Và trong số đó, một trongnhững nhân tố đảm bảo cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi đó là nhândân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiếntoàn dân, toàn diện
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã trôi qua cách đây hơn nửathế kỷ, nhưng cái không khí hào hùng sôi nổi của cuộc chiến chín nămchống Pháp của dân tộc ta vẫn luôn là niềm tự hào kiêu hãnh của bao thế hệngười con đất Việt Trong chín năm ấy, cả dân tộc đã trải qua bao hy sinhgian khổ để rồi làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” tạonên “ vành hoa đỏ, thiên sử vàng” trong lịch sử dân tộc oai hùng Có đượcthành quả to lớn đó, chúng ta không thể quên công lao và sự hy sinh cao cảcủa đồng bào và chiến sĩ nơi xa trường, trong vùng địch hậu, nơi mặt trậntiền phương hay nơi hậu phương kháng chiến Và trong số đó, một trongnhững nhân tố đảm bảo cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi đó là nhândân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiếntoàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh, trên cơ sở hình thành thếtrận ba măt: chính trị, quân sự và ngoại giao; cùng sự phát triển của lựclượng ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích
Đó là một đường lối chỉ đạo đúng đắn, có sự sáng tạo và vận dụng vào tinhhình cụ thể của đất nước Góp phần làm phong phú thêm kho tàng nghệthuật quân sự Việt Nam
Bộ đội địa phương và dân quân du kích được xác định là những nhân
tố góp phần quan trọng cùng với bộ đội chủ lực để thắng lợi của cuộc chiếntranh cách mạng Không những là lực lượng đi đầu trong chiến đấu, lựclượng dân quân còn góp phần tích cực trong công tác phục vụ chiến đấu vàbảo vệ quê hương
Nhân dân Ý Yên – Nam Định từ trong lịch sử, vốn có truyền thốngđấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương Truyền thống ấy càngđược phát huy cao độ trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp bảo vệ
Trang 2Yên có khi thực hiện vai trò của một hậu phương lớn của vùng đồng bằngBắc bộ, có khi thực hiện vai trò của một tiến tuyến trong thời gian địch tạmchiếm Nhưng dù trong thời gian nào Ý Yên cũng thực hiện tốt vai trò củamình, đặc biệt là dưới sự hoạt động tích cực của lực lượng dân quân Huyện
đã huy động đến mức cao nhất nguồn nhân tài vật lực cho cuộc khángchiến: hàng ngàn thanh niên xung phong lên đường nhập ngũ bổ xung chocác đơn vị chủ lực, hàng trăm cán bộ đảng viên cho quân đội, cùng hàngngàn lượt người đi dân công, cung cấp hàng ngàn tấn lương thực, thựcphẩm cho các chiến dịch… Với những hoạt động tích cực đó, dân quân ÝYên cùng nhân dân cả nước đã làm nên thắng lợi to lớn cho cuộc khángchiến thần thánh của dân tộc bằng cuộc quyết chiến chiến lược Điên BiênPhủ năm 1954 - kết thúc chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược
Với những ý nghĩa nêu trên, tôi chọn đề tài “ Đóng góp của lựclượng dân quân huyện Ý Yên – Nam Định trong cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệpcủa mình, với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc giúp mọi người hiểuthêm về mảnh đất và con người Ý Yên, đặc biệt là lực lượng dân quânHuyện trong cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện của dân tộc Góp phầngiáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần tự cường cho thế hệ trẻ tronggiai đoạn hiện nay
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề cập đến những chiến công của dân tộc ta đã có nhiều sách báo,bài viết, các bài nghiên cứu, các giáo trình… đã làm sống lại quá khứ hàohùng của dân tộc trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Phápxâm lược Tuy vậy, để viết riêng về “đóng góp của lực lượng dân quân ÝYên – Nam Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
1945 -1954” thì những sách báo, tài liệu chỉ viết một cách chung chung hay
Trang 3đề cập một cách sơ lược, chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề trên những mặt
cụ thể; nguyên nhân, điều kiện để tạo nên những thắng lợi to lớn của quátrình chiến đấu và phục vụ chiến đấu của lực lượng dân quân Huyện… Một
số công trình đã công bố có đề cập đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu từnhững gó độ khác nhau như:
Cuốn “ Lịch sử Đảng bộ Huyên Ý Yên” – trình bày một cách kháiquát về cuộc chiến đấu cũng như hoạt động sản xuất của nhân dân Huyệntrong chiến tranh chống Pháp Đó chỉ là những trình bày một cách kháiquát, chung chung nên chưa làm nổi bật được vai trò của lực lượng dânquân Huyện trong quá trình chiến đấu và sản xuất thời kỳ này
Cuốn “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Đinh” - đề cập đến thành tíchtrong chiến đấu của nhân dân huyện Ý Yên trong kháng chiến chống Pháp
mà chưa đề cập một cách cụ thể, sâu sắc chiến tích của lực lượng dân quânHuyện đã đạt được trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược
Cuốn “ 40 năm vẻ vang” - của Bộ chỉ huy quân sự Hà Nam Ninh.Trình bày một cách khái quát về những chiến công của quân và dân HàNam Ninh và những gương mặt anh hùng tiêu biểu của 2 cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, trong đó có đề cập đến một số trậnđánh tiêu biểu diễn ra trên địa bàn huyện Ý Yên tiến hành, nhưng ở mức độchung, chưa đi sâu làm nổi bật chiến công riêng của lực lượng dân quânhuyện Ý Yên
Ngoài những cuốc sách đó ra còn có một số tư liệu khác đề cập đếnvấn đề mà chúng tôi nghiên cứu như các bài báo cáo, bài viết ca ngợinhững chiến công của nhân dân huyện Ý Yên đã đạt được trên cả lĩnh vựcsản xuất và chiến đấu, viết về những trận đánh tiêu biểu diễn ra trên địa bànhuyện, đó là các bản báo cáo thành tích của các địa phương… Tất cả nhữngtài liệu đó, một là trình bày một cách sơ lược chưa có hệ thống hoặc lại
Trang 4một công trình nghiên cứu riêng về những đóng góp của lực lượng dânquân Huyện một cách toàn diện và đầy đủ Nghiên cứu hệ thống và chuyênsâu về “đóng góp của lực lượng dân quân huyện Ý Yên trong kháng chiếnchống Pháp” vẫn còn là một vấn đề còn bỏ ngỏ.
Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp đại học, công trình khoahọc đầu tiên của mình, tôi nghiêm túc nghiên cứu, tìm tòi những tư liệu để
hệ thống lại những thành tích mà lực lượng dân quân huyện Ý Yên đã đạtđược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhằm dựng lại trang sửhào hùng của lực lượng dân quân Ý Yên nói riêng và góp phần tìm hiểucuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nói chung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về lực lượng dân quân huyện Ý Yên và những đóng gópcủa họ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập dântộc trong giai đoạn 1945 – 1954
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở sưu tầm những tài liệu có liênquan về lực lượng dân quân huyện trong kháng chiến chống Pháp trongphạm vi toàn huyện để có được một nguồn tài liệu phong phú nhất đảm bảotính chân thực và khoa học của công trình
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài này được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu sau:
Đó là các tài liệu thành văn, những công trình, bài viết có liên quanđến những hoạt động của lực lượng dân quân huyện Ý Yên trong giai đoạn1945- 1954 Đó còn là các bài báo cáo thành tích, những bài nghiên cứutrên các tạp chí Lời kể của các cụ lão thành cách mạng trực tiếp tham giakháng chiến và phục vụ kháng chiến trong giai đoạn này
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm đường lối của Đảng làm nên nền tảng phương pháp luận cho quá
Trang 5trình nghiên cứu Trình bày sự kiện một cách trung thực, có sự liên hệ giữacác sự kiện trên cơ sở xem xét chúng trong một mối quan hệ chặt chẽ vớinhau Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic trên cơ sởthực hiện phương pháp điền dã khoa học, phỏng vấn… để thu thập thôngtin trong quá trình thực hiện đề tài.
