Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
1,15 MB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1.Đặt vấn đề Cây Vừng (Sesamum indicum L) hay còn gọi là “mè” có nguồn gốc từ châu Phi và đã được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới . Đây xem là cây trồng ngắn ngày quan trọng nhất, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nó chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp củaNghệAn nói riêng, của Việt Nam cũng như trên Thế Giới nói chung. Cây Vừng có giá trị sử dụng, thành phần dinh dưỡng củaVừng chủ yếu là Lipit 45-55%, Prôtêin 16-18% và Gluxit 18-22% do Vừng là cây có hàm lượng dầu cao nên nó được mệnh danh là “Hoàng hậu của cây có dầu". Dầu Vừng tinh chế được xem là loại dầu ăn hảo hạng và ngày càng được sử dụng nhiều thay thế cho mỡ động vật bởi khi ăn dầu vừng tránh bệnh xơ cứng động mạch. Ngoài ra, với đặc tính không bị ôxi hoá, có thể cất giữ được lâu mà không bị ôi và với hương vị đặc thù nên dầu vừng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm. Vừng được sử dụng trong ngành công nghiệp như người châu Phi đã dùng vừng để tạo nước hoa và loại nước hoa cô-lô-nhô nổi tiếng được sản xuất từ hoa vừng (Thenujactory,1999) [28], axitmyristiccos trong hạt vừng được xem là một thành phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm chất sesamin và sesamolintrong hạt vừng có tính diệt khuẩn và sâu bọ nên được làm chất tăng cường tác dụng cho thuốc trừ sâu. Dầu Vừng được làm dung môi hoà tan các loại dược phẩm, thuốc làm mịn da, trong sản suất bơ thực vật và xà phòng (Homecooking,1998). Vừng còn được ứng dụng nhiều trong việc bồi bổ sức khoẻ và trong các công nghiệp dược phẩm lignan củavừng có đặc tính chống oxi hoá và có hoạt tính tăng cường sức khoẻ (Kato và cs., 1998) [21] có sesamin và sesamolin đã được xác định là có hàm lượng cao trong vừng đều có tác dụng tăng cường tốc độ oxi hoá các axit béo trong peroxyxom và trong ty thể (Sirato-yasumoto và cs., 2001) [25],dùng vừng hạt làm thực phẩm dường như có tác dụng làm tăng hoạt tính của y- tocopherol là chất được xem là chống ung thư và bệnh tim (Cooney và cs., 2001) [17] dầu vừng còn dược dùng làm dung môi cho mộtsố thuốc tiêm vào cơ, dầu vừng có những đặc tính bổ dưỡng, làm dịu vết viêm mềm cơ và thuốc nhuận tràng. Vào thế kỷ thứ 4, người Trung Quốc đã dùng dầu vừng để trị bệnh chứng đau răng và bệnh viêm lợi, dầu vừng còn biết đến trong giảm colesterol do có hàm lượng cao các chất béo không có khả năng sinh colesterol. Những công dụng khác củavừng bao gồm điều trị mờ mắt, hoa mắt, chóng mặt và đau đầu. Ở Việt Nam cây vừng được trồng rộng rãi sản suất từ Bắc đến Nam, nhưng diện tích còn manh mún, không phân thành khu rõ rệt, chủ yếu phục vụ kinh tế phụ gia đình, năng suất còn thấp. Trong năm 2006, NghệAn có diện tích vừng chiếm 6307 ha và sản lượng so với toàn 3344 tấn/ha so với toàn quốc. Nghiêncứu về cây vừngở