CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank
2.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng KHDN
Để quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng KHDN, tạo được hành lang an toàn trong công tác tín dụng, Agribank Chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đề ra 4 yêu cầu yêu cầu đối với cán bộ: Chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ trước, trong và sau khi cho vay; Không hạ thấp các điều kiện cho vay; Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ thông qua công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ;
Nâng cao tính kỷ luật, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Cùng với đó, Ban Giám đốc Chi nhánh luôn giám sát chặt chẽ từng cán bộ khi giao việc, bắt đầu từ khâu thẩm định đến quy trình cấp tín dụng và tài sản bảo đảm. Trong quá trình này, cán bộ tín dụng của Ngân hàng thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Việc kiểm soát RRTD KHDN tại chi nhánh đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra sau khi cho vay để đánh giá được hoạt động kinh doanh của khách hàng đó như thế nào? Sửa dụng vốn vay có hiệu quả và phù hợp với mục đích vay vốn hay không? Khi thấy có chiều hướng không tốt, trong trường hợp phát
hiện thấy dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ rủi ro, sau khi đã phân tích nguyên nhân và xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra, ngân hàng thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát bắt buộc. Nếu thấy khách hàng có xu thế bất lợi, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính thường kỳ, kiểm tra chi tiết các báo cáo đó để giám sát chặt chẽ tình hình, ngay cả khi dấu hiệu bất lợi chưa rõ ràng thì vẫn cần phải nghiên cứu và phân tích.
Bên cạnh việc cán bộ tín dụng tăng cường giám sát việc sử dụng tiền vay của khách hàng, thì định kỳ phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ của Chi nhánh tiến hành kiểm tra giám sát hoạt động của cán bộ tín dụng theo chuyên đề. Hoạt động này nhằm kiểm tra việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng, các quy định cơ chế chính sách. Nội dung kiểm tra bao gồm: Việc thực hiện kế hoạch dư nợ tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn, kiểm tra lại hồ sơ vốn vay của khách hàng, kiểm tra việc nhận và quản lý tài sản đảm bảo, kiểm tra chứng từ giải ngân... Qua kiểm tra, nếu phát hiện sai sót, vi phạm bộ phận kiểm tra đưa ra các kiến nghị đề xuất với ban lãnh đạo để có hướng chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
Mặc dù có sự quy định rõ ràng từ phía TSC về công tác giám sát sau cho vay nhưng thực trạng tại Chi nhánh cho thấy các cán bộ tín dụng chưa thực hiện nghiêm túc và sát sao, vẫn còn trường hợp tin tưởng khách hàng, thiếu vắng kiểm tra hoặc kiểm tra mang tính hình thức, đối phó, thực hiện kiểm tra sơ sài không chặt chẽ do một phần áp lực chủ yếu của Chi nhánh đối với nhân viên thường là mức tăng dư nợ mà chưa chú trọng giao chỉ tiêu về chất lượng tín dụng. Do đó, đã xảy ra các tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khả năng không trả được nợ hoặc ngân hàng không biết được khách hàng đã ngừng hoạt động kinh doanh hay đang gặp khó khăn về tài chính, nên vẫn tiếp tục giải ngân trong hạn mức tín dụng đã cấp cho khách hàng. Việc cảnh bảo nợ có vấn đề chưa có bộ phận phụ trách riêng biệt, việc cảnh báo hầu như do CBTD tự thực hiện qua giám sát hàng ngày hoặc qua các đợt kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Các chính sách khách hàng về cho vay luôn được Chi nhánh quan tâm thực hiện nghiêm túc như ban hành các văn bản quy định điều kiện cho vay, mức lãi suất, hạn mức cho vay, cơ chế giám sát theo từng đối tượng khách hàng, do đó mức khảo sát của cán bộ tại chi nhánh đối với công tác chính sách khách hàng khá cao (ở mức 3,7). Tuy nhiên, đánh giá của cán bộ ngân hàng về việc thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra RRTD tại Chi nhánh chỉ ở mức trên trung bình một chút với 2,7 điểm. Và do đó, phát huy hiệu quả của công tác giám sát trong phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng còn hạn chế, chỉ đạt mức điểm tương đối là 2,9 điểm.
Bảng 2.17: Đánh giá của Cán bộ ngân hàng về kiểm soát rủi ro tín dụng KHDN tại chi nhánh
Nội dung khảo sát Tỷ lệ phiếu theo các mức điểm (%) TB
1 2 3 4 5
Về kiểm soát rủi ro tín dụng KHDN
1. Chính sách khách hàng đầy đủ
và được thực hiện nghiêm túc 0 2,83 29,25 67,92 0 3,7 2. Công tác kiểm tra của CBTD
trong cấp phát tín dụng được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ
2,83 35,85 45,28 16,04 0 2,7 3. Công tác kiểm soát khách hàng
đã phát huy hiệu quả trong phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng
0 31,13 45,28 21,7 1,89 2,9
(Nguồn: Tác giả thu thập và tổng hợp) 2.3.5. Giám sát và kiểm tra rủi ro tín dụng KHDN
Công tác giám sát, kiểm tra rủi ro tín dụng của Chi nhánh rất quan trọng, luôn được Ban Giám đốc quan tâm đúng mức nhằm đảm bảo nâng cao chất
lượng tín dụng, kịp thời khắc phục, hạn chế những sai sót trong công tác tín dụng. Qua công tác giám sát, kiểm tra sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm, định hướng hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.
Công tác báo cáo, thống kê tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh được thực hiện liên tục và định kỳ nhằm cung cấp thông tin phục vụ việc giám sát và kiểm tra rủi ro tín dụng. Hàng ngày Phòng Kế Hoạch – Nguồn vốn tại chi nhánh thực hiện tổng hợp, báo cáo kết quả kinh doanh và cập nhật những biến động của toàn chi nhánh về tình hình nguồn vốn, tín dụng cho Ban Giám đốc trên trang web nội bộ. Định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất, Phòng Nghiệp vụ tín dụng tại Hội sở và tại chi nhánh loại II thực hiện báo cáo cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan tới dư nợ, tình hình thực hiện chính sách vay vốn, những rủi ro tín dụng tiềm ẩn,…Phòng Kiểm tra – kiểm soát nội bộ thường xuyên theo dõi, báo cáo Giám đốc tình hình thực hiện cấp tín dụng tại chi nhánh và báo cáo những trường hợp có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng hoặc khả năng xảy ra rủi ro tín dụng sau công tác kiểm tra tín dụng. Trên cơ sở những thông tin được cung cấp, Ban Giám đốc đưa ra những chỉ đạo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.
Những năm vừa qua, công tác giám sát, kiểm tra rủi ro tín dụng tại chi nhánh đã thực hiện khá tốt vai trò của mình trong việc giúp Ban lãnh đạo đưa ra những chỉ đạo kịp thời nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, công tác này còn một số hạn chế do tồn tại bất cập trong công tác báo cáo thống kê, cụ thể:
- Số liệu báo cáo không kịp thời, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành tín dụng.
- Chưa có chương trình báo cáo định kỳ, cụ thể đối với từng loại hình DN, các dạng báo cáo tín dụng doanh nghiệp chưa phân định rõ quy mô kinh doanh.
- Nhiều báo cáo có nội dung trùng lặp gây mất thời gian thực hiện cho cán bộ nghiệp vụ trong khi thông tin báo cáo phục vụ công tác giám sát không hiệu quả.