5 Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Nộidung đề tài được trình bày trong ba chương với những nội dung cụ thể sau:
Chương 1: Lực lượng dân quân huyện Ý Yên những năm đầu cách
Trang 6B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I:
LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN HUYỆN Ý YÊN NHỮNG NĂM ĐẦU CÁCH MẠNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÒNG NGỰ TÍCH CỰC 1.1 khái quát chung
1.1.1 Vài nét về địa lí tự nhiên.
Ý Yên là miền đất cổ nằm ở phía Tây – Tây Bắc tỉnh Nam Định,diện tích tự nhiên hơn 234 km2, dân số trên 25 vạn người
- Phía Bắc giáp huyện Bình Lục, Thanh Liêm (thuộc tỉnh Hà Nam)
- Phía Đông giáp huyện Vụ Bản
- Phía Tây và phía Nam có sông Đáy, sông Đào là địa giới tự nhiênvới các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, thành phố Ninh Bình (thuộc tỉnh NinhBình) và huyện Nghĩa Hưng
Là vùng đất được bao bọc bởi 2 dòng sông: sông Đáy và sông Đàovới những mảnh đất còn sót lại như núi Phượng Hoàng, Bảo Đài, đồnPhương Nhị, Ngô Xá Những yếu tố tự nhiên đó một mặt tạo điều kiệnthuận lợi cho Ý Yên phát triển giao thông, kinh tế, xã hội đồng thời cũngtạo cho Ý Yên địa thế quan trọng trong chiến tranh
Là một vùng thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, với hệ thốngkênh rạch khá dày đặc, Ý Yên xưa theo đòi nghề nông – là nghề sốngchính Tuy nhiên đó là vùng đồng chiêm trũng, đồng ruộng chỉ cấy đượcmột vụ, việc giao lưu giữa các thôn làng trong huyện thường phải dùngthuyền mảng.Thời kỳ đó khi nói đến Ý Yên nhân dân trong vùng ai cũngbiết đến câu nói:
“ Bẩy tổng dân đen người cũ kỹ
Ba bề đồng trắng nước trong veo”
Lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nắng lắm mưanhiều có nhiều thuận lợi nhưng cũng lắm khó khăn, nên trong quá trình lao
Trang 7động sản xuất để khắc phục chế ngự tự nhiên, cư dân Ý Yên đã tạo dựngđược những truyền thống tốt đẹp như: đức tính cần cù chịu khó, tính cấukết cộng đồng và biết giữ gìn quí trọng những phong tục tập quán tốt đẹpcủa quê hương.
Ngay từ trong lịch sử, Ý Yên nằm trên con đường thiên lý từ Hoa Lư
ra Thăng Long, với sự ưu ái của Lý Nhân Tông mà sau đó là triều Trần, ÝYên được xây dựng thành trung tâm tôn giáo văn hóa – chính trị thời đó
Ngày nay, huyện Ý Yên nằm vắt qua con đường chiến lược vùngduyên hải - quốc lộ 10 - đoạn từ thành phố Nam Định đi thành phố NinhBình, đó cũng là đoạn đường xe lửa chạy qua Huyện Ý Yên có mạng lướigiao thông đường bộ tương đối thuận tiện, đặc biệt có những con đườngtỉnh lộ chạy dọc và ngang Huyện như : đường 12, 57, 56 và 64 Ý Yên trởthành nơi có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quân sự củatỉnh và của khu vực
Như vậy, với tất cả hệ thống đường bộ, đường thủy, đường sắt đãgóp thêm tiềm lực cho Huyện phát triển sản xuất kinh doanh và bảo đảm
an ninh quốc phòng theo tiến trình phát triển của tỉnh Nam Định
1 1.2 Đặc điểm lịch sử - xã hội và con người.
Năm 1875 (Tự Đức thứ 28 ) Ý Yên thuộc vào Phủ Yên Khánh tỉnhNinh Bình
Năm 1878 huyện Phong Doanh hợp vào với huyện Ý Yên
Trang 8Năm 1890 ( Thành Thái thứ 2) Ý Yên lại trở về với tỉnh Nam Định
và đặt là Phân phủ
Năm 1913 (đời Duy Tân thứ 7 ) được đổi là huyện Ý Yên
Đầu thế kỷ XX, Ý Yên được chia thành 14 tổng, bao gồm 96 thô,Vào những tháng cuối năm 1947 Ủy ban kháng chiến hành chínhTỉnh Nam Định cho Ý Yên hợp nhất từ gần 100 xã nhỏ thành 20 xã
Đến tháng 5 – 1953 sát nhập 7 xã Bắc sông Đào (thuộc miền thượngNghĩa Hưng) vào huyện Ý Yên Tổng số xã trong Huyện lúc này là 27 xã,đồng thời huyện Ý Yên lúc này thuộc tỉnh Hà Nam
Đến sau 1956, sau cải cách Ý Yên chuyển về Nam Định sau đóthành lập các xã theo đơn vị hành chính mới: từ 27 xã cũ trong kháng chiếnđược tách ra thành 34 xã mới Đến 1967 từ 34 xã này, lại được sát nhập còn
31 xã
Năm 1985, Ý Yên thành lập thị trấn Lâm Từ đó đến nay Ý Yênhiện có 32 đơn vị hành chính bao gồm 31 xã và 1 thị trấn
1.1.2.2 Về con người
Ý Yên là vùng đất văn hóa phát triển lâu đời, cùng với quá trình tụ
cư đấu tranh và cải tạo tự nhiên và nhờ vào vị thế địa lý nên nơi đây trởthành một khu vực đông đúc dân cư qua từng thời gian và tạo nên nhữnggiá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú
Đây là mảnh đất sản sinh ra nhiều bậc hiền tài về chính trị, quân sự
và đặc biệt là truyền thống hiếu học của quê hương:
Nhân dân Ý Yên có quyền tự hào về quê hương mình với 18 vị tiến
sỹ, Hoàng giáp, Phó bảng Nhiều người được xếp vào danh sách danh nhânvăn hóa của tỉnh nhà như: Hoàng giáp Phạm Văn Nghị, Tiến sỹ KhiếuNăng Tĩnh và Lã Xuân Oai
Trong quá trình lao động sản xuất, cư dân Ý Yên chính là những chủthể tạo nên những nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn của quê
Trang 9hương, dân tộc Nhân dân Ý Yên cần cù, sáng tạo hình thành những làngnghề truyền thống qua hàng chục thế kỷ như: đúc đồng Tống Xá, mộc LaXuyên, sơn mài Cát Đằng, dệt dũi ở Thượng Đồng… Đó không chỉ lànhững bước phát triển về kinh tế mà người dân nơi đây gây dựng nên màqua những sản phẩm của mình cư dân Ý Yên thể hiện những nét đẹp vănhóa, sự tự do tư tưởng, tự do con người trong bản thân mỗi cư dân Ý Yên:đầy tinh thần yêu quê hương, yêu đất nước và yêu cuộc sống.
