Thức về quyền cá nhân của ngời phụ nữ từ Tố Tâm đến

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 50 - 52)

Đoạn tuyệt

Những năm 20 của thế kỷ XX, văn minh phơng Tây ngày càng du nhập vào Việt Nam, làm tăng thêm nhu cầu đòi hỏi cá nhân vốn đã trở thành bức thiết. Ngời phụ nữ lúc này có điều kiện đứng lên, đa nó đến chỗ say sa của ý thức tự giác, t tởng mới mẻ này đợc đón nhận ngay lập tức, nó đứng lên đấu tranh chống lại luân lý, lễ nghi lạc hậu để giành quyền cá nhân của mình.

Trớc hiện thực của xã hội đó, Hoàng Ngọc Phách đã nhanh nhạy đa vấn đề đấu tranh chống lề thói cũ để đề cao hạnh phúc cá nhân. Tuy nhiên, con ngời cá nhân trong Tố Tâm mới chỉ xuất hiện nh một “linh cảm”, một “dự báo”, cha thực sự đứng lên đấu tranh để giành lấy nó. Cái “tôi” cá nhân đó còn chịu nép mình trớc thế lực phong kiến và cuối cùng phải “vứt giáo” đầu hàng, kết thúc tác phẩm là sự đầu hàng số phận của Tố Tâm, nhân vật chấp nhận hy sinh cá nhân để giữ hoà khí trong gia đình. Trong cuốn Xã hội trong bớc qua độ Mac Hoóccơhainơ viết: “Với sự quá độ của giai đoạn tự do của chủ nghĩa t sản đầu thế kỷ trong giai đoạn nền công

nghiệp thâm nhập toàn bộ xã hội, sự thay đổi của con ngời gắn liền với tình hình đó cũng hoàn toàn trở nên rõ ràng”.

Với Tố Tâm con ngời cá nhân muốn thể hiện ý thức độc lập về hạnh phúc đã xuất hiện, tuy nhiên nó đang còn là một cái gì rất mong manh, dễ vỡ, chỉ xuất hiện trong chốc lát, rồi bị các thế lực phong kiến cản trở, đè bẹp. Phan Cự Đệ đã viết: “Về thực chất, Tố Tâm là một bản tình ca ngoài lễ giáo, ca ngợi cái tôi cá nhân trong tình yêu, thoát ly mọi trách nhiệm và nghĩa vụ của ngời thanh niên trong cuộc đấu tranh giai cấp đơng thời” [2; 34]. Để đến Đoạn tuyệt, chiếm một vị trí vững chắc, cái tôi cá nhân khao khát đợc hởng hạnh phúc tự do trong tình yêu đã đợc đẩy lên đến đỉnh cao. Từ chỗ ao ớc một cuộc đời tự do, rộng rãi không gì bó buộc, Loan đã công khai thẳng thắn phát biểu quyền tự do lựa chọn tình yêu, hạnh phúc riêng của mình “ít ra mẹ cũng để con nói chuyện phơi bày phải trái về một việc rất quan hệ với đời con và chỉ quan hệ đối với con mà thôi” [9; 36]. Loan không phải là “cô Cả Đạm”, nàng có ý thức về con ngời mình, về quyền cá nhân của mình, về khả năng tự lập của mình; nàng hiểu ngời có “Tây học” phải làm gì, để “đoạn tuyệt” với cái cổ hủ, trì trệ, khinh rẻ con ngời, để “thoát ly” xã hội cũ kỹ đầy thù hằn, độc địa, khi ngời ta nói đến “quyền con ngời”. Ngay từ khi còn ở nhà với mẹ, nàng tự hỏi “mình có hay không có ở nhà này?” [9; 33]. ý thức cá nhân gắn liền với ý thức về quyền con ngời. Sau này khi thân với Tuất “kẻ vô học”, làm vợ lẽ, ngày cới, Tuất sụp lạy chồng và lạy cả Loan, nàng thốt lên, kinh tởm: “ngời hay vật?”. Một lần nàng nói với Thảo: “Cái quyền làm ngời của em ngời ta không kể đến” [9; 144]. Trong cuộc đấu tranh đòi quyền cá nhân của mình Loan đã tỏ ra rất ngoan cờng, tiêu biểu cho khát vọng về tự do hôn nhân của lớp trẻ, cô dám yêu Dũng, một thanh niên trẻ thông minh, có tính cách độc lập. Loan đợc xem nh một thần tợng của lớp trẻ, của phái đẹp đơng thời, thân cô thế cô trong hang hùm miệng cọp, nhng cô đã dũng cảm đơng đầu không biết

sợ, cô chịu đựng, nhẫn nhục, hy vọng có thể cải hoá ngời chồng không đ- ợc, chồng cô lại vào hùa với mẹ đẻ để chửi bới hành hạ cô. Loan đã dũng cảm đấu tranh chống lại để bảo vệ quyền làm ngời của mình, Loan cho rằng “hễ ngời ta còn dễ bắt nạt, thì ngời ta còn bắt nạt mãi, và muốn cho ngời ta vị nể mình, thì không gì hơn là chống cự lại” [1; 98]. Cô không thể nhẫn nhịn hơn đợc nữa, cô phải đấu tranh đòi mẹ chồng phải đối xử với cô nh mọi thành viên khác trong gia đình, cô nói thẳng vào mặt bà Phán “không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi” và “bà cũng là ngời tôi cũng là ngời, không ai hơn kém ai” [9; 201-202] chứng tỏ Loan là ngời con gái rất bản lĩnh, luôn đấu tranh để giành thế chủ động, giành phần thắng về mình. Đây là cái nhìn hoàn toàn mới mẻ của Nhất Linh so với các nhà văn trớc đó, con ngời cá nhân với ý thức tồn tại độc lập của bản thân, ý thức về quyền lợi, quyền hạnh phúc đến đây đã đợc khẳng định. Trớc toà Loan đã dõng dạc nói lên quyền lợi của mình, của ngời phụ nữ.

Chủ nghĩa cá nhân với nhu cầu tự do, đợc đặt ra trong Đoạn tuyệt đã đợc khẳng định. Cái tôi cá nhân cất lên tiếng nói đanh thép, nó không còn lép mình trớc các thế lực tàn bạo của chế độ phong kiến, mà đã tự đứng lên, đòi quyền sống, quyền tự do cá nhân một cách quyết liệt.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 50 - 52)