Luận văn này nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp hiện nay của Agribank Chi nhánh tỉnh BRVT, qua đó chỉ ra những nguyên nhân
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU THẢO
RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
Trang 2NGUYỄN THỊ THU THẢO
RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
Trang 3TÓM TẮT
1 Tiêu đề
Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2 Tóm tắt
Xuất phát từ thực trạng dư nợ cho vay KHDN tại Agribank Chi nhánh tỉnh BRVT ngày càng tăng trong những năm gần đây và nhận thức được tầm quan trọng trong công tác quản trị RRTD KHDN Luận văn này nghiên cứu tình hình rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp hiện nay của Agribank Chi nhánh tỉnh BRVT, qua đó chỉ ra những nguyên nhân và hạn chế, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD KHDN tại chi nhánh
Luận văn sử dụng công cụ thống kê mô tả kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, so sánh, đối chiếu với cơ sở lý luận để nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng KHDN của Agribank Chi nhánh tỉnh BRVT đã có một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: (i) Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số khoản nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn;(ii) Công tác nhận diện rủi ro tín dụng vẫn còn đơn giản; (iii) Kiểm soát TD chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc; (iv) Các biện pháp xử lý RRTD còn hạn chế; (v) Chưa chú trọng đa dạng hóa cho vay theo ngành nghề, quy mô DN; (vi) Hoạt động KT-KSNB còn yếu kém; (vii) Chất lượng CBTD còn thấp; (viii) Hệ thống chấm điểm KHDN chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng; (ix) Quy trình cho vay chưa hoàn thiện Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này: (i) Xây dựng hệ thống nhận diện rủi ro tín dụng KHDN cụ thể và cập nhật; (ii) Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay doanh nghiệp (iii) Đổi mới và nâng cao các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD; (iv) Tăng cường chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng; (v) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tín dụng KHDN Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng với Agribank chi nhánh tỉnh BRVT nói riêng và các NHTM khác nói chung, góp phần hoàn thiện công tác quản trị RRTD KHDN tại ngân hàng từ đó giảm thiểu RRTD, đảm bảo hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng hiệu quả
3 Từ khóa: Rủi ro tín dụng, Quản trị rủi ro tín dụng, Khách hàng doanh nghiệp
Trang 4Coming from the increasing of corporate loans’ balance in Agribank - Branch
of Ba Ria - Vung Tau province recent years, and the credit risk management has been paid great attention This research analyzes the current situation of credit risk and corporate credit risk management of bank, its causes and limits, from which proposing solutions to improve corporate credit risk management
This research uses descriptive statistical tools combined with methods of analysis, synthesis, interpretation, comparison with theoretical basis The result shows that Agribank - Branch of Ba Ria - Vung Tau province has achieved some remarkable results in managing corporate credit risk, however there are still some limitations such as: (i) An amount of bad debt and sub-standard debt still remain; (ii) The corporate credit risk identifications are still simple; (iii) The credit control has not been fully and seriously implemented; (iv) The credit risk treatments are still limited; (v) The diversification in lending of industry and enterprise size is not properly concerned; (vi) The internal control of bank is weak and not effective; (vii) The quality of credit officers is low; (viii) Customer credit scoring system does not properly reflect the credit quality; (ix) The loan process is incomplete yet
In order to improve limits mentioned above, this research has suggested Agribank - Branch of Ba Ria - Vung Tau province to: (i) Build up a specific and updated list of credit risk identifications, (ii) Improve the quality of credit appraisal, (iii) Innovate and enhance measures to prevent and limit credit risk, (iv) Increase the quality of credit risk control, (v) Enhance the quality of corporate credit officers
This result impliest an important meaning for Agribank branch of Ba Ria Vung Tau province in particular and other commercial banks in general, which contributes to improve credit risk management at banks, thereby minimizing credit risk and ensuring the efficient operations of banking system
3 Key words: Credit risk, Credit risk management, Corporate
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn luận
văn trực tiếp của tôi – TS Nguyễn Thế Bính Cảm ơn vì Thầy đã luôn đưa ra những
nhận xét, góp ý, dẫn dắt tôi đi đúng hướng trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện
đề tài luận văn thạc sĩ
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô bộ môn trong Trường Đại học Ngân hàng
thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên
ngành trong suốt thời gian học tập để tôi có được nền tảng kiến thức hỗ trợ rất lớn
cho tôi trong quá trình làm luận văn thạc sĩ
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện cho tôi
tìm hiểu và nghiên cứu tại ngân hàng và cảm ơn các anh chị Phòng Khách hàng
doanh nghiệp đã giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp tài liệu nghiên cứu, trao đổi và giải
đáp những vướng mắc trong quá trình nghiên cứu đề tài
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè vì đã luôn hỗ trợ, động
viên tôi liên tục trong suốt thời gian học tập và quá trình nghiên cứu hoàn thành luận
văn này
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các quý thầy cô, ban
cố vấn và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa Xin chân thành cảm
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cung cấp và do
