn ngập khắp trong toàn huyện Lực lượng dân quân cũng ýthức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong giai đoạn mới

Như vậy, việc tham gia tích cực của lực lượng dân quân trong các côngtác giáo dục, tuyên truyền và đấu tranh trong giai đoạn những năm đầu sauCách mạng Tháng Tám (1945 - 1947) là những hoạt động thiết thực góp phầnkhông nhỏ vào việc ổn định tình hình xã hội, duy trì an ninh trật tự và đặc biệt

là chính quyền cách mạng dân chủ nhân dân non trẻ ở địa phương

1.2.2.2 Sự ra đời của Huyện đội và quá trình chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến

Để phù hợp với tình hình kháng chiến và chủ trương của Trung ương,của Tỉnh ủy tháng 1 - 1947 Ủy ban kháng chiến huyện, xã được thành lập.Đến tháng 2 - 1947 Huyện ủy lâm thời cũng được thành lập theo Nghị quyếtcủa Tỉnh ủy Thực hiện chủ trương của Bộ Quốc phòng yêu cầu: “mọi công

Trang 25

dân từ 18 đến 45 tuổi được tổ chức vào dân quân”; “dưới sự chỉ đạo khángchiến của Bộ chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tự vệ”; Thực hiện nghịquyết của Trung ương Đảng “cấp tốc xúc tiến việc tổ chức huấn luyện vũtrang và lãnh đạo dân quân” Được sự chỉ đạo của Tỉnh đôi Nam Định (thànhlập ngày 20/4/1947), tháng 5 - 1947 Huyện ủy Ý Yên được kiện toàn vàHuyện đội cũng được thành lập [11,84] Từ đây Huyện đội cũng chỉ đạo các

xã thành lập xã đội Từ đây tổ chức vũ trang từ tỉnh tới xã cùng thôn làng đãthành một hệ thống, là một lực lượng tại chỗ rất hùng hậu

Để thuận lợi cho việc chỉ đạo và quản lí các đơn vị trong toàn huyệnmột cách thuận lợi, cuối năm 1947 Huyện đội cùng Ủy ban kháng chiến hànhchính huyện đã tiến hành hợp nhất gần 100 xã trước đây thành 20 xã mới,nhằm xóa đi sự chênh lệch về nhân lực, vật lực giữa các xã, tạo điều kiện chohuyện huy động lực lượng, chỉ đạo phong trào và xây dựng lực lượng khángchiến tại địa phương

Lực lượng dân quân huyện nằm trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Huyệnđội và chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến:

Phát động phong trào tòng quân sôi nổi: lực lượng dân quân các xã là

một nguồn cung cấp, bổ xung lực lượng rất quan trọng cho các đơn vị chủlực Cùng với các đơn vị trong huyện, Huyện đội thời gian này đẩy mạnh việctuyên truyền, vận động thanh niên các địa phương tham gia tòng quân Vì thế

mà ngay trong thời gian đầu toàn huyện có gần hai ngàn thanh niên ghi têntham gia tòng quân và trong số đó gần 100 thanh niên đã được nhập ngũ Các

xã đi đầu trong phong trào này của huyện như: xã Thượng Cát, Liên Minh,Quyết Hưng, Nghĩa Phương, Vạn Thắng, Đại Đồng, Chấn An… có tác dụngrất lớn trong việc cổ vũ các địa phương khác tham gia kháng chiến [12,23]

Từ tháng 3 - 1947 lực lượng vũ trang tỉnh đã chủ động rút khỏi thànhphố để bảo toàn lực lượng Một số đơn vị, cơ quan của Tỉnh đã sơ tán về ÝYên ở các xã Bình Minh, Bảo Đài, Cộng Hòa, Thượng Cát Lúc này các đơn

Trang 26

vị vũ trang địa phương phối hợp với nhân dân tiến hành giúp đỡ các đơn vịtiến hành sơ tán và tổ chức bảo vệ cho họ Bên cạnh đó, lực lượng dân quânhuyện còn tổ chức và tiến hành tốt công tác bảo vệ trật tự trị an của địaphương, và có vai trò lớn trong việc phát động phong trào cách mạng ở từng

cơ sở phát triển

Công cuộc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến: Được tiến hành ngày càng

khẩn trương hơn Lực lượng dân quân cùng phối hợp với các đơn vị kháctrong huyện cùng chỉ đạo nhân dân thực hiện thí điểm việc tiêu thổ khángchiến, sơ tán dân, cất giấu thóc lúa, của cải, đào đắp hầm hố, rào làng khángchiến Trong thời gian này phong trào diễn ra mạnh nhất ở các xã ThượngCát, Đại Đồng, Vũ Dương… Để chi viện cho chiến đấu, du kích và dân quânnhiều xã đã được điều động ra chiến đấu trực tiếp với dân quân thành phốNam Định và có nhiều hoạt động tích cực

