1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

63 1,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 121,97 KB

Nội dung

Rất hay bà bổ ích !

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 3

1.2.1 Mục đích của đề tài 3

1.2.2 Yêu cầu của đề tài 3

1.2.3 Ý nghĩa đề tài 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1 Cơ sở khoa học 5

2.2 Các nghiên cứu về cây đào 6

2.2.1 Nguồn gốc phân loại các giống đào 6

2.2.2 Đặc điểm thực vật học 8

2.2.3 Đặc điểm sinh vật học và yêu cầu sinh thái 18

2.2.4 Các nghiên cứu về cây đào trên thế giới và Việt Nam 22

2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đào trên thế giới và Việt Nam 29

2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đào trên thế giới 29

2.5.2 Tình hình nghiên cứu và tiêu thụ đào trong nước 31

2.4 Những kết luận phân tích tổng quan 34

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 37

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 37

3.3.2 Phạm vi nghiên cứu 37

3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 37

3.2.1 Nội dung nghiên cứu 37

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 37

3.3 Phương pháp xử lý số liệu và tính toán 39

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây ăn quả tại xã Thành Công huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng 41

4.1.1 Vị trí địa lý 41

2

Trang 3

4.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu 43

4.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội của xã Thành Công, huyện Nguyên Bình 43 4.1.4 Tình hình sản xuất cây ăn quả tại xã Thành Công huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng 44

4.2 Đặc điểm hình thái và tình hình sinh trưởng của một số giống đào nghiên cứu 45

4.2.1 Đặc điểm hình thái các giống đào 45

4.2.2 Đặc điểm hình thái lá của các giống đào 46

4.2.3 Đặc điểm sinh trưởng của các giống đào trong thí nghiệm 48

4.2.4 Đặc điểm sinh trưởng lộc thu của các giống đào nghiên cứu 51

4.2.5 Tình hình sâu bệnh hại 54

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57

5.1 Kết luận 57

5.2 Đề nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

3

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng đào một số nước trên thế

giới năm 2010 30

Bảng 4.1: Một số yếu tố thời tiết khí hậu của xã Thành Công 6 tháng cuối năm 2011 43

Bảng 4.2: Diễn biến diện tích,năng suất, sản lượng của một số cây ăn quả chính trong năm 2008 - 2010 44

Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái cây các giống đào nghiên cứu 46

Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái lá các giống đào nghiên cứu 47

Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây các giống đào nghiên cứu 49

Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng đường kính gốc các giống đào nghiên cứu 50

Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng đường kính tán các giống đào nghiên cứu 51

Bảng 4.8: Thời gian sinh trưởng lộc thu các giống đào nghiên cứu 52

Bảng 4.9: Đặc điểm sinh trưởng lộc thu các giống đào nghiên cứu 52

Bảng 4.11: Tình hình sâu hại trên các giống đào 54

Bảng 4.12: Tình hình bệnh hại trên các giống đào 55

4

Trang 5

PHẦN 1

MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Cây ăn quả có một vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong đời sống kinh tế sảnxuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình và sự phát triển của đất nước

Cây đào (tên khoa học: Prunus persica) là một loài cây có nguồn gốc

từ Trung Quốc, đào được trồng để lấy hoa và quả Đào là một loại cây có giátrị kinh tế cao Cây đào cũng là một sản phẩm được tiêu thụ tốt và có giá trịkinh tế ở trong nước cũng như ngoài nước Hoa đào rực rỡ và được người dânViệt Nam coi trọng lấy làm hoa xuân chơi trong những ngày tết, quả đào dángđẹp, ăn ngon, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có giá trị chữa bệnh bảo vệsức khỏe rất cao Trong 100g cùi thịt của quả đào có chứa 0,8g prôtêin, 0,1glipit, 7g gluxit, 8mg vitamin B1, 2mg vitamin B2, 6mg vitamin C, cùng một

số loại axit hữu cơ, đường glucô, glucôza

Quả đào được coi là một trong những loại quả quý vì có mã quả đẹp, vịngọt, chua rất hợp với khẩu vị của nhiều người, quả đào được dùng chính để