cá nhân tôi thu thập, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố, các trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc
TP.HCM, ngày tháng năm 2020
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thu Thảo
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Tính cấp thiết của đề tài: 1
3 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn 2
4 Mục tiêu của đề tài 5
4.1 Mục tiêu tổng quát: 5
4.2 Mục tiêu cụ thể: 5
5 Câu hỏi nghiên cứu 5
6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
7 Phương pháp nghiên cứu 6
7.1 Phương pháp nghiên cứu 6
7.2 Loại dữ liệu và nguồn dữ liệu 6
7.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 7
8 Nội dung nghiên cứu 7
9 Đóng góp của đề tài 7
10 Kết cấu luận văn 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1 Tín dụng Khách hàng doanh nghiệp của NHTM 9
1.1.1 Tín dụng của NHTM 9
1.1.2 Khách hàng doanh nghiệp của NHTM 9
1.1.3 Tín dụng khách hàng doanh nghiệp của NHTM 10
1.2 Rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp của NHTM 10
1.2.1 Khái niệm RRTD 10
1.2.2 Rủi ro tín dụng KHDN của NHTM 11
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá RRTD KHDN 12
1.2.3.1 Tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp 12
1.2.3.2 Tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp 12
Trang 81.2.3.3 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 14
1.2.3.4 Tỷ lệ nợ xóa ròng so với tổng dư nợ 16
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng KHDN của Ngân hàng thương mại 16
1.3.1 Khái niệm 16
1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng KHDN của NHTM 17
1.3.2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng KHDN 17
1.3.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng KHDN 18
1.3.2.3 Phát hiện, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng KHDN 21
1.3.2.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng KHDN 23
1.3.2.5 Giám sát và kiểm tra công tác rủi ro tín dụng KHDN 25
1.4 Kinh nghiệm quản trị RRTD KHDN tại một số ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm cho Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 25
1.4.1 Kinh nghiệm quản trị RRTD KHDN tại một số ngân hàng thương mại 25
1.4.1.1 Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 25 1.4.1.2 Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 26
1.4.1.3 Kinh nghiệm của ngân hàng ANZ – Australia 27
1.3.2 Bài học rút ra cho Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 31
2.1 Tổng quan về Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 31
2.1.1 Giới thiệu về Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 31
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2019 33
2.1.3 Tín dụng khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2016-2019 37
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016-2019 39
2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu KHDN 39
2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn 39
2.2.3 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng KHDN 40
Trang 92.2.4 Tỷ lệ nợ xóa ròng so với tổng dư nợ 42
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016-2019 43
2.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng KHDN 49
2.3.3 Phát hiện, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 58
2.3.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng KHDN 61
2.4 Đánh giá về RRTD và quản trị RRTD khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016-2019 65
2.4.1 Những kết quả đạt được 65
2.4.2 Những hạn chế 66
2.4.3 Nguyên nhân 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 71
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 72
3.1 Quan điểm, mục tiêu về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.72 3.1.1 Quan điểm về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 72
3.1.2 Mục tiêu của hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 73
3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 73
3.2.1 Xây dựng hệ thống nhận diện rủi ro tín dụng KHDN cụ thể và cập nhật 73
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay doanh nghiệp 74
3.2.3 Đổi mới và nâng cao các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD KHDN
74
3.2.4 Tăng cường chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng KHDN 75
3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tín dụng KHDN 76
3.3 Một số kiến nghị 77
3.3.1 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 77
Trang 103.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 1 84
PHỤ LỤC 2 89
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
BRVT Bà Rịa Vũng Tàu
CBTD Cán bộ tín dụng
CNTT Công nghệ thông tin
CIC Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng
NHNo Ngân hàng nông nghiệp
NHTM Ngân hàng thương mại
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Bảng xác định nhóm nợ 13
Bảng 1.2: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s 19
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của chi nhánh phân theo đối tượng và kỳ hạn giai đoạn 2016-2019 33
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2016 – 2019 35
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016 – 2019 36
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp giai đoạn 2016-2019 37
Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng theo quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2016-2019 37
Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng doanh nghiệp theo ngành kinh tế giai đoạn 2016-2019 38 Bảng 2.7: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp 39
Bảng 2.8: Nợ quá hạn KHDN của chi nhánh giai đoạn 2016-2019 40
Bảng 2.9: Trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh giai đoạn 2016-2019 41
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xóa ròng so với tổng dư nợ doanh nghiệp 42
Bảng 2.11: Đánh giá của cán bộ ngân hàng về công tác nhận diện rủi ro tín dụng DN của Agribank Chi nhánh tỉnh BRVT 47