Trong công tác phát triển Đảng: Đến đầu 1947 cơ sở Đảng ở địa

phương còn khá hạn chế, Đảng bộ huyện chưa được thành lập, là một bất lợicho việc củng cố và xây dựng chính quyền, cũng như chỉ đạo kháng chiếntrong tình hình mới Vì thế, lực lượng dân quân huyện, được sự chỉ đạo củacấp trên đã tăng cường vận động cách mạng, phối hợp với các cán bộ của Mặttrận Việt Minh tiến hành tuyên truyền giác ngộ quần chúng tham gia xâydựng Đảng, gia nhập Đảng Những thành viên ưu tú trong thành phần lựclượng dân quân là một trong những bộ phận tham gia giác ngộ và gia nhậpvào hàng ngũ của Đảng nhiều nhất trong thời gian đó Nhờ những hoạt độngtích cực mà Huyện đội cùng các đơn vị khác trong huyện thực hiện mà đếntháng 8 và tháng 9 năm 1947 việc phát triển Đảng đã rộng khắp về các địaphương Đến cuối 1947, hầu hết các xã đều đã có tổ chức Đảng cơ sở Cóđược kết quả đó, có một phần không nhỏ của lực lượng dân quân Huyện

Như vậy với sự ra đời của Huyện đội, phong trào cách mạng của Ý Yên

có những bước chuyển mình mới Dưới sự chỉ đạo của Huyện đội, dân quân

Trang 27

huyện đã phối hợp cùng với nhân dân trong toàn huyện thực hiện nhiều hoạtđộng tích cực, góp phần tạo dựng thế và lực cho toàn huyện vững vàng bướcvào những giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến trong thời gian sau đó.

1.3 Lực lượng dân quân huyện Ý Yên trong giai đoạn 1947 - 1950

1.3.1 Bối cảnh lịch sử

Từ đầu năm 1947 quân Pháp được tăng thêm viện binh Lúc này chúngcũng tập trung phát triển lực lượng ngụy quân và đẩy mạnh việc đưa quân rachiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Tây Bắc và duyên hải Đông Bắc Quy

mô của cuộc chiến tranh được mở rộng

Tháng 3 - 1947, chính phủ Pháp cử tướng Bôlaec sang Đông Dươnglàm cao ủy thay cho Đăc - giăng - li - ơ để thực hiện âm mưu của Pháp là:Tập hợp lực lượng, dựng lên một chính quyền bù nhìn tay sai và đẩy mạnhhoạt động quân sự nhằm tiêu diệt chủ lực của ta Vì thế Boolaec tuyên bốtrắng trợn: không công nhận Việt Nam độc lập thống nhất, không công nhậnChính phủ Hồ Chí Minh là đại diện chân chính của nhân dân Việt Nam

Tại đồng bằng Bắc Bộ, Tổng chỉ huy quân đội Pháp chủ trương đẩymạnh các cuộc hành binh lớn nhỏ đánh chiếm vùng ven đô Hà Nội, NamĐịnh, càn quét lấn giữa hành lang đường 1, đường Nam Định - Hà Nội Đi đôivới lấn chiếm quân sự là tổ chức chế độ cai trị vùng chiếm đóng, lôi kéo muachuộc đồng bào theo đạo Thiên chúa, hỗ trợ bọn phản động đội lốt tôn giáo,xây dựng lực lượng tay sai, xây dựng cơ sở chống phá kháng chiến

Đối với Nam Định, thực dân Pháp cũng nhận thấy đây là vị trí chiếnlược trong việc là móc xích nối giữa chiến trường chính Bắc Bộ và vùng tự doThanh - Nghệ Tĩnh Đồng thời, đây cũng là địa bàn có số lượng người dân theođạo khá lớn có thể phục vụ cho dã tâm của bọn chúng Thêm nữa, Nam Địnhcũng là một đầu mối kinh tế rất quan trọng của vùng Bắc Bộ Vì thế đánhchiếm Nam Định, thực dân Pháp có thể thực hiện được ý đồ của mình trong

Trang 28

việc: Chặt đứt một mắt xích quan trọng trong vị trí chiến lược quân sự của đốiphương, có thể xây dựng cơ sở xã hội dựa vào đồng bào Công giáo, và thêmmột mục đích quan trọng khác nữa là có thể phá hoại tiềm lực kinh tế của ta,hạn chế được một phần quan trọng trong việc chi viện cho chiến trường.

Về phía ta, để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, Đảng ta đứng đầu

là chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ đường lối chiến tranh cách mạng củadân tộc ta phải thực hiện là cuộc: toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực

cánh sinh Chính vì thế, để thực hiện được khẩu hiệu “toàn dân tham gia

đánh giặc”, Tháng 2 - 1947 Bộ Quốc phòng ra thông tư quy định: mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi đến 45 tuổi vào dân quân và quy định nhiệm vụ của dân quân tự vệ cùng các đội du kích địa phương Chỉ có thể thực hiện vũ trang toàn dân, tổ chức dân quân và các đội du kích khắp các địa phương phối hợp sự chiến đấu của lực lượng dân quân, du kích của toàn dân với sự chiến đấu của bộ đội tập trung thì quân đội chính quy mới thực hiện thuận lợi quyền chủ động đánh giặc [9, 59].

