Kế thừa một số thể thơ vay mợn:

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn bính, thâm tâm và trần huyền trân đối với thơ mới ở thời kỳ cuối (1940 1945 ) (Trang 57 - 62)

Ngoài thể lục bát,Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân cũng rất thành công với thể thơ thất ngôn cổ phong. Theo ý kiến của Hoài Thanh trong thi nhân Việt Nam: “Thất ngôn và ngũ ngôn rất thịnh trong thơ mới. Nó không hẳn là cổ

phong. Cổ phong ngày xa đã thúc lại thành Đờng luật”. Thơ thất ngôn và ngũ

Ngoài thể lục bát truyền thống, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân còn sáng tác theo thể thất ngôn, ngũ ngôn và đặc biệt là thể Hành. Đây là những thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập sang nớc ta từ rất sớm. Qua quá trình tiếp xúc hàng chục thế kỷ, các tác giả Việt Nam đã không ngừng cách tân sáng tạo, thổi “cái hồn dân tộc” vào các thể thơ ngoại nhập. Dần dần chúng đợc Việt hoá toàn diện cả về cấu trúc ngôn từ lẫn chức năng thể loại. Thể thất ngôn và ngũ ngôn không phải là thể loại dân tộc thuần Việt nhng lại chứa đựng tâm hồn Việt, bản sắc Việt, góp phần quan trọng làm cho ngôn ngữ Việt ngày càng trong sáng hơn, điêu luyện hơn.

Trong Thơ mới, thể thơ 5 chữ không nhiều, còn thể thơ 7 chữ lại hết sức phổ biến. Theo thống kê của Văn Tâm, trong “Mấy vần thơ tập mới” (1941) của Thế Lữ có 15 bài viết theo thể thơ 7 chữ, “Lửa thiêng” (1940) của Huy Cận có 19 bài

Thơ say” (1940) của Vũ Hoàng Chơng có 13 bài, “Tuyển tập Hàn Mặc Tử

(1986) có 36 bài.

Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân cũng sử dụng khá thuần thục thể thơ này. Nguyễn Bính trong sáng tác của mình trớc cách mạng thơ thất ngôn chiếm đến 48%, còn Thâm Tâm trong tập “Thơ Thâm Tâm” (1988) có 14/19 bài Trần Huyền Trân trong tập thơ “Rau Tần” (1986) có 8/25 bài.

Thơ thất ngôn của Nguyễn Bính đậm đà màu sắc dân tộc. Lời thơ dân dã, nhịp thơ uyển chuyển, mợt mà, duyên dáng rất gần gũi với văn hoá làng xã nông thôn Việt Nam.

Em là con gái trong khung cửi Dệt lụa quanh năm với mẹ già Lòng trẻ còn nh cây lụa trắng Mẹ già cha bán chợ làng xa.

(Ma Xuân)

Nguyễn Bính không cầu kỳ trong làm thơ nh nhiều nhà Thơ mới khác. Ông không ép vần mà vần điệu tự đến trên sự trôi chảy của dòng suy t. Nguyễn Bính không chú ý nhiều đến luật lệ, quy tắc của thi ca. Điều này có lẽ ông cũng chịu ảnh hởng của văn hoá dân gian. Chính vì thế, thể thơ thất ngôn cổ phong với tính đơn giản về vần, nhịp, tự do về luật lệ, phóng khoáng về câu chữ rất phù hợp với điệu hồn của Nguyễn Bính. Nó giúp Nguyễn Bính thể hiện chất dân dã của cuộc sống thôn quê cũng nh tình quê giản dị mà hồn nhiên, trong sáng.

Ví chăng nhớ có nh tơ nhỉ Em thử quay xem đợc mấy vòng Ví chăng nhớ có nh vừng nhỉ Em thử lào xem đợc mấy thng

(Nhớ)

Chất tự do, phóng khoáng của thể thơ ngày càng xuất hiện trong những sáng tác của Nguyễn Bính ở mảng thơ “Tha hơng

Một thân lận đận nỗi trời xa Nằm nghe ma rơi trên mái nhà Gió bắt vào thu đầy tiếng lá Đời tàn, mộng đẹp, tiếc xuân qua Long tong ma nhỏ gieo từng giọt

ắng lặng không nao một tiếng gà

Chờ nửa vầng trăng, trăng chẳng lại Đêm dài đằng đẳng đêm bao la

(Đêm ma đất khách)

Thơ thất ngôn của Thâm Tâm và Trần Huyền Trân lại có âm hởng của đờng thi trang trọng và cổ kính.