Bảng 2.12: Bảng xếp hạng và phân loại nợ 50
Bảng 2.13 Bảng phân loại mức độ cấp tín dụng và giám sát cho vay theo xếp hạng tín dụng 51
Bảng 2.14: Đánh giá của cán bộ ngân hàng về đo lường rủi ro tín dụng DN của Agribank Chi nhánh tỉnh BRVT 57
Bảng 2.15: Đánh giá của cán bộ về biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng DN của Agribank Chi nhánh tỉnh BRVT 60
Bảng 2.16: Kết quả xử lý nợ quá hạn của KHDN tại Agribank Chi nhánh tỉnh BRVT giai đoạn 2016-2019 60
Trang 13Bảng 2.17: Đánh giá của cán bộ ngân hàng về kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi
nhánh 63
Trang 14DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức tại Agribank chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 32
Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay tại Agribank Chi nhánh tỉnh BRVT 43
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Cho vay là hoạt động đưa lại thu nhập chiếm hơn 70% tổng thu nhập của ngân hàng do đó rủi ro từ nghiệp vụ cho vay rất lớn Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, kinh tế phát triển nhanh chóng, hoạt động tín dụng gia tăng mạnh mẽ thì rủi ro tín dụng ngày càng phức tạp đòi hỏi các NHTM phải không ngừng cập nhật, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh Do đó, quản trị RRTD là vấn đề rất khó khăn, phức tạp do RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng
Thời gian qua, ở Việt Nam hệ thống TCTD đã giữ được sự ổn định; năng lực tài chính quản trị của các NHTM nhất là quản trị rủi ro đã có chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, từng bước đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế Khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực an toàn lành mạnh của các TCTD được cải thiện, tiến gần hơn tới thông lệ, chuẩn mực ngân hàng quốc tế Các NHTM Việt Nam đang từng bước triển khai, áp dụng chuẩn an toàn vốn Basel II theo đúng lộ trình NHNN đề ra Tuy nhiên, quản trị rủi ro tín dụng vẫn là vấn đề cần đặc biệt chú trọng nhất của các NHTM Việt Nam, bởi hệ thống ngân hàng hiện nay đang
có số nợ xấu cao so với chuẩn quốc tế, ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế
2 Tính cấp thiết của đề tài:
Là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, năm
2020-2021, Agribank sẽ thực hiện tiến trình cổ phần hóa, hướng tới phát triển thành ngân hàng có định hướng rộng hơn, không chỉ tập trung cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn mà sẽ chuyển dịch dần sang những ngành kinh tế trọng điểm như khai thác, dịch vụ, xuất khẩu, công nghệ cao, vv thông qua việc tài trợ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này Do đó, đòi hỏi
Trang 16thì cần phải đi đôi với việc hoàn thiện và chuẩn bị công tác quản trị rủi ro tín dụng DN chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro thiệt hại và tổn thất cho NH
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2016-2019, nợ xấu tại Agribank CN tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu đang có xu hướng gia tăng Cụ thể, năm 2018, nợ xấu doanh nghiệp đã tăng tới 306,95% so với năm 2017 và năm 2019, nợ xấu tăng 4,52%
so với đầu năm Điều này cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng KHDN của
CN hiện nay đang tồn tại những hạn chế, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng DN tại CN Do đó, một quy trình quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp hoàn thiện, có hiệu quả đang là một đòi hỏi cấp thiết của CN nhằm hạn chế rủi ro tín dụng xảy
ra nhất là trong bối cảnh Agribank CN BRVT mở rộng cho vay doanh nghiệp như hiện nay
Nhìn chung, thời gian qua đã có rất nhiều bài nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu nào về phân tích đánh giá thực trạng RRTD và quản trị RRTD khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Do đó, cần thiết có một nghiên cứu làm rõ thực trạng rủi ro tín dụng doanh nghiệp, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng KHDN của Agribank CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, qua
đó làm cơ sở để hoàn thiện quản trị RRTD KHDN tại Chi nhánh nhằm góp phần phòng ngừa và hạn chế RRTD KHDN, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đây là lý do tôi chọn đề tài: “Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ
Đã có nhiều công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể:
Trang 17- Nghiên cứu của Nguyễn Hùng Tiến (2016) sử dụng phương pháp định tính để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu là tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank trong giai đoạn từ 2009-2014 Kết quả nghiên cứu cho thấy để tăng cường quản lý RRTD tại Agribank, cần xây dựng một hệ thống giải pháp từ hoạch định chiến lược, xác định mục tiêu tổng thể, đến xây dựng và thực hiện
mô hình quản lý RRTD tập trung ở mức độ hợp lý nhưng sát với thực tế Agribank
- Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh (2012) sử dụng phương pháp định tính
để phân tích thực trạng và hoạt động của Agribank trong giai đoạn từ 2005-2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy để nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại Agribank, tác giả đã đề ra một số giải pháp, trong đó, nhấn mạnh tới giải pháp về thiết lập
mô hình đo lường rủi ro tín dụng và đặc biệt là sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong việc quản trị rủi ro tín dụng
- Nghiên cứu của Trần Thị Việt Thạch (2016) sử dụng phương pháp định tính để đánh giá thực trạng quản trị RRTD, xác định mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank trong giai đoạn từ 2010-2015, trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp để triển khai quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2, mục tiêu Agribank đạt chuẩn Basel 2 vào cuối năm 2020
- Nghiên cứu của Lê Thị Huyền Diệu (2010) sử dụng phương pháp định tính để phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam trước năm 2000 và sau năm 2000; và xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện tại hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 1999-2009 Kết quả nghiên cứu cho thấy: tác giả đề xuất mô hình rủi ro kép trong quản trị rủi ro với