ăn tươi hoặc có thể chế biến thành các sản phẩm như: đào ướp đường, ô maiđào, rượu đào… Ngoài ra quả, nhân hạt, lá, hoa và nhựa cây đều là những vịthuốc, trong đó nhân hạt được dùng phổ biến hơn Đào nhân có tác dụng dược

lý sau: ức chế đông máu, chống dị ứng và chống viêm Là thuốc chữa ho, bếkinh, đau kinh, ứ huyết sau khi sinh, đau bụng dưới, bí đại tiện, điều trị phụ

nữ rối loạn tiết tố trong thời kì mãn kinh đạt kết quả tốt, liều dùng mỗi ngày 4

- 8g dưới dạng thuốc sắc Lá đào thường được dùng ngoài, tắm chữa ghẻ lở,ngâm chữa viêm kẽ chân

Đào là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao thể hiện ở chỗ: có thểthâm canh với mật độ cao, cây sinh trưởng nhanh, sớm cho thu hoạch quả,khả năng đậu quả tốt, ít bị ra hoa cách năm…

Trang 6

Ngày nay đời sống xã hội đã được cải thiện thì nhu cầu của con ngườingày càng cao Ngoài giá trị về mặt kinh tế, cây ăn quả còn có vai trò quantrọng trong việc cung cấp những giá trị dinh dưỡng cho con người Quả tươi

là một phần rất cần thiết trong bữa ăn của mỗi gia đình, tăng khẩu phần quảtươi trong mỗi bữa ăn là mức phấn đấu của nhiều nước có nền kinh tế pháttriển Đáp ứng đủ nhu cầu quả tươi trong mỗi bữa ăn là mức phấn đấu củanhiều nước có nền kinh tế phát triển Đáp ứng đủ nhu cầu quả tươi trong mỗibữa ăn hàng ngày là đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho mỗi người

Đào là loại quả được nhiều người, nhiều nước trên thế giới ưa chuộng

và được bán rộng rãi trên thị trường tiêu dùng, chúng đã trở thành loại quả cógiá trị vô cùng to lớn trong lĩnh vực kinh tế và dinh dưỡng cho con người.Nghề trồng đào cũng ngày càng được quan tâm phát triển không chỉ về diệntích mà cả năng suất và sản lượng Cây đào là một loại cây hoa đẹp có giá trịkinh tế cao, dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều vùng khí hậu và đất đai vùng núiphía bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La…

Hiện nay việc trồng và sản xuất đào hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn,hạn chế vì cây đào chỉ có thể sống tốt và cho năng suất tại một số khu vực hạnhẹp, do đặc điểm sinh học và các yêu cầu về độ lạnh mà các khu vực cậnnhiệt đới khó có thể phù hợp, tuy nhiên chúng cũng chịu rét rất kém Hơn nữa

ở nước ta chưa có giống đào chuyên canh nào cho ăn quả, người dân chỉ biếttrồng đào từ năm này qua năm khác mà chưa biết cải tạo giống vì thế quả đàocàng ngày càng nhỏ dần và bị thoái hóa

Ở Cao Bằng, cây đào cũng là cây trồng có vị trí quan trọng trong cơcấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh Cùng với chủ trương chung của tỉnh vềphát triển sản xuất cây ăn quả theo phương thức sản xuất hàng hóa thì việctrồng và thâm canh cây đào vừa cho hoa vừa cho sản lượng và chất lượng cao

sẽ là cây trồng tạo ra hàng hóa tốt mang lại hiệu quả cao cho người làm vườn

Trang 7

Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và áp dụngcác biện pháp kĩ thuật vào sản xuất nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao là rấtcần thiết

Để góp phần khắc phục những tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quảkinh tế trồng đào, mở rộng diện tích trồng một số giống đào có năng suất cao

và chất lượng phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu huyện Nguyên Bình,

tỉnh Cao Bằng chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm hình thái,

tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng."

