1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật ƠGIÊNi trong tác phẩm ƠGIÊNI GRĂNGĐÊ của banzăc

50 4,7K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 210,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NGỮ VĂN ***************** NHÂN VẬT ƠGIÊNI TRONG TÁC PHẨM "ƠGIÊNI GRĂNGĐÊ" CỦA BANZĂC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên nghành: văn học nước ngoài Khoá học: 2001 - 2005 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đình Ba Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Bắc 1 Năm 2005 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, chúng tôi còn được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và có phương pháp của thầy giáo Nguyễn Đình Ba, sự góp ý chân thành, giúp dỡ của các thầy cô giáo trong tổ văn học nước ngoài, sự động viên của bạn bè. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn. Sinh viên: Phạm thị Bắc 2 Mục lục A. M u 3 1. Lý do chn ti. 4 2. Lch s vn . 5 3. Phm vi, nhim v nghiờn cu 7 4. Phng phỏp nghiờn cu. 8 5.Cu trỳc lun vn 8 B. Ni dung 9 Chng 1 Gii thuyt chung. 9 1.1.Vi nột v vn hc Phỏp th k XIX 9 1.1.1.Hon cnh lch s. 9 1.1.2.Tỡnh hỡnh vn hc 10 1.2. Nhõn vt trong tỏc phm vn hc 12 1.2.1 c trng ca nhõn vt trong tỏc phm vn hc. 12 1.2.2. Nhân vật trong tác phẩm giờni Grngờ 13 Chng 2: giờni - nhân vật lãng mạn 16 2.1. giờni - biu tng cho tỡnh yờu cao p 16 2.2. giờni - biểu tợng cho khát vọng thoát khỏi xã hội đồng tiền 24 2.3. giờni - nhõn vt lóng mn ca Banzc 27 Chng 3: Ngh thut xõy dng nhõn vt 34 3.1 Miờu t ngoi hỡnh 34 3.2 Miờu t hnh ng. 36 3.3 Ngụn ng nhõn vt. 39 3.3.1. Ngôn ngữ độc thoại 39 3.3.2 Ngụn ng i thoi 41 3.4 Khụng gian v thi gian ngh thut 42 3.5. Vai trò của hình tợng ngời kể chuyện 43 3.6. Ngh thut xõy dng tỡnh hung truyn 44 C. Kt lun 47 * Ti liu tham kho 49 3 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 1.1 Nếu như Xtăngđan là nhà văn mở đầu thì Banzăc là đỉnh cao của trào lưu hiện thực phê phán thế kỷ XIX. Sự nghiệp sáng tác của ông tập hợp trong bộ "Tấn trò đời. Đây là bộ tiểu thuyết phản ánh những biến đổi trong xã hội mà đồng tiền là ma lực ngự trị xã hội, quyết định hết thảy mọi tầng lớp. Ăng-ghen nhận xét tác phẩm của Banzăc: "khúc bi ca tiếc thương sự tan rã không cứu vãn nỗi của xã hội thượng lưu". Là lãnh tụ của phái hiện thực, ông luôn trung thành với những tư tưởng hiện thực. Banzăc được mệnh danh là "bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực"(Ăng_ghen),bậc thầy ở đây không chỉ thể hiện ở số lượng tác phẩm đồ sộ: 97 cuốn tiểu thuyết,mà thể hiện ở những thành công về nội dung và nghệ thuật. Trước hết"Tấn trò đời"phản ánh hiên thực tài tình nhất nước Pháp,phát triển tính linh động kỳ lạ, đa diện của tiểu thuyết. Bên cạnh nội dung đó"Tấn trò đời" còn đạt đến trình độ một chỉnh thể nghệ thuật, sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình, đối thoại,là sự tổng hợp của khuynh hướng sử thi,kịch,tiểu thuyết.Tác giả vừa miêu tả sự kiện và phân tích tâm lý,chuyển thể loại tiểu thuyềt thuần túy,nhỏ hẹp thành loại có dung lượng phong phú. Đồng thời, "Tấn trò đời" còn là một thế giới hoàn chỉnh, nó không chỉ thể hiện những mâu thuẫn của Banzăc, những luồng giao cảm đối lập ở một khối óc, trái tim người nghệ sĩ mà còn vọng lên âm hưởng trái ngược của một xứ sở, một thời đại vốn là giao điểm của bao luồng tư tưởng. Tuy nhiên trong cái chỉnh thể của "Tấn trò đời",Banzăc luôn cố gắng xây dựng những tác phẩm mang màu sắc,đường nét riêng. 