Ngày 24 - 5 - 1947, Hội nghị dân quân, du kích toàn quốc lần thứ nhấtđược tiến hành ở chiến khu Việt Bắc đã thống nhất tổ chức dân quân tự vệ và

du kích từ những tổ chức vũ trang quần chúng do Mặt trận Việt Minh và cácđoàn thể cứu quốc xây dựng trở thành một bộ phận quan trọng trong các lựclượng vũ trang nhà nước, do các cơ quan quân sự địa phương chỉ huy Sự cómặt của hội nghị, một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của lực lượngdân quân tự vệ và du kích địa phương trong cuộc kháng chiến của dân tộc

Ở Nam Định, Cuộc chiến đấu trong 86 ngày đêm giam chân địch trongthành phố của lực lượng vũ trang tỉnh thực hiện thắng lợi, lực lượng chiến đấucủa ta được bảo toàn, các đơn vị của ta rút ra vùng ngoại thành và các địaphương lân cận tiếp tục củng cố và xây dựng lực lượng

Quân Pháp, sau khi tiến vào thành phố, tiến hành củng cố vị trí đóngquân của mình, chúng đã liên tiếp mở các cuộc càn quét sâu vào vùng tự do

Trang 29

của ta, kích động bọn phản động địa phương đội lốt tôn giáo nổi dậy chốngphá hậu phương của quân dân Nam Định Chúng tiến hành đánh phá Đại Đê(Vụ Bản) và tung lực lượng vào đất Ý Yên theo đường 12 để thăm dò, chuẩn

bị kế hoạch càn quét của chúng

Cuộc kháng chiến toàn quốc ngày càng mở rộng, yêu cầu chiến đấu tiêudiệt giặc ngoại xâm giải phóng quê hương đất nước được đặt ra Đồng thờicác đơn vị chuyên trách được ra đời để đáp ứng với những diễn biến mới củacuộc chiến Tháng 3 - 1947, thực hiện quyết định của Chính phủ và hướngdẫn của Khu ủy, Ủy ban hành chính tỉnh Nam Định tách Ủy ban quân sự trựcthuộc Ủy ban hành chính tỉnh, thành lập Tỉnh đội dân quân

Ngày 20 / 4 / 1947 Tỉnh đội dân quân Nam Định được thành lập [13, 34].Căn cứ vào các nhiệm vụ cần kíp trước mắt do Trung ương Đảng đề ra,Tỉnh ủy Nam Định đã xác định trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân toàntỉnh là:

- Phát triển chiến tanh du kích, kiềm chế tiêu hao địch, chống địch lấnchiếm, phục hồi cơ sở địch hậu

- Mở rộng khối đoàn kết toàn dân, tranh thủ giáo dân, trấn áp bọn phảncách mạng

- Ra sức xây dựng cơ quan quân sự và lực lượng vũ trang địa phương

- Xây dựng hậu phương, quan tâm đến đời sống quần chúng, đẩy mạnhsản xuất, thực hiện nền kinh tế tự cấp tự túc

- Ra sức phát triển Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnhvực công tác [13,35]

Thực hiện yêu cầu của Tỉnh ủy, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụtác chiến diệt địch, các hoạt động vũ trang tuyên truyền gây dựng cơ sở đượccác địa phương đặc biệt chú trọng

Cũng trong thời gian này, với sự ra đời của Huyện đội, phong trào cáchmạng của huyện đã khá phát triển Tại các địa phương trong huyện quá trình

Trang 30

chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ căn bản hoàn thành Nhân dân hănghái tham gia giết giặc lập công.

Ý Yên được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền cấp trên, nênphong trào cũng có nhiều chuyển biến Huyện đội Ý Yên phối hợp cùng vớiHuyện ủy dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ cấp trên đã có vai trò quan trọng trongviệc chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các lực lượng vũ trang và nhân dân tronghuyện tiến hành những công tác phục vụ chiến đấu và chiến đấu đạt hiệu quả

1.3.2 Những hoạt động của lực lượng dân quân huyện Ý Yên trong giai đoạn 1947 - 1950

1.3.2.1 Trong công tác phục vụ chiến đấu

* Xây dựng làng kháng chiến:

Để phá tan âm mưu mở rộng địa bàn, độc chiếm kho người, kho của ởđồng bằng, thực hiện chủ trương của Trung ương, của Liên khu ủy và củaTỉnh ủy về việc xây dựng thế trận phá thế chiếm đóng của địch, Liên chi bộ

và ban chỉ huy Tỉnh đội vừa chỉ đạo xây dựng lực lượng vừa chỉ đạo xâydựng thế trận đánh địch, trong đó xây dựng các khu căn cứ đứng chân củaTỉnh đội và các cơ quan ban ngành của tỉnh Các căn cứ dựa hẳn vào các làngkháng chiến, liền kề các cụm chiến đấu để phát huy tốt khả năng diệt địch,chặn địch và bảo vệ mình Các làng kháng chiến được xây dựng vững chắc,

có lực lượng dân quân du kích được huấn luyện sẵn sàng chiến đấu kết hợp bímật phòng gian, sẵn sàng đảm bảo tốt mọi điều kiện cho đánh địch tại chỗ vàkháng chiến lâu dài

Thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Đỗ Mười (tức đồng chí Định) - Bíthư Tỉnh ủy về việc “phải xây dựng làm cho Ý Yên trở thành căn cứ khángchiến của Tỉnh”, phong trào “rào làng kháng chiến” ra đời và phát triển mạnh

ở Ý Yên

Làng kháng chiến ở Ý Yên có từ 1947 nhưng khá sơ sài song lại rấtphát triển ngay trong thời gian sau đó Với khẩu hiệu “tất cả cho rào làng

Trang 31

kháng chiến”, huyện đã đẩy mạnh phong trào lên thành cao trào, đi đầu trongphong trào rào làng kháng chiến của Tỉnh.

Dựa vào đặc điểm của vùng đồng chiêm trũng, mỗi làng như một hònđảo giữa đồng nước, xung quanh được bao bọc bởi lũy tre, chỉ có một vài conđường độc đạo vào làng, quân dân Ý Yên đã biến mỗi làng thành một căn cứ

du kích, bảo vệ nhân dân, bảo vệ bộ đội, vừa ngăn cản bước tiến của địch

Thực hiện phong trào này, lực lượng dân quân huyện đã cùng nhân dânkhông tiếc công, tiếc của chặt chẽ, rỡ nhà, rào làng, làm hầm hố Trong thờigian này hàng trăm ngôi đình, chùa, miếu, phủ trong huyện được nhân dân tựnguyện tháo rỡ lấy gạch, gỗ xây dựng hầm hào trong làng kháng chiến

Làng kháng chiến được xây dựng công phu, ngoài cùng là những lớptre ken dày đặc, trong là hào sâu có cắn chông tre vót nhọn, tiếp đến là hệthống hào gian thông, hầm giao thông, ụ chiến đấu, bãi mìn, bãi chông, hầm

bí mật Trong làng được rào theo khu vực, giữa các khu vực thường có đườngtiến đường lui đảm bảo cho dân quân, du kích có thể cơ động chiến đấu Đồngthời việc rào làng kháng chiến tuy có khác nhau về qui mô, hình thức nhưngthực chất đã có tác dụng thúc đẩy phong trào toàn dân hăng hái quyết tâmđánh địch trong mọi tình huống

Làng kháng chiến của Ý Yên dẫn đầu phong trào toàn tỉnh, được Tỉnh

ủy Nam Định báo cáo biểu dương gửi lên Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ 2,

tháng 2 năm 1951: “Ý Yên và miền Thượng Nghĩa Hưng (nay là các xã miền

nam Ý Yên) rào làng khắp các thôn [1, 6].

* Trong việc vận động cung cấp nguồn nhân lực cho cuộc chiến

Cuộc kháng chiến ngày càng đi vào giai đoạn ác liệt, đứng trước kẻ thùhơn hẳn ta về cách thức tổ chức (chính qui) và vũ khí trang thiết bị, chúng ta

đã xác định xây dựng thế trận toàn dân, từng bước xây dựng đội quân chínhqui, đông đảo để đối phó với kẻ thù Vì thế cùng với phong trào gia nhập lựclượng dân quân du kích, phong trào xung phong tòng quân cũng diễn ra sôi

Trang 32

nổi trên khắp cả nước Đây cũng chính là bước thực hiện nhiệm vụ xây dựnglực lượng vũ trang địa phương và lực lượng quân sự mà Trung ương Đảng đã

đề ra ngay từ đầu cuộc chiến

Ở Ý Yên, để chuẩn bị tốt cho cuộc chiến, công tác vận động thanh niêntòng quân xây dựng đội quân chính qui và phục vụ hỏa tuyến tiếp tục đượcđẩy mạnh

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh, lãnh đạo huyện đã dần dần thực hiện

khẩu hiệu “dân quân hóa đoàn thể” và “quân sự hóa toàn dân”, đẩy mạnh

việc xây dựng lực lượng dân quân ở khắp các cơ sở Đến năm 1949 huyện đãxây dựng được lực lượng dân quân lên tới 8494 người (toàn tỉnh là 20.904người), trong đó nữ là 1085 người [11, 87] Lực lượng này là lượng lực chínhtrong công tác phục vụ hỏa tuyến, phục vụ chiến đấu và gia nhập các đơn vị

bộ đội địa phương trên địa bàn toàn huyện trong thời gian này Sở dĩ có đượckết quả lớn như vậy là do đến cuối năm 1948 địa bàn Ý Yên vẫn là vùng tự docủa quân dân Nam Định, nên Đảng bộ huyện cùng Huyện đội có điều kiện chỉđạo,tổ chức nhân dân thực hiện tốt công cuộc phục vụ chiến đấu này Nhưngtoàn quân và dân Ý Yên vẫn nêu cao tinh thần cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàngtâm lí đánh giặc khi giặc tới Vì vậy, phong trào mua sắm, rèn đúc vũ khí diễn

ra sôi nổi trong toàn huyện

Để đối phó với âm mưu của địch, huyện Ý Yên tiếp tục thực hiện Nghịquyết của Trung ương về bám giữ đồng bằng và chỉ thị của Tỉnh ủy về việcphát động phong trào thi đua yêu nước trong Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh,các chi bộ Đảng địa phương thuộc các lực lượng vũ trang trong địa bàn toànhuyện đã quán triệt yêu cầu tự động công tác, khẩn trương xây dựng cácphương án củng cố tổ chức, chủ động huấn luyện, tổ chức “thử lửa” cho cácchiến sỹ mới, tích cực tranh thủ thực hiện yêu cầu “Luyện quân lập công”,Dân quân huyện đều được tập huấn cấp tốc về chiến thuật, du kích được thay