Ý Yên mang trong mình truyền thống kiên cường trung dũng, ý chíkiên cường quả cảm khi lập nên bao chiến công hiển hách trong đấu tranhdựng nước và giữ nước của dân tộc ngay từ buổi đầu của thời dựng nước:
Nhân dân Ý Yên giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân đểlập nên nước Đại Cồ Việt
Trong kháng chiến chống quân Minh: Ý Yên trở thành địa bàn chiếnlược, nhân dân Ý Yên góp phần tích cực cùng vua tôi nhà Lê chiến đấuchống quân Minh xâm lược, với những tên tuổi như: Ngô Quý Duật, Ngô
Ái Thường, Ngô Thế Lưu – được Lê Thánh Tông phong làm “ ChươngĐức Đại Vương”; bà Lương Thị Minh Nguyệt và chồng là Đinh Tuấn trongcuộc hạ thành Cổ Lộng ( được quân Minh dựng lên trên địa phận 3 làngBình Thượng, Bình Hạ và Thọ Cách để án ngữ con đường Thiên lý từHoan Diễn ra Bắc Hà), Bà được triều Lê phong là “Kiến Quốc PhuNhân”…
Vào giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, tiến hànhđánh chiếm Đà Nẵng, Đốc học Phạm Văn Nghị đã kêu gọi học trò và nhândân theo ông vào triều đình Huế, xin vua Tự Đức được đi đánh giặc, thểhiện nghĩa dũng của những người con Ý Yên giàu truyền thống cách mạng,cùng với đó là những tên tuổi của các vị anh hùng như: Phạm Nhân Lý,Phạm Chí Nhân, Trinh Đình Hồi, Lã Xuân Oai…
Trang 10Truyền thống anh dũng kiên cường bất khuất quật khởi trong đấutranh giữ nước của quá trình lịch sử được các thế hệ người dân Ý Yên pháthuy giành những thắng lợi vẻ vang ở những chặng đường sau này, nhất là
từ khi có Đảng lãnh đạo
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên những trang sử chói lọicủa truyền thống quê hương lại càng đậm nét và rực rỡ hơn Nhân dân ÝYên nhất tề đứng lên chiến đấu giành chính quyền từ tay phát xít Nhật vàthực dân Pháp; sau đó lại anh dũng cùng cả nước tiến hành hai cuộc khángchiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành độclập, tự do, thống nhất Tổ quốc, tiếp tục xây dựng quê hương đi lên ChủNghĩa xã hội
Từ những làng quê nghèo khó xưa kia, ngày nay nhân dân Ý Yên đãphát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha, phấn đấu không mệt mỏicho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước ngày một giàu đẹp,văn minh, ấm no hạnh phúc
Cùng với cả nước, Ý Yên đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệphóa – hiện đại hóa, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng phát triển vìmục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Quê hương Ý Yên đang cùng cả dân tộc đứng trước những thuận lợi
to lớn cần được khai thác và những khó khăn thách thức cần phải vượt qua
để phát triển
Trang 111.2 LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN HUYỆN Ý YÊN VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945 – 1947).
1.2.1 Ý Yên những năm đầu sau cách mạng tháng Tám
1.2.1.1 Khó khăn:
Sau cách mạng tháng Tám, đất nước ta lại đứng trước những thửthách mới, cùng một lúc phải chống giặc đói, giặc dốt, giặc dốt, giặc ngoạixâm:
Kinh tế kiệt quệ do hậu quả của nạn đói năm 1945 chưa khắc phụcđược, bệnh tật còn đang hoành hành, làng xóm tiêu điêu, đồng ruộng hoanghóa Thiên tai liên tiếp sảy ra, vùng sông Đào, sông Đáy nước dâng caochưa từng thấy, nhiều khúc đê bị sụt lở đe dọa tính mạng và tài sản nhândân Hết lụt lại đến hạn hán làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn
Ý Yên là Huyện nghèo nhất tỉnh nên khó khăn về kinh tế lại càng khó giảiquyết hơn
Xã hội thiếu ổn định: hiện tượng người dân tha phương cầu thựcchưa về hết, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội vẫn chưa được giải quyết:nạn cờ bạc rượu chè, bói toán mê tín dị đoan vẫn còn đang rất phổ biến, cáclực lượng chống phá cách mạng, chống phá chính quyền vẫn còn đang ẩnnáu dưới nhiều hình thức chờ cơ hội ngóc đầu dậy
Hơn thế nữa, toàn Huyện lúc này có khoảng 10 vạn dân nhưng lạiđược phân bố trên 100 xã Tình hình đó làm cho việc quản lí và ổn địnhtình hình càng trở nên khó khăn hơn
Trong tình hình khó khăn về kinh tế, xã hội của đất nước đang chưađược khắc phục hết thì nạn thù trong giặc ngoài đang lăm le phá hoại nềnđộc lập của nhân dân ta khi cùng một lúc trên đất nước nhiều thế lực đếquốc, thực dân cùng tồn tại: ở phía Bắc là lực lượng quân Tưởng dưới danh
Trang 12non trẻ; ở phía nam là lực lượng quân Anh theo sau là Pháp cùng cấu kếtcướp nước ta một lần nữa; ngoài ra còn có thế lực của quân Nhật đangtrong thời gian giải giáp…Ngày 23/9/1945 Pháp nổ súng gây hấn ở SàiGòn mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần 2
Ở Nam Định quân Tưởng đã kéo vào đóng ở trong thành phố, bọnphản động lại ngóc đầu dậy chống phá Bọn phản động ở Ý Yên đã dựavào quân Tưởng móc nối với nhau phá hoại cách mạng, chúng phân phátbáo chí phản động, xuyên tạc các chính sách của chính quyền, tìm cáchchui vào các tổ chức của ta, thậm chí chui cả vào lực lượng tự vệ của huyệnnhà
- Trong chính quyền của Huyện, của xã: các cán bộ còn bỡ ngỡ vớinhiệm vụ, chức năng của mình, đôi khi còn mang tư tưởng cụa bộ, địaphương, hống hách của thành phần lớp trên gây nên tình trạng mất đoànkết, làm suy giảm một phần uy tín của chính quyền cách mạng
- Tổ chức Đảng từ huyện đến cơ sở chưa được xây dựng và củng cốchặt chẽ, toàn Huyện tới năm 1946 mới có 1 chi bộ với 14 đảng viên ( đến
1947 số đảng viên cũng chỉ dừng lại ở con số hơn 20 đồng chí) Đến đầunăm 1947 Ý Yên vẫn chưa thành lập được Đảng bộ huyện
=> Tình hình đó, làm cho việc thực hiện các đường lối chủ trươngcủa chính quyền cấp trên xuống cơ sở gặp nhiều khó khăn Trước tình hình
đó, việc củng cố Đảng, chính quyền, đoàn thể ổn định đời sống nhân dân,bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng trở nên rất cấp thiết
1.2.1.2 Thuận lợi:
- Sau cách mạng tháng Tám giành thắng lợi, chính quyền của mộtnhà nước của dân, do dân và vì dân đã được ra đời Nhân dân phấn khởi bắttay vào xây dựng chế độ mới và quyết tâm bảo vệ thành quả mà cách mạng
đã đạt được
Trang 13- Ở Ý Yên, ngay sau khởi nghĩa ít ngày, chính quyền ở tất cả các xã
đã được thành lập, Mặt trận Việt Minh huyện cũng được thành lập và cóvai trò lớn trong việc ổn định, tổ chức mọi hành động cách mạng của nhândân địa phương và củng cố chính quyền cách mạng
- Trong công tác củng cố chính quyền:
+ Chính quyền non trẻ mới được thành lập nhưng thực sự là chínhquyền của dân do dân, tạo mọi điều kiện để cho nhân dân thực hiện quyềnlàm chủ của mình, tham gia xây dựng và quản lý nhà nước Ngày 6/1/1946nhân dân Ý Yên cùng nhân dân cả nước tham gia vào công tác bầu cửQuốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Đó là sự kiệnlịch sử có ý nghĩa lớn đối với toàn thể dân tộc Việt Nam, lần đầu tiên đượcthực hiện quyền công dân qua lá phiếu bầu
