Quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Tố Tâm

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 36 - 38)

Tố Tâm là một cô gái có văn hoá, tài giỏi, xinh đẹp nhất phố, dịu dàng và rất duyên dáng với “cái đờng mũi hơi cao cao mà nhỏ thẳng xuống cái miệng xinh xinh viền hai đờng môi mỏng và thăm thẳm, tạo ra cái vẻ mặt rất thanh tao, tinh xảo, nhng trên cái khuôn mặt mơn mởn tơ đào đó có một vẻ buồn cao xa kín đáo bởi đôi mắt trong mà lại lờ đờ” [10; 19]. Khi luồng t tởng mới từ phơng Tây tràn vào nớc ta, ngời phụ nữ không còn phải cải trang nam nhi để đi học, đi thi nữa, cũng không còn cảnh “nam nữ thụ thụ bất thân”, thay vào đó họ đợc tự do không cần học hành gì, phận gái chỉ biết những phép tắc học tập, tự do giao tiếp và tự do trao đổi, Tố Tâm cũng chịu ảnh hởng của luồng t tởng đó, nàng đợc đi học chữ Tây, lấy đợc cái bằng sơ học. Vì thế, khối óc của Tố Tâm là khối óc mới, có học vấn, biết yêu thơ văn và cái đẹp, dẫn tới quan niệm về tình yêu của nàng cũng thay đổi không còn nh các cô gái ngày xa nữa. Nh Trúc Hà đã viết trên Phụ nữ tân văn “Giá nh Tố Tâm sanh về thời đại cũ, lề thói trong gia đình thì cuộc đời của Tố Tâm thu xếp, xoay xở theo chiều nào cũng dễ. Trái lại, Tố Tâm ở vào xã hội mới con tim khối óc cũng đồng thời đợc tự do mở mang, nh thế nàng muốn ép vào trong khuôn khổ luân lý cũ, tất không thể nào đợc” [1; 95].

Tố Tâm nhờ quan niệm mới mẻ đó mà chỉ đọc văn chơng của Đạm Thuỷ trên sách báo cảm thấy văn chơng của Đạm Thuỷ hợp với tính tình của mình mà sinh lòng luyến ái “Sao anh hợp tâm hợp tính với em lắm vậy!” [10; 36]. Vì thế mà “Em chỉ xem văn chơng, tính tình t tởng của anh mà em yêu, cái yêu kỳ thay, không biết có ai yêu lạ lùng nh thế không?” [10; 35], Tố Tâm đã yêu Đạm Thuỷ một cách lặng lẽ, âm thầm từ khi cha biết mặt. Trúc Hà đã nói: “Tố Tâm nếu không yêu Đạm Thuỷ tất phải yêu

một ngời nào khác mà văn chơng t tởng thích hợp với tính nàng dẫu ngời ấy không cùng giòng, cùng giống mà trong thanh khí, Tố Tâm cũng có thể yêu đợc. Chỉ vì Đạm Thuỷ là ngời một nớc lại cùng một lứa đầu xanh tuổi trẻ thành ra mối liên cảm mới sâu xa nh thế” [1; 527]. Tình yêu của Tố Tâm càng ngày càng đằm thắm, sâu sắc, làm thay đổi cả tâm tính khiến Đạm Thuỷ nghĩ đến một lối “giáo dục bằng ái tình” vì “tôi yêu gì nàng yêu, tôi ghét gì nàng ghét, tôi bảo gì nàng cũng nghe, tôi cấm gì nàng cũng chịu” [10; 41]. Tình cảm đó cứ xâm chiếm hết cả tâm hồn của nàng đến mức tha thiết “lắm khi trong hai con mắt nàng nhìn tôi có vẻ thiết tha hình nh kêu van tôi ngõ lời trớc đi cho nàng đợc thoả” [10; 29]. Tố Tâm yêu Đạm Thuỷ với một mối tình tri kỷ của những ngời cùng sở thích và ý tởng. Cho nên, nàng yêu mà không hỏi ý kiến mẹ “nhiều hôm nàng về chậm thì phải quở nhng tôi xem nh nàng đã đến lúc “ái tình xui làm liều” nghĩa là nàng coi việc về chậm đó là thờng không lấy làm ngại” [10; 49]. Tình yêu của Tố Tâm dành cho Đạm Thủy không bó hẹp trong gia đình nữa mà đã cùng Đạm Thuỷ nay đây mai đó “hôm thì đi vào lối Cầu Giấy, đi qua đền Voi Phục, chùa Láng rồi đi quành về Ngã T Sở. Hôm thì đi quanh quẩn trong ấp Thái-Hà” [10; 42]. Biết Đạm Thuỷ đã có vợ cha cới mà vẫn cứ yêu, nàng đã bộc lộ “đối với ngời em yêu, em không thích dùng cách “kín hở”. Em yêu anh bởi vì tâm tính tự nhiên, em biết yêu là yêu còn những chuyện đời dính dáng chung quanh anh, em không hề nghĩ đến” [13; 8]. Tình yêu của Tố Tâm có khả năng vợt lên mọi chông gai trắc trở, mà còn đòi hỏi một sự hy sinh vô điều kiện cho ngời mình yêu nó tuyệt không chấp nhận những toan tính vị kỷ.