sự ra đời của các cơ quan Ủy ban giám sát, các cơ quan kiểm toán độc lập và đưa
ra các giải pháp để vận hành mô hình
- Nghiên cứu của Nguyễn Như Dương (2018) sử dụng phương pháp định
Trang 18tại Vietinbank trong giai đoạn từ 2011-2017 Kết quả nghiên cứu cho thấy để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank cần: Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro tín dụng và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, thiết lập mô hình đo lường rủi ro tín dụng,… Các nghiên cứu trên đây đã góp phần quan trọng đưa ra những lí luận cơ bản và giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng, tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt trong giai đoạn 2016-2019 cũng như đưa ra đề xuất hệ thống các giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng KHDN tại Agribank
CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu trước tồn tại một số khoảng trống sau:
- Các công trình khoa học nghiên cứu rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng, đề xuất các giải pháp nhưng chủ yếu là cho các ngân hàng thương mại Việt Nam hoặc cho các chi nhánh Agribank khác, tuy nhiên hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam rất đa dạng về hình thức sở hữu, trình độ phát triển, nhân lực, năng lực tài chính, công nghệ và “khẩu vị” chấp nhận rủi ro đối với mỗi ngân hàng, cũng như mỗi chi nhánh NH Agribank là khác nhau Do vậy,
sẽ không có mô hình quản trị rủi ro chung cho tất cả các ngân hàng thương mại hay các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đúng và phù hợp cho tất cả các ngân hàng thương mại kể cả các NH trong cùng một hệ thống nhưng khác Chi nhánh
- Nhiều công trình nghiên cứu số liệu trước năm 2016 nên cả về cơ sở lí luận cũng như thực tiễn hoạt động kéo theo các giải pháp đưa ra cũng sẽ có thể phần nào không còn cập nhật và phù hợp tới thời điểm hiện tại
Vì vậy, đề tài “Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được nghiên cứu sẽ phân tích cụ thể thực trạng rủi ro tín dụng doanh nghiệp và làm rõ các hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng doanh
Trang 19nghiệp tại Agribank CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn từ năm
2016-2019, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025
4 Mục tiêu của đề tài
4.1 Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
4.2 Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất: Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016-2019, qua đó làm rõ những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó trong công tác quản trị rủi ro tín dụng KHDN
Thứ hai: Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng KHDN tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
5 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, bài luận văn đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Rủi ro tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng KHDN tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 2016-2019 được thực hiện như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng KHDN tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chưa hiệu quả?
(2) Cần phải thực hiện những giải pháp và chính sách gì nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng KHDN đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới?
Trang 206 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng KHDN tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Không gian nghiên cứu: Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2016 đến 2019
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận định tính với công cụ chính là thống
kê mô tả kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, so sánh, đối chiếu với cơ sở lý luận, suy luận logic để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu…Các kết luận và giải pháp được đúc kết từ quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu mang tính khách quan, toàn diện, có hệ thống và tổng hợp
7.2 Loại dữ liệu và nguồn dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua các câu hỏi khảo sát bằng bảng hỏi 106 người là tất cả các cán bộ làm công tác tín dụng, kiểm tra kiểm soát nội
bộ và các lãnh đạo hiện đang công tác tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bảng khảo sát được xây dựng dựa trên các câu hỏi đánh giá theo các mức độ/ thang điểm 5 những vấn đề liên quan đến công tác quản trị RRTD tại
NH Dữ liệu được tổng hợp, thống kê, phân tích nhằm đánh giá thực trạng công tác quản trị RRTD DN tại Agribank CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Dữ liệu thứ cấp: Bao gồm dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các thông tin từ tài liệu liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp trong cho vay, các số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức quốc tế, các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp, cho vay; tình hình kinh tế xã hội và hoạt động ngành
NH của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Dữ liệu được tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu nhằm đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi
ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trang 217.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả
8 Nội dung nghiên cứu
Tổng hợp khung lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp của NHTM;
Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị RRTD KHDN tại Agribank CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn từ năm 2016 –2019;
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến hoạt động quản trị RRTD KHDN chưa hiệu quả của Chi nhánh;
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD KHDN đối với Agribank CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