+ Sau bầu cử Quốc hội, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1946 nhân dânhuyện Ý Yên lại tích cực tham gia bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã vàtỉnh Sau bầu cử đã thành lập được Ủy ban hành chính các xã thay cho Ủyban lâm thời
=> Nhờ vậy, những ngày tháng sau cách mạng mặc dù sự hiểu biếttrong dân còn nhiều hạn chế song huyện Ý Yên đã thực hiện được nhiềuchủ trương của Đảng và Nhà nước một cách tích cực
- Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân trongtoàn huyện Ý Yên đã tổ chức và thực hiện thành công cuộc vân động “ tuần
lễ vàng” và “ quỹ độc lập”, góp phần giải quyết những khó khăn chung củađất nước và của địa phương
- Trong thời gian sau đó, giữa năm 1946, Huyện đã tiến hành “ quân”công điền lần thứ nhất Việc làm đó làm cho nhân dân vô cùng phấn khởi
và ngày càng tin tưởng vào chế độ mới
Trong công tác đoàn kết toàn dân, thực hiện chủ trương của trung
Trang 14Nam gọi tắt là Liên Việt được thành lập từ huyện tới tất cả thôn xã tronghuyện Ngay sau đó Hội đã đẩy mạnh phong trào sản xuất, tiết kiệm, ổnđịnh đời sống, xây dựng cuộc sống mới…
Cùng với việc ổn định tình hình đời sống vật chất, chính quyền cáchmạng Huyện đã chăm lo đặc biệt đến đời sống tinh thần của nhân dân:Thành lập ở mỗi xã, liên xã một trường tiểu học để đảm bảo việc học tập;thực hiện nếp sống mới ở trong nhân dân, bài trừ hủ tục, mê tín, các tệ nạn
cờ bạc rượu chè…bằng việc thực hiện những ngày lễ hội truyền thống: nhưtết thiếu nhi, ngày 19 tháng 8, ngày mùng 2 tháng 9, ngày tết NguyênĐán…
=> Tất cả những việc làm đó đã góp phần ổn định đời sống, bảo vệtrật tự xã hội, động viên nhân dân góp công, góp của cùng cả nước xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
1.2.2 Vai trò của lực lượng dân quân Huyện đối với phong trào cách mạng những năm đầu sau cách mạng tháng Tám
1.2.2.1 Trong công cuộc xây dựng chính quyền:
Trong suốt thời gian từ 1945 – 1947, cùng với sự phối hợp với cácđơn vị tổ chức khác trong huyện, lực lượng dân quân Huyện đã góp phầnvào việc giải quyết những khó khăn của địa phương những năm đầu saucách mạng tháng Tám, đặc biệt là trong nhiệm vụ xây dựng và củng cốchính quyền
Trong những ngày đầu sau cách mạng, các đội tự vệ, dân quân đượcthành lập ở hầu khắp các xã Lúc này ở Ý Yên, chi bộ Đảng cấp huyệnchưa ra đời nên mọi hoạt động tổ chức của lực lượng dân quân huyện chịu
sự dìu dắt của Mặt trận Việt Minh Phối hợp với những cán bộ Mặt trận cử
về, các đơn vị dân quân thực hiện tốt vai trò của mình trong việc tuyêntruyền, giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng tíchcực lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh trong phong trào gây quỹ “ tuần
Trang 15lễ vàng”, “quỹ độc lập” để giải quyết những khó khăn trước mắt của đấtnước Nhờ vậy, kết quả là toàn huyện đã thu được hơn 1kg vàng vào quỹđộc lập, góp phần nhỏ bé vào việc giải quyết những khó khăn chung củađất nước.
Thực hiện chủ trương củ Ban cứ sự tỉnh, lực lượng dân quân Thựchiện chủ trương củ Ban cứ sự tỉnh, lực lượng dân quân Ý Yên đã tiến hànhtịch thu sổ sách, sách báo phản động và trừng trị một số phần tử phản độngtrong Quốc dân Đảng và cả tên chỉ huy trung đội bảo vệ đang âm mưu lật
đỏ chính quyền huyện Sau những việc làm trên, chính quyền trong huyệnđược củng cố và giữ vững
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ chính quyền, các đội tự vệ du kích của toànhuyện đã tham giaphong trào diệt giặc đói, giặc dốt Họ cũng là người vừvận động vừa chỉ đạo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng phong trào “ tấc đấttấc vàng”, tăng gia sản xuất, đắp đê phòng lụt và đi học bình dân học vụ đểxóa mù chữ Cuộc vận động xóa bỏ các tập tục lạc hậu ở thôn xóm cũngđược lực lượng dân quân ở các cơ sở chỉ đạo thực hiện và cổ vũ nhân dânhưởng ứng phong trào vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe cũng được dukích, tự vệ thanh niên tham gia nhiệt tình…
Khi Ban thường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến kiếnquốc” ( ngày 25/11/1945) và phong trào “Ủng hộ Nam bộ kháng chiến”,toàn Huyện phong trào diễn ra sôi nổi Các đội dân quân trong các xã đivận động thanh niên tòng quân giết giặc và tham gia vào các đội tự vệ thôn
xã Nhờ vậy mà ngay trong thời gian đầu thực hiện phong trào, toàn huyện
đã có 215 thanh niên tình nguyện vào Nam Trên địa bàn huyện, thanh niêngia nhập các đội tự vệ thôn, xã ngày càng đông Khi Tỉnh thành lập các chiđôi Tây tiến, thanh niên Ý Yên lại hăng hái gia nhập và sẵn sàng lên đườnggiết giặc
Trang 16Đặc biệt trong ngày bầu cử Quốc hội diễn ra tại địa phương(6/1/1946), các lực lượng dân quân của cơ sở, của huyện đã thực hiện tốtvai trò đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử diễn ra thuận lợi Cũng trong thờigian diễn ra bầu cử, lực lượng dân quân phối hợp cùng nhân dân vạch trần
và đấu tranh loại bỏ những phần tử cơ hội đang tạo dựng vây cánh và lôikéo bà con tham gia bầu cử cho chúng Góp phần tích cựa vào kiện toàn bộmáy chính quyền các cấp ở địa phương
Giữa năm 1946, khi huyện tiến hành cuộc “quân” công điền lần thứnhất,bọn cường hào lý dịch chống đối ra mặt Chúng kéo cả về huyệnNghĩa Hưng và huyện Ý Yên để phản đối Lực lượng dân quân huyện phốihợp với các lưc lượng vũ trang trong huyện bắt giam một số tên đầu sỏ, làmcho quá trinh phân ruộng cấp đất diễn ra thuận lợi, nhân dân vô cùng phấnkhởi
Khi thực dân Pháp bội ước bản Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và bảnTạm ước (14/9/1946), nguy cơ chiến tranh bùng nổ trong cả nước thì nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương trở thành nhiện vụ cấp bách Banlãnh đạo huyện xã định nhiệm vụ trong tình hình mới đó là: một mặt vậnđộng nhân dân hết sức chi viện sức người sức của cho các chiến trường,một mặt chuẩn bị lực lượng vũ trang ở các địa phương sẵn sàng bảo vệxóm làng khi có kẻ địch đáng tới Vì vậy huyện đã đẩy mạnh công táctuyên truyền giáo dục cán bộ Đảng viên, hội viên các đoàn thể cứu quốc, tự
vệ, dân quân du kích nhận rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù và hưởng ứngtham gia cuộc kháng chiến, song song với đó là việc tiếp tục xây dựng lựclượng vũ trang và kết quả là: ở tất cả các xã đã thành lập được một trungđội tự vệ Huyện cũng đã xây dựng được một đại đội tự vệ chiến đấu đầutiên gồm 91 chiến sỹ
Khi lời kêu gọi “ Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minhvang lên cũng là lúc phong trào kháng chiến ở Nam Định phát triển rộng
Trang 17khắp thì thành thị đến nông thôn Quân dân Ý Yên cũng bùng lên một khíthế mới Phong trào “ lột đường tàu rèn giáo kiếm” sôi nổi khắp nơi, mỗithanh niên cứu quốc, tự vệ, dân quân đều hăm hở sắm cho mình một thứ vũkhí để giết giặc Không khí kháng chiến tràn ngập khắp trong toàn huyện.Lực lượng dân quân cũng ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mìnhtrong giai đoạn mới.
