1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh

60 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 190 KB

Nội dung

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn ---------------------- khoá luận tốt nghiệp nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh Chuyên ngành: văn học hiện đại M số:ã Giáo viên hớng dẫn: GV chính: Lê Văn Tùng Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Tâm Lớp: 45E1 - Ngữ văn Vinh - 2009 Lời cảm ơn Đề tài đợc hoàn thành bởi sự hớng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo Lê Văn Tùng và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn nhất là các thầy cô trong tổ Văn học hiện đại trờng Đại học Vinh. Qua đây chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo đặc biệt là thầy giáo Lê Văn Tùng. 2 Mục lục Trang Phần I. Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Phơng pháp nghiên cứu 6 4. Giới hạn đề tài 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 Phần II. Nội dung 8 Chơng 1. Quan niệm nghệ thuật về con ngời, kiểu nhân vậtnhân vật nữ trong lịch sử văn học 8 1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngời 8 1.1.1. Vấn đề con ngời trong đời sống và văn học 8 1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngời 10 1.2. Kiểu nhân vật là hình thức trực tiếp thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngời 12 1.2.1. Khái niệm về kiểu nhân vật 12 1.2.2. Kiểu nhân vật trong truyện cổ dân gian 13 1.2.3. Kiểu nhân vật trong văn học trung đại 14 1.2.4. Kiểu nhân vật trong văn học hiện đại 17 1.3. Kiểu nhân vật nữ trong văn học Việt Nam trung đại và văn học thế giới 18 1.3.1. Kiểu nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam 18 1.3.2. Kiểu nhân vật nữ trong văn học thế giới 21 Chơng 2. Nhân vật nữ trung tâm trong Tố TâmĐoạn tuyệt 24 2.1. Bổn phận của ngời phụ nữ trong gia đình phong kiến 24 2.2. Bổn phận của Tố Tâm với gia đình 25 2.3. ý thức đấu tranh và quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Tố Tâm 28 2.3.1. ý thức đấu tranh trong tình yêu của Tố Tâm 29 3 2.3.2. Quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Tố Tâm 32 2.4. Sự tiếp tục đấu tranh chống lại tập tục của gia đình phong kiến và tìm đến hạnh phúc cá nhân trong Đoạn tuyệt 35 2.4.1. ý thức đấu tranh chống lại tập tục của gia đình phong kiến 35 2.4.2. ý thức nữ quyền là ý thức thờng trực trong nhân vật Loan 40 Chơng 3. Nhân vật nữ từ Tố Tâm đến Đoạn tuyệt là sự tiếp tục đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến và đòi hạnh phúc cá nhân 45 3.1. Sự kế thừa, vận động và tiếp nối trong văn học 45 3.2. Tố Tâm đến Đoạn tuyệt là sự tiếp tục đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến 46 3.3. ý thức về quyền cá nhân của ngời phụ nữ từ Tố Tâm đến Đoạn tuyệt 48 3.4. Sự phát triển từ truyền thống đến cách tân của nhân vật phụ nữ từ Tố Tâm đến Đoạn tuyệt 50 Phần III. Kết luận 54 Tài liệu tham khảo 56 4 Phần I. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong mấy thập niên đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có sự biến đổi lớn làm thay đổi diện mạo đời sống, thành thị phát triển, thị dân đông lên, đời sống tinh thần có những thay đổi đáng kể, các luồng t tởng mới ở châu Âu, đặc biệt là ở Pháp đã ồ ạt tràn vào nớc ta, mang theo một quan niệm mới về thế giới, về xã hội và con ngời, trong đó có quan niệm về con ngời cá nhân. Đề cao cá nhân, nó tạo sức sống cho xu hớng vận động phát triển cho trào lu văn học, thúc đẩy nền văn học từ phạm trù trung đại chuyển sang phạm trù hiện đại. Trong bối cảnh lịch sử chung đó, hai tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc PháchĐoạn tuyệt của Nhất Linh ra đời, có những giá trị gần gũi nhau. Trong lịch sử văn học hiện đại nói chung và tiểu thuyết thuyết nói riêng, hai tác phẩm đó chính là hai điểm mốc đánh dấu quá trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Việc chọn đề tài nhân vật nữ trong hai tác phẩm sẽ giúp chúng ta thấy đợc sự biến đổi quan niệm về con ngời trong văn học, đặc biệt là quan niệm về ngời phụ nữ trong buổi giao thời. Khi đa hai nhân vật nữ ở hai thời điểm khác nhau để so sánh, đối chiếu sẽ cho ta thấy đợc sự vận động của các nhân vật nữ trong từng giai đoạn, đồng thời thấy đợc giá trị, vị trí của mỗi tác phẩm trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Thông qua việc phân tích sự vận động của các nhân vật nữ từ Tố Tâm đến Đoạn tuyệt ta thấy đợc sự vận động của văn học trong quá trình hiện đại hoá trên các phơng diện khác nhau. 1.2. Hai tác phẩm Tố TâmĐoạn tuyệt đợc coi là hai điểm mốc đánh dấu một quá trình vận động của trào lu văn học lãng mạn. Việc xem xét, lý giải nhân vật nữ trong hai tác phẩm, nhằm giúp chúng ta thấy đợc những thành công và hạn chế trong việc xây dựng hình tợng ngời phụ nữ ở mỗi thời kỳ, giúp một phần nhỏ bé vào giải quyết mâu thuẫn trong cách 5 nhìn, cách nghĩ về văn học lãng mạn nói chung và các nhân vật nữ trong hai tác phẩm nói riêng. Bên cạnh đó, việc giảng dạy các tác phẩm văn học lãng mạn trong nhà trờng phổ thông, việc dạy và học có nhiều yếu tố bất cập, do đó giáo viên và học sinh không có điều kiện tìm hiểu sâu về tác phẩm, việc đa ra nghiên cứu đề tài này sẽ giúp giáo viên và học sinh có một định hớng đúng về văn học lãng mạn. 1.3. Trong lịch sử văn học Việt Nam, đã từng xuất hiện những hình t- ợng nhân vật nữ theo những quan niệm nghệ thuật khác nhau về con ngời. Hệ t tởng phong kiến xem thờng ngời phụ nữ, họ không có đợc một quyền sống, quyền tồn tại bình đẳng nh mọi con ngời trong xã hội trung cổ. Bi kịch của họ điển hình cho bi kịch con ngời khao khát tự do mà cha nhìn thấy đợc chân trời giải phóng. Nhà văn chân chính thời trung đại Việt Nam đã phát hiện ra bi kịch này, và cất lên tiếng nói khát vọng của ngời phụ nữ trong bóng đêm dày đặc của xã hội. Họ là ngời chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm và Trơng Quỳnh Th trong Sơ Kính tân trang của Phạm Thái, là Thuý Kiều của Nguyễn Du . Mỗi nhân vật là một câu hỏi lớn về số phận con ngời, về phẩm giá, về quyền sống tự do. Những câu hỏi lớn này, đến Tố TâmĐoạn tuyệt dần dần đợc giải đáp. Tìm hiểu nhân vật nữ trong hai tác phẩm đó ngời viết muốn tự cấp cho mình một cái nhìn về tính kế tục không đứt đoạn của lịch sử văn học trung đại qua hiện đại. Cũng từ đó khẳng định: khát vọng tự do, quyền sống củanhân con ngời từ xa đến nay vẫn là khát vọng cao đẹp, vĩnh hằng. 2. Lịch sử vấn đề Nh là những dấu mốc của lịch sử văn học, hai tác phẩm Tố TâmĐoạn tuyệt đã dần đi tới sự khẳng định nhu cầu cái tôi cá nhân, đấu tranh 6 cho cái mới. Hơn nữa hai tác phẩm lại ra đời trong thời điểm văn học trung đại đang mất dần sức sống để chuyển tải những vấn đề hiện đại. Vì thế, ngay từ khi mới xuất hiện đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, thu hút sự chú ý của mọi ngời. 2.1. Lịch sử nghiên cứu về Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã có từ hơn nửa thế kỷ qua với rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Trong số các công trình đó có nhiều ý kiến đánh giá về nhân vật Tố Tâm. Phan Cự Đệ, trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại giao lu văn hoá và thế