Thức đấu tranh chống lại tập tục của gia đình phong kiến

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 38 - 43)

Văn học trung đại bị bó buộc trong những lễ nghi truyền thống, vì thế không thể chấp nhận những con ngời có cá tính mạnh mẽ, tự khẳng định mình, bứt phá ra khỏi guồng quay của lễ giáo xã hội. Đến những năm 1930 con ngời trong văn học hiện đại không chấp nhận những thành kiến của lễ giáo phong kiến. Đợc tiếp thu văn hoá phơng Tây họ có những cái nhìn mới mẻ về cuộc sống, con ngời, đặc biệt là con ngời cá nhân, họ lên tiếng đấu tranh cho tự do hôn nhân, hạnh phúc lứa đôi, phê phán kịch liệt đại gia đình phong kiến. Khẳng định con ngời cá nhân trong xung đột với gia đình truyền thống, với khát vọng tìm lối thoát trong tình yêu, trong thế giới nội tâm. Nhân vật trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn thờng là những cô gái mới, sinh ra trong những gia đình bảo thủ, họ đã đứng lên đấu tranh đến cùng cho hạnh phúc của riêng mình. Mai trong Nửa chừng xuân của Khái Hng đã chống lại đến cùng chế độ đa thê, đã nói thẳng vào mặt mẹ chồng “nhà tôi không có mả lấy lẽ”. Ngời phụ nữ đợc giải phóng ra khỏi những quan niệm trinh tiết, hẹp hòi của lễ giáo phong kiến trong Lạnh lùng của Nhất Linh hay sự ghen ghét của mẹ ghẻ trong Thoát ly của Khái Hng. Trong văn học Tự lực văn đoàn chúng ta đã thấy những phụ nữ mạnh dạn đứng lên đấu tranh chống lại lễ giáo của truyền thống gia đình phong kiến mà ngời mở đờng tiên phong cho việc chống đối đó là Loan trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh. ý thức đấu tranh chống lại những hủ tục lạc hậu trong gia đình phong kiến là ý thức thờng trực xuyên suốt trong nhân vật Loan, từ đầu đến cuối cuốn tiểu thuyết.

Nếu nh ở Lạnh lùng nhân vật Nhung không đủ can đảm để công khai chống lại lễ giáo phong kiến, hay trong Thoát ly nhân vật Hồng chỉ phản kháng một cách kín đáo trong ý nghĩ “chi bằng không thoát ly nữa mà coi nh mình đã thoát ly rồi”, thì Loan lại không đấu tranh một cách nhẹ nhàng khoan nhợng mà tỏ ra mạnh mẽ và quyết liệt. Khi bố mẹ Loan nói là đã sắp xếp việc nhân duyên của nàng với cậu cả Thân thì nàng đã phản đối

cái ý nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Loan đã nói với mẹ “tha mẹ, sao mẹ hứa với ngời ta, trong bao nhiêu năm mẹ nhận lễ của ngời ta, nếu mẹ nghe con ngay từ trớc; nay ngời ta đến ăn hỏi, mẹ cũng cứ nhận, lỗi đó không phải ở con vì mẹ không cho con hay. Việc của con mà thầy mẹ coi nh là không có con ở đời này” [9; 36]. Những lời lẽ của nàng chứng tỏ ý thức về hạnh phúc, cho rằng hạnh phúc chỉ có thể có đợc trong hôn nhân theo sự lựa chọn của cha mẹ, phận làm con chỉ biết vâng theo đã không đ- ợc Loan chấp nhận, nàng cho rằng hạnh phúc của mình phải do mình quyết định. Vì thế, mặc dù bị ông bà Hai mắng chửi Loan vẫn cơng quyết bảo vệ ý kiến của mình “tha thầy con không hỗn. Không bao giờ con dám vô lễ với me con. Nhng ít ra, me con cũng để con nói chuỵên phân bày phải trái về một việc rất quan hệ tới đời con”, “thầy me giận con, vì thầy me không thể tởng đợc rằng làm phận con lại dám cả gan trái lời bố mẹ” [9;36,38]. Dù cho nàng ý thức đợc là không thể nào trái lệnh bố mẹ đợc nhng nàng vẫn không chịu khuất phục. Ngay cả khi đồng ý lấy Thân để làm vui lòng bố mẹ, song ngay khi vừa bớc chân về nhà chồng Loan đã công khai thách thức với lề thói cổ lỗ của gia đình chồng, trong buổi lễ tơ hồng “ngời ta đặt nàng ngồi sau lng Thân, nàng sắp lễ, thản nhiên đứng lên ngồi ngang hàng với Thân” [9;81], và khi bớc chân vào cửa nhà chồng “đáng lẻ phải bớc qua cái hoả lò để ở cửa, nàng đứng dừng lại cúi nhìn cẩn thận rồi vờ nh vô ý lấy chân hắt đổ cái hoả lò” [9;81], trong đêm tân hôn khi nhìn thấy Thân “đang giải một miếng vải trắng lên chiếu, bỗng nàng hiểu và cảm thấy tất cả cái mọi rợ trong cử chỉ của Thân lúc đó, nàng mỉm cời khinh bỉ nghĩ thầm: “chỉ có sự trinh tiết của tâm hồn là dáng quý thôi” [9;83]. Trớc đây khi ngời con gái về nhà chồng không còn trinh tiết là một sự ô nhục đối với gia đình, bị cả xã hội hắt hủi ruồng bỏ vì vậy những việc làm nh Thân là việc làm thờng tình, ở đây tuy Loan không nói ra nhng trong ý nghĩ của mình Loan đã khinh bỉ sự lạc hậu đó.

