Thức đấu tranh cho tình yêu trong Tố Tâm

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 33 - 36)

Tình yêu vốn là thứ tình cảm thiêng liêng mà thời nào cũng có. Trớc đây do sự hà khắc của xã hội, mà ngời phụ nữ phải kìm nén lòng mình, không dám thổ lộ và không đợc phép thổ lộ tình cảm của mình với ngời mình yêu thơng. Mãi đến Thuý Kiều của Nguyễn Du và nữ sĩ Hồ Xuân H- ơng, ngời phụ nữ mới ý thức đợc tình yêu của mình là phải tự tìm đến với những gì mình mong muốn. Mặc dù vậy, trong văn học Việt Nam trung đại, ý thức về tình yêu tự do và hạnh phúc của ngời phụ nữ vẫn bị xem là phản loạn, không thể chấp nhận đợc. Vì thế, phải chờ đến Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách thì ý thức đấu tranh cho tình yêu của ngời phụ nữ mới đợc bàn đến một cách công khai. Trúc Hà đã đúng khi nhận định: “Tác giả khéo phơi bày cái tình trạng lạ lùng của lòng ngời, những sự hành động li kỳ của tâm lý trong lúc tình cảm với lẽ phải của nó xung đột nhau, cẩn thận, tách bạch từng li, từng tí khiến cho khách tình có thể trông vào đó mà sự lòng không còn dấu giếm đợc gì cả” [1; 523].

Trong Tố Tâm từ đầu đến cuối nàng luôn ý thức đợc việc làm của mình, khi lần đầu tiên gặp Đạm Thuỷ, Tố Tâm đã “giữ ngay vẻ tự nhiên nh không, không phải nh vài hạng thiếu nữ khác” [10; 19]. Quen biết Đạm Thuỷ hai ngời đã nảy sinh tình cảm “luyến ái” nhng Đạm Thuỷ đã không dám thổ lộ lòng mình. Trớc tình yêu âm ỉ trong lòng, Tố Tâm đã chủ động viết th tỏ lòng mình cùng Đạm Thuỷ, nàng biết rằng nếu nh không nói ra sẽ đau khổ trong lòng “khổ lòng lắm, anh ơi! nói ra thì những ngợng lời, mà để dạ cũng đến khô héo. Anh có biết em đem lòng yêu anh đã lâu, và anh làm cho em thổn thức mấy tháng nay rồi không” [10; 35]. Từ khi gặp

Đạm Thuỷ nàng không để Đạm Thuỷ lọt ra khỏi trái tim mình suốt ngày nàng chỉ quanh quẩn nghĩ về Đạm Thuỷ rồi tìm cách để gặp Đạm Thuỷ. Nàng đã thổ lộ lòng mình với Đạm Thuỷ “ôi lòng yêu với tính e lệ của ng - ời thiếu nữ hay xung đột nhau đã làm em thổn thức biết bao phen!” [10; 37], tình yêu tha thiết và mãnh liệt đã làm cho con ngời ta thay đổi cả tâm tính của mình, nó đợc bộc lộ không hề dấu giếm “nhng anh ơi, anh có ma lực gì mà lòng em một ngày một vớng vít, khiến em hết sức giữ lấy mực xa mà không giữ nổi, hễ xa anh thì nhớ, vắng anh thì buồn cuộc đời em không thể rời anh đợc nữa” [10; 37].