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây ăn

quả tại xã Thành Công - Nguyên Bình - Cao Bằng

- Theo dõi khả năng sinh trưởng của một số giống đào trồng tại PhjaĐén - Nguyên Bình - Cao Bằng

- Theo dõi một số sâu bệnh hại chính của cây đào trong năm

1.2.3 Ý nghĩa đề tài

- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

+ Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa những kiến thức đã học trongnhà trường vào nghiên cứu khoa học và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tế

+ Giúp sinh viên nắm được cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học

và biết phương pháp thu thập, xử lý số liệu và trình bày một báo cáo khoa học

Trang 8

+ Là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp kĩ thuật mới trong trồng

và chăm sóc cây đào

+ Là cơ sở để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về việc lựa chọn giống đàophù hợp cho từng vùng

- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:

+ Lựa chọn được giống đào thích hợp nhất đối với điều kiện sinh tháicủa vùng để đưa vào nhân rộng trong sản xuất

+ Giúp cho người dân bước đầu tiếp cận các biện pháp kĩ thuật mớitrong việc trồng và chăm sóc cây đào nói riêng và cây ăn quả nói chung, gópphần tăng năng suất, chất lượng quả, hạn chế sâu bệnh nâng cao thu nhập chongười làm vườn

Trang 9

PHẦN 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học

Cây đào được tìm thấy ở khu vực Ba Tư (Persia) - hiện nay là Iran Sựđồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng đào cónguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực ĐịaTrung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sửnhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những ngườikhác, 1992)

Các giống đào trồng được chia thành hai loại là "hột rời" và "hột dính",phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều cócùi thịt trắng hay vàng Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt

và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèmtheo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn Cả hai màu thôngthường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng Loại đào cùi trắng, ít chua

là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xungquanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng

và có vị chua hơn

Do đặc tính thích ứng của cây trồng với điều kiện môi trường cụ thể (nhưđiều kiện khí hậu, đất đai) mà qua quá trình trồng trọt có nhiều giống cây ănquả quý còn tồn tại và phát triển tốt trong sản xuất Do vậy, việc nghiên cứuđặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây đào là có ý nghĩa quan trọng trongcông tác chọn giống

Công tác chọn giống rất có ý nghĩa trong việc tìm ra các giống quý mangđặc tính riêng của từng vùng, từng địa phương như một thứ đặc sản (nguồn genquý) của một vùng nhất định có thể duy trì và nhân rộng ra sản xuất

Trang 10

Hiện nay trong thực tế sản xuất có nhiều giống đào đã được trồng thànhcông ở một số vùng có khí hậu ôn đới như: Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Mẫu Sơn(Lạng Sơn), Mộc Châu (Sơn La)… Ở những địa phương này đào sinh trưởng,phát triển và cho năng suất, chất lượng tốt Do vậy cần thu thập, trồng khảonghiệm các giống đào này tại các vùng khí hậu tương tự.

Như vậy, việc điều tra, nghiên cứu, tuyển chọn các giống có sẵn tại địaphương là biện pháp vừa có tính hiệu quả cao, vừa có cơ sở lý luận để pháthiện, duy trì, và bảo tồn nguồn giống cây ăn quả quý

2.2 Các nghiên cứu về cây đào

2.2.1 Nguồn gốc phân loại các giống đào

2.2.1.1 Nguồn gốc

Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây có nguồn

gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa Nó là một loài cây sớmrụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5 - 10 m Lá của nó có hình mũi mác, dài

7 - 15 cm và rộng 2 - 3 cm Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoađơn hay có đôi, đường kính 2,5 - 3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa Quả đàocùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch Quả của nó có mộthạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vànghay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung

Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu

cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (hiện nay là Iran) Sựđồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó cónguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực ĐịaTrung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sửnhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỉ 2 TCN (Huxley và những ngườikhác, 1992).[11]

Trang 11

2.2.1.2 Phân loại

Cây đào prunus persica, thuộc họ hoa hồng Rosaceae Họ thực vật có

thân gỗ, thân thảo và thân bụi, cây có bộ lá thay thế và ra hoa thường xuyên

Đào được xếp vào giống prunus, cây thân gỗ hay thân bụi hoa có 5 cánh, 5

đài với khoảng 20 nhị và 1 bầu nhụy đơn Đối với cây ăn quả hạt cứng (đào,

đào nhẵn, mận), thì giống prunurs được chia thành nhiều loại khác nhau.[6]

Đối với mận, có hai loại được trồng sản xuất hàng hóa là prunurs domesticaL (mận châu Âu) và prunurs sanicina LindL (mận Nhật Bản).

Đối với đào và đào nhẵn chỉ có 1 loại duy nhất, prunurs persica (L) Batsch Đào nhẵn là loại đào không có lông trên vỏ quả Mỗi loại được chia thành nhiều dòng khác nhau như: dòng đào Tropic Beauty; dòng đào Earli Grande.[6]

Đào được xếp vào loại quả hạch Quả được phát triển từ một noãn đơn

và hầu hết từ những hoa có bầu nhị hoàn hảo Quả có lớp ngoài mềm gọi là vỏquả, tiếp đến là lớp thịt hay còn gọi là cùi quả, thịt quả bao quanh hạch cứng

có chứa hạt Do đặc điểm trên đào thuộc nhóm cây ăn quả hạt cứng.[6]

Có nhiều cách để phân loại đào, có thể phân loại theo những cách sau:

* Dựa vào màu sắc quả

- Nhóm đào trắng quả tròn: được trồng phổ biến ở Lào Cai, Yên Bái

- Nhóm đào ruột vàng: khi chín quả có màu vàng, thịt quả ngon

- Nhóm đào đỏ: khi chín vỏ quả có màu tím, thịt quả trắng phớt hồng,hạt đỏ

- Đào Vân Nam: có 20 loại khi chín vỏ có màu hơi vàng, đỏ đặc điểmcủa loại đào này là long hạt

- Đào Mẫn Sơn: quả to vỏ ngoài có khi chín màu vàng, mã quả đẹp

Trang 12

* Dựa vào màu sắc hoa

Đào trồng ở miền Bắc nước ta thường được chia thành bốn loại chínhnhư sau:

- Đào bích có hoa cánh kép nhiều tầng mầu đỏ thắm và lá mầu xanhthẫm Đây là giống đào rất sai hoa, thường được trưng trong ngày Tết

- Đào phai cũng có hoa kép như đào bích nhưng sắc hoa nhạt hơn Hoamầu phơn phớt hồng, lá mầu xanh nhạt

- Đào ta có mầu hoa gần giống đào phai nhưng hoa là hoa đơn, nămcánh Đào ta là loại đào ăn quả

- Đào bạch có hoa kép mầu trắng nõn nhưng hoa ra khá thưa Đây làloại đào tương đối khó trồng

2.2.2 Đặc điểm thực vật học

Đặc tính của cây đào là chịu hạn hơn chịu nước Đào trồng nơi đấttrũng, nước nhiều rễ thối, cây dễ bị chết Trồng trong bóng dâm, ít ánh nắng,đất ẩm, lá sẽ xanh tốt quanh năm, đến mùa rất ít hoa Vì vậy để năm nào đếnmùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng Hàngnăm, sau mỗi mùa thu hoạch, cần bón bổ sung thêm phân chuồng, NPK chocây để cây phát nhiều tán cành sum xuê Mùa hoa năm sau hoa to, sắc màuđẹp, năng suất cao hơn

