Sự phát triển từ truyền thống đến cách tân của nhân vật phụ nữ từ Tố Tâm đến Đoạn tuyệt

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 52 - 60)

nữ từ Tố Tâm đến Đoạn tuyệt

Văn học bớc vào thời hiện đại, để theo kịp nhu cầu xã hội và thị hiếu độc giả, vì thế cách nhìn nhận của nhà văn cũng dần dần thay đổi theo cái mới, cái mới ở đây là sự cách tân... cách tân là đem những nguyên tắc của nền văn minh Tây phơng áp dụng vào chúng ta. Ngày xa phải theo tục lệ thành kiến, theo mệnh lệnh của cố nhân, nay đợc đổi mới theo nhu cầu cá nhân.

Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã bắt đầu xuất hiện cái mới nhng nó còn dụt dè. Phan Cự Đệ đã nói: “Cái mới trong Tố Tâm hiện ra chỉ nh sự phất phới của cái đuôi nơi chiếc áo đuôi tôm của ngời nhạc trởng. Cái mới xuất hiện nh vậy thì không bị chối bỏ” [6; 260]. ở Tố Tâm, ta đã thấy một cái nhìn mới mẻ về nhân vật, tác giả đã có một hớng cảm nhận mới, thủ pháp tợng trng ớc lệ không còn mà thay vào đó là bút pháp hiện đại. Tuy nhiên, ở đây Tố Tâm vẫn cha hoàn toàn thoát ra khỏi vẻ đẹp truyền thống của một cô thiếu nữ chốn khuê phòng. Tố Tâm tuy là gái mới “tân thời” nhng vẫn giữ những nét đẹp truyền thống với mái tóc quấn đuôi gà, cử chỉ e thẹn, kín đáo, rất giỏi thêu thùa, làm bánh trái... ở Tố Tâm dù đợc hiện lên hết sức cụ thể đến từng chi tiết “cái đờng mũi cao cao nhỏ thẳng xuống cái miệng xinh xinh, viền hai đờng môi mỏng mà thăm thẳm... đôi mắt trong mà lại lờ đờ ” [10; 19], nhng vẫn hiện lên theo vẻ đẹp chuẩn mực truyền thống. Trong khi đó Loan lại hiện lên là một “gái mới” hoàn toàn một nữ sinh trung học, trong bộ quần áo tối tân “chiếc quần lụa bạch”, “chiếc khăn san quàng phủ lên đầu” với đôi mắt “sáng quắc, đôi má đỏ hồng, mấy sợi tóc mai rũ xuống thái dơng bóng loáng ánh đèn” [9; 239]. Loan hiện lên với đầy đủ dáng vẻ của con ngời hiện đại.

Qua vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật ta thấy trong t duy của hai tác giả có sự biến đổi rất lớn, từ thủ pháp tợng trng ớc lệ của văn học trung đại đến Hoàng Ngọc Phách tuy đã có những đổi mới quan trọng nhng cha phải đã hoàn toàn đoạn tuyệt với cách miêu tả truyền thống, nhng đến Nhất Linh với Đoạn tuyệt thì thực sự cũng là một sự đoạn tuyệt với lề thói xa trong cách nhìn con ngời. Với Loan chỉ bằng vài nét phắc họa hình dáng của nhân vật, hình ảnh nhân vật Loan đã hiện lên đầy đủ trong tâm trí ng ời đọc. Ngay trong cách miêu tả tâm lý nhân vật cho chúng ta thấy một bớc chuyển biến nh vậy.

