Vận dụng sáng tạo hình ảnh và ngôn ngữ thơ truyền thống.

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn bính, thâm tâm và trần huyền trân đối với thơ mới ở thời kỳ cuối (1940 1945 ) (Trang 62 - 74)

Nói đến phơng thức biểu hiện thơ Nguyễn Bính là nói đến thế giới ngôn từ của nhà thơ. Ngôn từ thơ Nguyễn Bính là ngôn ngữ trong sáng, giản di, giàu màu sắc dân gian. Cuốn sách ngôn ngữ nhân dân ở đây đã thực sự làm giàu cho phơng thức biểu hiện của tác giả, đóng góp cho thành công lớn của tác phẩm. Những đặc trng ngôn ngữ dân gian không lẫn vào đâu đợc, đã đợc Nguyễn Bính sử dụng thành thục và điêu luyện.

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính là ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh quen thuộc. Nhà thơ thông qua miêu tả những sự vật, hiện tợng cụ thể trong thế giới thiên nhiên để bộc lộ thế giới tình cảm, tâm trạng bên trong. Chẳng hạn, khi nói đến hồn quê, nhà thơ tắm ngời đọc vào những cảnh quan thôn dã bình dị, gần gũi với tất cả mọi ngời - thế giới của giàn đỗ ván, của ao rau cần, giậu mồng tơi, hoa chanh, hoa bởi, gió cả, giăng sáng... Đó là thứ ngôn ngữ mang hình ảnh của quê hơng nên đã làm cho thơ Nguyễn Bính trở nên có "hồn quê" rất đỗi gần gũi, thân thuộc và ấm áp:

Đầy vờn hoa bởi, hoa cam rụng,

Ngào ngạt hơng bay, bớm vẽ vòng.

(Xuân về) Nhà tôi có một vờn dâu Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần

Hoa đỗ ván nở mùa xuân

Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm (Nhà tôi)

Ngôn ngữ và hình ảnh thơ Nguyễn Bính hết sức trong sáng và giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói của ngời nhà quê. Chắc chắn ở thế kỷ này cha có nhà thơ nào dám dùng những "mã hiện thực" nh: ao bèo, con lợn, giàn giầu không, giếng thơi... để diễn tả nỗi buồn, nỗi mất mát của tình yêu, trong tâm hồn con ngời Việt Nam hiện đại:

Lợn không nuôi, đặc ao bèo

Giầu không giây chẳng buồn leo vào giàn Giếng thời ma ngập, nớc tràn

Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều (Qua nhà)

Những hình ảnh ẩn dụ thờng xuyên đi về trong thơ Nguyễn Bính. Nói đến tình yêu lứa đôi, tác giả thờng nhắc đến hoa - bớm, trầu - cau, bến - đò.

Bao giờ bến mới gặp đò

Hoa khuê các, bớm giang hồ gặp nhau. (Tơng t)

Hay nói về thân phận ngời con gái đi lấy chồng mà không hạnh phúc, tác giả gọi là "lỡ bớc sang ngang", "phím đờn ngang cung":

Chị từ lỡ bớc sang ngang

Trời giông bão, giữa tràng giang lật thuyền. (Lỡ bớc sang ngang)

Ngôn ngữ ẩn dụ không những làm cho câu thơ trở nên sôi động mà còn giúp tác giả nhắc đến đối tợng một cách gián tiếp, kín đáo, tế nhị.

Đó là những hình ảnh ví von, so sánh, nhân hóa. Những phơng thức biểu hiện của dân gian không bao giờ lạc hậu, nhu cầu giãi bày thế giới tâm hồn phong phú và phù hợp với những hình ảnh tởng tợng sinh động. Nguyễn Bính sử dụng biện pháp liên tởng rất nhiều trong hình ảnh thiên nhiên để nói lên tình cảm con ngời. Thiên nhiên dờng nh cũng có tính ngời, cũng có tâm hồn: "Tổ gạo lẳng lơ", "Bớm lời", "những cành cây nó cới nhau", "Hoa vàng với bớm vàng hôn nhau".... Còn khi so sánh cũng thờng là so sánh hình ảnh tự nhiên với thế giới con ngời:

Hoa đào từng cánh rơi nh tới

Xuống mặt sân rêu những giọt buồn Nh những tim tình tan vỡ ấy

Nhện già giăng mắc sợi tơ đơn. (Thôi nàng ở lại)

Để tăng hiệu quả biểu đạt ngôn ngữ, nhà thơ thờng nói một cách ví von rất gần với ca dao, đó là lối đan chữ kiểu "chín nhớ mời mong", "trăm cay nghìn đắng", "nhạt thắm, phai đào", "hồn đơn, phách quê", "đón bạc, đa vàng", "đi gió

về ma"... Từ ngữ không còn nguyên dạng của nó song chính khi t duy theo kiểu số

đếm hay đan lồng vào những từ đơn hộp khác, ý nghĩa của từ đã đợc nhân lên gấp bội. "Lỡ bớc sang ngang" là bài thơ sử dụng lối đan chữ với tần số cao nhất:

- Mẹ già một nắng hai sơng Chị đi một bớc trăm đờng xót xa

- Một đi bảy nổi ba chìm

- Một lần hai lỡ keo sơn

Mong gì gắn lại phím đàn ngang cung - Tuổi son nhạt thắm phai đào Đầy thuyền hận có biết bao nhiêu ngời

Nguyễn Bính vận dụng những từ có vùng mờ nghĩa hết sức đặc sắc của thơ dân gian vào thơ mình tạo nên một sự hòa hợp một cách tự nhiên. Những đại từ phiếm chỉ "ta", "mình", "ai", "ngời" tế nhị, khó xác định chính xác đối tợng trữ tình nhng cũng dễ vận vào bất cứ ngời nào đã tăng đợc khả năng khái quát tâm trạng điển hình của nhiều ngời trong cùng một lúc, tăng khả năng đồng cảm giữa những con ngời khác nhau. Nguyễn Bính đã làm ngời đọc phải "bận lòng", phải vấn vơng, băn khoăn nh chính tâm trạng của ngời trong cuộc:

Tơng t thức mấy đêm rồi Biết cho ai hỏi, ai ngời biết cho

(Tơng t) Xa xôi ai nhớ mà thơng nhớ Mà nhớ, mà thơng đến thế này (Giời ma ở Huế) Ngời có đôi, ta rất một mình. (Một mình)

Nguyễn Bính sử dụng hiệu quả vốn từ ngữ ở làng quê, tạo cho thơ chất thẩm mỹ riêng của ngôn từ biểu hiện nh "tầm tầm" (Tầm tầm trời cứ đổ ma), "eo óc" (Thôn gà eo óc ngoài xa vắng), "cỏ áy bờ" (Cây rủ vờn xiêu cỏ áy bờ), "năm tao bảy tuyết" (năm tao bảy tuyết anh hò hẹn), "một thôi đê" (Thôn Đoài cách một thôi đê), "cạn ngày" (Anh ạ! mùa xuân đã cạn ngày)...

Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính là thứ ngôn ngữ nhiều màu sắc. Nếu Hàn Mặc Tử nói nhiều đến hơng vị thì Nguyễn Bính lại chuộng màu sắc. Đã nói, mộng là mộng vàng, rợu là rợu hồng, mắt biếc môi son. Có những câu thơ chứa đựng toàn màu sắc:

Ngời yêu má đỏ môi hồng Tóc xanh mắt biếc mà lòng bạc đen.

Thiên nhiên trong thơ ông ngập tràn trong màu sắc tơi tắn, tràn đầy nhựa sống:

Có một mùa hè hoa phợng thắm Nở đầy trong lá phợng xanh tơi Trải dài thảm đỏ hoa phợng trắng Nàng thấy đi trên thảm một ngời.

(Mời hai bến nớc) Xanh cây xanh cỏ xanh đồi

Xanh rừng xanh núi, da trời cũng xanh

áo chàm cô Mán thanh thanh

Mắt xanh biêng biếc một mình tơng t.