Như vậy, việc tham gia tích cực của lực lượng dân quân trong cáccông tác giáo dục, tuyên truyền và đấu tranh trong giai đoạn những nămđầu sau cách mạng tháng Tám (1945 – 1947) là những hoạt động thiết thựcgóp phần không nhỏ vào việc ổn định tình hình xã hội, duy trì an ninh trật
tự và đặc biệt là chính quyền cách mạng dân chủ nhân dân non trẻ ở địaphương
1.2.2.2 Sự ra đời của Huyện đội và quá trình chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến
Để phù hợp với tình hình kháng chiến và chủ trương của Trungương, của Tỉnh ủy tháng 1 – 1947 Ủy ban kháng chiến huyện, xã đượcthành lập Đến tháng 2 – 1947 Huyện ủy lâm thời cũng được thành lập theoNghị quyết của Tỉnh ủy Thực hiện chủ trương của Bộ Quốc phòng yêucầu: “ mọi công dân từ 18 đến 45 tuổi được tổ chức vào dân quân”; “ dưới
sự chỉ đạo kháng chiến của Bộ chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tựvệ”; Thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng “ cấp tốc xúc tiến việc tổchức huấn luyện vũ trang và lãnh đạo dân quân” Được sự chỉ đạo của Tỉnhđôi Nam Định ( thành lập ngày 20/4/1947 ), tháng 5 – 1947 Huyện ủy ÝYên được kiện toàn và Huyện đội cũng được thành lập Từ đây Huyện độicũng chỉ đạo các xã thành lập xã đội Từ đây tổ chức vũ trang từ tỉnh tới xãcùng thôn làng đã thành một hệ thống, là một lực lượng tại chỗ rất hùnghậu
Trang 18Để thuận lợi cho việc chỉ đạo và quản lí các đơn vị trong toàn huyệnmột cách thuận lợi, cuối năm 1947 Huyện đội cùng Ủy ban kháng chiếnhành chính huyện đã tiến hành hợp nhất gần 100 xã trước đây thành 20 xãmới, nhằm xóa đi sự chênh lệch về nhân lực, vật lực giữa các xã, tạo điềukiện cho huyện huy động lực lượng, chỉ đạo phong trào và xây dựng lựclượng kháng chiến tại địa phương.
Lực lượng dân quân huyện nằm trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Huyệnđội và chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến:
- Phát động phong trào tòng quân sôi nổi: lực lượng dân quân các xã
là một nguồn cung cấp, bổ xung lực lượng rất quan trọng cho các đơn vịchủ lực Cùng với các đơn vị trong huyện, Huyện đội thời gian này đẩymạnh việc tuyên truyền, vận động thanh niên các địa phương tham gia tòngquân Vì thế mà ngay trong thời gian đầu toàn huyện có gần hai ngàn thanhniên ghi tên tham gia tòng quân và trong số đó gần 100 thanh niên đã đượcnhập ngũ Các xã đi đầu trong phong trào này của huyện như: xã ThượngCát, Liên Minh, Quyết Hưng, Nghĩa Phương, Vạn Thắng, Đại Đồng, ChấnAn… có tác dụng rất lớn trong việc cổ vũ các địa phương khác tham giakháng chiến
- Từ tháng 3 – 1947 lực lượng vũ trang tỉnh đã chủ động rút khỏithành phố để bảo toàn lực lượng, một số đơn vị, cơ quan của Tỉnh đã sơ tán
về Ý Yên ở các xã Bình Minh, Bảo Đài, Cộng Hòa, Thượng Cát Lúc nàycác đơn vị vũ trang địa phương phối hợp với nhân dân tiến hành giúp đỡcác đơn vị tiến hành sơ tán và tổ chức bảo vệ cho họ Bên cạnh đó, lựclượng dân quân huyện còn tổ chức và tiến hành tốt công tác bảo vệ trạt tựtrị an của địa phương, và có vai trò lớn trong việc phát động phong tràocách mạng ở từng cơ sở phát triển
- Công cuộc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến tiến hành ngày càngkhẩn trương hơn Lực lượng dân quân cùng phối hợp với các đơn vị khác
Trang 19trong huyện cùng chỉ đạo nhân dân thực hiện thí điểm việc tiêu thổ khángchiến, sơ tán dân, cất giấu thóc lúa, của cải, đào đắp hầm hố, rào làngkháng chiến Trong thời gian này phong trào diễn ra mạnh nhất ở các xãThượng Cát, Đại Đồng, Vũ Dương… Để chi viện cho chiến đấu, du kích vàdân quân nhiều xã đã được điều động ra chiến đấu trực tiếp với dân quânthành phố Nam Định và có nhiều hoạt động tích cực.
- trong công tác phát triển Đảng: Đến đầu 1947 cơ sở Đảng ở địaphương còn khá hạn chế, Đảng bộ huyện chưa được thành lập, là một bấtlợi cho việc củng cố và xây dựng chính quyền, cũng như chỉ đạo khángchiến trong tình hình mới Vì thế, lực lượng dân quân huyện, được sự chỉđạo của cấp trên đã tăng cường vận động cách mạng, phối hợp với các cán
bộ của Mặt trận Việt Minh tiến hành tuyên truyền giác ngộ quần chúngtham gia xây dựng Đảng, gia nhập Đảng Những thành viên ưu tú trongthành phần lực lượng dân quân là một trong những bộ phận tham gia giácngộ và gia nhập vào hàng ngũ của Đảng nhiều nhất trong thời gian đó Nhờnhững hoạt động tích cực mà Huyện đội cùng các đơn vị khác trong huyệnthực hiện mà đến tháng 8 và tháng 9 năm 1947 việc phát triển Đảng đãrộng khắp về các địa phương Đến cuối 1947, hầu hết các xã đều đã có tổchức Đảng cơ sở Có được kết quả đó, có một phần không nhỏ của lựclượng dân quân Huyện
Như vậy dưới sự chỉ đạo của Huyện đội, dân quân huyện đã có nhiềuhoạt động tích cực, góp phần tạo dựng thế và lực cho toàn huyện vữngvàng bước vào những giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến trong thời gian sauđó
Trang 201.3 Lực lượng dân quân huyện Ý Yên trong giai đoạn 1947 – 1950
1.3.1 Bối cảnh lịch sử.
Từ năm 1947 quân Pháp và ngụy quân đẩy mạnh việc đưa quân rađánh chiếm các đô thị ở miền bắc và tìm cách mở rộng vùng kiểm soát củamình ra Đồng bằng Bắc bộ Quy mô của cuộc chiến tranh được mở rộng
Ở Nam Định, sau khi hoàn thành nhiệm vụ giam chân địch trongthành phố, để bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài các đơn vị của ta rút ravùng ngoại thành và các địa phương lân cân tiếp tục củng cố và xây dựnglực lượng
Quân Pháp, sau khi tiến vào thành phố, tiến hành củng cố vị trí đóngquân của mình, chúng đã liên tiếp mở các cuộc càn quét sâu vào vùng tự docủa ta, kích động bọn phản động địa phương đội lốt tôn giáo nổi dậy chốngphá hậu phương của quân dân Nam Định Chúng tiến hành đánh phá Đại
Đê (Vụ Bản) và tung lực lượng vào đất Ý Yên theo đường 12 thăm dò,chuẩn bị kế hoạch càn quét của chúng
Như vậy, đến giữa năm 1947, thực dân Pháp đã mở rộng việc đánhchiếm ra các vùng tự do của ta, làm cho mức độ cuộc chiến càng trở nên ácliệt hơn
Cũng trong thời gian này, phong trào cách mạng ở Nam Định nóichung và Ý Yên nói riêng đã khá phát triển Tại các địa phương, quá trìnhchuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ căn bản hoàn thành Nhân dânhăng hái tham gia giết giặc lập công
Ý Yên được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền cấp trên,nên phong trào cũng có nhiều chuyển biến Đặc biệt, sự ra đời của Huyệnđội vào thời gian này đã có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, hướngdẫn và tổ chức các lực lượng vũ trang và nhân dân trong huyện tiến hànhnhững công tác phục vụ chiến đấu và chiến đấu đạt hiệu quả
Trang 211.3.2 Những hoạt động của lực lượng dân quân huyện trong giai đoạn 1947- 1950.