Từ ngày về nhà chồng, ý thức của nàng về bản thân mình trở nên mạnh mẽ hơn. Trong xã hội cũ ngời phụ nữ chỉ dợc coi là những con sen con ở không công, là cái “máy đẻ” để gây dòng dõi cho các gia tộc mà thôi. Vì thế, khi nhìn thấy Tuất bấy giờ nàng đã nhớ lại và bất chợt nghĩ thân phận mình và những ngời con gái khác “bị ngời ta mua về, hì hục lạy ngời ta để làm cái máy đẻ, làm con sen hầu hạ không công” [1;175], thân phận làm dâu không có quyền sống cho riêng mình mà chỉ lầm lũi làm sao hầu hạ cho chu tất từ trên xuống dới trong gia đình nhà chồng. Loan không cho đó là bổn phận của mình, việc đó “thì một con sen cũng có thể làm nổi, không cần đến một nàng dâu” [9;103], Loan cho rằng làm một nàng dâu phải có quyền ngang hàng trong gia đình, bình đẳng trớc tất cả mọi ngời nàng đã nói với Thân “tôi, tôi chỉ biết cậu là chồng, còn đối với ngời khác, vì nể cậu mà tôi chịu nhịn. Nhng nếu một ngày kia, ngời ta làm cho tôi không thể nhịn đợc nữa, chắc sẽ có nhiều chuyện lôi thôi” [9;95]. Mặc dù không yêu chồng nhng Loan vẫn bàn với chồng ra ở riêng để tự lập gia đình hạnh phúc thoat khỏi gia đình lạc hậu nhà chồng. Khi sinh con, Loan bất chấp sự phản đối của mẹ chồng tự ý đặt tên cho con. Từ trớc đến nay việc đặt tên cho con là việc của bố mẹ chồng bổn phận làm dâu không có quyền hành đó và ngay cả đứa con cũng là của dòng họ. Khi Loan nhận thấy mong ớc của bà Hai, mẹ nàng là không thể đạt đợc vì Loan biết rằng “đứa con nàng đẻ ra đã hoàn toàn thuộc về nhà chồng” [9;138], nhng Loan lại cảm thấy đứa con là của mình chứ không phải là của dòng họ, thế nên khi con nàng ốm nàng đã kiên quyết chạy chữa bằng thuốc tây “con nhất định chữa bằng thuốc tây cho đến kỳ cùng” [9;160]. Loan đã nói với bà Phán “tha mẹ, đứa con của con ốm, bổn phận con, con phải lo” [9;161]. Nàng thà để con chết ở nhà thơng chứ nhất định không chịu đa con về để phải chết trong cái cổ hủ nhà chồng, vì vậy khi bà Phán sai Thân đi đón về, Loan đã ngăn cản “tôi xin cậu để nó chết ở đấy cho yên thân nó”

[9;163] lúc này nàng đã công khai chống đối lại những gì gọi là nề nếp của gia đình phong kiến đã làm cho đứa con của nàng phải chết.

Trong cái gia đình phong kiến nhà chồng đó tất cả mọi ngời xung quanh nàng đều lấy cái lễ giáo gia phong của một chế độ cũ ra để làm cho Loan phải đau khổ, ngay cả cái Tuất ngời vợ lẽ của Thân đợc Loan thông cảm sẻ chia vì cùng phận “đợc ngời ta mua về hì hục lạy ngời ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con sen hầu hạ không công” [9;175], ngời mà Loan đã chống đối lại cái tục vợ bé phải lạy vợ lớn khi về nhà chồng cũng tìm cách để làm khổ Loan. Phải chịu cảnh bất công trong gia đình nhà chồng, và áp lực sống phong kiến cổ hủ Loan đã nghĩ “hễ ngời ta dễ bát nạt thì ngời ta còn bắt nạt mãi và muốn cho ngòi ta nể mình thì không còn gì hơn là chống cự lại” [9;198], Loan nhận ra rằng “bấy lâu nay nàng đã hèn nhát sống theo tục lệ”, đã nhẫn nhục hy sinh để làm vừa lòng mẹ, không có can đảm phá tan tục lệ và “tại sao bấy lâu nay chịu đợc nh thế”, nàng tự hỏi “cái gì bắt ta đau đớn, khổ nhục mãi mãi?” [9;199].