1.2 Tiểu thuyết "Ơgiêni Grăngđê" là tác phẩm hiện thực xuất sắc của Banzăc. Tác phẩm là bước mở đầu đánh dấu cho những thành công sau này của nhà văn. Tác phẩm đề cập tới nhiều vấn đề lớn lao của xã hội: 4 đồng tiền thể hiện quá trình tha hóa của con người, tư tưởng mới của Banzăc. Do giá trị nội dung, nghệ thuật to lớn của tác phẩm nên từ trước tới nay "Ơgiêni Grăngđê" luôn được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.Cũng bởi vì "Ơgiêni Grăngđê" là tác phẩm đặc sắc nên mỗi công trình nghiên cứu lại có hướng tiếp cận khác nhau: thế giới nhân vật,tình cảm cha- con, vai trò của đồng tiền .và "Ơgiêni Grăngđê" sẽ còn luôn đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu. Với tư cách là sinh viên khoa Ngữ văn, học tập và nghiên cứu Banzăc, chúng tôi nhận thấy trong thế giới nhân vật của "Ơgiêni Grăngđê" nhân vật Ơgiêni Grăngđênhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong việc bộc lộ chủ đề tác phẩm. Từ trước tới nay, trong một số công trình nghiên cứu các tác giả đã ít nhiều đề cập đến nhưng vẫn chưa quan tâm đúng mức tới nhân vật Ơgiêni như hiện thân của nhân vật lãng mạn. Hình ảnh nhân vật Ơgiêninhân vật chính diện. Xét về mặt nghệ thuật thì Ơgiêni lại là nhân vật lãng mạn trong tác phẩm. Từ những nhận định đó, chúng tôi thấy việc nghiên cứu nhân vật Ơgiêni trong "Ơgiêni Grăngđê" là một việc làm cần thiết để hiểu sâu hơn tác phẩm và tư tưởng của thiên tài sáng tạo trong thế giới nghệ thuật của Banzăc. 1.3. Banzăc là một trong số các nhà văn dược đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Do đó việc nghiên cứu Banzăc vừa mang giá trị lý luận vừa mang giá trị thực tiễn. 1.3.1. Giá trị lí luận Thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học rất đa dạng, nhân vật lãng mạn và hiện thực, thậm chí trong một tác phẩm có hai kiểu nhân vật. Nhưng hiện tượng nhân vật lãng mạn trong tác phẩm hiện thực chưa được quan tâm.Vì vậy việc nghiên cứu nhân vật lãng mạn Ơgiêni trong tác phẩm hiện thực "Ơgiêni Grăngđê" có ý nghĩa hết sức quan trọng để đi vào lý giải 5 các hiện tượng tương tự trong tác phẩm khác. Đồng thời qua đó chúng ta hiểu sâu hơn quan điểm nghệ thuật của Banzăc. 1.3.2.Giá trị thực tiễn Tác phẩm của Banzăc không chỉ được phổ biến trong quần chúng mà còn được trích giảng trong nhà trường phổ thông.Vì thế,với đề tài này,chúng tôi mong muốn sẽ góp được phần nào đó để giúp cho việc giảng dạy tác gia Banzăc ở trường PTTH được thuận lợi hơn. Ngoài ra đề tài này còn giúp cho việc học tập của các bạn sinh viên ở trường Đại học khi tìm hiểu nghiên cứu về tác phẩm "Ơgiêni Grăngđê" nói riêng,Banzăc nói chung. 2. Lịch sử vấn đề. Banzăc là nhà văn lớn của văn học hiện thực phê phán phương Tây. Sự nghiệp sáng tác của ông ngày càng được nghiên cứu nhiều. Nhưng do khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp lại hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên chúng tôi mới chỉ tham khảo được một số tài liệu tiếng Việt từ những năm 1960 trở lại đây. 2.1. Các giáo trình văn học phương Tây: Trong "văn học phương Tây" (Đặng Anh Đào chủ biên_ NXB GD, 2002), các tác giả đã nêu lên vị trí vai trò của Banzăc đặc biệt là nghệ thuật của "Ơgiêni Grăngđê": tính điển hình, nhịp độ thời gian, nhịp độ kể chuyện. Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh trong "văn học lãng mạn_ hiện thực phương Tây thế kỷ XIX (NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1981), đã đánh giá cao vai trò của Banzăc trong trào lưu hiện thực và nghiên cứu tác phẩm "Ơgiêni Grăngđê" ở một số nhân vật chính. Do tính chất của một giáo trình nên các tác giả chỉ dừng lại ở những vấn đề chính, chưa đi sâu vào nghiên cứu các nhân vật một cách cụ thể. 6 2.2. Các chuyên luận nghiên cứu văn học hiện thực ở phương Tây: "Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây", Đỗ Đức Dục, NXB KHXH, 1981. Tác giả đã dành một chương nói về Banzăc với những đóng góp của ông cho văn học hiện thực nhưng với "Ơgiêni Grăngđê" thì chưa được tìm hiểu nghiên cứu. 2.3. Bài giảng tại lớp: Ở đây, giáo viên đã đi sâu nghiên cứu văn học Pháp thế kỉ XIX, đặc biệt là tác gia Banzăc qua các tác phẩm: " Lão Gôriô", "Miếng da lừa", "Ơgiêni Grăngđê" nhưng do tính chất của bài giảng nên giáo viên mới chỉ có điều kiện đi vào các vấn dề cơ bản, mà chưa đi sâu vào tìm hiểu từng nhân vật cụ thể một cách đầy đủ. 2.4. Lời giới thiệu đầu tác phẩm dịch: Tác phẩm Ơgiêni Grăngđê do Linh Giang dịch và giới thiệu.Ngoài việc khái quát nội dung chính, người dịch đã nêu được một số nét về nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: thế giới nhân vật-sự đa dạng và điển hình. 2.5. Luận văn tốt nghiệp(khoa văn , Đại học vinh) Trong luận văn "Nhân vật người trẻ tuổi trong tác phẩm của Xtăngđan và Banzăc", Hoàng Thùy Dương đã phân tích nhân vật trẻ tuổi trong "Ơgiêni Grăngđê" nhưng do tính chất phạm vi của đề tài nên người viết mới chỉ dừng lại ở vấn đề: sự tha hóa của nhân vật Saclơ. Nhìn chung, các bài nghiên cứu chưa có điều kiện đi vào từng vấn đề cụ thể nhưng đã có những lý giải về mối quan hệ giữa trào lưu lãng mạn và hiện thực, những đánh giá khái quát về nhân vật Ơgiêni. Nó là cơ sở để chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm "Ơgiêni Grăngđê" đặc biệt là nhân vật lãng mạn Ơgiêni Grăngđê. 3. Phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Phạm vi nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định phạm vi mà chúng tôi nghiên cứu là tác phẩm"Ơgiêni Grăngđê". Đây là một tác phẩm mở ra nhiều hướng nghiên 7 cứu khác nhau: Thế giới nhân vật, kết cấu, giọng điệu, tình cảm cha con .Do còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng tiếp xúc với nguyên táctrong khuôn khổ một bài khóa luận, nên chúng tôi giới hạn phạm vi đề tài trên hai điểm chính: -Nhân vật Ơgiêni.Đây là vấn đề cơ bản. -Nghệ thuật xây dựng nhân vật Ơgiên trong "Ơgiêni Grăngđê". Đồng thời chúng tôi chọn bản dịch của Huỳnh Lý,NXB văn học, 2004.Bởi trong các tác giả dịch Banzăc ,Huỳnh Lý là dịch giả quen thuộc với bạn đọc Việt Nam,đã dịch rất nhiều tác phẩm từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu -Đề tài có nhiệm vụ chỉ ra nhân vật Ơgiêni Grăngđênhân vật lãng mạn trong tác phẩm "Ơgiêni Grăngđê". -Ở mức độ nào đó,đề tài đòi hỏi lý giả được nhân vật lãng mạn trong tác phẩm hiện thực. Đồng thời góp phần nhận diện phong cách nghệ thuật của Banzăc ,trước hết là trong tác phẩm thời kỳ đầu. 4. Phương pháp nghiên cứu. Xuất phát từ nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu nhân vật Ơgiêni, chúng tôi vận dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng cơ bản vẫn là biện pháp phân tích , phương pháp so sánh và tổng hợp. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đâù, kết luận, khóa luận của chúng tôi bao gồm 3 chương: Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Ơgiêni - nhân vật lãng mạn . Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật 8 Nội dung Chương 1 Giới thuyết chung. 