1.3.2.1 Trong công tác phục vụ chiến đấu
* trong công tác xây dựng làng kháng chiến:
Thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Đỗ Mười (tức đồng chí Định) –
Bí thư Tỉnh ủy về việc “ phải xây dựng làm cho Ý Yên trở thành căn cứkháng chiến của Tỉnh”, phong trào “ rào làng kháng chiến” ra đời và pháttriển mạnh
Làng kháng chiến ở Ý Yên có từ 1947 nhưng khá sơ sài nhưng lại rấtphát triển ngay trong thời gian sau đó Với khẩu hiệu “ tất cả cho rào làngkháng chiến”, huyện đã đẩy mạnh phong trào lên thành cao trào, đi đầutrong phong trào rào làng kháng chiến của Tỉnh
Dựa vào đặc điểm của vùng đồng chiêm trũng, mỗi làng như mộthòn đảo giữa đồng nước, xung quanh được bao bọc bởi lũy tre, chỉ có mộtvài con đường độc đạo vào làng, quân dân Ý Yên đã biến mỗi làng thànhmột căn cứ du kích, bảo vệ nhân dân, bảo vệ bộ đội, vừa ngăn cản bướctiến của địch
Thực hiện phong trào này, lực lượng dân quân huyện đã cùng nhândân không tiếc công, tiếc của chặt chẽ, rỡ nhà, rào làng, làm hầm hố Trongthời gian này hàng trăm ngôi đình, chùa, miếu, phủ trong huyện được nhândân tự nguyện tháo rỡ lấy gạch, gỗ xây dựng hầm hào trong làng khángchiến
Làng kháng chiến được xây dựng công phu, ngoài cùng là những lớptre ken dày đặc, trong là hào sâu có cắn chông tre vót nhọn, tiếp đến là hệthống hào gian thông, hầm giao thông, ụ chiến đấu, bãi mìn, bãi chông,hầm bí mật Trong làng được rào theo khu vực, giữa các khu vực thường cóđường tiến đường lui đảm bảo cho dân quân, du kích có thể cơ động chiến
Trang 22=> Làng kháng chiến của Ý Yên dẫn đầu phong trào toàn tỉnh, đượcTỉnh ủy Nam Định báo cáo biểu dương gửi lên Đại hội Đảng toàn quốc làn
thứ 2, tháng 2 năm 1951: “Ý Yên và miền Thượng Nghĩa Hưng (nay là các
xã miền nam Ý Yên) rào làng khắp các thôn”.
* Trong việc vận động cung cấp nguồn nhân lực cho cuộc chiến
Để chuẩn bị tốt cho cuộc chiến, công tác vận động thanh niên tòngquân xây dựng đội quân chính qui và phục vụ hỏa tuyến tiếp tục được đẩymạnh
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh , lãnh đạo huyện đã dần dần thực hiệnkhẩu hiệu “ dân quân hóa đoàn thể” và “ quân sự hóa toàn dân”, đẩy mạnhviệc xây dựng lực lượng dân quân ở khắp các cơ sở Đến năm 1949 huyện
đã xây dựng được lực lượng dân quân lên tới 8494 người, trong đó nữ là
1085 người Lực lượng này là lượng lực chính trong công tác phục vụ hỏatuyến, phục vụ chiến đấu và gia nhập các đơn vị bộ đội địa phương trênđịa bàn toàn huyện trong thời gian này Sỡ dĩ có được kết quả lớn như vậy
là do đến cuối năm 1948 địa bàn Ý Yên vẫn là vùng tự do của quân dânNam Định, nên Đảng bộ huyện cùng Huyện đội có điều kiện chỉ đạo,tổchức nhân dân thực hiện tốt công cuộc phục vụ chiến đấu này Nhưng toànquân và dân Ý Yên vẫn nêu cao tinh thần cảnh giác, chuẩn bị tâm lí sẵnsàng chờ giặc tới Vì vậy, phong trào mua sắm, rèn đúc vũ khí diễn ra sôinổi trong toàn huyện Dân quân đều được tập huấn cấp tốc về chiến thuật,
du kích được thay nhau ra Trình Xuyên và Mĩ Lộc để rèn luyện, thực hànhchiến đấu đánh địch, làm quen dần với các tình thế trong kháng chiến
* Ngoài nhiệm vụ rèn luyện sẵn sàng chiến đấu lực lượng dân quânhuyện đã tham gia tích cực vào phong trào “tăng gia sản xuất”, hưởng ứnglời kêu gọi của Bác Hồ “ thi đua ái quốc”, phong trào sản xuất nông nghiệp
ở địa phương phát triển khá cao, việc đổi công, hợp tác được tổ chức ở
Trang 23nhiều nơi, thực hành tiết kiệm góp phần thiết thực bảo đảm tiềm lực chocuộc kháng chiến ở địa phương:
+ trong vụ chiêm xuân 1949 toàn huyện đã cấy được 10000 ha, nuôiđược trên 6000 trâu bò, hơn 20000 con lợn, bảo đảm được kinh tế tự cấp tựtúc do Trung ương đề ra
+ phong trào ủng hộ bộ đội được triển khai rộng rãi: dân quân tronghuyện đã đi tổ chức bà con quyên góp ủng hộ những đồ dùng thiết yếu,lương thực… phục vụ cho tiền tuyến Chỉ tính riêng tháng 6 – 1949, huyện
Ý Yên đã ủng hộ được 41197 kg thóc, 3 triệu 50 đồng; Nhân ngày quốckhánh 2/9/1949 chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân bán thóc đểNgười lấy gạo khao quân, nhân dân Ý Yên đã bán vượt mức 50%, là mộttrong bốn huyện dẫn đầu toàn tỉnh; Trong dịp hưởng ứng phong trào “mùađông binh sĩ”, khắp các làng xã dấy lên phong trào quyên góp, may sắmquần áo gửi ra chiến trường cho bộ đội…
* Đảm bảo tốt vai trò của một hậu phương kháng chiến
Thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm Ý Yên khá muộn so với các địaphương khác trong tỉnh nên trong thời gian này, lực lượng dân quân cùngcác đơn vị khác trong huyện thực hiện tốt vài trò của một hậu phươngkháng chiến:
- Trong thời gian này, quân Pháp thực hiện việc mở rộng vùng chiếmđóng, ngăn chặn lưc lượng của ta và để bảo vệ an toàn cho bọn chúng đóngchốt tại thành phố Nam Định Chúng lập nên vành đai phía bắc thành phố,đồng thời việc đánh chiếm ra phía nam và phía tây Vì thế Ý Yên trở thànhđịa bàn cho các đơn vị của ta rút quân để bảo toàn lực lượng và cũng là cửangõ tiến quân đánh địch khi có điều kiện ( bởi Ý Yên ở phía đông thànhphố Nam Định lúc này vẫn là vùng tự do) Dân quân huyện lúc này thựchiện tốt vai trò của mình trong việc đón nhận các lực lượng quân ta rút về
Trang 24=> Với những thắng lợi đạt được trong công tác phục vụ chiến đấu,chuẩn bị cho cuộc chiến, lực lượng dân quân cùng nhân dân trong huyệnvững vàng bước vào cuộc đối mặt trực tiếp với kẻ thù Những việc làm đó
là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho những thắng lợi vangdội trên mặt trận quân sự trong thời sau đó