giới, (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004 đã nhận xét về Tố Tâm với Tố Tâm lần đầu tiên trong tiểu thuyết Việt Nam xuất hiện một nhân vật mang tâm trạng cô đơn điển hình [3; 17], tác giả cũng đã khẳng định vị trí của Tố Tâm trong lễ giáo phong kiến Tố Tâm đã khẳng định vị trí của cá nhân, quyền sống của con ngời trớc uy quyền còn khá kiên cố của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt [3; 17]. Về mối tình của Tố Tâm và Đạm Thuỷ, các tác giả trong công trình nghiên cứu: Hoàng Ngọc Phách đờng đời và đờng văn, nxb Văn học, Hà Nội, 1996, (Nguyễn Huệ Chi, chủ biên) cũng có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, có ý kiến xem Tố Tâm là ngời dám đấu tranh gạt bỏ lề thói cũ, thuỷ chung với tình yêu của mình. Hà Minh Đức có viết: con ngời từ tốn và hiểu biết, tấm lòng chung tình và chân thực của Tố Tâm bộc lộ rõ qua những câu nói nh tuyệt vọng mà vẫn thẳng thắn, vững vàng [1; 669]. Còn Thiếu Sơn lại đánh giá rất cao về Tố Tâm nếu có thấp, nếu không phải vì thất tình mà chết, tôi dám chắc sẽ là ngời hăng hái nhiệt thành mà đem phấn son để điểm sơn hà hoặc đem gan góc mà đền bồi nợ nớc [1; 519]. Cũng nhận xét về Tố Tâm, Huỳnh Lý đã có một cái nhìn khác Tố Tâm chết nh một ngời chiến thắng, giữ tình yêu của mình không mảy may bị xâm phạm. Ngọn cờ của chủ nghĩa luyến ái tự do, Tố Tâm chết vẫn nâng cao, càng nâng cao khiến cho ngời ta cảm phục, chủ nghĩa tự do cá 7 nhân đã thắng thế nh thế đấy [1; 619]. Theo ý kiến của T.N.F. Iduonova, tác giả cho rằng nếu Tố Tâm mà không chết thì cuộc sống của nàng cũng không có gì tốt đẹp ngời đàn bà đã bị thơng tích nh vậy, thì có sống ở đời nữa, chỉ chịu cuộc đời một cách đành long đong qua ngày qua tháng mà thôi. Tố Tâm là hàng thiếu nữ quá chấp nhất về tình lại hay mơ màng về văn chơng t tởng, khinh hẳn những việc thực ở đời [1; 676]. 2.2. Nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh cũng đợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có những nhận định xác đáng. Trong công trình nghiên cứu Nhất Linh, Khái Hng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1999, Vũ Tiến Quỳnh đã xem Loan nh là ngời anh hùng nổi lên trên bình diện chống lại lễ giáo phong kiến: ở sân khấu Đoạn tuyệt ngời anh hùng nổi lên trên bình diện thứ nhất là Loan. Trong cuộc đấu tranh sống còn với lễ giáo cũ, Loan tỏ ra thật ngoan cờng [12; 24]. Khi nói về quyết tâm đi theo cái mới, tìm lý t- ởng sống cho mình. Mã Giang Lân, Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1990- 1945, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2000 đã nói: Có can đảm đơng đầu với kẻ thù, can đảm khinh suất những ác tập trởng giả, can đảm hy sinh an nhàn cho lý tởng và can đảm chịu đựng những gian lao trong khi đi tìm lý tởng [8; 293]. Trơng Chính trong Văn chơng Tự lực văn đoàn (tập 2), Nxb Giáo dục, lại nhìn nhận Loan trong góc độ gia đình phong kiến Lỗi ở gia đình. Gia đình bắt nàng lấy một ngời chồng u mê, dốt nát, gia đình lại bắt nàng sống trong khuôn khổ, chật hẹp của nó. Một ngời can đảm nh Loan thì Loan đạp đổ gia đình cũ. Ngoài những ý kiến trên, Loan trong Đoạn tuyệt còn đợc nhiều tác giả quan tâm đánh giá trên những bình diện khác nhau. 2.3. Trong các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý và đa ra những ý kiến đánh giá khác nhau về hai nhân vật Tố Tâm và Loan cũng nh hai tác phẩm. Tuy nhiên, các ý kiến 8 đánh giá trên bình diện so sánh, đối chiếu giữa hai nhân vật trung tâm của hai tác phẩm này còn rất ít và mới chỉ dừng lại ở một khía cạnh nào đó cha toàn diện. 2.4. Tác phẩm Tố Tâm đợc xem nh