9 Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Chi nhánh phát hiện các hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại những hạn chế trong công tác quản trị RRTD KHDN của mình, do đó đề tài có đóng góp về mặt thực tiễn giúp Agribank CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các CN NHTM khác hoàn thiện công tác quản trị RRTD KHDN Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tư liệu để Nhà nước hoàn thiện hơn các Chính sách, các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp của các NHTM và có những biện pháp giám sát thích hợp đối với NHTM về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng doanh nghiệp
10 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trang 22- Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trang 23CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tín dụng Khách hàng doanh nghiệp của NHTM
1.1.1 Tín dụng của NHTM
Tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng của NHTM, thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân hàng là một trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng ngân hàng là ngân hàng, nhà nước, doanh nghiệp và hộ dân cư Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, không những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối… (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)
1.1.2 Khách hàng doanh nghiệp của NHTM
Theo Điều 4, Luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đựơc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, là một pháp nhân được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ về mặt pháp lý và đi vào hoạt động Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ cần vốn để phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Nếu bản thân doanh nghiệp không
đủ vốn tự có thì nguồn vốn dễ dàng nhất họ có thể tiếp cận đó chính là nguồn tiền của ngân hàng thông qua việc vay vốn Doanh nghiệp đi vay vốn tại Ngân
Trang 24hàng sẽ trở thành khách hàng của ngân hàng, là đối tượng phục vụ của Ngân hàng
Như vậy, có thể hiểu: Khách hàng doanh nghiệp của NHTM là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho mục đích sản xuất kinh doanh của họ
1.1.3 Tín dụng khách hàng doanh nghiệp của NHTM
1.1.3.1 Khái niệm
Tín dụng doanh nghiệp của NHTM (hay cho vay doanh nghiệp của NHTM)
là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)
Trang 25Anthony Sauders (2007) định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện cả về số lượng
và thời hạn”
Timothy W.Koch (2006) thì cho rằng “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm
ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”
Theo khoản 1 điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: “Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng thì rủi ro tín dụng lại được hiểu
là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm
cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản
nợ đến hạn Theo quan điểm này, rủi ro tín dụng được đánh giá dựa trên việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng bao gồm việc trả gốc và thanh toán lãi
Một cách hiểu khác theo cuốn Risk Management in Banking (2001) của Joel Bessis thì rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả đuợc nợ hoặc đó là sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay
1.2.2 Rủi ro tín dụng KHDN của NHTM
Tóm lại, các quan điểm định nghĩa về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tuy có khác nhau nhưng đều thống nhất ở một nội dung coi rủi ro tín dụng là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được, là loại rủi ro dẫn đến tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng là doanh nghiệp được cấp tín dụng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
Trang 261.2.3 Các tiêu chí đánh giá RRTD KHDN
Đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là cơ sở để ngân hàng đưa ra các hoạch định chính sách lãi suất, chính sách tín dụng … nhằm hạn chế rủi ro tín dụng hợp lý cho từng thời kỳ, từng loại hình cho vay,…
Thông thường, các chỉ tiêu được dùng để đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp gồm:
1.2.3.1 Tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp
Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp (%) = Nợ xấu doanh nghiệp
Một TCTD có tỷ lệ nợ xấu dưới 5% được coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ 5% thì tổ chức đó cần phải xem xét, rà soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ và chi tiết, thận trọng hơn
1.2.3.2 Tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp
Nợ quá hạn là tiền mà bên vay mượn không trả đúng thời hạn quy ước phải trả tiền đã vay mượn cho các tổ chức tín dụng bao gồm cả tiền gốc lẫn tiền lãi
Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng (Thông tư NHNN ngày 21/01/2013, NHNN Việt Nam)
02/2013/TT-Nợ quá hạn còn được ngân hàng phân chia ra các nhóm nợ để có được phương án xử lý nợ phù hợp Hiện quy định của ngân hàng Việt Nam phân chia
nợ thành 5 nhóm theo Bảng 1.1
Trang 27Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
Nhóm 2 Nợ cần chú ý Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 Nợ dưới tiêu
chuẩn
Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng Nhóm 4 Nợ có nghi
ngờ
Các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ
30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
Nhóm 5 Nợ có khả
năng mất vốn
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ
90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên,
kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn
(Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, NHNN Việt Nam)
Trang 28Nợ quá hạn được thể hiện thông qua chỉ tiêu:
Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN = Số dư nợ quá hạn KHDN
Tổng dư nợ x 100%
Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi
ro cao và ngược lại
1.2.3.3 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013)