2.2.2.1 Rễ

Rễ đào tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt từ 10 - 50cm tùy thuộc từnggiống và từng loại đất, một số rễ cái ăn sâu vào lòng đất giúp cho cây đứngvững không bị đổ Với đặc điểm phân cành sớm và nhiều cành nhỏ, cộng lạivới một sỗ rễ cái nằm sâu, lá nhỏ nhẹ, cây đào ít khi bị đổ khi gặp gió bão.Ngoại trừ trồng trên đất mùn hoặc đất đá vôi cây thường bị đổ do nguyênnhân là đất quá tơi xốp và dễ bị sụt lở Tuy nhiên hoa và quả rất dễ rụng dogió bão nên khi thiết kế vườn đào người ta thường thiết kế đai rừng chắn gió

Trang 13

Khác với các loại rễ cây ăn quả khác, trên rễ đào nhất là phần nổi trênmặt đất thường có các mầm ngủ Trong điều kiện thích hợp, các mầm ngủ cóthể bật mầm và mọc thành cây Lợi dụng đặc điểm này, người làm vườn cóthể nhân giống đào bằng giâm rễ theo nhiều phương pháp khác nhau Rễ đàothường phát triển theo chiều ngang do đó các mầm ngủ của rễ phần gần sátmặt đất khi gặp điều kiện thuận lợi thường mọc thành cây Qua quan sát pháttriển khoảng không gian mọc của cây con cho thấy rễ đào thường phát triểnrộng hơn tán cây.[4],[7]

2.2.2.2 Thân cành

Bình thường khi để mọc tự nhiên, đào thuộc loại cây gỗ nhỡ, thông thườngkhi gieo hạt có một thân gỗ chính và 2 đến 3 thân phụ tỏa về các phía (cành cấp I).Nếu đào được nhân bằng cách chiết cành hay ghép cổ thân phụ sẽ lớn hơn Câytrung bình cao 3 - 4m, tán xòe rộng có nhiều cành nhỏ [4],[7]

Tán cây để bình thường tùy từng loại và điều kiện sinh thái mà hìnhdáng khác nhau, vùng nhiệt đới tán cây có hình mâm xôi hay chop nón, câysinh trưởng khỏe cành rậm rạp Cành của cây đào có thể ra hoa nhiều lần trênmột cành, nhiều cành vừa là cành quả vừa là cành mẹ Đặc điểm này có ở hầuhết các loài trong họ đào, mơ, mận [4],[7]

Ở cây đào, cành quả hoặc sẽ trở thành cành quả hoặc sẽ phụ thuộc vàosức sinh trưởng của cành (đường kính, số lá, chiều dài) Cũng ít khi phụ thuộcvào tuổi cành Tuy nhiên những cành ra hoa vào cuối năm trước có thể rấtnhỏ, 7 tháng đến nhiều năm tuổi, thậm chí ngay cả khi cành cấp I và cấp II ởcây đào cao tuổi đôi khi cũng ra hoa và đậu quả tốt

Điều này cũng cho thấy để trở thành cành mẹ hoặc cành quả ở cây đàophụ thuộc vào độ chín sinh lý, thời gian ngủ nghỉ qua đông để đảm bảo độchín sinh lý cần thiết Ở những nước có khả năng thâm canh cao, hình dáng

bộ tán cây đào không trở nên quan trọng do cành được uốn nắn trên các giàn

Trang 14

giống như giàn nho, giàn bầu bí ở Việt Nam hoặc được uốn cố định theo bốnphía trên khung đai thép định sẵn.