Việt Nam và nhất là ởNghệAn được chú ý hơn khi tập đoàn Kodoya của Nhật Bản đã có những hợp đồng thu mua vừngcủa Việt Nam, mở ra một thị trường mới cho cây Vừng Việt Nam nói chung và cây Vừng tỉnh NghệAn nói riêng. Trong 2 năm 1994 và 1995, Nguyễn Vy và các cộng sự của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiêncứu dầu thực vật, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Sở Nông nghiệp vàPháttriển Nông thôn NghệAn đã tiến hành 4 vụ khảo nghiệm của các giống địa phương của Việt Nam cùng với mộtsốgiống ngoại và đi đến kết luận các giống địa phương vừa có năng suất thấp vừa không đáp ứng dược những tiêu chuẩn về chất lượng xuất khẩu. Trong quá trình khảo nghiệm giốngmộtsốgiống ngoại nhập, bước đầu các nhà khoa học đã chọn mộtsốgiống có năng suất cao chất lượng tốt đáp ứng những yêu cầu xuất khẩu trong đó giốngvừng V6 (hạt màu trắng) vàgiốngvừng V36 (hạt màu đen) có nguồn gốc từ Nhật Bản được xem là giống có nhiều triển vọng. Giá trị kinh tế củavừng V6 vàmộtsố cây trồng khác khi canh tác trên đất như đất cát ven biển, đất bạc màu, đất bạc màu cổ, đất phù sa đã được so sánh và các tác giả đã đi đến kết luận rằng trên những vùng đất bạc màu hoặc đất cát ven biển thì vừng là loại cây trồng có độ rủi ro cao, tập quán trồng vừngcủa người nông dân là ít đầu tư phân bón, thâm canh, chăm sóc dẫn đến sản lượng thấp. Cũng trong thời gian qua các giốngvừng được trồng phổ biến trên vùng đất cát ven biển NghệAn đã và đang bộc lộ mộtsố nhược điểm như năng suất không ổn định, dễ mắc các loại sâu bệnh, độ thuần chủng các giống nhập nội không bảo đảm, chất lượng không đồng đều của từng giống . Trong tình hình đó cần có những công trình điều tra nghiêncứumột cách đầy đủ, có hệ thống các giốngvừng này nhằm đánh giá đúng tiềm năng về năng suất, những ưu điểmvà hạn chế của từng giống để góp phần làm căn cứ khoa học cho việc bảo tồn các gen quý và làm cơ sở cho các chiến lược tạo giống mới với năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích nghi với các điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác ởNghệ An. Với lý do nêu trên mà tôi tiến hành Nghiêncứu đề tài “Nghiên cứumộtsốđặcđiểmhìnhthái,sinhtrưởngvàpháttriểncủa các giốngvừng trồng phổ biến ởNghệ An”. 2.MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 2.1 Mục đích - Nghiêncứumộtsốđặcđiểm nông học củamộtsốgiốngvừng phổ biến ở khu vực NghệAn nhằm có các biện pháp tác động để tăng năng suất cây trồng. - Nhằm đóng góp dẫn liệu về mộtsốgiốngvừng đang được trồng phổ biến tại vùng trồng vừng trọng điểmcủaNghệ An, mà cụ thể là đất cát ven biển, để làm căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp canh tác cho loại cây trồng này. 2.2 Yêu cầu - Nghiêncứu chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, chất lượng của các giống vừng. - Nghiêncứumộtsốđặcđiểmhình thái củagiốngvừng (màu sắc thân, lá, quả và hạt). - Nghiêncứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống vừng. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cở sở khoa học và thực tiễn của đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học Trong hệ thống các biện pháp canh tác, sử dụng giốngvừng tốt là yếu tố hàng đầu quyết định tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Giống là tư liệu sản xuất không thể thiếu được, chọn giống tốt sẽ tăng hiệu quả sử dụng phân bón, thuỷ lợi và đảm bảo sản lượng trong những điều kiện bất thuận như: ngập úng, hạn hán, sâu bệnh, phèn, mặn,… vì vậy giống được xem là tư liệu sản xuất, là tiền đề cho việc nâng cao năng suất, đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Tất cả các khâu của quá trình sản suất giống cây trồng đều nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận cũng như các đối tượng sâu bệnh hại. Trong các khâu của quá trình sản xuất thì giống là một yếu tố hết sức quan trọng, là yếu tố đầu tư ít tốn kém, nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên giống cây trồng lại mang tính khu vực hoá rất cao, mọi tính trạng vàđặc tính đều biểu hiện trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định như: đất đai, khí hậu, thời tiết và các biện pháp kỹ thuật. Thực tế cho thấy mộtsốgiống tốt được đưa vào sản suất qua mộtsố năm đã trở nên thoái hoá giữa tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên như: thời tiết, khí hậu và trình độ thâm canh của người dân làm cho năng suất, phẩm chất, và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy việc chọn tạo thử nghiệm vàso sánh, khảo nghiệm, đánh giá mộtsốđặcđiểm nông học để tạo ra các giống ưu việt nhất, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với từng vùngsinh thái và khả năng chống chịu với sâu bệnh hại chính đang là vấn đề đáng quan tâm hiện nay của các nhà chọn giống. Cở sở để đánh giá mộtsốđặcđiểm Nông Học ảnh hưởng đến sinhtrưởngvàpháttriểncủamộtsốgiốngVừng phổ biến là: a) Đặc tính thực vật học Vừng là cây thuộc thảo hàng năm, thời gian sinhtrưởng ngắn, từ 80-120 ngày nên trồng được nhiều vụ trong năm. • Rễ: Vừng có rễ cọc nhưng hệ thống rễ chùm rất phát triển. Trên rễ cái đâm ra nhiều rễ cấp 1, trên rễ cấp 1đâm ra rễ cấp 2… Thời kỳ cây con, rễ cái sinhtrưởng tương đối nhanh hơn rễ bên, nhưng thời kỳ bắt đầu nở hoa thì ngược lại. • Thân, cành: Thân vừng cao từ 55-150 cm tuỳ điều kiện ngoại cảnh vàgiống mà biến đổi. Trên thân có từ 25-50 lóng, độ dài lóng 2-7 cm.Giống chín muộn thân cao, lóng dài hơn giống chín sớm. Trên thân, cành có lông thường màu trắng, dài hay ngắn , thưa hay dày tuỳ từng giống. Mật độ thân tương quan thuận với tính chống hạn của từng giống vừng. • Lá: Lá vừng thường có hình trứng, hình tiêm hoặc hình thuôn dài, ởmộtsốgiống những lá dưới thấp có phân thuỳ, thậm chí có thể mọc thành cụm lá nhưng các lá phía trên cao thì thường nhọn, không phân thuỳ, mép lá xẻ răng cưa không theo quy luật. Lá vừng không có lá kèm phân