Nhóm thơ Nguyễn Bính,Thâm Tâm,Trần Huyền Trân là tiếng nói tích cực còn lại của Thơ mới thời kỳ cuối (1940 1945).

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn bính, thâm tâm và trần huyền trân đối với thơ mới ở thời kỳ cuối (1940 1945 ) (Trang 25 - 26)

cực còn lại của Thơ mới thời kỳ cuối (1940 - 1945).

Nh trên đã trình bày, hầu hết các nhà Thơ mới thời kỳ cuối dù rất nặng lòng yêu cuộc sống nhng bị bế tắc không lối thoát. Trong lúc các nhà thơ ấy bị khủng hoảng về tinh thần, không còn chỗ dựa thì có một số nhà thơ cố tìm cho mình một hớng đi mới. Giữa bầu không khí chung ảm đạm, bế tắc và đen tối ấy, họ hiện lên nh những vì sao lấp lánh, xua đi phần nào sự nặng nề, khủng hoảng của Thơ mới. Tiếng nói của họ trong tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đã có những đóng góp tích cực cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Trong số các nhà Thơ mới đó, nhóm nhà thơ: Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân đã tỏ ra nổi trội và có sức sống hơn cả. Họ không thoát lên tiên, không trốn vào Vũ trụ, không sa vào trụy lạc mà tìm về quá khứ, tìm về làng quê, về truyền thống dân tộc nh một điểm dựa tinh thần để giải thoát nỗi cô đơn. Thêm vào đó, thơ của họ

(4): Phan Cự Đệ. Văn học lãng mạn Việt Nam, NXB Giáo dục, tr 110

phần nào phản ánh đợc nỗi niềm kín đáo của ngời cầm bút trong đêm trớc Cách mạng.

Sinh thời, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân là những ngời bạn thâm giao. Họ có rất nhiều điểm chung. Cả ba nhà thơ đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn và gặp nhiều bất hạnh. Nguyễn Bính từ khi cha đầy một tuổi đã mất mẹ. Cảnh gia đình đông anh em, túng thiếu triền miên. Vì thế mới hơn mời tuổi, Nguyễn Bính đã phải rời nhà đi kiếm sống. Trần Huyền Trân sinh ra trong một gia đình nghèo khổ và gia đình sống không có hạnh phúc. Ngay từ nhỏ, ông đã bị bỏ rơi:

Tôi... từ khi chửa biết gì,

Thân đi lu lạc, mẹ đi lấy chồng.

" Xã hội loài ngời đã vứt ra giữa dòng đời một đứa trẻ lạc loài từ tấm bé,

đã rứt bỏ một hòn máu để đi tìm sinh thú của bản thân" (Nguyễn Tấn Long).

Thằng bé cứ lớn dần lên nh cây cỏ và tự mình bơn chải với cuộc đời. Thâm Tâm sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, hết bậc tiểu học ông cũng bỏ học đi làm kiếm sống.

Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân đều có dòng máu nghệ sĩ giang hồ. Có dịp gặp nhau sau những ngày xa cách , họ thờng tụ họp tại nhà của Trần Huyền Trân để trò chuyện và đàm đạo về thơ ca. Dấu ấn của những ngày lu lạc giang hồ đã đợc lu lại rất rõ nét trong mảng thơ "tha hơng " của Nguyễn Bính và trong một số bài thơ của Thâm Tâm, Trần Huyền Trân.

Trong phong trào Thơ mới, nhóm nhà thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, là những cái tôi cô đơn nhng không bế tắc. Ngay từ năm 1943, Thâm Tâm và Trần Huyền Trân đã tiếp xúc với ánh sáng của Văn hóa cứu quốc bí mật nên họ đã sớm giác ngộ chính trị. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, cả Thâm Tâm và Trần Huyền Trân đã tham gia phong trào văn nghệ mới, công tác ở Hội văn hóa cứu quốc. Nguyễn Bính tham gia Cách mạng có muộn hơn, năm 1943, ông vào Sài Gòn, đến năm 1945, Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia kháng chiến (1946 - 1954) ở Nam bộ rồi tập kết ra Bắc.

Nh vậy, nhóm nhà thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân là những bông hoa đẹp trong vờn hoa Thơ mới. Điều đáng trân trọng ở họ là đại bộ phận nhà thơ, trong đó có một số ngời đợc đánh giá cao trong các thời kỳ trớc, đến thời kỳ cuối đều rơi vào bế tắc, đi vào ngõ cụt thì nhóm nhà thơ này vẫn phát huy đợc những mặt tích cực của Thơ mới. Họ đã phần nào xua đi sự ảm đạm, yếu đuối của Thơ mới. Nhóm nhà thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân thực sự đã đóng góp cho thơ mới những giá trị tích cực nhất định.

Ch

ơng 2:

Đóng góp của Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân đối với Thơ mới ở thời kỳ cuối nhìn trên

góc độ nội dung

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn bính, thâm tâm và trần huyền trân đối với thơ mới ở thời kỳ cuối (1940 1945 ) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w