ý thức bảo vệ nhân phẩm của mình trong cái gia đình phong kiến đó, đã bùng lên một cách mạnh mẽ khi Loan cảm thấy nhân phẩm của mình không bằng “phẩm giá một con vật”, Loan đã đứng lên đấu tranh quyết liệt chống lại sự bất bình đẳng đó bảo bệ cái quyền đợc làm ngời của chính mình. Loan đã lớn tiếng nói với bà Phán “không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi”, “Loan vút tóc ngửng lên, nhìn thẳng vào mặt mẹ chồng: bà cũng là ngời, tôi cũng là ngời, không ai hơn kém ai” [9; 201- 202]. Khi đứng trớc toà, Loan đã công khai nói với chị em phụ nữ “tôi nói thật để chị em gái mới lớn đến đây nghe, biết rằng nếu các chị em muốn h- ởng hạnh phúc với chồng con thì điều trớc mắt các chị em phải tìm cách sống một cuộc đời riêng, tự lập, tránh xa sự chung sống với bố mẹ, họ hàng nhà chồng và nhất là vợt hẳn ra ngoài quyền của cha mẹ chồng thì mới mong gia đình đợc hoà thuận” [9;231-232]. Ngay cả khi bị xích giải đi nàng vẫn bình tĩnh lẳng lặng ra đi, nàng cảm thấy thoát khỏi sự cầm tù

đã bốn năm nay “Loan bớc ra khỏi cửa, nàng vẫn có cái cảm tởng rằng mình vừa ra khỏi một nơi tù tội” [9;207]. Trở thành ngời tự do, đầu tiên Loan thấy hạnh phúc là từ nay nang hoàn toàn đợc sống theo ý của mình không còn phải lệ thuộc vào sự bó buộc lâu nay. Nàng cũng đã nói với bà cô khi nàng bán nhà không hỏi ý kiến “bán nhà thì phải dọn nhà đi, không đi ngời ta cũng không cho ở” [9;247]. ở đây, Loan tỏ rằng “nàng muốn toàn quyền hành động, mà việc của nàng là việc riêng, không dự đến ai cả” [9;248] và “cháu thì cháu chỉ biết thờ ở trong lòng, cần gì phải bàn thờ, cần gì phải ngời thừa tự” [9;250], Loan đã bỏ qua tất cả cái tập tục bấy lâu nay là có ngời hơng khói, cái mà bắt buộc ngời phụ nữ phải đẻ con trai để có ngời thừa tự.

Chúng ta thấy ý thức đấu tranh của Loan là ý thức thờng trực và cuối cùng nàng đã thoát ra khỏi cái cảnh trói buộc của gia đình phong kiến, không giống nh nhiều cô gái đều chịu thuần phục vào khuôn vào phép, đợc tiếng là dâu thảo, vợ hiền nhng đã nhẫn nhục đau khổ suốt cả tuổi xuân để rồi chết một cách đau đớn nh cô Cả Đạm, và không ít cô gái mới lớn không đủ sức chịu đựng đã tìm cách thoát ly bằng con đờng tự vẫn nh Lệ Hồng, Minh Nguyệt... Trơng Chính đã từng đánh giá Đoạn tuyệt: “Đoạn tuyệt một cách rõ ràng thời kỳ thay đổi trong cuộc sống tiến hoá của xã hội An Nam. Nó công bố sự bất hợp thời của một nền luân lý khắc khổ, eo hẹp, đã giết chết bao nhiêu hy vọng, đè bẹp bao nhiều lực lợng đáng kể, giam hãm bao nhiêu chí khí bồng bột đang ao ớc sống một cuộc đời đầy đủ, một đời mãnh liệt, cờng tráng vì chế độ gia đình hiện thời chỉ là một chế độ nô lệ dới một lớp sơn lừa dối. Bắt ngời cả đời chỉ quanh quẩn với những bổn phận không đâu, mà có phải bổn phận không đã? Chế độ gia đình chỉ xuất hiện những tên lính yếu ớt ơn hèn” [18; 136]. Ngay nhan đề tác phẩm cũng đã cho chúng ta phần nào hiểu đợc dụng ý của tác giả.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w