bố dọc thân, cành và sắp xếp không thống nhất. Đa số giống, lá mọc đối hoặc phía gốc mọc đối, phía ngọn mọc cách, trường hợp cá biệt có giống lá mọc cách hoàn toàn hoặc phía gốc mọc cách, phía ngọn mọc đối. Trên mặt lá có lông tương tự màu lông của thân, cành và nhiều hay ít là tuỳ giống . • Hoa: Hoa được mọc từ nách lá trên vị trí của thân và cành, số đốt trên thân mang hoa đầu tiên kể từ đất là đặcđiểm di truyền của giống, có tương quan chặt chẽ giữa độ cao đóng quả, độ cao cây và năng suất. Hoa pháttriển bình thường chỉ dài tới 3cm và thuộc loại hoa lưỡng tính hoàn toàn. Đài hoa chia làm 5 thuỳ nông. Tràng hoa chia 5 thuỳ hình ống, hoa chuông với 2 hoa môi yếu ớt, 3 tràng hoa dưới liên kết làm thành môi dưới. Nhị đực thường có 5 cái mọc ở phía trong vách ống tràng, 1 cái bất dục đính trên ống tràng, 4 cái hoạt động, 2 dài, 2 ngắn, đầu mang túi phấn màu vàng. Cũng có loại có 8 nhị đực xếp thành 4 đôi. Nhụy cái màu trắng sữa, gồm bầu nhụy, chỉ nhị và đầu nhuỵ phân nhánh tương ứng với số tâm bì. Bầu nhụy có 2-4 ngăn, mỗi ngăn có 2 hàng phôi châu dính vào thai toà sau sẽ thành hạt. Gốc bầu nhụy có tuyến mật. Thời gian mọc đến khi ra hoa khoảng 38- 56 ngày tuỳ từng giốngvà điều kiện trồng. Hoa nở suốt ngày từ 4 giờ sáng đến 6 giờ chiều, nhưng nở rộ nhất vào 9 giờ sáng. Vừng thuộc loại hoa tự thụ phấn nhưng mộtsố hoa có khả năng tạp giao, nói chung tỷ lệ tạp giao tự nhiên là không quá 5% • Quả: Quả củavừng thuộc quả nang, trong quả chứa nhiều hạt xếp dọc từng ngăn do các vách giả tạo thành, số hạt/quả là yếu tố di truyền. Mỗi quả vừng có 2- 4 ngăn, nhưng cũng có loại 3,5 hoặc 6 ngăn. Mỗi ngăn lại có một màng ngăn đôi thành 2 ngăn giả. Số ngăn giả tương đương số cạnh của quả. Đa số quả nẻ gọi là loại quả nẻ hạt rơi ra ngoài khi chín nhưng cũng có giống quả không nẻ gọi là loại quả ngậm rất thích hợp thu hoạch bằng máy. Thường trên mỗi nách lá mọc 1-3 quả, số quả mỗi nách lá liên quan mật thiết đến sản lượng. • Hạt: Hạt vừng có hình thon dẹt, một đầu nhọn, một đầu tròn, da mặt nhẵn hoặc nhám mang nhiều vân hình nhiều cạnh vàmột đường ngôi phân đôi hạt theo chiều dọc. Mầu sắc hạt thường là trắng, vàng, nâu, đen, xám…tuỳ từng giống khác nhau. Hạt vừng dài 3-4mm, rộng 1,6-2,3 mm. Trọng lượng 1000 hạt chỉ 2-4 g, vỏ hạt rất mỏng, các sắc tố chứa trong tế bào hạt quyết định màu sắc của hạt. b) Sinhtrưởngvàpháttriểncủa cây vừng • Nẩy mầm: Hạt vừng gặp điều kiện thuận lợi, sau 3-7 ngày là mọc. Cây vừng con rất non, bé, sức chống đỡ kém. Nói chung, vừng sau khi mọc 5 ngày ra đôi lá thật đầu tiên và 3-4 ngày sau ra đôi lá thật thứ 2, về sau cứ 2-5 ngày thì thêm 1-2 lá. Bộ rễ của cây con pháttriển yếu về phía sau pháttriển mạnh dần và đạt đỉnh cao nhất lúc vừng ra hoa. Ở 21ºC vừng nẩy mầm mạnh nhất, tỷ lệ nẩy mầm đạt đến 99%. • Nở hoa: sau khi mọc 1 tháng, vừng bắt đầu ra hoa. Trong ngày, hoa nở từ 4 giờ sáng đến 4 giờ chiều và ngừng nở hoa vào