Vang bóng thanh bình phố đỏ trng Mơi lăm thầy khoá viết khom lng Dăm nàng gái nõn ngon nh mứt Đi sánh hoa đào vẻ má nhung.

(Bán hoa đào) Lũ ta kẻ sĩ nằm trong đạo

Nhân nghĩa kê đầu nghe nắng ma Xót cội đời nghèo thơng chẳng đậu Mỏi mòn chính khí lạc loài thơ.

(Chiều loạn)

Một nét khá độc đáo và đặc sắc của nhóm nhà thơ này là họ có những bài thơ sáng tác theo thể Hành. Tất nhiên chúng ta phải hiểu thể Hành ở đây là theo quan niệm của các nhà thơ.

Hành là thể loại thơ cổ phong có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hành xuất hiện trớc đời Đờng và du nhập vào Việt Nam trớc thế kỷ X. Hành thực ra cũng là loại

thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn cổ phong nhng nó lại là cổ phong dài hơi. Thể thơ này chỉ cần có vần, không có niêm luật, không bắt buộc phải đối, cũng không hạn định số câu. Cả bài thơ có thể dùng một vần hoặc nhiều vần. Trong bài thơ nhiều vần, có thể dùng vần bằng vừa dùng vần trắc.

Trong văn học Việt Nam trung đại hầu hết các nhà thơ lớn đều có nhiều tác phẩm xuất sắc viết theo thể Hành nh: “Sở kiến hành” (Nguyễn Du), “Văn đồng

niên Vân Đình tiến sĩ Dơng Thợng Th” (Nguyễn Khuyến), sau này kế tiếp có Phan

Bội Châu, Tản Đà trong thơ mới, Thế Lữ và Bích Khê cũng có một số bài thơ hay viết theo thể thơ này.

Thơ mới thời kỳ cuối bắt đầu có những dấu hiệu bế tắc không chỉ bộc lộ ở mặt nội dung mà cả nghệ thuật. Giữa thực trạng đó những bài thơ Hành của Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân với khẩu khí mạnh mẽ, lời thơ rắn rỏi đã góp phần giúp thơ mới bớt đi sự nhàm chán, tẻ nhạt và sáo rỗng của thứ chủ nghĩa hình thức. Thơ họ mang tính chất tự do, phóng khoáng. Cái tôi cá nhân tiểu t sản nhờ đó giãi bày đợc hết những tâm t nguyện vọng của nó trong thời buổi đất nớc rối ren, loạn lạc. Trên con đờng lu lạc tới phơng nam, Nguyễn Bính luôn mang trong mình một hoài bão lớn lao với thời cuộc. Nhng lúc ấy ông cha tìm đợc lối đi nào cho mình. Lòng ông xót xa, bế tắc, đôi lúc còn tỏ ra bi phẫn, u uất:

Giày cỏ, gơm cùn ta đi đây! Ta đi nhng biết ta về đâu chứ? Đã dấy phong yên khắp bốn trời Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ, Uống say mà gọi cố nhân ơi!

(Bài Hành phơng Nam)

Thâm Tâm là nhà thơ thành công và tạo đợc chỗ đứng của mình trong làng Thơ mới là nhờ một loạt bài Hành nh: Tống Biệt Hành, Vọng Nhân Hành, Can

Trờng Hành. Bằng việc vận dụng cả vần bằng và vần trắc, Thâm Tâm đã tạo ra cho

thơ mình sự hài hoà về âm thanh, lúc trầm lúc bổng nên hết sức uyển chuyển, tự do:

Thăng long đất lớn chí tung hoành Bàng bạc gơm hồ ánh mắt xanh Một lứa chung tình từ tứ chiếng Hội nhau vầy một tiệc quần anh

………

Thơ ngâm giở giọng, thời cha thuận Tan tiệc quần anh, ngời nuốt giận Chim nhạn, chim hồng rét mớt bay Vuốt cọp, chân voi còn lận đận…

(Vọng nhân hành)

Với giọng điệu thơ rắn rỏi, cứng cáp, Thâm Tâm đã làm sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét:

Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi gân guốc

“ ”:

Đa ngời ta chỉ đa ngời ấy

Một giã gia đình một dửng dng… Ly khách! Ly khách! Con đờng nhỏ, Chí nhớn cha về bàn tay không Thì không bao giờ nói trở lại Ba năm mẹ già cũng đừng mong

(Tống biệt hành)

ý hẳn cái sự ra đi vì chí lớn của ly khách đã đầy quyết tâm, dứt khoát, không ai có thể ngăn cản đợc. Việc gieo thanh trắc vào giữa những thanh bằng có tác dụng gợi lên cái rắn rỏi, gân guốc thờng thấy trong những câu thơ cổ:

Phiếm du mấy chốc đời nh mộng Ném chén cời cho đã mắt ta Thà với mãng phu ngoài bến nớc Uống dăm chén rợu quăng tay thớc Cái sống ngang tàn quen bốc men…

(Can trờng hành)

Thể cổ phong truyền thống không coi trọng đối. Thơ Thâm Tâm lại thờng có sự đối chọi về thanh, về ý. Trong khổ đầu bài thơ “Tống Biệt hành” Thâm Tâm đã tạo nên những câu thơ hoặc chỉ toàn thanh bằng, hoặc chỉ toàn thanh trắc ở các điểm nhấn mạnh khiến cho câu thơ trúc trắc, gân guốc:

Đa ngời ta không đa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng

Bóng chiều không thẳm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

Cha có cuộc tiễn biệt nào trong thơ lại đợc thể hiện hay và buồn đến thế. Tâm trạng kẻ ở - ngời đi vừa bâng khuâng man mác nhng cũng đầy xao động và dữ dội nh có lớp lớp con sóng dội vào lòng.

Bài thơ “Tống biệt hành” là một trong những bài thơ hay của thơ mới. Hay không chỉ ở nội dung mà hơn thế nữa là ở sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Trên nền thể hành đơn giản về cấu trúc, niên luật , một mặt Thâm Tâm đã sử dụng khá…

nhiều thanh bằng với âm thanh dàn trải, đã tạo nên một không khí bâng khuâng mênh mang đến khó hiểu; mặt khác, ông lại xen vào đó những thanh trắc với âm thanh ngắn, tắc, khó đọc tạo nên giọng điệu gân guốc, rắn rỏi, lời thơ gắt thể hiện thái độ cơng quyết, dứt khoát, dứt bỏ tất cả để ra đi.

Ngời đi? ừ nhỉ, ngời đi thực!

Mẹ thà coi nh chiếc lá bay Chị thà coi nh là hạt bụi Em thà coi nh hơi rợu say.

Không chỉ trong “Tống Biệt Hành” mà cả “Vọng nhân hành”, “Can trờng hành” chúng ta đều bắt gặp một phong cách thơ điêu luyện, thần tính. Lời thơ có vẻ gì rất “khó hiểu”, những hình ảnh thơ tởng chừng nh không dính líu đến nhau lại tạo thành một chỉnh thể rất đẹp nh “con rồng uốn lợn cuốn lên mây”. Đặc biệt trong “Tống biệt hành” với tài nghệ tạo ra sự đối chọi về âm thanh không chỉ giữa các câu với nhau mà nhiều khi đối chọi ngay trong một câu thơ, Thâm Tâm đã diễn tả thành công tâm trạng ngổn ngang, rất “động” ở trong lòng ngời đi - kẻ ở cũng nh thái độ ra đi dứt khoát, đầy quyết liệt. Bài thơ thể hiện một khẩu khí ngang tàng, rắn rỏi.

Mỗi bài hành là một hình ảnh đẹp về tâm thế ra đi vì chí lớn của ngời nam nhi trong thời buổi rối ren. đen tối của những năm trớc cách mạng tháng Tám.

Nh vậy, với việc sử dụng có cách tân, sáng tạo hết sức thành công những thể thơ truyền thống của dân tộc và thể thơ vay mợn đã đợc Việt hóa, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân đã đóng góp một phong cách thơ mới mẻ mà gần gũi, lạ mà rất quen cho Thơ mới. Họ là những bông hoa tơi sắc nhất trong vờn hoa Thơ mới thời kỳ cuối.

Một phần của tài liệu Đóng góp của nguyễn bính, thâm tâm và trần huyền trân đối với thơ mới ở thời kỳ cuối (1940 1945 ) (Trang 57 - 62)