Trang 33

nhau ra Trình Xuyên và Mĩ Lộc để rèn luyện, thực hành chiến đấu đánh địch,làm quen dần với các tình thế trong kháng chiến.

* Ngoài nhiệm vụ rèn luyện sẵn sàng chiến đấu lực lượng dân quân

huyện đã tham gia tích cực vào phong trào “tăng gia sản xuất”.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ “thi đua ái quốc” nhằm đảm bảo

cơ sở vật chất và lực lượng để đảm bảo chiến đấu thắng lợi, Liên chi bộ vàTỉnh đội đã chỉ đạo các lực lượng vũ trang trong tỉnh bám sát và làm nòngcốt cho phong trào xây dựng làng kháng chiến, phong trào đẩy mạnh sảnxuất tự túc, vận động đỡ đầu bộ đội, đảm bảo cho lực lượng vũ trang của ta

“ăn no đánh thắng”, phong trào sản xuất nông nghiệp ở các địa phương tronghuyện phát triển khá cao, việc đổi công, hợp tác được tổ chức ở nhiều nơi,thực hành tiết kiệm góp phần thiết thực bảo đảm tiềm lực cho cuộc khángchiến ở địa phương

Trong vụ chiêm xuân 1949 toàn huyện đã cấy được 10000 ha, nuôiđược trên 6000 trâu bò, hơn 20000 con lợn, bảo đảm được kinh tế tự cấp tựtúc do Trung ương đề ra [11, 88]

Phong trào ủng hộ bộ đội được triển khai rộng rãi: dân quân tronghuyện đã đi tổ chức bà con quyên góp ủng hộ những đồ dùng thiết yếu, lươngthực… phục vụ cho tiền tuyến Chỉ tính riêng tháng 6 - 1949, huyện Ý Yên đãủng hộ được 41197 kg thóc, 3 triệu 50 đồng [11, 86]; Nhân ngày quốc khánh2/9/1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân bán thóc để Người lấygạo khao quân, nhân dân Ý Yên đã bán vượt mức 50%, là một trong bốn

huyện dẫn đầu toàn tỉnh [13, 49]; Trong dịp hưởng ứng phong trào “mùa

đông binh sĩ”, khắp các làng xã dấy lên phong trào quyên góp, may sắm quần

áo gửi ra chiến trường cho bộ đội…

* Đảm bảo tốt vai trò của một hậu phương kháng chiến

Thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm Ý Yên khá muộn so với các địaphương khác trong tỉnh nên trong thời gian này, lực lượng dân quân cùng

Trang 34

các đơn vị khác trong huyện thực hiện tốt vài trò của một hậu phươngkháng chiến:

Trong thời gian này, quân Pháp thực hiện việc mở rộng vùng chiếmđóng, ngăn chặn lưc lượng của ta và để bảo vệ an toàn cho bọn chúng đóngchốt tại thành phố Nam Định Chúng lập nên vành đai phía bắc thành phố,đồng thời việc đánh chiếm ra phía nam và phía tây Vì thế Ý Yên trở thànhđịa bàn cho các đơn vị của ta rút quân để bảo toàn lực lượng và cũng là cửangõ tiến quân đánh địch khi có điều kiện (bởi Ý Yên ở phía đông thành phốNam Định lúc này vẫn là vùng tự do) Dân quân huyện lúc này thực hiện tốtvai trò của mình trong việc đón nhận các lực lượng quân ta rút về và phối hợptác chiến với các đơn vị bạn mỗi khi tổ chức tiến công

Với những thắng lợi đạt được trong công tác phục vụ chiến đấu, chuẩn

bị cho cuộc chiến, lực lượng dân quân cùng nhân dân trong huyện vững vàngbước vào cuộc đối mặt trực tiếp với kẻ thù Những việc làm đó là một trongnhững nhân tố quan trọng đảm bảo cho những thắng lợi vang dội trên mặt trậnquân sự trong thời sau đó

1.3.2.2 Trong chiến đấu bảo vệ quê hương.

Nhờ có sự chuẩn bị cho cuộc chiến một cách kỹ lưỡng và tâm lí sẵnsàng đón giặc tới của nhân dân Ý Yên mà ngay trong thời gian này lực lượngdân quân Ý Yên cùng các lực lưọng vũ trang khác phối hợp với nhân dânchiến đấu với kẻ thù dành được nhiều thắng lợi quan trọng