1.1.Vài nét về văn học Pháp thế kỉ XIX 1.1.1.Hoàn cảnh lịch sử. Thế kỉ XIX bắt đầu khi nước Pháp còn rung chuyển bởi những biến cố dữ dội của cuộc cách mang 1789,chấn động này lan chuyền suốt thế kỷ, ảnh hưởng mãnh liệt đến cấu trúc xã hội, các ý thức hệ và dĩ nhiên ảnh hưởng đến văn học. Nước Pháp thế kỷ XIX, khác hẳn với các thế kỷ trước và sau nó, trải qua nhiều biến động, ở sự tiếp nối liên tục những thể chế chính trị hết sức khác biệt, các chỉnh thể được thành lập, bị lật đổ thay thế nhau liên tiếp trong vòng một trăm năm. Hầu hết các chế độ không tồn tại nổi hai chục năm: Tổng tài (1799 - 1804), Đế chế (1804- 1814), Trung hưng(1815 - 1830), Quân chủ tháng Bảy (1830 -1848), Cộng hòa II (1848 -1851), Đế chế II (1852 -1870), Cộng hòa III ( từ 1870), chưa kể một trăm ngày trở lại của Napôlêông và công xã Pari 1871. Xuyên qua mọi thay đổi, xã hội Pháp ở thế kỉ này vẫn nổi rõ một quá trình: sự hình thành và củng cố xã hội tư bản. Cách mạng 1789 thắng lợi, chế độ phong kiến bị phá hủy. Mười năm sau làm cuộc đảo chính ngày Mười tám tháng Sương mù ( 9/10/1879), BônNapactơ tuyên bố "cách mạng đã chấm dứt. Năm 1804 vị tổng tài lên ngôi hoàng đế "tái diễn mọi trò hề ngu xuẩn của vua chúa ở điện Tuleries". Từ đây hình thức tự do cạch tranh của kinh tế tư bản được tiến hành rộng rãi. 9 Năm 1814 đế chế sụp đổ, dòng họ Buốcbông về Pháp lập nên nền Trung hưng. Tên gọi của vương triều bộc lộ rõ ý định phục hồi quá khứ, phục hồi các giai tầng xã hội được ưu đãi xưa kia, những quyền lợi bị cách mạng truất bỏ. Nhưng chỉ có ngai vàng được Trung hưng còn mọi sự đã biến đổi, quyền lực của dòng họ Buốcbông không còn như trước nữa, vua Lui XVIII, phải nhượng bộ biến vương triều trở thành nền quân chủ tư sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong các năm 1827 - 1828 nổ ra làm cho cảnh khốn cùng của người dân thêm trầm trọng, cạnh đó giới bảo hoàng cực đoan do Saclơ X cầm đầu ngày càng tỏ ra chuyên chế, không quan tâm đến quyền lợi người dân trong nước. Điều đó dẫn đến sự nổi dậy của công nhân, thợ thủ công, đại diện của phái dân chủ. Cuộc cách mạng thắng lợi và lập nên nền quân chủ tháng Bảy nhưng do giai cấp tư sản cầm đầu, không đại diện cho quyền lợi của lực lượng làm nên cuộc cách mạng. Như vậy, từ 1799 - 1871 nước Pháp trải qua bảy chế độ khác nhau. Những biến động đó ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, chính trị. Nếu như đầu thế kỷ XIX, nước Pháp mở đầu với nền kinh tế tư bản mang tính chất thủ công nghiệp thì đến những năm 1830, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, quá trình tích lũy tư bản diễn ra nhanh chóng, đồng tiền bước lên ngai vàng thống trị xã hội. Cuộc cách mạng 1789 - 1794 đã mở ra cho nhân loại một thời kỳ mới: triết học Macxit ra đời, nền khoa học tự nhiên phát triển phong phú với hai ngành cơ bản là sinh lý học và y học, tạo ra sự phát triển biện chứng của các mối quan hệ trong tự nhiên , xã hội. Khoa học tự nhiên phát triển đã dặt ra cho văn học những vấn đề mới như lý giải mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và sinh lý. Những biến đổi này tạo tiền đề, thúc đẩy văn học phát triển. 1.1.2 Tình hình văn học Trước những đảo lộn dữ dội làm tan rã trật tự truyền thống,văn học Pháp thế kỷ XIX đã phản ánh những biến động cách mạng, những tư 10 . cứu Banzăc, chúng tôi nhận thấy trong thế giới nhân vật của " ;Ơgiêni Grăngđê& quot; nhân vật Ơgiêni Grăngđê là nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong. thân của nhân vật lãng mạn. Hình ảnh nhân vật Ơgiêni là nhân vật chính diện. Xét về mặt nghệ thuật thì Ơgiêni lại là nhân vật lãng mạn trong tác phẩm.

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:56

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w