CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank
2.3.3. Phát hiện, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đang được thực hiện tại chi nhánh:
- Cơ cấu nợ: Bao gồm gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ, hoán đổi nợ,... Gia hạn nợ được sử dụng khi khách hàng đến hạn trả nợ nhưng vì lý do khách quan nên tạm thời không có nguồn trả nợ tuy nhiên khách hàng có phương án khắc phục hiệu quả và có khả năng trả nợ nếu được cơ cấu nợ. Khoanh nợ, xóa nợ áp dụng đối với khoản vay không còn khả năng thu hồi như không còn tài sản đảm bảo, khách hàng chết, mất tích,..Đây là biện pháp chi nhánh đang áp dụng phổ biến nhất nhằm hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.
- Thanh lý tài sản để thu hồi vốn: Các khoản vay tại chi nhánh chủ yếu nhận tài sản thế chấp là bất động sản, rủi ro khá thấp so với các hình thức đảm bảo khác tuy nhiên thực tế việc xử lý tài sản loại này lại gặp nhiều khó khăn, thời gian xử lý chậm, làm phát sinh nhiều chi phí. NH có thể thoả thuận để khách hàng tự bán tài sản, tuy nhiên khó khăn là phần lớn khoản vay người vay và người thế chấp đôi lúc xảy ra xung đột về quyền lợi, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý. Theo quy định nếu khách hàng không trả được nợ, NH có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay, nhưng thực tế NH là tổ chức kinh tế chứ không phải cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho NH để xử lý nên buộc NH phải chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để toà án xử lý qua con đường tố tụng. Nhìn chung giai đoạn 2016-2019, Chi nhánh đã quán triệt tăng cường xử lý tài sản để thu hồi nợ, số lượng nợ thu hồi được từ thanh lý tài sản tăng và chiếm tỷ trọng khá cao.
- Khởi kiện để thu hồi nợ: Gặp nhiều trở ngại về thời gian, thủ tục, chi phí phát sinh. Công tác khởi kiện từ khi nộp đơn đến khi bán qua được trung tâm đấu giá có thể kéo dài nhiều năm, đồng thời mất chi phí tòa án, nhân sự để quản lý việc kiện tụng... gây nhiều tốn kém cho NH đặc biệt với món vay của các DNNVN. Do đó, công tác khởi kiện để thu hồi nợ là bước cuối cùng nếu mọi biện pháp thu hồi nợ khác không thành công. Trong giai đoạn 2016-2019, chi nhánh đã chỉ đạo tiến hành khởi kiện đối với một số khách hàng có dấu hiệu chây ỳ không trả nợ, không có thái độ hợp tác với NH và đã thu được kết quả khả quan.
- Mua bảo hiểm rủi ro tín dụng: Biện pháp mua bảo hiểm rủi ro tín dụng đã được phổ biến sử dụng trong toàn chi nhánh tuy nhiên đa phần là những khoản vay vốn tín dụng cá nhân, còn các khoản tín dụng doanh nghiệp có nhưng chưa phổ biến do tâm lý e ngại của doanh nghiệp bảo hiểm làm tăng chi phí hoạt động.
- Các nghiệp vụ hoán đổi rủi ro, chứng khoán hoá các khoản vay đều chưa được áp dụng do chưa có quy chế rõ ràng cho nghiệp vụ này, đồng thời Việt Nam chưa có công ty đánh giá tín nhiệm rộng rãi, bên cạnh đó, chất lượng số liệu của NH công bố chưa theo cách đánh giá chuẩn mực chung nên nhà đầu tư chưa có cơ sở vững chắc để đánh giá được rủi ro của loại chứng khoán này.
- Bán nợ: Chi nhánh đã thực hiện bán nợ cho VAMC một số khoản nợ trong giai đoạn 2010-2015 để xử lý nợ xấu tại Chi nhánh. Số lượng khoản vay KHDN được Chi nhánh thực hiện bán nợ là 05 khách hàng với tổng dư nợ bán cho VAMC là 60 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2016-2019, chi nhánh không phát sinh việc thực hiện bán nợ.
- Trích lập dự phòng rủi ro: Việc trích lập dự phòng rủi ro được chi nhánh thực hiện nghiêm túc theo quy định của Agribank và Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Việc trích lập dự phòng chung thực hiện hàng quý theo
quy định của Tổng Giám đốc ngân hàng.
Bảng 2.15: Đánh giá của cán bộ ngân hàng về biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng DN của Agribank Chi nhánh tỉnh BRVT.
Câu hỏi Tỷ lệ phiếu theo các mức điểm TB
1 2 3 4 5
1. Quản lý nợ quá hạn được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo quy định của TSC
0 3,77 45,28 49,06 1,89 3,5 2. Các biện pháp phòng ngừa và
hạn chế RRTD đa dạng và hiệu quả, góp phần quan trọng trong giảm thiểu rủi ro tín dụng
0 33,96 42,45 18,87 4,72 2,9
(Nguồn: Tác giả thu thập và tổng hợp)
Hiện nay, công tác quản lý nợ quá hạn của Chi nhánh được thực hiện khá bài bản, nghiêm túc, có hướng dẫn đầy đủ. Do đó, đánh giá của cán bộ ngân hàng đạt được ở mức khá với 3,5 điểm.
Trong giai đoạn 2016-2019, công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD của Chi nhánh được thực hiện khá hiệu quả, tuy nhiên các biện pháp thực hiện còn chưa đa dạng và chưa được sử dụng tối đa. Kết quả khảo sát cán bộ ngân hàng về phương diện này chỉ ở mức tương đối là 2,9 điểm. Hầu hết các khoản nợ quá hạn được xử lý bằng biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay và dự phòng rủi ro tín dụng. Khởi kiện và thanh lý tài sản được chi nhánh tăng cường áp dụng triệt để trong những năm gần đây nhằm đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ chây ỳ và đã thu được kết quả khá khả quan.
Bảng 2.16: Kết quả xử lý nợ quá hạn của KHDN tại Agribank Chi nhánh tỉnh BRVT giai đoạn 2016-2019
ĐVT: Triệu đồng
TT Phương thức xử lý
2016 2017 2018 2019
Số
KH Số tiền Số
KH Số tiền Số
KH Số tiền Số
KH Số tiền
1 Dự phòng RRTD 6 1.001 7 2.004 8 2.890 6 1.756
2 Miễn giảm lãi 6 1.430 5 1.370 8 2.820 5 1.675
2 Dư nợ được cơ
cấu 6 7.220 10 9.860 7 9.450 8 9.876
3 Thanh lý, bán tài
sản 3 4.010 3 6.310 2 5.160 2 4.235
4 Khởi kiện 2 4.345 2 5.345 3 7.234 2 6.200
Tổng cộng 17 17.005 20 22.885 20 24.664 17 21.986 (Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Agribank Chi nhánh tỉnh
BRVT)