Ngày 7- 12- 1948 Bộ chỉ huy quân sự Pháp ở miền Bắc cho 12 máy bayĐacota và 4 máy bay B26 thả 400 quân nhảy dù xuống cách đồng Bình Cách

xã Yên Thọ (Ý Yên) và cánh đồng Trà Châu xã Thanh Lưu (Thanh Liêm - HàNam), chiếm một số điểm cao thuộc Thanh Liêm Chúng thực hiện phối hợphành quân âm mưu đánh úp các cơ quan chỉ đạo của ta tại đây, phá công binhxưởng và cơ sở kháng chiến của tỉnh, của huyện

Trang 35

Được sự chỉ đạo của Tỉnh có sự phối hợp của các tiểu đoàn 69, truungđoàn 34, quân dân các huyện Thanh Liêm, Kim Bảng (Hà Nam) và Gia Viễn(Ninh Bình), các đơn vị du kích, dân quân các xã Bắc huyện đã tiến hànhchặn đánh quân địch nhảy dù và tiêu diệt được hơn 100 tên giặc bằng các loạisúng sẵn có và lựu đạn Do có sự phối hợp của các đơn vị bộ đội chủ lực nênlực lượng dân quân, du kích ở các xã đã vững tin hơn, chiến đấu dũng cảm vàlập được nhiều chiến công trong việc ngăn chặn và làm tiêu hao sinh lực địch[12, 26].

Như vậy, ngay từ lần đầu tiên địch chạm chân tới đất Ý Yên, chúng đãchuốc thất bại Chiến thắng này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cổ vũ độngviên quân và dân huyện nhà vững tin trong tổ chức kháng chiến, cũng như kinhnghiệm về tổ chức chiến đấu của các đơn vị vũ trang trang tòan huyện để cóđược những thẳng lợi to lớn hơn ở các nhiệm vụ sau này tại địa phương

Bước sang năm 1949, sau gần 3 năm tiến hành tái chiếm Việt Nam,thực dân Pháp vẫn không thực hiện được ý đồ của mình Để cứu vãn tìnhhình, Chính phủ Pháp cử tướng Rơ - ve sang Việt Nam đề ra một chiến lượcquân sự mới mang tên mình với một số điểm đáng chú ý là: Tập trung chủ lựccho chiến trường chính Bắc Bộ hòng mở rộng phạm vi chiếm đóng đồng bằngBắc Bộ, phát triển ngụy quyền tay sai, xây dựng đội quân quốc gia giả hiệulàm nhiệm vụ chiếm đóng để rút quân Âu Phi bổ sung cho các binh đoàn ứngchiến của chúng

Trong kế hoạch mở rộng đánh chiếm các huyện phía nam tỉnh NamĐịnh, thực dân Pháp đặc biệt chú ý tới địa bàn các xã ven sông Đáy Bởi đây

là vùng đất trù phú lại có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng đối với thành phốNam Định về mặt đường thủy, đồng thời lại âm mưu có thể thiết lập được mộtđội quân tay sai đông đảo thuộc nơi có nhiều người theo đạo thiên chúa mà

chúng có thể lợi dụng được nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh

người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của mình.

Trang 36

Trong những địa điểm nằm trong kế hoạch chiếm đóng và khống chếcủa thực dân Pháp lúc này có 7 xã nay thuộc địa bàn các xã phía Nam củahuyện Ý Yên Đó là các xã: Phan Thanh, Quốc Tuấn, Nhân Hòa, Vạn Thắng,Minh Lương, Chấn An, Đại Đồng Đứng trước âm mưu và hành động mớicủa kẻ thù, lực lượng kháng chiến ở các địa phương dưới sự chỉ đạo củaHuyện đội, Tỉnh đội đã đưa ra các phương án tác chiến cụ thể Dân và quâncác xã đều ở trong tư thế sẵn sàng chờ giặc đến.

Vào giữa tháng 10 - 1949 quân địch mở một cuộc hành quân qui mô lớnmang tên Ăng - tơ - ra - xít khi huy động 3 trung đoàn cơ động tham chiến.Ngày 16 - 10 - 1949 chúng cho quân nhảy dù xuống Phát Diệm (Ninh Bình)chốt giữ và sẵn sàng tham gia đường thủy qua đường sông Đáy Ngày 17 - 10,quân Pháp hành quân theo đường sông Đào và đánh chiếm các vị trí xung yếu

ở hai bên triền sông như: Đống Cao (xã Phan Thanh), Phạm Xá (xã Nhân Hòa),Vĩnh Trị (xã Chấn An) Cùng với đó, chúng cho tàu tuần tiễu kiểm soát trênsông để bao vây vòng ngoài khu vực đánh chiếm và phối hợp với bọn giánđiệp, phản động trong nội địa xây dựng lực lượng “chống cộng” [12, 29]