1.3.2.2 Trong chiến đấu bảo vệ quê hương.
Nhờ có sự chuẩn bị cho cuộc chiến một cách lỹ lưỡng và tâm lí sẵsàng đón giặc tới của nhân dân Ý Yên mà ngay trong thời gian này lựclượng dân quân Ý Yên cùng các lực lưọng vũ trang khác phối hợp với nhândân chiến đấu với kẻ thù dành được nhiều thắng lợi quan trọng
Ngày 7- 12- 1948 Bộ chỉ huy quân sự Pháp ở miền Bắc cho 12 máybay Đa- cô – ta và 4 máy bay B26 thả 400 quân nhảy dù xuống cách đồngBình Cách xã Yên Thọ (Ý Yên) và cánh đồng Trà Châu xã Thanh Lưu( Thanh Liêm – Hà Nam), chiếm một số điểm cao thuộc Thanh Liêm.Chúng thực hiện phối hợp hành quân âm mưu đánh úp các cơ quan chỉ đạocủa ta tại đây, phá công binh xưởng và cơ sở kháng chiến của tỉnh, củahuyện
Được sự chỉ đạo của Tỉnh có sự phối hợp của các tiểu đoàn 69,truung đoàn 34, quân dân các huyện Thanh Liêm, Kim Bảng ( Hà Nam) vàGia Viễn (Ninh Bình), các đơn vị du kích, dân quân các xã Bắc huyện đãtiến hành chặn đánh quân địch nhảy dù và tiêu diệt được hơn 100 tên giặcbằng các loại súng sẵn có và lựu đạn Do có sự phối hợp của các đơn vị bộđội chủ lực nên lực lượng dân quân, du kích ở các xa đã vững tin hơn,chiến đấu dũng cảm và lập được nhiều chiến công trong việc ngăn chặn vàlàm tiêu hao sinh lực địch
=> Như vậy, ngay từ lần đầu tiên địch chạm chân tới đất Ý Yên,chúng đã chuốc thất bại Chiến thắng này có ý nghĩa rất quan trọng trongviệc cổ vũ động viên quân và dân huyện nhà vững tin trong tổ chức kháng
Trang 25chiến, cũng như kinh nghiệm về tổ chức chiến đấu của các đơn vị vũ trangtrang tòan huyện để có được những thẳng lợi to lớn hơn ở các nhiệm vụ saunày tại địa phương.
Nhờ thực hiện tốt việc tiêu thổ kháng chiến và phát triển chiến tranh
du kích nên trong thời gian sau đó, dù địch có tăng thêm quân viện trợ, mởrộng phạm vi hành quân đánh phá sâu vào các địa phương trong tỉnh và cáctỉnh lân cận để mở rộng phạm vi chiếm đóng của chúng tại vùng đồng bằngnhưng chúng không thực hiện được âm mưu của mình Chúng chỉ chiếmđóng được một thời gian ngắn chúng lại phải rút quân vì bị quân ta đánh tỉa
Trang 26Đến tháng 3 – 1950, Thực dân Pháp đã đánh chiếm được 6 huyện phíanam Tỉnh bao gồm: Xuân Trường, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, NamTrực và Trực Ninh Trong thời gian tiếp đó, chúng tiếp tục thực hiện đánhchiếm một số xã thuộc huyện Vụ Bản, Mỹ Lộc Tình hình đó, làm cho ÝYên ở trong tình trạng bị bao vây, đe dọa ở cả ba mặt: Đông, Tây và NamTrước những diễn biến mới của tình hình, ngày 6/1/1950 hội nghị mởrộng của Tỉnh ủy Nam Định được tổ chức Hội nghị đã nêu ra nhiều bài học
và phương hướng chỉ đạo trong việc lãnh đạo chống địch, đánh địch…đồng thời hội nghị cũng có ý nghĩa lớn đối với Ý Yên trong công tác chuẩn
bị đánh địch khi chúng đến xâm chiếm quê hương
Nghị quyết của hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng và những công tác cụ thể như: chống phá âm mưu bình định của địch; chống việc chuẩn bị mộ ngụy binh của giặc; phá tề; phá các tổ chức phản động của giặc; phá âm mưu lợi dụng bọn phản động Thiên chúa giáo của địch…đồng thời tăng cường phát triển các lực lượng vũ trang, tiến hành “ Quân sự hóa Đảng” tăng cường địch vận; đẩy mạnh đấu tranh
Trang 27địch hậu, cải thiện đời sống nhân dân; đào tạo cán bộ cho tổng phản công…
Căn cứ vào nghị quyết của Đảng bộ cấp trên Huyện ủy Ý Yên đã chủtrương:
- Phân tán cán bộ dân chính Đảng về tất cả các xã để chỉ đạo xây dựng
cơ sở, xây dựng căn cứ chuẩn bị chiến đấu
- Nhanh chóng giáo dục cho các bộ Đảng viên thấm nhuần quan điểmchiến tranh nhân dân, đẩy mạnh việc học tập kinh nghiệm chống địch lấnchiếm, công tác vùng tạm chiếm, rút cơ sở vào bí mật tránh tổn thất khiđịch càn đến
- Đưa cấp ủy sang phụ trách quân sự, thực hiện vũ trang toàn dân, đẩymạnh huấn luyện quân sự, tập trận giả, báo động dây chuyền, sơ tán, ràolàng kháng chiến, chú trọng giáo dục những nơi phong trào yếu, đặc biệt làvùng có đồng bào theo đạo Công giáo
- Phân tán bộ đội địa phương về các xã giúp địa phương xây dựng lựclượng quân sự, xây dựng ở mỗi xã một trung đội tập trung làm nhiệm vụchống càn, thường xuyên bảo vệ xóm làng, bảo vệ cho đồng bào sản xuất
=> Chủ trương trên là một sự vận dụng nhạy bén, đúng đắn, sáng tạoquan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng vào địa phương Nhờ sự đúngđắn đó mà phong trào cách mạng Huyện nhà đã vững vàng trước sự xâmchiếm của kẻ địch và thu được nhiều thành quả to lớn trong cả công tácchuẩn bị chiến đấu và chiến đấu Nhờ vậy, đến trước chiến thắng Biên giớithu đông 1950, nhân dân Ý Yên đã thành công trong việc cản bước tiến củađịch, làm tiêu hao sinh lực địch và đóng góp sức người, sức của cho tiềntuyến lớn
2 2 Vai trò của lực lượng dân quân huyện Ý Yên trong giai đoạn
1950 - 1952
Trang 28Do thất bại trong âm mưu chuyển quân lên làm chủ vùng biên giớiphía Bắc của ta, nên địch từ bỏ ý đồ chiếm đóng vùng đất quan trọng nàyquay về củng cố vùng đồng bằng Địch muốn dùng chiến tranh tổng lực ởđồng bằng để tiêu diệt lực lượng của ta, tạo đà tiến lên giành thế chủ độngtrên chiến trường Thực hiện ý đồ này, đại tướng Đờ - lát – Đtát – xi - nhiđược phái sang Đông Dương làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh kiêmchức Cao ủy Pháp ở Đông Dương, ngay sau đó Đờ - lát – Đtát – xi – nhi đề
ra kế hoạch mang tên mình, với những điểm trọng tâm là: phát triển ngụy
quân, củng cố ngụy quyền, tập trung xây dựng quân cơ động mạnh, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ lực của ta vào đồng bằng, đẩy mạnh đánh phá, trà xát củng cố vùng chiếm đóng tạo bàn đạp tấn công ta khi có điều kiện.