(Vài nét rừng)

Rõ ràng, chất dân gian, ca dao, dân ca trong thơ Nguyễn Bính rất đậm nét. Đó là một thành công to lớn của Nguyễn Bính đáng ghi nhận trên thi đàn.

Thơ Nguyễn Bính thờng thiên về bộc lộ những tâm trạng buồn hơn là vui tơi. Trong thơ ông, ngời đọc thờng bắt gặp nhng cô gái lỡ làng duyên phận, những bi kịch trong cuộc sống gia đình và tình yêu đôi lứa. Những hình ảnh đó thờng xuyên xuất hiện gây nên trong lòng ngời đọc một nối ám ảnh.

Những cô gái quê trong thơ ông chất phác, thuần khiết, nết na nhng lại gặp nhiều trắc trở, bất hạnh trong cuộc sống. Đó là những cô gái dám vợt qua những trở ngại để đến hội chèo gặp ngời yêu theo lời hẹn ớc nhng chàng trai đã vội phụ tình:

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang Thế mà hôm nọ hát bên làng Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng.

(Mùa xuân )

Đó là những cô gái gặp cảnh ngộ éo le trong duyên số, lỡ làng duyên phận. Trong "lỡ bớc sang ngang", ngời chị bớc chân đi lấy chồng mà đầy tử biệt sinh ly. Cuộc sống của chị đầy nớc mắt, tơng lai trớc mắt mịt mù. Một lần lỡ bớc sang ngang xem nh cuộc đời đã hết:

Chị giờ sống cũng bằng không Coi nh chị đã sang sông đắm đò

Cuộc đời của ngời con gái má đỏ môi hồng khi bớc chân đi lấy chồng cũng báo hiệu sự đau khổ, bất hạnh ập đến:

Nàng có ngờ đâu đến nỗi này Lỡ làng chôn hết tuổi thơ ngây Sống trong buồn tẻ, trong đau khổ, Với mảnh hồn đơn của những ngày.

(Bao nhiêu đau khổ trần gian, trời đã dành riêng để tặng nàng)

Ngời mẹ tiễn con đi lấy chồng mà đầy sầu thảm, xót thơng:

Con ạ, đêm nay mình mẹ khóc, Đêm đêm mình mẹ lại đa thoi.

(Lòng mẹ)

Thơ Nguyễn Bính cũng thờng xuất hiện hình ảnh của "cái chết". Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào không ai ngờ đợc. Nguyễn Bính viết về ngời hàng xóm với nỗi nhớ vụng, yêu thầm. Cánh bớm vẫn đi về giữa hai cuộc đời buồn và cô đơn. Nhng rồi ngời con gái đã đột ngột ra đi không có một dấu hiệu báo trớc:

Hỡi ơi bớm trắng tơ vàng Mau về mà chịu tang nàng đi thôi

Đêm qua nàng đã chết rồi Nghẹn ngào tôi khóc quả tôi yêu nàng

Hồn trinh còn ở trần gian

Nhập vào bớm trắng mà sang bên này (Ngời hàng xóm)

Cái chết trong thơ Nguyễn Bính là cái chết của những cô con gái đang ở độ tuổi thanh xuân. Sự ra đi quá sớm của ngời con gái trinh trắng khiến cả "Kinh

thành Hà Nội chít khăn xô":

Sáng nay vô số lá vàng rơi Ngời gái trinh kia đã chết rồi Có một chiếc xe màu trắng đục Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi Đem đi một chiếc quan tài trắng Và những bông hoa trắng lạnh ngời

Theo bớc những ngời khăn áo trắng Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi

(Lòng ngời trinh nữ)

Nếu thơ Nguyễn Bính thấm đẫm những hình ảnh của thôn quê Việt Nam với một thứ ngôn ngữ mộc mạc, trong sáng, đậm đà màu sắc ca dao thỉ ngôn ngữ thơ Thâm Tâm lại có vẻ khó hiểu, một thứ ngôn ngữ cổ kính, uyên bác phảng phất ngôn ngữ Đờng thi:

Thăng Long đất lớn chí tung hoành Bàng bạc gơng hồ ánh mắt xanh Một lứa chung tình từ tứ chiếng Hội nhau vầy một tiệc quần anh

(Vọng nhân hành)

Thơ Thâm Tâm thờng xuất hiện những động từ mạnh mang ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh. Với nghệ thuật dùng từ ấn tợng nh thế nhà thơ đã chuyển tải đợc trạng thái tâm lý của ngời nam nhi trong thời buổi loạn lạc. Đó là thái độ dứt khoát, cơng quyết dứt bỏ tất cả để ra đi vì nghĩa lớn:

- Mẹ thà coi nh chiếc lá bay Chị thà coi nh là hạt bụi Em thà coi nh hơi rợu say

(Tống biệt hành)

Ngôn ngữ thơ Thâm Tâm là ngôn ngữ thơ hành động nên nó toát lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi, lời thơ gắt, nhịp thơ cũng phải gấp theo khiến cho câu thơ nh nóng lên, bừng bừng khí thế hăm hở lên đờng, đem sức trai dẹp tan bạo tàn:

Nện cho vang tiếng chuông chiều Thù đem sức lớn đánh kêu trống đình Thở phù hơi rợu đua tranh

Quăng tay chén khói tan tành trời ma. (Tráng ca)

Một hình ảnh tiêu biểu thờng gặp trong sáng tác của Thâm Tâm và Trần Huyền Trân là hình ảnh "tống biệt". Đó là những cuộc đa tiễn của kẻ ở và ngời ra đi, mà thờng là ra đi vì chí lớn, ra đi để tìm đờng. Chính vì vậy d vị của những cuộc tiễn đa vừa có sự lu luyến với nỗi buồn mênh mang vừa thể hiện sự dứt khoát, mạnh mẽ. Bài thơ "Xuống đò" của Trần Huyền Trân dựng lại tâm trạng tiễn biệt

của ngời anh tiễn em xuống đò ra đi thực hiện chí lớn. Dòng sông nổi lên những cơn sóng dữ dội hay lòng ngời uất hận đã dâng cao:

Thôi em khăn gói xuống đò Sông dài uất hận sóng to lên rồi ...

Đi đi! Đất rộng nghĩa đời Xòe tay ra hạt, hé lời ra hoa Măng non tiếp gốc tre già

Dẫu còn bão táp phong ba sá gì!

Đặc biệt trong "Tống biệt hành", Thâm Tâm đã thể hiện một cuộc đa tiễn đ- ợc đánh giá là hay nhất từ trớc đến nay. Hình ảnh tống biệt trong thơ Thâm Tâm gợi lại không khí đa tiễn trong thơ cổ. Trên dòng sông Dịch, thái tử Đan đa tiễn Kinh Kha sang nớc Tần. Cuộc đa tiễn tuy bề ngoài có vẻ nh rất bình thản, tĩnh lặng nhng bên trong cõi lòng lại "rất động":

Đa ngời ta không đa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Gắn liền với hình ảnh đa tiễn là hình ảnh ngời "tráng sĩ", "ly khách". Hình ảnh "tráng sĩ" trong thơ Thâm Tâm rất gần gũi với hình ảnh "tráng sĩ" xa trong văn học truyền thống: ngang tàn, mạnh mẽ, tráng kiệt:

Mày gơm nét mác, chữ nhân già Hàm bạnh hình đồi, lng cỗi đa

(Vọng nhân hành)

Thâm Tâm thờng hoài vọng về quá khứ, ở nơi đó có những tấm gơng tráng sĩ anh hùng với sức mạnh phi thờng dựng nên cơ đồ:

Chàng là bậc trẻ không biết sợ Đôi mắt hồng say sao Hỏa lên Múa lỡi đánh tan ba kẻ sĩ Mềm môi nốc cạn một vò men Mấy lần thù trả thân không chết Khắp xóm giang hồ khét họ tên

Hình ảnh tráng sĩ xa đã thay vào bằng hình ảnh ngời ly khách trong "Tống

biệt hành". Ngời ly khách ra đi với một thái độ cơng quyết, dứt khoát và với một

khẩu khí gân guốc, rắn rỏi rất đáng khâm phục:

Đa ngời, ta chỉ đa ngơi ấy

Một giã gia đình, một dửng dng... - Ly khách! Ly khách! Con đờng nhỏ Chí lớn cha về bàn tay không

Thì không bao giờ nói trở lại Ba năm mẹ già cũng đừng mong.