Trước diễn biến mới của tình hình, quân ta đã thực hiện quyết sách

“vườn không nhà trống” ở những nơi địch đến; Lực lượng dân quân các xã

phối hợp với nhân dân tiến hành đắp các ụ trên sông Đào, sông Đáy, sông Sắt

để chặn địch, thực hiện việc cản bước tiến của quân địch bằng việc phá hủycầu cống, đào hào cắt ngang đường 56… Ngoài ra ta còn xây dựng được mộttrạm liên lạc ở Vạn Thắng để lien hệ với tỉnh và Liên khu III trong chỉ đạokháng chiến Nhờ nắm bắt được thông tin kịp thời nên mọi hoạt động củaquân dân ta trong việc chặn đánh địch đều giữ trong thế chủ động

Ngày 20 - 10 - 1949, quân chủ lực của ta phối hợp với lực lượng dânquân du kích các xã ven sông tiến hành đánh thủy lôi, diệt được 7 ca nô và tàuchiến của địch Địch buộc phải dùng tàu chiến huy động quân tiếp viện cho

Trang 37

đồn Phù Sa, nhưng cũng bị quân ta từ hai bên bờ bắn đại bác làm chìm tàugiặc tại khu vực Phù Sa thượng.

Bằng sự chủ động và chuẩn bị chiến đấu chu đáo của quân và dân ta, đãgây cho địch nhiều tổn thất Do có sự yểm trợ của máy bay, tàu chiến, nênđịch cũng đã tiến hành được một số hành động thị uy, chiếm được một sốvùng của huyện Nghĩa Hưng, nhưng do ta có phong trào mạnh, cơ sở vữngchắc nên mặc dù địch tiến hành càn quét nhiều lần nhưng vẫn không lập được

tề ở các xã miền nam của huyện Ý Yên trong thời gian từ cuối 1949 đến đầunăm 1950

Như vậy, Mặc dù vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài gần 80năm chống thực dân Pháp và phát xít Nhật, tình hình Ý Yên nói riêng và đấtnước nói chung vẫn đang trong tình trạng hết sức khó khăn nhưng phát huytruyền thống đấu tranh kiên cường của quê hương, những người con Ý Yênlại tiếp tục góp sức mình cùng cả dân tộc lại đứng lên tham gia vào công cuộcbảo vệ quê hương đất nước trong giai đoạn mới Những khó khăn ban đầu củađất nước được từng bước giải quyết Cả nước cùng tham gia vào quá trình vừakháng chiến, vừa kiến quốc Trong tình hình mới, sự ra đời và phát triển củalực lượng vũ trang nhân dân với đường lối vũ trang toàn dân Tỉnh đội NamĐịnh và sau đó là Huyện đội Ý Yên được ra đời, cùng với Đảng bộ cấp trêntrực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở huyện nhà

Ở Ý Yên, từ khi Huyện đội ra đời, công tác chuẩn bị mọi mặt cho cuộckháng chiến được gấp rút chuẩn bị và tiến hành khi: Tiến hành cải cách cácđơn vị hành chính trong toàn huyện để thuận lợi cho công tác chỉ đạo cũngnhư huy động lực lượng trong kháng chiến Đồng thời Huyện đội cũng tổchức phát động phong trào tòng quân tham gia giết giặc diễn ra rất sôi nổi ởđịa phương cùng công tác phát triển Đảng cũng đặc biệt được chú trọng Khithực dân Pháp ngày càng mở rộng quy mô của cuộc chiến thì tính chất chiếntranh cũng trở nên ác liệt hơn Quân và dân Ý Yên lại tiếp tục ngoan cường

Trang 38

đứng lên chiến đấu chống lại kẻ thù trong những điều kiện khó khăn và giankhổ hơn Nhưng nhờ thực hiện tốt công tác phục vụ chiến đấu ở địa phươngnên quân dân Ý Yên vẫn tự tin bước vào cuộc chiến Đó là thành công trongviệc xây dựng làng kháng chiến và phong trào rào làng kháng chiến ở địaphương, cùng với tinh thần “thi đua ái quốc” công tác phục vụ chiến đấu,chuẩn bị cho cuộc chiến của nhân dân trong huyện đạt được kết quả to lớn.Chính điều đó đã tạo điều kiện cho quân và dân Ý Yên có thể vững vàng thamgia vào cuộc đối đầu trực tiếp với kẻ thù trên chiến trường Những việc làm

đó là những nhân tố quan trọng đảm bảo cho những thắng lợi vang dội trênmặt trận quân sự của quân và dân huyện nhà

Trong chiến đấu, nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của Trung ương Đảng,Tỉnh đội mà trực tiếp là Huyện ủy và Huyện đội đã trực tiếp lãnh đạo quân vàdân Ý Yên tiến hành kháng chiến chống lại kẻ thù Sự phát triển của lựclượng dân quân huyện Ý Yên trong thời gian này góp phần quan trọng trongnhững chiến thắng của quân đội ta trong chiến đấu chống lại sự bành trướngcủa thực dân Pháp, góp phần từng bước làm thất bại những kế hoạch của kẻthù Lựa lượng dân quân huyện phối hợp với các đơn vị chủ lực và bộ đội địaphương trong chiến đấu, lại cùng nhân dân tham gia tích cực trong công tácphục vụ chiến đấu Thực hiện thành công việc tiêu thổ kháng chiến và pháttriển chiến tranh du kích nên trong thời gian sau đó, dù địch có tăng thêmquân viện trợ, mở rộng phạm vi hành quân đánh phá sâu vào các địa phươngtrong tỉnh và các tỉnh lân cận để mở rộng phạm vi chiếm đóng của chúng tạivùng đồng bằng nhưng chúng không thực hiện được âm mưu của mình.Chúng chỉ chiếm đóng được một thời gian ngắn chúng lại phải rút quân vì bịquân ta đánh tỉa Những thắng lợi đó của quân dân huyện nhà có sự góp sứckhông nhỏ của lực lượng dân quân du kích trên địa bàn toàn huyện