Trong văn học trung đại nớc ta đã có sự xuất hiện của nội tâm nhân vật: ngời chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm đã có những suy t sầu cảm khi nhớ thơng ngời chồng ra trận, đấu tranh giằng xé trong nội tâm “ngời buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đến Tố Tâm thì thế giới nội tâm đợc bộc lộ một cách trực tiếp, ban đầu đó chỉ là những rung động nhẹ nhàng, kín đáo trong niềm sâu thẳm của tâm hồn. Sau đó nó phát triển dần lên khi Tố Tâm gặp Đạm Thuỷ, nàng yêu Đạm Thuỷ bằng thứ tình yêu mộng tởng, nàng đã sống trong một thế giới buồn vui bất chợt, lúc thì “kêu sốt, váng đầu hỏi không muốn nói”, lúc lại “chuyện nh pháo rang”, “chạy vào chạy ra có vẻ hớn hở nh một đứa trẻ thấy đám rớc sắp đến, hay là mua vật gì mới mang về” [10; 27-28]. Tâm lý của Tố Tâm còn đợc bộc lộ một cách rõ nét qua những bức th tình và những trang nhật ký. Từ những trang nhật ký đó ngời đọc đã cảm nhận đợc tâm trạng của Tố Tâm, đau đớn và tái tê trong tâm hồn “Thôi từ ngày 12 trở đi là ngày từ biệt ngòi bút chung tình này. Bút ơi, ngời đã vì ta mà tả những chân tình từ bấy đến nay, thì ngời cũng vì ta mà giữ lấy những lời chung thuỷ. Ta đã nói câu gì thì ta không quên, ta không quên vì ta là ngời chung tình, ta là ngời chung tình nên ta buồn, ta buồn ai có biết chăng, ta mong ta chỉ mong rằng ai vui” [10; 67]. Ta thấy đợc tâm lý của Tố Tâm ở đây là đang có sự giằng co giữa tình yêu và bổn phận. Hoàng Ngọc Phách đã khéo léo dùng hình thức độc thoại nội tâm thông qua đó hình ảnh Tố Tâm đợc hiện lên, phơi bày cái tôi tâm trạng.

Tiếp nối Tố Tâm, Đoạn tuyệt đã chú ý đầy đủ hơn nội tâm của nhân vật Loan và thể hiện nó dới những cung bậc khác nhau tạo nên một thế giới bên trong của nhân vật, nội tâm của Loan trở thành một thế giới riêng. Trong khi phải nghe lời bố mẹ lấy Thân, Loan đã ngầm chống đối lại sự sắp đặt hôn nhân của cha mẹ, bằng tình yêu mãnh liệt thầm kín đối với Dũng, nàng luôn ao ớc có một cuộc sống tự do, thoát khỏi sự bó buộc của gia đình phong kiến nhà chồng. Cũng có lúc Loan đã có những suy nghĩ

rất táo bạo “học thức của mình không kém gì Dũng, sao lại không thể nh Dũng, sống một đời tự lập, cờng tráng, can chi cứ quanh quẩn trong vòng yếu ớt sống một đời nơng dựa vào ngời khác để quanh năm phải kình địch với những sự cổ hủ mà học thức của mình bắt mình ghét bỏ. Mình phải tạo ra một hoàn cảnh hợp với quan niệm mới của mình” [9; 12]. Khi Loan gặp Dũng trên đờng, Dũng lái xe với một vận tốc lớn khiến bà huyện Tịch phải sợ hãi, lúc này Loan lại thầm nghĩ “nàng thầm mong cho chiếc xe kia đâm vào thân cây hay hốc đá và tan thành ra nh cám để nàng đợc hởng một cái chết mạnh mẽ bên cạnh ngời nàng vẫn yêu mà lúc này nàng càng yêu, để khỏi trở về với cái quãng đời khốn nạn, nhỏ nhen nó dày vò nàng bấy lâu, cha biết bao giờ buông tha nàng ra ” [9;151]. Tâm lý của Loan ngày càng trở nên phức tạp bởi có lúc Loan đã có ý tởng liều lĩnh “bỏ cả gia đình, bỏ chồng con, bỏ cái xã hội nàng đơng sống, bỏ hết, nhắm mắt theo Dũng, liều thân sống với Dũng rồi sau này muốn ra sao thì ra” [9; 152]. Chính ý nghĩ táo bạo đó đã thôi thúc hành động của Loan kịch liệt chống lại thế lực phong kiến cũ. Bề ngoài cô gái mới lớn này có vẻ rất bản lĩnh, cứng cỏi song trong tâm hồn vẫn luôn có sự giằng xé, xung đột vì phải thờng xuyên đối diện với những bất công, đè nén của gia đình phong kiến, Loan nghĩ: “Phiền nhất là mình cứ mãi sống với những ngời vô học đó để họ quấy rầy mình” [9; 189], nàng thơng cho thân phận và tuổi trẻ của mình phải hiến dâng cho một ngời chồng “không yêu nàng và không đáng có quyền đợc yêu nàng” [9; 189]. Cũng vì thờng xuyên chịu những thiệt thòi đó bị cả gia đình ghen ghét, tìm cách chửi mắng, nàng đã có ý tởng “hễ ngời ta còn dễ bắt nạt, thù ngời ta còn bắt nạt mãi, và muốn cho ngời ta vị nể mình, thì không gì hơn là chống cự lại” [9; 198], nên lúc đã thoát đợc nó “nàng có cảm tởng rằng vừa bớc ra khỏi một nơi tù tội” [9; 207]. Qua đó ta thấy tâm lý của Loan đợc hiện lên một cách phức tạp và phong phú, ở mỗi hoàn cảnh khác nhau Loan có những suy nghĩ khác nhau, suy nghĩ của Loan thể

