Sự kế thừa, vận động và tiếp nối trong văn học

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 47 - 48)

Một phong trào văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của xã hội, nó là tiếng nói là nhu cầu thẩm mỹ của một tầng lớp ngời, của một giai cấp mới ra đời, đang lớn lên hoặc già cỗi trong xã hội.

Theo quan điểm của triết học Mác: sự phát triển của xã hội không phải theo đờng thẳng mà đầy những bớc quanh co, phức tạp. Sự phát triển bao giờ cũng dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc cái cũ. Sự phát triển của văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Văn học dân tộc nào cũng vậy, giữa sự chuyển đổi các thời kỳ văn học bao giờ cũng có những bớc tiếp nối. Thật vậy, văn học không bao giờ đứng yên mà luôn luôn có sự thay đổi thích hợp với

từng thời kỳ lịch sử, đáp ứng nhu cầu thởng thức của độc giả, nó cũng không bao giờ dừng lại ở những cái đã đạt đợc, cái đã biết và cái đã đợc khám phá một phần mà nó luôn luôn tìm ra những cái mới, phát hiện ra cái độc đáo toàn diện hơn. Sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam cũng nằm trong quỹ đạo ấy.

Tiểu thuyết Việt Nam đợc bắt đầu bằng những truyện Nôm, qua Tố Tâm và đến tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn một mặt khẳng định quá trình vận động phát triển hiện đại hoá nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Mặt khác là quá trình vận dụng, cải biến những yếu tố có ý nghĩa hiện đại trong văn học truyền thống, vừa tìm tòi sáng tạo những yếu tố nghệ thuật mới lạ đa nền văn học dân tộc tiến kịp trình độ văn học thế giới.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w