Các tiêu chí đánh giá RRTD KHDN

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bà rịa vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp của NHTM

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá RRTD KHDN

Đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là cơ sở để ngân hàng đưa ra các hoạch định chính sách lãi suất, chính sách tín dụng … nhằm hạn chế rủi ro tín dụng hợp lý cho từng thời kỳ, từng loại hình cho vay,…

Thông thường, các chỉ tiêu được dùng để đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp gồm:

1.2.3.1. Tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp

Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp (%) = Nợ xấu doanh nghiệp

Tổng dư nợ 𝑥 100%

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5.

Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao phản ánh rủi ro tín dụng càng cao vì đây là những khách hàng có dấu hiệu khó khan về tài chính, khó trả nợ cho Ngân hàng

Một TCTD có tỷ lệ nợ xấu dưới 5% được coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ 5% thì tổ chức đó cần phải xem xét, rà soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ và chi tiết, thận trọng hơn.

1.2.3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp

Nợ quá hạn là tiền mà bên vay mượn không trả đúng thời hạn quy ước phải trả tiền đã vay mượn cho các tổ chức tín dụng bao gồm cả tiền gốc lẫn tiền lãi.

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng (Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013, NHNN Việt Nam).

Nợ quá hạn còn được ngân hàng phân chia ra các nhóm nợ để có được phương án xử lý nợ phù hợp. Hiện quy định của ngân hàng Việt Nam phân chia nợ thành 5 nhóm theo Bảng 1.1

Bảng 1.1: Bảng xác định nhóm nợ

Nhóm nợ Tình trạng quá hạn

Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

Các khoản nợ trong hạn;

Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 2 Nợ cần chú ý Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn

Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 Nợ có nghi ngờ.

Các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

(Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, NHNN Việt Nam)

Nợ quá hạn được thể hiện thông qua chỉ tiêu:

Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN = Số dư nợ quá hạn KHDN

Tổng dư nợ x 100%

Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.

1.2.3.3. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013) về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Trích lập dự phòng rủi ro là biện pháp mà ngân hàng áp dụng để phòng ngừa rủi ro rín dụng có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.

Dự phòng tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung

Dự phòng cụ thể là loại dự phòng được trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng cụ thể được tính theo công thức sau:

Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ – Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)

Với giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau:

Nhóm 1: 0%

Nhóm 2: 5%

Nhóm 3: 20%

Nhóm 4: 50%

Nhóm 5: 100%

Riêng đối với các khoản nợ chưa được xử lí, phải chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:

𝑅 = 𝑀𝑎𝑥 {0, (𝐴 − 𝐶)}𝑥 𝑟 Trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ

C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Ngoài các khoản dự phòng cụ thể, tổ chức tín dụng phải trích thêm dự phòng chung. Dự phòng chung là loại dự phòng được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ và theo tỷ lệ trích do Thống đốc Ngân hàng nhà nước qui định. Dự phòng cụ thể được tính theo công thức trên, dự phòng chung được trích bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷

= 𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝

𝐷ư 𝑛ợ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑥 100%

Nếu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao, chứng tỏ ngân hàng đó có rủi ro tín dụng càng cao. Cả 2 loại dự phòng trên đều được trích từ chi phí, do đó, nếu trích lập dự phòng cao sẽ làm gia tăng chi phí, gây ảnh hưởng tới thu

nhập của ngân hàng, thậm chí là thua lỗ nếu ngân hàng đó có rủi ro tín dụng quá lớn.

1.2.3.4. Tỷ lệ nợ xóa ròng so với tổng dư nợ

Nợ xóa ròng là những khoản cho vay không còn nguồn để thu hồi nợ, sau một khoản thời gian khi khoản vay đã được xử lý rủi ro mà Ngân hàng mặc dù đã dùng nhiều biện pháp khác nhau nhưng vẫn không thu hồi được nợ thì được phép xóa nợ. Tỷ lệ nợ xóa ròng được tính theo công thức:

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ó𝑎 𝑟ò𝑛𝑔 = 𝐷ư 𝑛ợ đượ𝑐 𝑥ó𝑎

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥 100%

(Thông tư 02/2013/TT-NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013) Tỷ lệ nợ xóa càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng là rất lớn. Ngân hàng phải trích lập toàn bộ những khoản nợ xóa và hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm sút. Trường hợp tỷ lệ nợ xóa lớn thì ngân hàng có thể bị thua lỗ và dẫn đến phá sản.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bà rịa vũng tàu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)