Kế hoạch này được cả Pháp và Mỹ kì vọng và đầu tư thực hiện Vì thế, đặcđiểm của thời kỳ này là giai đoạn thực dân Pháp mở rộng quy mô và phạm
vi chiếm đóng, đã tiến hành đánh chiếm Ý Yên nên đây cũng là thời gian
mà lực lượng dân quân Huyện có vai trò nổi bật trên mặt trận chiến đấuchống địch lấn chiếm, càn quét, bảo vệ quê hương
Phát huy những thắng lợi đã đạt được trong giai đoạn trước, quân vàdân Ý Yên tiếp tục phát huy sở trường của mình để giữ đất giữ làng, chiếnđấu chống những bước tiến của quân thù:
Sau chiến thắng Biên Giới thu đông 1950, cuộc chiến đấu của tachuyển sang giai đoạn mới, chuyển từ thế chủ động phòng ngự sang giaiđoạn tiến công địch trên khắp các chiến trường Cuộc chiến ở Ý Yên cũnghòa vào cùng bước tiến của cuộc chiến cả nước – bước sang giai đoạn tiếncông địch
Ngay sau chiến thắng Biên Giới, trung ương Đảng đã xác định rõnhiệm vụ, phương hướng chỉ đạo cho cách mạng Việt Nam Tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, tháng 2 – 1951 đã nêu rõ: “ Nhiệm
vụ thứ nhất, nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng ta là phải đưa kháng chiến
Trang 29đến thắng lợi, các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vào đó” Căn cứ vào
nghị quyết của Đại hội Đảng, Liên khu ủy III đã mở hội nghị cán bộ chủ
chốt đề ra nhiệm vụ: “ Phát động chiến tranh du kích đến cao độ, mở rộng
thêm những du kích trong lòng địch” Theo đó thì Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Nam Định tháng 3 – 1951 đã đề ra nhiệm vụ: “ vượt mọi khó khăn,
tích cực xây dựng cơ sở mọi mặt, thực hiện góp công góp của để đánh thắng”, trong đó xác định nhiệm vụ trước mắt là “ gấp rút chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị tiếp thu vùng giải phóng”.
Thực hiện chủ trương trên, các biện pháp cụ thể đã được tiến hànhnhư: Đưa các cán bộ cơ quan quân sự, cùng các ban ngành trong Tỉnh vàHuyện được phân công về các xã để xây dựng cơ sở, tổ chức xây dựng lựclượng dân quân du kích, chuẩn bị lương thực, thực phẩm sẵn sàng đón bộđội luồng sâu diệt địch, phá tề, mở khu du kích và căn cứ du kích…
Ở Ý Yên, Đảng bộ huyện đã sớm xác định nhiệm vụ: củng cố và tăngcường xây dựng lực lượng vũ trang địa phương bao gồm: bộ đội địaphương, du kích tập trung, lực lượng dân quân du kích bán tập trung, songsong với nhiệm vụ bám đất bám dân gây dựng cơ sở, củng cố chính quyền
và các đoàn thể nhân dân như: Đoàn thanh niên cứu quốc, Hội nông dâncứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc… làm cơ sở tổ chức động viên quần chúng
tham gia vào công cuộc kháng chiến Thực hiện phương châm: “ phân tán
là chủ yếu, phân tán để vũ trang tuyên truyền gây cơ sở khi cần thì tác chiến bảo vệ cơ sở Phân tán nghĩ đến tạp trung, tập trung không quên phân tán” Lực lượng dân quân du kích địa phương được sự chỉ đạo của chi
ủy đã bền bỉ vừa xây dựng lực lượng vừa lãnh đạo cùng quần chúng đấutranh với kẻ thù, bám đất bám dân giữ vững và phát triển phong trào khángchiến
Trang 30Nhờ có sự chỉ đạo sát xao từ trung ương đến cơ sở, vận dụng đườnglối chỉ đạo của cấp trên vào tình hình cụ thể của địa phương quân và dân ÝYên đã thu được nhiều thắng lợi, làm nên nhiều trận đánh tiêu biểu.
Chỉ tính riêng cuối năm 1950 đầu 1951, địch tổ chức nhiều đợt cànquét hòng đè bẹp ý chí chiến đấu của quân và dân ta Đi đến đâu chúng
thực hiện triệt để chính sách “ đốt sạch, phá sạch, giết sạch” làm cho thiệt
hại về người và của của ta ngày càng lớn hơn Chỉ trong 3 tháng đầu năm
1951 địch đã liên tiếp tổ chức 117 cuộc càn quét lớn nhỏ, nhiều làng khángchiến bị tan rã, các hoạt động vũ trang trong toàn tỉnh bị ngưng trệ, có địaphương phải tạm ngừng Tới tháng 3 – 1951 trở đi toàn Tỉnh đã bị giặcchiếm, trở thành vùng tạm chiếm
Trong hoàn cảnh mới, cuộc chiến đấu của nhân dân Ý Yên nói riêng
và của Tỉnh nhà nói chung gặp nhiều khó khăn Ngày 13 – 4 - 1951 địch tổchức đánh phá Vũ Dương: đốt 1556 nóc nhà, cướp 8400 thùng thóc, trà nát
150 mẫu lúa, bắn chết 190 con trâu bò… làm tăng thêm lòng căm phẫn củanhân dân Ý Yên đối với kẻ thù, nung nấu ý chí chiến đấu chống càn, phácàn của lực lượng dân quân, du kích, bộ đội địa phương và nhân dân lêncao
Mở đầu cho những chiến thắng trong chiến đấu chống càn phá càn củanhân dân Ý Yên được đánh dấu bởi 2 trận chống càn: Trại Kiều và LũPhong Sau đó là hàng loạt các cuộc chống càn tiêu biểu như: trận dân quân
du kích Thượng Cát đã đánh tan cuộc càn quét của 300 tên địch – giết 5 tên
và làm bị thương 10 tên; trận chống càn của du kích Mỹ Tứ đã tổ chứcchiến đấu chống lại 500 tên địch không cho chúng lọt vào làng… Đó lànhững thắng lợi mở đầu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cổ vũ, khích lệtinh thần chiến đấu của toàn quân và dân trong Huyện nói riêng và củaTỉnh nhà nói chung Với những chiến thắng đó, Ý Yên được Tỉnh ủy đánh
giá “ phong trào Ý Yên vượt quá trình độ bình thường trong chiến tranh”,
Trang 31được chọn làm “ Cứ điểm phát động chiến tranh du kích miền Bắc Nam
Định” và được công nhận là “ địa phương dẫn đầu phong trào toàn Tỉnh”.
Về phía địch, trong việc thực hiện kế hoạch Đờ - lát về tăng cườngchiến tranh tổng lực đánh phá đồng bằng, tại Nam Định, tỉnh công giáo BùiChu được sát nhập vào hệ thống chính quyền Tỉnh Ngụy quyền Bảo Đại
bổ sung lực lượng xây dựng tiểu đoàn “ tự lực 2” của Bùi Chu thành tiểu
đoàn ngụy quân chính quy mang hiệu số 16BVN, rải quân đóng thêm cácđồn bốt kiên cố ở Cổ Đam, Kinh Thanh, Cầu Bo, Phố Cháy ( thuộc huyện
Ý Yên), mở các cuộc càn quét đánh phá các làng kháng chiến của ta trêntoàn tỉnh
Để phát huy thế chủ động và phối hợp chiến trường sau chiến dịchHoàng Hoa Thám , Bộ quốc phòng – Tổng tư lệnh quyết định mở chiếndịch Quang Trung trên địa bàn 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình( chiến dịch Hà Nam Ninh) Chiến dịch mở ra từ ngày 29 – 5 – 1951,hướng chính là Ninh Bình Nam Định tuy là hướng phối hợp nhưng phải
tấn công mạnh mẽ vào các căn cứ “ Sân sau” của địch Ý Yên là vùng đệm
giữa Nam Định và Ninh Bình nên có một vị trí chiến lược hết sức quantrọng Ngay trong tháng 4 - 1951, Huyện đã có chủ trương vận động nhândân bám đất sản xuất, tạo chỗ dựa cho du kích, đề ra các nhiệm vụ cụ thểcho từng vùng, miền trong huyện Khi cơ sở được phục hồi, các phong tràosản xuất xây dựng lực lượng dần phát triển và được nhân dân bảo vệ,Huyện ủy lại quyết định phá tề để giữ vững và củng cố cơ sở Thực hiệnchủ trương của Huyện, nhân dân Ý Yên chủ động đón bộ đội chủ lực vàođánh địch trong chiến dịch Quang Trung đồng thời đẩy mạnh việc phá tề.Kết quả là đầu tháng 6 – 1951 dân quân du kích đã phối hợp với bộ đội địaphương, bộ đội chủ lực diệt gọn 2 trung đội địch đang di chuyển từ NamĐịnh sang ứng cứu cho đồng bọn ở Ninh Bình; Trong việc phá tề quân dân