Tố Tâm vâng lời mẹ đi lấy chồng mà vẫn không yêu chồng, nhất nhất chỉ thơng nhớ Đạm Thuỷ, để hết tâm hồn cho mối tình chung thuỷ, nàng không yên phận nh những ngời phụ nữ xa. Nàng đã trằn trọc băn khoăn tr- ớc khi chết còn nhắn nhủ “em xin nhắn với những cô thiếu nữ cùng một tính một tình nh em đừng theo em mà đi vào một lối. Muốn hởng lấy cuộc

ân ái đằm thắm trong cảnh vợ chồng thì tìm lấy mà biết sự thực ở đời” [10; 87] và dặn Đạm Thuỷ sau khi nàng chết hãy khắc lên mộ nàng dòng chữ “đây là mộ một ngời bạc mệnh đã chết vì hai chữ ái tình” [10; 88]. Tố Tâm đã bộc lộ t tởng mới, sẵn sàng tìm đến với tình yêu, và sẵn sàng chết vì ng- ời mình yêu. Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang có nói: “Chìm đắm trong tình yêu không thể kết thúc bằng đám cới, Tố Tâm rõ ràng đã bộc lộ một thái độ đi ngợc với truyền thống” [1; 99].

Cái chết của Tố Tâm không phải là dấu hiệu của sự tuyệt vọng chán chờng, quay lng lại cuộc sống mà là “một lời hiệu triệu thức tỉnh, một lời hiệu triệu nồng nàn của chính con tim đắm đuối, khiến họ phải bàng hoàng vùng dậy, tự tìm lấy mình trong hình ảnh của Tố Tâm và lao theo tiếng gọi của tình yêu” [1; 100].

Với quan niệm mới mẻ về tình yêu, nhân vật Tố Tâm đã góp công đầu trong việc tạo tiền đề làm xuất hiện yếu tố mới lạ, tạo tiền đề cho sự khẳng định tình yêu tự do của con ngời trong văn học giai đoạn sau, để nó không còn là sự xuất hiện mới lạ đột ngột nữa, mà đã đợc bắt nguồn đợc nuôi d- ỡng từ trong truyền thống văn học dân tộc. Tố Tâm đã có một vị trí to lớn trong việc khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn, vốn đã bị cầm tù từ rất lâu, thể hiện đợc cái nhìn độc đáo, mới mẻ của Hoàng Ngọc Phách trong quan niệm tình yêu của con ngời, theo đúng tiến trình phát triển của lịch sử. Trần Nh ý cũng đã nhận định “ông đã rọi một luồng ánh sáng lên thứ tình cảm đó mà bề ngoài tởng nh giản dị song đi sâu vào lại rất phức tạp” [1; 86]. Quan niệm của Hoàng Ngọc Phách về tình yêu trong Tố Tâm, về ý thức đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân sẽ đợc phát triển và sáng tỏ hơn trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w