Tố Tâm đến Đoạn tuyệt là sự tiếp tục đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 48 - 50)

giáo phong kiến

Quy luật phát triển chung của văn học, cũng nh quy luật phát triển của xã hội bao giờ cũng dựa trên sự kế thừa, tiếp nối những tinh hoa nhân loại, và chối bỏ những gì còn hạn chế, lạc hậu.

Tố TâmĐoạn tuyệt là hai cuốn tiểu thuyết ra đời cách nhau 10 năm (1925-1935), cùng nằm trong thời kỳ giao thoa của hai nền văn hoá Đông-Tây. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lại có sự ảnh hởng khác nhau, vì thế cách nhìn nhận đánh giá của mỗi nhà văn cũng khác nhau. Gần nh những vấn đề đặt ra ở tiểu thuyết Tố Tâm đến Đoạn tuyệt của Nhất Linh phần nào đã đợc giải quyết một cách thoả đáng.

Với Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, vấn đề bổn phận và trách nhiệm của ngời phụ nữ trong gia đình phong kiến còn nặng nề. Tố Tâm dù rất yêu Đạm Thuỷ nhng không lúc nào thoát ra khỏi cái bổn phận của mình, ngay cả lúc Đạm Thuỷ mê man trong cõi mộng mơ, muốn từ bỏ hết sự nghiệp thì lập tức Tố Tâm lại lấy cái bổn phận ra để ngăn cản lại “em là phận gái, cái chức phận đối với đời có cũng đợc mà không có cũng đợc, chả ai nghị

luận gì, ai trách chi “nữ nhi nan hoá” nhng anh là bậc nam nhi hai vai nghĩa vụ” và “làm nam nhi có hai chữ chung tình cũng không gọi là đủ đ- ợc” [10; 53].

Tố Tâm vì ý thức trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình còn quá mạnh cho nên nàng đã hy sinh tình yêu để làm tròn bổn phận gia đình. Tố Tâm không đủ mạnh để vợt qua lễ giáo phong kiến, để đến đích cuối cùng của tình yêu. Vì vậy, Tố Tâm đã chấp nhận lấy một ngời chồng mà nàng không yêu, sau đó ốm tơng t mà chết. Cái chết của Tố Tâm chứng tỏ thế lực phong kiến còn rất mạnh nên sự lấp ló của tinh thần đấu tranh đó nhanh chóng bị các thế lực phong kiến, cản trở đè bẹp. Đến Đoạn tuyệt thì Loan vẫn phải lấy một ngời chồng mà nàng không yêu, nhng trong Loan luôn có sự chống đối lại các thế lực phong kiến từ trớc khi cha về nhà chồng, đến lúc vừa bớc chân đến cửa nhà chồng Loan đã cố tình đạp đổ cái “hoả lò” thể hiện một sự thách thức với lễ giáo phong kiến.

Nếu ở Tố Tâm, con ngơi cá nhân đành phải chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân để giữ hoà khí trong gia đình thì đến Đoạn tuyệt nhân vật Loan đã không còn sự chấp thuận hay nhận nhợng, Loan đã quả quyết tự giác đứng lên, chống lại lễ giáo phong kiến, bảo vệ quyền sống, nhu cầu tự do hạnh phúc của chính mình, vì thế cuối cùng Loan đã hoàn toàn chiến thắng. Loan vì thơng mẹ, nàng phải lấy Thân, Bà Phán mẹ chồng, và cả nhà chồng coi nàng nh đầy tớ trong nhà, đầy đoạ nàng, bọn “vô học” ấy, nàng nghĩ, muốn sống mãi “cuộc đời cũ kỹ”, mẹ chồng bóp nghẹt nàng dâu, rồi khi nàng dâu trở thành mẹ chồng, lặp lại nguyên vẹn cái vòng luẩn quẩn dã man ấy, đời này qua đời khác, Loan bị bán đi với ba đồng bạc. Con nàng đẻ ra, bị mẹ chồng giao cho “thằng thầy bìa” giết chết. Nàng không chấp nhận cách chữa bệnh ngu dốt và tàn bạo ấy, nàng tin vào bệnh viện và bác sĩ, kiên quyết chữa bệnh cho con nàng bằng thuốc tây. Cuối tác phẩm Loan đã toàn thắng trớc lễ giáo phong kiến. Nhất Linh đã để cho d luận và pháp luật đứng về phía Loan, trớc toà một bên là lực lợng phong

kiến mà ngời đại diện là ông chởng lý, đã buộc tội Loan, một bên là trạng s đại diện cho cái mới bảo vệ Loan, Loan chiến thắng trong tiếng vỗ tay của nam nữ mới lớn. Loan đã thoát khỏi gia đình phong kiến mà bấy lâu nay nàng phải chịu đựng. Loan nghĩ muốn thoát khỏi sự đày đọa cổ hủ của gia đình phong kiến đó chỉ còn một cách là đấu tranh “đoạn tuyệt” với nó.

Xuất phát từ chủ trơng đó, Đoạn tuyệt đợc xem nh một kiểu “tuyên ngôn nhân quyền” bằng nghệ thuật, Đoạn tuyệt đã giải quyết đợc thoả đáng vấn đề lễ giáo phong kiến mà Tố Tâm đã đặt ra nhng cha đi tới đích. Nó hoàn toàn chối bỏ mọi ràng buộc kim kẹp con ngời, để giành lấy quyền tự do, bình đẳng, giữa con ngời và con ngời trong xã hội.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 48 - 50)