Trang 39

Chương 2 ĐÓNG GÓP CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN HUYỆN Ý YÊN

TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1952

2.1 Bối cảnh lịch sử

Bước sang năm 1950, tình hình chiến sự có nhiều thay đổi do thựcdân Pháp tăng cường việc thực hiện quyết tâm chiếm đóng vùng đồng bằngBắc Bộ, thực thi chiến lược “chiến tranh tổng lực” đánh phá cơ sở kinh tế,chính trị và lực lượng hậu bị của ta: Chúng tăng thêm quân tiếp viện và liêntục mở các cuộc càn quét, đặc biệt tập trung vào vùng đồng bằng Liên khuIII, trong đó Nam Định cũng là một trong những điểm nóng thu hút sự quantâm của chúng

Thực dân Pháp cho rằng “Chiếm được đồng bằng, Pháp sẽ kiểm soátđược toàn bộ đất đai Bắc Bộ” [10, 134] Pháp dự định sẽ kiểm soát từ LàoCai, Tiên Yên đến Thanh Hóa thì đối phương sẽ bị “bóp nghẹt” vì mất hếtnguồn tiếp tế lúa gạo và bổ sung nhân lực

Để thực hiện được mục tiêu chiếm được vùng đồng bằng, Pháp đặt mụctiêu đánh chiếm toàn bộ tỉnh Nam Định, trong đó chú trọng chiếm các huyệnphía Nam tỉnh, bởi đây là nơi tập trung đông đồng bào theo đạo đồng thời đâycũng chính là vựa lúa lớn nhất của tỉnh Chiếm được địa bàn này, chúng âm

mưu sẽ biến nơi đây thành “Khu công giáo tự trị”, thực hiện chính sách “lấy

chiến tranh nuôi chiến tranh” và “dùng người Việt trị người Việt” của chúng.

Để chống lại âm mưu và hành động của thực dân Pháp, quân và dân ta

đã tích cực phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, biến hậu phương của địchthành tiền phương của ta Đây là một cuộc chiến tranh tổng hợp, kết hợp cảquân sự, chính trị, kinh tế - một phương thức tiến công của chiến tranh nhândân Việt Nam, chiến tranh du kích của Việt Nam Cũng trong thời gian này,

từ Liên khu IV trở ra hơn một phần ba (103/209 đại đội) bộ đội chủ lực của ta

Trang 40

cũng được phân thành các đại đội độc lập, đội vũ trang tuyên truyền, đội xungphong công tác tiến sâu vào các vùng địch chiếm để hoạt động xây dựng cơ

sở, củng cố kháng chiến… Đến 1950 lực lượng kháng chiến của ta trưởngthành về mọi mặt

Nhận thấy tương quan lực lượng giữa ta và địch có nhiều thay đổi, đặcbiệt là sự tác động mạnh mẽ của cách mạng Trung Quốc, Đảng và Chính phủ

đã đề ra chủ trương chiến lược “tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản

công” Đến tháng 2 - 1950 lại tiếp tục khẳng định “ta cần phải nhân đà tiến

bộ của bản thân ta, dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bạn, lợi dụng sự lúng túng của địch trước mưu mô của đế quốc Mỹ và Anh mà gấp rút hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công trong năm

1950 này” [24, 243].

Ngày 2 - 2 - 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL quyếtđịnh tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực của toàn thể nhân dân để tiến tớitổng phản công Lúc này, để tạo những bước chuyển biến mạnh mẽ cho cuộckháng chiến, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên Giớinhằm mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóngmột phần vùng biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, đánh thôngđường liên lạc quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa

Đứng trước những hành động mới của thực dân Pháp và quán triệt chủtrương của Đảng và Chính phủ, Ban thường vụ Liên khu ủy III đã chủ trương:

“Về quân sự phải đánh thật mạnh quân địch ở Phát Diệm, Bùi Chu, lập các

đội du kích công giáo Về chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết để đánh Pháp,

là điều kiện cốt yếu để đánh thắng địch” Khẩu hiệu được nêu ra là “Đánh Pháp, bù nhìn, phản động, bảo vệ giao dân và cha cố, ngăn cản bọn cướp nước xâm phạm đất thánh Việt Nam” [13, 58].

Quán triệt và thực hiện yêu cầu nhiệm vụ của Liên khu ủy, Tỉnh ủyNam Định đã tiến hành bổ xung cán bộ cho các cơ sở và đơn vị vũ trang,

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w