hiện đợc tâm lý thẳng thắn và có một lập trờng kiên định, điều này ở Tố Tâm cha có đợc.

Từ Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đến Loan của Nhất Linh, quy luật kế thừa và phát triển của văn học nói chung, của tiểu thuyết nói riêng đã biểu hiện một cách sinh động và rõ rệt. Đây chính là sự vận động và phát triển không ngừng của tiểu thuyết Việt Nam trên hành trình hiện đại hoá văn học.

Phần III. Kết luận

1. Trong văn học, ở mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, ý thức con ngời cũng dần có sự thay đổi. Văn học Việt Nam trung đại, từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII vấn đề con ngời cha đợc đề cập đến một cách cụ thể. Từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX con ngời cá nhân đã đợc nói đến và bộc lộ một cách rõ ràng hơn, họ đã ý thức đợc về cuộc đời, hạnh phúc riêng t, với những yêu cầu đời thờng của con ngời phàm tục. Số phận ngời phụ nữ đợc tập trung đề cập với những cảm xúc, tâm trạng phức tạp, với những đòi hỏi chính đáng về quyền tự nhiên của con ngời, cũng có khi con ngời cá nhân bộc lộ cá tính “khác ngời”, vợt lên trên khuôn khổ để khẳng định con ngời cá thể vừa cống hiến vừa hởng thụ.

Đến văn học Việt Nam hiện đại đầu thế kỷ XX đã có những biến đổi sâu sắc, dữ dội trong đời sống văn hoá và văn học. Tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách và Đoạn tuyệt của Nhất Linh ra đời đã đánh dấu một bớc ngoặt trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, tạo nên một bớc nhảy vọt trong vấn đề ý thức về con ngời, mở ra một trang mới cho vấn đề con ngời trong văn học.

2. ý thức về con ngời cá nhân trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách

Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ra đời vào những năm đầu của thế kỷ XX, cùng lúc với yêu cầu về giải phóng con ngời và yêu cầu đổi mới văn học của thời đại đang đợc đặt ra. Nhân vật nữ Tố Tâm đã dám đứng lên đấu tranh cho hạnh phúc của mình, đã tạo nên một tiếng vang lớn trong đời sống văn học, đợc xem nh là “một trái bom nổ giữa khung trời tình cảm” mở đầu cho những nhân vật nữ đứng lên giành quyền sống chính đáng của mình trong tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam hiện đại.