Ngay cả khi Tố Tâm biết rằng mối tình của mình với Đạm Thuỷ sẽ không có kết quả vì gia đình Đạm Thuỷ đã chọn cho chàng một vị hôn thê, Tố Tâm biết rằng “cuộc đời của em là cuộc đời vẩn vơ, ái tình của em là ái tình vô vọng” [10; 38], thế nhng nàng vẫn không từ bỏ tình yêu của mình “em đã đem lòng yêu anh thì em biết yêu anh, em lấy tình luyến ái của anh em ta làm khuây khoả, còn về sau nữa em phó mặc cho khôn thiêng” [10; 38]. Tố Tâm đã đắm chìm trong tình yêu dù biết rằng đó chỉ là mối tình vô vọng, quả thực tình yêu khi đã thực sự là tình yêu thì không có chông gai nào có thể ngăn cản đợc. Vì thế, trong khi Đạm Thuỷ mặc nhiên chấp phận số phận theo sự xắp đặt của gia đình thì Tố Tâm chống đỡ phản kháng lại. Dù cho, nàng đã nhân nhợng chiều theo ý mẹ lúc lâm chung “xin mẹ cứ yên lòng mà thuốc thang cho khoẻ, con xin vâng lời hết cả, mẹ bảo sao con xin vâng vậy” [10; 60], nhng đó chỉ là sự ng thuận bên ngoài mà thôi, còn trong lòng nàng vẫn không nguôi nghĩ về Đạm Thuỷ, về tình yêu của mình, không hề nhợng bộ hay khuất phục. Nàng chấp nhận lấy cậu Tú tân khoa, nhng không hề yêu chồng, trái tim nàng vẫn hớng về ngời tình, tơ tởng về ngời tình, dẫn đến âu sầu mà chết. Tố Tâm tình nguyện lấy cái chết của mình để bảo toàn con tim khối óc, cái chết của nàng đầy bi th- ơng, song cho thấy nàng luôn luôn có ý thức đấu tranh cho tình yêu đích thực của mình, đấu tranh đến hơi thở cuối cùng, chứng tỏ tình yêu đích

thực không gì có thể ngăn cản đợc, nó vợt lên trên tất cả và chiến thắng tất cả.

Tố Tâm đã dám thổ lộ tình cảm riêng của mình với cả ngời chồng, công khai nói ra tất cả “tôi xin tha thực cùng cậu rằng lòng tôi đa gửi cho Đạm Thuỷ đã ba bốn năm nay rồi, chỉ vì một chuyện riêng mà hai bên không thể kết duyên đợc” [10; 85]. Tố Tâm sống chết vì tình, ngay trớc khi chết nàng đã để lại những lời tâm can của mình cho Đạm Thuỷ “nhng không anh ạ, anh xá tội cho em mà trời kia cũng chứng minh hộ, em bao giờ cũng là gái duy nhất, em đã đem lòng yêu anh thì bao giờ em cũng yêu anh, em đã yêu anh thì không thể yêu ai đợc nữa. Từ khi em bắt lòng em không đợc tởng đến cuộc trăm năm với anh, em vẫn yêu anh và đinh ninh giữ lấy một mối tình vô hy vọng cho suốt cả cuộc đời em, để sau khi hơng toả khói tan, em chỉ nghĩ một câu rằng ta đã biết luyến ái mà chữ chung tình vẫn đợc vẹn toàn là đủ thoả” [10; 79]. Nàng đã chiến thắng và giữ vẹn toàn tình yêu của mình, không hề mảy may bị xâm phạm. ở đây tình yêu của Tố Tâm không phải là một thứ tình yêu mù quáng, mê muội. Mà ta thấy là một thứ tình yêu kỳ diệu, nó làm cho con ngời ta không hề lo sợ trớc thực tại, nó lấn át cả những toan tính của lý trí. Phan Cự Đệ có phát hiện khá độc đáo khi cho rằng: “về thực chất Tố Tâm là một bản tình ca ngoài lễ giáo, ca ngợi “cái tôi” cá nhân trong tình yêu, thoát ly mọi trách nhiệm và nghĩa vụ của ngời thanh niên trong cuộc đấu tranh giai cấp đơng thời” [2; 34].

So với văn học truyền thống, Tố Tâm đã mang đến cho ngời đọc, một quan niệm về hạnh phúc cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc đó một cách mạnh mẽ, nó đợc bộc lộ một cách trực tiếp ở mọi khía cạnh. Cá tính độc đáo riêng biệt không còn phải dấu mình, chịu đựng âm thầm nữa mà đã đ- ợc bộc lộ qua hành động tâm sinh lý. Dẫu cho nó cha đợc quyết đoán, mạnh mẽ nh các nhân vật trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn sau này, nhng nó cũng để lại một dấu ấn của mình nh một phát hiện mới về con ng-

ời, trong quá trình khẳng định bản chất, bản thể của mình. Đó chính là đóng góp xuất sắc nhất của Hoàng Ngọc Phách cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 33 - 36)