khoảng 7 giờ tối, thời gian nở hoa rộ từ 8-10 giờ sáng (chiếm khoảng 2/3 số hoa nở). Trình tự hoa nở trên cây đó là từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, những giốngvừng mỗi nách lá đóng 3 quả trở lên thì nở hoa có hiện tượng vượt cấp. Thời gian ra hoa kéo dài khoảng 2 tháng, dưới điều kiện nhiệt độ ẩm 97% số lượng hoa nở chiếm trên 1/3. Độ ẩm bão hoà không ảnh hưởng đến nở hoa nhưng độ ẩm dưới 80% thì hoa khó nở • Hình thành quả: Bầu nhụy cái sau khi thụ tinh bắt đầu kết hạt, quả hình thành và lớn dần. Trong bầu nhụy mỗi ngăn có từ 20-30 phôi châu sau này sẽ hình thành hạt. Thời kỳ này nhu cầu nước và chất dinh dưỡng rất lớn. Ánh sáng đầy đủ xúc tiến quá trình hình thành dầu, xúc tiến quá trình hình thành dầu, xúc tiến sự vận chuyển các chất dinh dưỡng từ lá đến quả, hạt nên cần ngắt ngọt đúng lúc, ngắt lá đúng lượng, quả lớn nhanh 9 ngày sau khi hoa nở mặc dù sau 24 ngày quả vẫn tiếp tục phát triển. Trọng lượng khô cao nhất 27 ngày sau khi hoa nở. 1.1.2. Cở sở thực tiễn: Nông dân Việt Nam nói chung vàNghệAn nói riêng đã có tập quán trồng vừng rất lâu đời nhưng việc trồng trọt chủ yếu theo tập quán, kinh nghiệm mà chưa có những hướng dẫn mang tính hệ thống khoa học như những cây trồng khác. Từ năm 1994, vị trí cây vừng trong nền nông nghiệp tỉnh NghệAn đã được nâng lên vàNghệAn được xem là vùng trồng vừng trọng điểmcủa Việt Nam. Tại Nghệ An, riêng vụ Hè Thu năm 2002 diện tích các loại vừng trên toàn tỉnh là 9.957 ha, chủ yếu các huyện đất cát ven biển như Diễn Châu (3.050 ha), Nghi Lộc (3.303 ha), Quỳnh Lưu (586 ha),… với 3 giốngvừng được rồng phổ biến: vừng vàng, vừng đen vàvùng V6. Trong đó vừng đen là giống địa phương, còn V6 là vừng nhập nội. Từ năm 1992 đến nay việc du nhập giốngvừng Nhật Bản như V6 đã thay đổi cơ cấu giốngvừngNghệAn đã bộc lộ mộtsố nhược điểm như mẫn cảm với mộtsố loại sâu bệnh, sản lượng không ổn định, độ thuần chủng củagiống không đảm bảo, chất lượng giống không đồng đều. Còn giốngvừng địa phương có nhiều điểm tốt, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu, đòi hỏi mức đầu tư thấp, chống chịu sâu bệnh, kiểu canh tác quảng canh, phù hợp với quy mô nông hộ sản xuất nhỏ,… năng suất thấp hàm lượng dầu không cao. 1.2. Tình hìnhnghiêncứu cây vừng trên thế giới và trong nước 1.2.1. Tình hìnhnghiêncứuvừng trên thế giới Mặc dù là loại cây trồng truyền thống lâu đời của loài người, nhưng do chủ yếu được gieo trồng ở những nước đang phát triển, mặt khác chỉ là loại cây trồng phụ xen vụ nên trước đây cây vừng ít được chú ý nghiên cứu. Tuy vậy, khi giá trị của hạt và dầu vừng được xác định, đặc biệt là những giá trị về mặt y học, thì cây vừng đã được các nhà khoa học để ý nhiều hơn. Đầu thế kỷ XIX (1808-1824), Thomas Jefferson, nhà làm vườn nổi tiếng của Mỹ, tiến hành những thử nghiệm trên cây vừng khi nó du nhập vào Mỹ từ Châu Phi đã được phát biểu rằng "vừng là một trong số những thứ giá