Hình ảnh ngơì tráng sĩ mãi mãi không bao giờ phai nhạt trong lòng ngời đọc. Đó là hình ảnh đẹp đáng đợc ca ngợi và trân trọng biết bao!

Đọc "Tống biệt hành", chúng ta chắc cũng không thể không chú ý đến hình ảnh bông "sen". Sen là một hình ảnh chúng ta thờng thấy tron ca dao vàthơ xa. "Sen" thể hiện cho vẻ đẹp thanh cao, trong trắng, tinh khiết của cốt cách con ngời:

Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Hình ảnh "sen" trong thơ Thâm Tâm vừa kế thừa văn học truyền thống nhng cũng có những nét mới mẻ, sáng tạo:

Ta biết ngời buồn chiều hôm trớc Bây giờ mùa hạ sen nở nốt

Một chị, hai chị cũng nh sen Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.

Sen mùa hạ là sen đã đến cuối mùa nên nó không còn vẻ rực rỡ nữa. Sen cuối mùa chỉ còn là cái xác tàn tạ, héo úa. Thâm Tâm đã sử dụng hình ảnh "mùa

hạ sen nở nốt" để ví với ngời chị của mình. Những ngời chị cũng tội nghiệp, phai

tàn hơng sắc nh những bông sen. Tuổi thanh xuân qua đi, cái già nua đang dần dần hiện lên trên nét mặt. Ngời em - ly khách ra đi cơng quyết nh thế, dứt khoát đoạn tuyệt với gia đình, với cuộc sống riêng t nh thế nhng cũng không khỏi xót xa, day dứt, thơng chị chỉ còn biết nuốt nớc mắt vào trong lòng.

Ngời ly khách ra đi trong tâm trạng nh thế đó. "Tống biệt hành" là bài thơ tuy mang âm vị buồn mênh mang nhng đó là một cái buồn thật đẹp, thật đáng để chúng ta suy ngẫm.

Mỗi hình ảnh nghệ thuật có cuộc sống của nó do thời đại gây dựng. Đọc bài thơ "Cái hoang thai" của Trần Huyền Trân, ngời đọc rất ấn tợng với hình ảnh "đôi

Con sẽ dùng chi đôi cánh tay Dùng chi cho thỏa để lòng say Dùng chi cho thỏa đẻ hồn bay Dùng chi, dùng chi thời loạn này!

Trong văn chơng dân gian có câu:

Nên ra tay kiếm tay cờ

Chẳng nên thì chớ, chẳng nhờ tay ai.

Trong Truyện kiều, thi hào Nguyễn Du viết:

Một tay gây dựng cơ đồ

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.

Thơ cảm tác trong nhà tù Quảng Đông của chí sĩ Phan Bội Châu có câu:

Dang tay ôm chặt bờ kinh tế Mở miệng cời tan cuộc oán thù.

Hình tợng cánh tay nói lên sức lực, chí khí, nói lên hành động để tạo lập những sự nghiệp lẫy lừng.

Nhng đến thời kỳ nớc ta bị đặt dới ách của thực dân Pháp thì hình tợng cánh tay hầu nh không xuất hiện nữa mà chỉ có hình tợng bàn tay... bàn tay để nắm khi yêu, để vẫy lúc chia ly, để lau nớc mắt khi nhớ nhung, để úp vào mặt mà khóc nỗi

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn bính, thâm tâm và trần huyền trân đối với thơ mới ở thời kỳ cuối (1940 1945 ) (Trang 62 - 74)