Trong tác phẩm, Tố Tâm vẫn không dành đợc thắng lợi trên thực tế, cái cũ vẫn tỏ ra thắng thế, nhng cái mới ở đây cũng đã đợc hiện diện, nó thể hiện xuyên suốt thông qua diễn biến tâm lý nhân vật trong tác phẩm. Cái chết của Tố Tâm là sự thất bại trong thực tế của khát vọng giải phóng cá nhân, nhng lại ghi nhận sự chiến thắng trong lý tởng của nhân vật. Tố Tâm chết và bằng cái chết đã chứng minh lý tởng tình yêu tự do đã thắng. Nhân vật Tố Tâm vì vậy cũng đã tạo tiền đề cho sự vận động và phát triển của các nhân vật nữ tiếp sau mà đỉnh cao là các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.

3. ý thức con ngời cá nhân trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh.

Tiếp bớc, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh đã thức tỉnh mạnh mẽ ý thức quyền con ngời, yêu cầu giải phóng cá nhân. ở nhân vật Loan cũng là sự xung đột giữa con ngời cá nhân với thế lực phong kiến cũ. Tuy nhiên không dừng lại ở biên giới của

Tố Tâm mà Loan trong Đoạn tuyệt cuối cùng đã giành đợc thắng lợi cả trong lý tởng và đặc biệt cả trong thực tế trớc thế lực lỗi thời thù địch với cá nhân con ngời.

4. Hai tác phẩm thể hiện đợc ý thức nổi bật về con ngời cá nhân. Đó là hai mốc quan trọng trong sự phát triển của các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Sự biểu hiện về ý thức của con ngời cá nhân

trong hai tác phẩm có ảnh hởng rất lớn đến những tác phẩm sau này. Qua đây, ta thấy đợc những đóng góp xuất sắc của Hoàng Ngọc Phách và Nhất Linh cho thể loại tiểu thuyết đồng thời thấy đợc sự phát triển của nền văn học dân tộc.

Mặc dù, có những hạn chế nhất định song Tố Tâm Đoạn tuyệt, đã định hình cho thể loại tiểu thuyết mới ở Việt Nam, tạo nên bớc ngoặt về hình tợng con ngời cá nhân trong văn học hiện đại.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hụê Chi, Hoàng Ngọc Phách đờng đời và đờng văn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1996.

2. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, 2001.

3. Phan Cự đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại giao lu văn hoá và thế giới, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004.

4. Phan Cự Đệ, Văn học Việt Nam 1932-1945 phê bình và tiểu luận, tập 3, Nxb Giáo dục, 2006.

5. Hà Minh Đức-Phạm Quang Long, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, 2007. 6. Trần Đình Hợu, Nho giáo và văn hoá Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn

hoá Thông tin, Hà Nội, 1995.

7. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2006. 8. Mã Giang Lân, Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900-1945,

Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2000. 9. Nhất Linh, Đoạn tuyệt, Nxb Văn học, 2002.

10. Hoàng Ngọc Phách, Tố Tâm, Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh, 1988. 11.Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại (1942), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Vũ Tiến Quỳnh, Nhất Linh, Khái Hng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Nxb

Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1999.

13. Nguyễn Hữu Sơn-Trần Đình Sử-Trần Ngọc Vơng-Trần Nho Thìn- Đoàn Thị Thu Vân-Huyền Giang, Về con ngời cá nhân trong văn học cổ Việt nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.

14. Trần Đình Sử, Văn học và thế giới, Nxb Văn học, 2001.

15.Trần Đình Sử, Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, 2000. 16. Vũ Minh Tâm, Nguyễn Gia Thiều và nỗi đau nhân thế, Văn học, số 4, 39-40. 17. Hoài Thanh, Tác phẩm văn học đợc giải thởng Hồ Chí Minh, Nxb Văn

học, 2007.

18.Phan Trọng Thởng-Nguyễn Cừ,Văn chơng Tự lực văn đoàn, tập 1, Nxb Giáo dục,2006.

19. Lê Dục Tú, Quan niệm về con ngời trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Nxb KHXH, Hà Nội, 1997.

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn

------

đỗ thị tâm

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ từ tố tâm của hoàng ngọc phách đến đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 52 - 60)