trị nhất nhất mà đất nước tôi tìm ra được… trước đây tôi không tin rằng có sự tồn tại một dầu một hoàn hảo như thế để có thể thay thế dầu ôliu" (Betts, 1999). cho đến nay, ngày càng có nhiều công trình nghiêncứu về vừngvà đã đề cập đến hầu hết các lĩnh vực cần được quan tâm như điều tra, thu thập, chọn giống, nông học, hoá sinh, . (Ashri,1995) [ 16] a) Điều tra thu thập giốngvừng bằng phương pháp truyền thống Do vừng được con người trồng trọt từ lâu đời nên đa dạng. Vào năm 1967 trên một cánh đồng ở Rajasthan, Ấn Độ, D.R Langham đã tìm thấy 22 kiểu hình khác nhau (Langham,D.R và cs., 2001) [ 23]. Bedigian và Harlan (1985) cho rằng hầu hết các địa phương của Sudan đều có những giốngvừng bản địa. Vào năm 1999 ở Venezuela, nơi được được báo cáo là chỉ có 2 giốngvừng được trồng nhưng Langham đã thu thập được 11 kiểu hình khác nhau trên một cánh đồng. Sesaco, một công ty chuyên nghiêncứuvà sản xuất ở Mỹ, đã nghiêncứu trên 412 đặc tính của cây vừng. Hằng năm những đặc tính mới lại được phát hiện thêm và những đặc tính cũ được kiểm tra để tìm hiểu tính ổn định và mối liên quan của các đặc tính đó với nhau. Cho tới năm 2000 Sesaco đã thu thập được 2.738 giống từ 66 nước. (Langham D.R., 2001) [17]. Riêng cuộc điều tra thu thập năm 2002 đã thu được 869 giống từ 41 nước khác nhau (Morris, 2002) Sử dụng các giống được làm vật liệu khởi đầu, Sesaco đã tiến hành lai tạo, đánh giá vàpháttriển được 33.545 giống mới (Xiurong và cs., 1999) [25]. Hàn Quốc (Lee và cs., 1984) [26], là những nước đã có những chương trình lớn trong việc điều tra, thu thập và bảo tồn các giống địa phương. Do có tính đa dạng cao và không có kiểu cấu trúc mẫu cứng nhắc nên sự phân loại cây vừng gặp không ít khó khăn. Nhiều nhà chọn giống cây trồng và các nhà điều tra thu thập trên đồng ruộng đã có những quan điểm khác nhau về một kiểu cấu trúc chuẩn lý tưởng của cây vừng. Từ quan điểmcủa 6 nhà chọn giốngvừng chính trên thế giới là. Langham D.R. (Venezuela và Sesaco), M.L. Kinman (USDA, Collection Station,Teas), D.M. Yermanos (University of Riverside, California ), T. Kobayashi (Nhật Bản ), C.W. Kang (Hàn Quốc ) và W. Wongyai (Thái Lan ) thì có thể sử dụng 7 đặc tính (kiểu phân cành, số quả trên một nách lá, chiều cao cây, độ dài lóng, chiều dài quả, số lá noãn, và kiểu chín) để phân loại nhanh các giốngvừng ngay trên đồng ruộng. b) Nghiêncứu cải tiến phương thức canh tác Theo nghiêncứucủa Thiagalingham và Bennett, với lượng phân Nitơ 60kg/ha bón vào thời điểm gieo dường như là thích hợp đối với các giống như sản lượng nhưng sự bón nitơ sau khi ra hoa làm sản lượng bị giảm sút. Rất ít công trình phản ứng củavừng đối với phân phốt phátvà những kết quả sơ bộ không mang tính thuyết phục. Về các dinh dưỡng vi lượng, bón 1mg Bo/kg đất ở các mảnh ruộng thí nghiệm thì tăng lượng quả và trọng lượng hạt trên cây nhưng bón Bo với mức cao hơn làm giảm sút pháttriểncủa rễ và tăng tỷ lệ rễ chồi cây/ rễ. Sản lượng hạt và phản ứng sản lượng củavừng tới phân bón bị ảnh hưởng bởi dinh dưỡng của đất, ngày gieo, giống, mật độ, khoảng cách hàng và độ ấmẳn có trong suốt thời gian trồng vừng. Mỗi yếu tố này có thể ảnh hưởng đến yêu cầu dinh dưỡng của cây và lượng phân bón tối thích. Ước tính từ sự phân tích hạt vừng được thu hoạch ở các vùng khác nhau của Autralia rằng 1 tấn hạt vừng sẻ lấy khoảng 35-48 kgN/ha tuỳ thuộc vào mức dinh dưỡng của đất đai và địa phương. Eagleton và Sandover có công trình nghiêncứu đánh giá những triển vọng cho sự sản xuất vừng thương mại dưới điều kiện tưới nước ở miền Tây bắc Australia vào giữa những năm 80. Từ 31 dạng vừng được nghiêncứu thẩm tra, hai dạng đã được chọn cho sự đánh giá. Hnan Dun mộtgiốngcủa Myanma, với đặcđiểm hạt màu trắng vàsinhtrưởng phân nhánh đã cho sản lượng 1,2 tấn/ha. Được trồng trên đất sét Cunurracos tưới nước, chín trong 105 ngày. Trên đất cát Cockatoo, sản lượng hạt của Hnan Dun là 1,3 tới 1,6 tấn/ ha. Pachequino, mộtgiống không phân nhánh, có nguồn gốc từ Mehico, chín chậm hơn so với Hnan Dun, cho sản lượng lên tới 1,8tấn/ ha trong các thử nghiệm ở trên đất cát sét Cunurra, và hạt có màu trắng rõ nét được ưa thích trong việc dung làm bánh kẹo. Trong 2 thử nghiệm điều tra về phương pháp thu hoạch. Thời điểm tối thích cho phương pháp cho thu hoạch trực tiếp của Pachequino được phát hiện là 50 ngày sau khi gieo, khi khoảng 50% cây trồng đã khô hoàn toàn. Sử dụng diquat 2lít/ha để sấy khô các phần thực vật của cây trồng cho phép thu hoạch sớm hơn để kiểm soát tốt hơn những mất mát từ việc vỏ quả bị nứt. 6ha vừng được trồng trong năm 1985-1986 trên đất sét Cununurra với các hoạt động canh tác phù hợp nhất đã được xác định trong các thử nghiệm này và được thu hoạch với máy thu hoach kết hợp với máy quạt gió Harvestaire, tạo ra sản lượng hạt sạch từ 730-980 kg/ha. Kogram và Steer kiểm tra đặcđiểmsinh lý pháttriểncủa vừng, đặc biệt là sự phản ứng lại với những tỷ lệ khác nhau của nitơ trong các thử nghiệm nhà kính trên đồng ruộng. Các giống Aceitera và Hnan Dun được sử dụng trong các thử nghiệm nhà kính và Hnan Dun trong các thử nghiệm đồng ruộng. Sự cung cấp nitơ cao đẩy nhanh sự nở hoa đầu tiên nhưng kéo dài thời gian chín của quả đầu tiên, thời gian chín được tăng lên liên quan đến sự sản sinh thêm lá và quả. Số quả là sự hạn định chính sản lượng hạt trên một cây, trọng lượng từng hạt vàsố hạt trên một quả thì kém quan trọng hơn nhiều. Trọng lượng khô của quả là một hàm tuyến tính của diện tích lá trên một cây và cũng tương quan chặt chẽ với sản lượng hạt, cũng như là khoảng thời gian tồn tại của diện tích lá trong thử nghiệm trên đồng ruộng. Sản lượng hạt tăng một cách tuyến tính khi hàm lượng nitơ của cây tăng tới 1,8 gN/cây nhưng sau đó đã đạt đến trạng thái ổn định ở 2,7gN. Sự cung cấp nitơ đã ảnh hưởng đến thành phần hoá học của hạt băng cách tăng hàm lượng protêin