CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016-2019
2.2.1. Tỷ lệ nợ xấu KHDN
Bảng 2.7: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019
Nợ xấu 894 489 1.990 2.090
Dư nợ KHDN 1.186.364 1.163.676 1.230.605 1.307.475
Tỷ lệ nợ xấu 0,075% 0,042% 0,162% 0,159%
(Nguồn:Phòng Khách hàng doanh nghiệp Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016 - 2019)
Nợ xấu doanh nghiệp toàn chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dư nợ KHDN tuy nhiên có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2018, nợ xấu doanh nghiệp là 1.990 triệu đồng, tăng 1.501 triệu đồng (+306,95%) so với năm 2017.
Năm 2019, nợ xấu là 2.090 triệu đồng, tăng 90 triệu đồng (+4,52%) so với năm 2018. Mặc dù nợ xấu DN tại thời điểm 31/12/2018 và 31/12/2019 tăng so với năm 2016, 2017 nhưng do sự gia tăng mạnh mẽ của dư nợ cho vay DN tại thời điểm nên nhìn chung tỷ lệ nợ xấu cho vay DN qua các năm vẫn luôn được giữ ở mức thấp, luôn dưới 5%, tuy nhiên đang có diễn biến gia tăng theo chiều hướng xấu trong hai năm gần đây cho thấy công tác tín dụng doanh nghiệp của chi nhánh hiện đang xuất hiện một số hạn chế.
2.2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn
Hiện nay, Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang hoạt động cho vay DN ở chiều hướng tương đối tốt, tình hình nợ quá hạn trong những năm gần
đây có xu hướng tăng nhưng so với tổng dư nợ DN thì tỷ trọng không đáng kể dưới 5%, điều này cho thấy sự kiểm soát nợ quá hạn vẫn đang nằm trong khả năng của ngân hàng.
Bảng 2.8: Nợ quá hạn KHDN của chi nhánh giai đoạn 2016-2019
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng dư nợ KHDN 1.186.364 1.163.676 1.230.605 1.307.475 Nợ quá hạn KHDN 52.877 14.289 10.095 47.700 Tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng
dư nợ (%)
4,45 1,22 0,82 3,64
(Nguồn:Phòng Khách hàng doanh nghiệp Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2016 - 2019)
Từ bảng trên ta thấy dư nợ quá hạn KHDN của Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2017, 2018 giảm so với 2016, tuy nhiên lại có xu hướng tăng mạnh vào năm 2019. Cụ thể, nợ quá hạn KHDN năm 2017 và 2018 lần lượt là 14.289 triệu đồng và 10.095 triệu đồng, giảm khoảng 80% so với năm 2016. Tuy nhiên, năm 2019, số dư nợ quá hạn KHDN tăng đột biến lên 47.700 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ quá hạn tăng lên là do nhiều yếu tố: từ sự biến động của nền kinh tế đến rủi ro gặp phải từ thiên nhiên, ngoài ra còn do những kiến thức về nền kinh tế thị trường của một số các tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế, chạy theo lối làm ăn đại trà, vay vốn để được kinh doanh chứ chưa có phương án, dự án kinh doanh thực sự hiệu quả, thiếu sót trong nghiệp vụ cho vay của CBTD,….
2.2.3. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng KHDN
Trích lập rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dự nợ gốc và hạch toán vào cho phí hoạt động của ngân hàng.
Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng luôn được Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng và đặc biệt quan tâm. Định kỳ hàng quý, ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
Bảng 2.9:Trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh giai đoạn 2016- 2019
Đơn vị: Triệu đồng
STT Năm Tổng dư nợ KHDN
Số tiền phải trích
Tỷ lệ trích / Tổng dư nợ
Nợ quá hạn/
Tổng dư nợ
1 2016 1.186.364 6.880 0,58% 4,45%
2 2017 1.163.676 1.861 0,16% 1,22%
3 2018 1.230.605 1.845 0,15% 0,82%
4 2019 1.307.475 6.275 0,48% 3,64%
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro Agribank BRVT, 2016- 2019)
Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hàng năm phải trích ra một khoản tiền từ lợi nhuận thu được để bù đắp rủi ro vào những khoản nợ quá hạn.
Trong năm 2016, số tiền phải trích cho dự phòng rủi ro là 6.880 triệu đồng, tỷ lệ trích là 0,58%. Năm 2016, khoản nợ quá hạn còn tồn đọng tăng do chi nhánh phải giải quyết thêm những khoản nợ khoanh, nợ giãn hết thời hạn khoanh, giãn nợ chuyển sang nợ quá hạn nên năm 2016, số tiền phải trích lập dự phòng lớn.
Năm 2017 số tiền phải trích cho rủi ro tín dụng giảm còn 1.861 triệu đồng, năm 2018 còn 1.845 triệu đồng do tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp giảm. Năm 2019, nợ quá hạn KHDN gia tăng đột biến, tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp/tổng dư nợ DN tăng từ 0,82% năm 2018 lên 3,64% năm 2019, do đó, số tiền trích lập dự phòng rủi ro năm 2019 cũng gia tăng, là 6.275 triệu đồng, tăng 4.430 triệu đồng (+240,1%) so với năm 2018. Năm 2019, chi nhánh vẫn chưa giải quyết triệt để các hạn chế trong biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đã dẫn đến
tình trạng phát sinh nhiều nợ quá hạn mới cộng thêm nợ quá hạn của năm trước dồn cho năm sau khiến cho nợ quá hạn năm 2019 của chi nhánh tăng cao. Trích lập rủi ro tín dụng dự phòng gia tăng cho thấy rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh đang có diễn biến theo chiều hướng xấu, Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần phải chú trọng quan tâm đến công tác tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2.4. Tỷ lệ nợ xóa ròng so với tổng dư nợ
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xóa ròng so với tổng dư nợ doanh nghiệp Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Nợ KHDN được
xóa 3.432 2.432 1.342 1.134
Dư nợ 1.186.364 1.163.676 1.230.605 1.307.475
Tỷ lệ nợ xóa ròng 0,28% 0,21% 0,11% 0,08%
(Nguồn: Phòng KHDN Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2016 - 2019)
Những khoản nợ xóa tại chi nhánh chủ yếu là những khoản nợ phát sinh trong giai đoạn từ năm 2003-2005 không có khả năng thu hồi do những nguyên nhân như doanh nghiệp phá sản, giải thể, không còn tài sản đảm bảo,… những khoản nợ này Chi nhánh đã dùng nhiều biện pháp khác nhau trong thời gian dài nhưng vẫn không thu hồi được nợ. Tỷ lệ nợ xóa ròng so với tổng dư nợ doanh nghiệp giảm qua các năm. Năm 2017, tỷ lệ nợ doanh nghiệp xóa ròng là 0,21%, giảm 0,07% so với năm 2016. Năm 2018, tỷ lệ nợ xóa ròng là 0,11%, giảm 0,1%
so với năm 2017 và tại thời điểm 31/12/2019 tỷ lệ này là 0,08%. Nợ xóa ròng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp nên không tác động đáng kể tới lợi nhuận chi nhánh do đó rủi ro dẫn đến thua lỗ, phá sản của chi nhánh từ các khoản xóa nợ doanh nghiệp là rất thấp.