về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng Việc trích lập dự phòng rủi
ro tín dụng được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng Các tổ chức tín dụng, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp Trích lập dự phòng rủi ro là biện pháp mà ngân hàng áp dụng để phòng ngừa rủi ro rín dụng có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết
Dự phòng tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung
Dự phòng cụ thể là loại dự phòng được trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể Dự phòng cụ thể được tính theo công thức sau:
Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ – Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)
Với giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau:
Trang 29𝑅 = 𝑀𝑎𝑥 {0, (𝐴 − 𝐶)}𝑥 𝑟 Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Ngoài các khoản dự phòng cụ thể, tổ chức tín dụng phải trích thêm dự phòng chung Dự phòng chung là loại dự phòng được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng
cụ thể Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ và theo tỷ lệ trích do Thống đốc Ngân hàng nhà nước qui định Dự phòng cụ thể được tính theo công thức trên, dự phòng chung được trích bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4
Trang 30nhập của ngân hàng, thậm chí là thua lỗ nếu ngân hàng đó có rủi ro tín dụng quá lớn
1.2.3.4 Tỷ lệ nợ xóa ròng so với tổng dư nợ
Nợ xóa ròng là những khoản cho vay không còn nguồn để thu hồi nợ, sau một khoản thời gian khi khoản vay đã được xử lý rủi ro mà Ngân hàng mặc dù
đã dùng nhiều biện pháp khác nhau nhưng vẫn không thu hồi được nợ thì được phép xóa nợ Tỷ lệ nợ xóa ròng được tính theo công thức:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ó𝑎 𝑟ò𝑛𝑔 = 𝐷ư 𝑛ợ đượ𝑐 𝑥ó𝑎
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥 100%
(Thông tư 02/2013/TT-NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013)
Tỷ lệ nợ xóa càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng là rất lớn Ngân hàng phải trích lập toàn bộ những khoản nợ xóa và hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm sút Trường hợp tỷ
lệ nợ xóa lớn thì ngân hàng có thể bị thua lỗ và dẫn đến phá sản
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng KHDN của Ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm
Quản trị RRTD được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro,
đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản
lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng
Theo Ủy ban Basel “Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục, cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và
sự minh bạch về tài chính”
Theo Ken Brown và Peter Moles (2016), quản trị rủi ro tín dụng có thể được coi là một vấn đề mang tính quyết định Việc đánh giá rủi ro tín dụng sẽ liên quan tới việc xác định lợi nhuận của việc chấp nhận rủi ro so với một khoản
lỗ tiềm ẩn
Trang 31“Quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi
ro tổng thể và được coi là đóng vai trò sống còn cho sự thành công của Ngân hàng trong dài hạn”, theo Basel Committee on banking Supervision, (2005) Qua những quan điểm trên, tác giả nhận thấy: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM là một quá trình xây dựng các chiến lược, chính sách, quy trình cho vay đối với KHDN và tổ chức điều hành thực thi các chiến lược, chính sách và quy trình cho vay đối với KHDN nhằm đảm bảo an toàn, tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu mà ngân hàng chấp nhận được
1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng KHDN của NHTM
đề một cách hiệu quả Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường tập trung vào dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay Ngân hàng bằng các nghiệp vụ và công cụ để phân tích và nhận biết các dấu hiệu rủi ro hiện hữu trong hoạt động cho vay của mình
Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng kê tất cả các dạng rủi
ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: Lập bảng nghiên cứu, điều tra, phân tích hồ sơ tín dụng, đặc biệt là các hồ sơ có vấn đề Kết quả phân tích sẽ cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, từ
đó tìm ra biện pháp hữu hiệu để quản trị rủi ro hiệu quả
Trang 321.3.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng KHDN
Sau khi nhận dạng các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, ngân hàng phải tiến hành đo lường chúng Đo lường RRTD là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra Để đo lường RRTD các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp để lượng hóa các rủi ro Hiện nay, có rất nhiều công
cụ và mô hình bao gồm cả định tính và định lượng được sử dụng để đo lường rủi
ro tín dụng Tùy thuộc vào từng đặc điểm, thời kỳ mà mỗi Ngân hàng sẽ lựa chọn công cụ và mô hình đo lường rủi ro tín dụng phù hợp Bài viết này sẽ giới thiệu một số công cụ và mô hình đo lường rủi ro phổ biến được sử dụng
a Các công cụ và mô hình định lượng:
- Sử dụng mô hình điểm số Z:
Mô hình điểm số Z do E I Altman xây dựng để tính điểm tín dụng công ty sản xuất của Mỹ Đây là mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng cơ bản nhất thường được sử dụng, trong đó đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj) và tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất
vỡ nợ của người vay
Nội dung mô hình điểm số Z
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + X5
Trong đó:
X1 = tỉ số "vốn lưu động ròng/tổng tài sản"
X2 = tỉ số "lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản"
X3 = tỉ số "lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản"
X4 = tỉ số "thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn"
X5 = tỉ số "doanh thu/tổng tài sản"
Trang 33Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao
Nếu Z >2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1.81<Z<2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
- Sử dụng mô hình xếp hạng của Moody’s
Mô hình này do Moody's Investor Services xây dựng dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm để xếp hạng tình trạng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, chất lượng này thay đổi hàng năm Các doanh nghiệp được xếp hạng cao có tỷ lệ rủi
Trang 34từ NH khác, hoặc các cơ quan thông tin đại chúng… bên cạnh đó, Character còn thể hiện sự phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp Từ
đó, NH xem xét tính hợp pháp, nghiêm túc và rõ ràng mục đích có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không, có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không và kế hoạch trả nợ của khách hàng Nếu khách hàng thể hiện sự trung thực và cho thấy tính khả thi của dự án thì tư cách vay vốn được xác lập
+ Năng lực của doanh nghiệp vay (Capacity): CBTD phải chắc chắn doanh nghiệp vay có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật để ký kết Hợp đồng tín dụng
+ Thu nhập của doanh nghiệp vay (Cashflow): là nguồn tiền của doanh nghiệp
CBTD của NH phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền
từ phát hành chứng khoán, sau đó phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính Các chỉ số tài chính sẽ thể hiện thu nhập, khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng
+ Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là hình thức đảm bảo tiền vốn của ngân hàng nếu lượng tiền của khách hàng không đủ trả nợ thì ngân hàng vẫn được đảm bảo từ các nguồn thanh toán khác Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín
Trang 35dụng và là nguồn thu thứ hai để trả nợ cho ngân hàng đối với các khoản vay Tài sản đảm bảo giống như một sự ràng buộc trách nhiệm của người vay đối với ngân hàng trong trường hợp khách hàng vay không có khả năng hoàn trả nợ vay thông qua việc sử lý tài sản đảm bảo để ngân hàng thu hồi nợ vay
+ Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ
+ Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng Ngân hàng tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp
có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến khách hàng hay không, nhu cầu tín dụng của khách hàng có đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng hay không
1.3.2.3 Phát hiện, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng KHDN
Mặc dù quyết định cho vay đã phải trải qua các khâu như phân tích, thẩm định, chấm điểm và xếp loại tín dụng nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn sai sót, nghĩa là vẫn còn tiềm ẩn RRTD có thể xảy ra Do đó, để ứng phó trong trường hợp này, các Ngân hàng thường sử dụng các biện pháp như mua bảo hiểm rủi ro tín dụng, xử lý nợ xấu, sử dụng các công cụ phân tán rủi ro và phòng ngừa rủi ro để hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro tín dụng
Mua bảo hiểm rủi ro tín dụng
Bảo hiểm rủi ro tín dụng là một sản phẩm bảo hiểm được phát triển cho ngân hàng và các khách hàng vay vốn Theo quy định, nếu người vay tham gia bảo hiểm tín dụng, toàn bộ số nợ vay bao gồm cả gốc và lãi sẽ được công ty bảo hiểm chi trả khi người đi vay có biến cố xấu xảy ra, giúp người vay có thể trả nợ vốn ngân hàng trong trường hợp họ gặp phải các rủi ro không lường trước Như vậy bảo hiểm rủi ro tín dụng có thể được sử dụng như một công cụ bù đắp tổn thất cho các rủi ro tín dụng xảy ra Do đó, rất nhiều ngân hàng yêu cầu khách
Trang 36việc mua bảo hiểm như một thỏa thuận trước khi cho vay Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể mua bảo hiểm tín dụng trong các trường hợp nguy cơ rủi ro tín dụng cao để bù đắp một phần tổn thất cho các khoản tín dụng
Xử lý nợ xấu:
Một khoản vay khi bị chuyển sang nhóm nợ xấu (Nhóm 3, 4, 5) sẽ được Ngân hàng tiến hành xử lý theo quy trình xử lý nợ quy định của mỗi Ngân hàng Quy trình xử lý nợ xấu của mỗi ngân hàng là khác nhau, nhưng nhìn chung trong trường hợp khách hàng không hợp tác hoặc không có phương án khắc phục nợ, Ngân hàng sẽ tiến hành xử lý nợ theo hai hướng sau:
+ Hướng xử lý khắc phục: bao gồm cơ cấu lại các khoản nợ xấu kết hợp với việc cấp vốn bổ sung (từ chính phủ hoặc NHTW), khoanh nợ, xóa nợ, …
+ Hướng xử lý thanh lý: bao gồm thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán
nợ cho các tổ chức mua bán nợ (VAMC, DATC,…), sử dụng dự phòng rủi ro và chính sách hỗ trợ của chính phủ, xử lý tài sản đảm bảo Bên cạnh đó, cũng có một số giải pháp mới đang áp dụng như chứng khoán hóa nợ xấu thành trái phiếu chính phủ và sử dụng phiếu nợ chuyển đổi của các doanh nghiệp nợ xấu làm tài sản đối ứng cho lượng trái phiếu chính phủ đã phát hành; chuyển đổi nợ xấu thành cổ phần,…
Phân tán rủi ro
Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, khuyếch trương thanh thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro Một số hình thức phân tán rủi ro các NH thường sử dụng:
+ Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước
Trang 37+ Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường
+ Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ
lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh rủi ro bất ngờ của khách hàng đó
+ Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường
+ Cho vay đồng tài trợ: Trong trường hợp này, các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đám bảo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên
+ Sử dụng công cụ phái sinh tín dụng: Các công cụ phái sinh tín dụng giống như một hợp đồng bảo hiểm, trong đó đối tượng được bảo hiểm là các khoản vay trước rủi ro tín dụng Bên mua sự an toàn (giống như bên mua bảo hiểm) phải trả một khoản phí cho bên bán sự an toàn để nhận được lời cam kết sẽ bồi hoàn giá trị tổn thất nếu sự kiện tín dụng xảy ra Những công cụ này bao gồm: mua bán nợ, các công cụ phái sinh, chứng khoán hóa,
1.3.2.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng KHDN
Kiểm soát rủi ro tín dụng là sử dụng các biện pháp, kỹ năng, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra với ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)
Kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi
ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và
cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến
Trang 38lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng
Kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay Nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp, yêu cầu quan trọng nhất là cần phải kiểm soát thường xuyên và liên tục trong toàn bộ quá trình vay vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn Khách hàng nhất thiết phải được thực hiện đầy đủ, thường xuyên một cách chặt chẽ việc kiểm soát các giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay
+ Kiểm soát trước khi cho vay: Thu thập đầy đủ và chính xác thông tin và nắm rõ các vấn đề liên quan đến khách hàng vay: pháp lý, hoạt động, tài chính làm cơ sở cho việc thẩm định và quyết định cho vay
+ Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm tra đơn vị kinh doanh cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích, kiểm chứng được nhu cầu vay của doanh nghiệp Việc kiểm chứng này thực hiện thông qua kiểm tra chứng từ giải ngân
+ Kiểm soát sau khi cho vay: Nhằm biết chắc rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đánh giá được hiệu quả thực hiện phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Việc kiểm tra, giám sát khoản vay không chỉ được thực hiện bởi cán bộ tín dụng mà còn được thực hiện bởi hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là tập hợp các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, được thiết lập và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và
xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra Qua đó ngân hàng có thể phát hiện các dấu hiệu rủi ro từ phía khách hàng, hoặc môi trường kinh doanh mà cán bộ tín dụng không phát hiện được, thậm chí còn có thể phát hiện các dấu hiệu rủi ro bắt nguồn từ trình độ và đạo đức của cán bộ tín dụng thực hiện khoản vay
Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát tín dụng giúp Ban lãnh đạo NHTM điều hành trong việc đánh giá toàn bộ tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng, từ đó đề
Trang 39ra các biện pháp phòng chống cũng như định hướng chính sách nâng cao khả năng bù đắp rủi ro
1.3.2.5 Giám sát và kiểm tra công tác rủi ro tín dụng KHDN
Ngân hàng cần có hệ thống thông tin quản lý hiệu quả để giám sát các mức
độ rủi ro đồng thời có thể xem xét kiểm tra lại kịp thời trạng thái rủi ro và các trường hợp ngoại lệ từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng Thông thường, các thông tin sẽ được cung cấp thông qua báo cáo quản trị Báo cáo quản trị cần phải được báo cáo thường xuyên, kịp thời, chính xác, nhiều thông tin và cần cung cấp tới các cá nhân thích hợp để đảm bảo hành động kịp thời khi cần thiết
Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác giám sát và kiểm tra rủi ro tín dụng Định kỳ nội dung báo cáo được
áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báo cáo Chẳng hạn như báo cáo cho Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc thì chỉ tập trung vào phần đánh giá chung, tổng hợp rủi ro và chỉ nêu các rủi ro lớn nhất, các biện pháp, chiến lược Báo cáo có kèm theo các biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu tổng hợp
và sử dụng biểu tượng với tín hiệu thể hiện các cấp độ rủi ro Định kỳ báo cáo có thể là tuần, tháng, quý Báo cáo cho lãnh đạo bộ phận nghiệp vụ thì yêu cầu chi tiết hơn, thường chỉ tập trung vào một loại rủi ro và định kỳ báo cáo hằng ngày
và theo yêu cầu tức thời
1.4 Kinh nghiệm quản trị RRTD KHDN tại một số ngân hàng thương mại
và bài học kinh nghiệm cho Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
1.4.1 Kinh nghiệm quản trị RRTD KHDN tại một số ngân hàng thương mại
1.4.1.1 Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Techcombank đã xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với điều kiện riêng của mình Cụ thể: tại Chi nhánh, chuyên viên KH chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm KH, thu thập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định,
Trang 40trình lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ lên phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng
Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẩm định trên: bề mặt hồ sơ, gọi điện thoại kiểm tra thông tin khách hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế đến tận nơi để thẩm định KH Sau đó, tìm kiếm thông tin dữ liệu từ CIC, chuyển bộ phận định giá TSĐB (nếu có) tại phòng định giá hội sở hay thuê định giá độc lập bên ngoài Nếu khách hàng không đủ điều kiện vay chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất
và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng Trường hợp vượt mức ủy quyền sẽ trình chuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc Hội đồng tín dụng tại trụ sở chính
Tại trung tâm hỗ trợ kinh doanh: Sau khi hồ sơ phê duyệt KH được phê duyệt, phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho chi nhánh và chuyển kết quả phê duyệt cho trung tâm hỗ trợ kinh doanh Cán bộ tại đây sẽ thực hiện ký kết Hồ sơ tín dụng và đăng ký giao dịch bảo đảm và giải ngân hồ sơ cho KH
Tại phòng quản lý nợ: Sau khi hoàn tất việc giải ngân cho KH, Phòng Quản lý nợ sẽ là bộ phận thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của KH Nếu
KH chây ỳ không trả nợ thì có thể phối hợp với chi nhánh để phối hợp thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý
Tại phòng quản trị RRTD: Định kỳ hàng tháng, hàng quý sẽ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá diễn biến dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng
1.4.1.2 Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)
Vietcombank là một trong số những ngân hàng có uy tín trên thị trường Không chỉ có uy tín mà công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng này cũng