là mở đầu cho trào lu tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam. Nên ngay từ khi ra đời đã có nhiều công trình nghiên cứu, trên mọi lĩnh vực, bình diện của tác phẩm. Tính riêng công trình Hoàng Ngọc Phách đờng đời và đờng văn, do Nguyễn Huệ Chi,chủ biên, (Nxb Văn hoá thông tin,1996), Chúng ta thấycó 35 bài báo và công trình nghiên cứu viết về Hoàng Ngọc Phách và tiểu thuyết Tố Tâm ngoài ra còn có nhiều bài phê bình, tiểu luận đăng trên các báo, tạp chí. Nhng cái mà các công trình quan tâm chỉ là những điểm chung về vấn đề nghệ thuật, cha đi sâu vào nhân vật nữ Tố Tâm trong tác phẩm. Đối với Đoạn tuyệt, vì là một tác phẩm luận đề,nên các công trình nghiên cứu thờng chỉ quan tâm đến tính chất luận đề, quan niệm sống của nhà văn. Trong đó công trình nghiên cứu Khảo luận về Đoạn tuyệt của Lê Hữu Mục, đã đi vào vấn đề nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu chung về Tự lực văn đoàn, các nhà nghiên cứu cũng có sự quan tâm nhất định về tác phẩm này, xem nó nh là yếu tố thành công của Tự lực văn đoàn. ở hai tác phẩm này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá dới phơng diện so sánh nh Đào Đăng Vĩ đã có cái nhìn so sánh về thân phận con ngời trong hai tác phẩm, Trơng Tửu trong bài Phê bình Nửa chừng xuân và Đoạn tuyệt cũng có sự so sánh giữa Đoạn tuyệtTố Tâm trên góc độ giải phóng cá nhân. Đồng thời các công trình nghiên cứu Tự lực văn đoàn các tác giả cũng đã có cái nhìn so sánh đối chiếu giữa Tố TâmĐoạn tuyệt. Lê Dục trong công trình Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã có ý xem Tố Tâm nh là bớc khởi đầu, của con ngời cá nhân trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Song 9 các công trình nghiên cứu đó vẫn cha có đợc cái nhìn đầy đủ, toàn diện về nhân vật nữ trong tác phẩm. Chính vì vậy khi đi vào tìm hiểu đề tài Nhân vật nữ từ Tố Tâm đến Đoạn tuyệt chúng tôi mong muốn sẽ đem lại một cái nhìn chỉnh thể hơn về các nhân vật đó. 3. Phơng pháp nghiên cứu 3.1. Nguyên tắc tiếp cận Trong văn học không có hiện tợng nào đứng yên, vì thế nhu cầu phải đổi mới văn học là một hiện tợng tất yếu, nên khi tiếp cận hai tác phẩm Tố TâmĐoạn tuyệt chúng ta phải đặt nó vào trong không khí chung của thời đại, trong cái nhìn chung về con ngời của văn học đầu thế kỷ từ đó thấy đợc quá trình vận động và phát triển của văn học là một sản phẩm tinh thần của xã hội. Cùng với sự ra đời của hai tác phẩm Tố TâmĐoạn tuyệt trong khoảng thời gian 1900-1945 cũng có nhiều tác phẩm khác có cùng quan niệm, cùng xu hớng nh, Nửa chừng xuân, Hồn bớm mơ tiên, Thoát ly, Đẹp, Đời ma gió: đặt trong bối cảnh đó ta mới có đợc một cái nhìn khách quan, khoa học về đối t- ợng và thấy đợc những đóng góp của Hoàng Ngọc PháchNhất Linh trên b- ớc đờng hiện đại hoá văn học nửa đầu thế kỷ XX. Đề tài thuộc phạm vi nghiên cứu về nhân vật nữ trong tác phẩm, vì thế những nhận định, đánh giá mà ngời viết đa ra đều xoay quanh các nhân vật đó. 3.2. Phơng pháp cụ thể Từ các nguyên tắc nêu trên ta có thể áp dụng các phơng pháp sau để đi vào nghiên cứu đề tài. So sánh đồng đại: Trực tiếp so sánh hai tác phẩm với nhau, so sánh hai tác phẩm với một số tác phẩm khác cùng phạm trù trong khoảng thời gian 1900-1945. 10 . văn ---------------------- khoá luận tốt nghiệp nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh Chuyên ngành: văn học hiện đại M. nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam 18 1.3.2. Kiểu nhân vật nữ trong văn học thế giới 21 Chơng 2. Nhân vật nữ trung tâm trong Tố Tâm và Đoạn tuyệt

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w