Cây đào 1 năm có 4 đợt lộc là : lộc xuân, lộc hè, lộc thu, lộc đông, thờigian ra lộc của các lần cũng khác nhau

- Lộc xuân: Phát sinh tháng 2 - 4, ra lộc 2 đến 3 lần

- Lộc hè: Phát sinh từ tháng 5 - 7, một cành đơn có thể ra liên tiếp 2 đợtlộc hè trở lên Trong sản xuất thường vặt chồi hè phát sinh vào tháng 5 - 6 đểhạn chế rụng quả

- Lộc thu: Phát sinh từ tháng 8 - 10, thời gian này nhiệt độ thích hợp, lạivừa thu hái quả xong, cây khỏe sẽ ra 1 - 2 đợt lộc thu và khá đồng đều Đốivới phần lớn các giống đào thì lộc thu là cành mẹ chủ yếu để năm sau ra hoa,nếu số lượng cành thu ít sẽ ảnh hưởng đến vụ quả năm sau

- Lộc đông: Phát sinh từ tháng 10 về sau, giống đào ra lộc đông sớm từcuối tháng 10 đến đầu tháng 11

2.2.2.3 Lá

Nhìn chung lá đào có hình dáng tương đối đồng nhất giữa các loài, hìnhdáng bầu dục của lá là một đặc trưng hình thái của cây đào Độ lớn của lá rấtkhác nhau tùy thuộc từng loài và giống, nhìn chung giao động từ 1 - 4 cm(chiều rộng), 1,5 - 10cm (chiều dài) Gân lá nổi rõ mép có hình răng cưa rõ rệthoặc không rõ rệt tùy từng giống, từng loài, đỉnh là nhọn hoặc tù Màu sắc lácũng rất khác nhau tùy giống, nhìn chung lá đào có màu đặc trưng đỏ, tím,xanh, xanh đậm, xanh nhạt… Lá đào thường rụng vào mùa đông từ tháng 10đến tháng 12 hoặc sớm hơn một chút tùy theo vùng sinh thái

Những vườn đào giai đoạn còn non (giai đoạn kiến thiết cơ bản) trồng

ở những vùng nóng ẩm lá có thể rụng không triệt để, đôi khi còn một vài lángả xanh vàng, chỉ đến khi ra hoa số lá này mới rụng hết để cành bật lộc mới,

lá đào rụng càng sớm, càng triệt để chứng tỏ điều kiện ngoại cảnh và nội tại

Trang 15

giúp cây có quá trình ngủ sâu trong vụ đông, thì hoa nở càng nhiều và tỉ lệđậu quả rất cao, chất lượng quả tốt.

2.2.2.4 Hoa

Màu sắc của hoa tùy từng loài có màu đỏ tươi màu hồng hoặc màutrắng Hoa đào thuộc loại hoa nhỏ, tính theo hình chiếu không gian của hoađường kính hoa giao động từ 5 - 25mm tùy từng loài Hoa đào thường có 5cánh, cánh hoa nở đều về bốn phía, có những giống số cánh hoa có thể nhiềuhơn (như đào bích kép), phần đài hoa bao bọc lấy bầu, có từ 20 - 30 chỉ nhị,chiều cao của chỉ nhị thường tương đương với chiều cao của cánh hoa, baophấn không nở sớm mà nở vào thời điểm hoa đã nở Đầu nhụy vươn lên ngaycạnh bao phấn Hoa đào thường nở vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 hàng năm,đối với những giống đào dại (đào thóc) thường nở sớm hơn và có quả chín sớmhơn một chút Ở các nước châu Á nhất là Trung Quốc và Việt Nam giống đào hoa

có ý nghĩa về mặt kinh tế do đó bán hoa giá cũng khá cao [4],[7]

Phần lớn các giống đào không có khả năng tự thụ nghĩa là: khi tự thụphải có quá trình thụ tinh không sảy ra và kết quả là tỉ lệ đậu quả thấp, thậmchí hoa rụng 100% Bởi vậy muốn có được năng suất cao cần phải trồng xentrong vườn đào ăn quả với các giống đào khác nhau để làm cho cây có nguồnhạt nhân phong phú hơn

Trang 16

Một số giống đào sớm quả thường chín vào khoảng giữa tháng 4 đầutháng 5, các giống chín trung bình chín vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6,giống chín muộn vào khoảng cuối tháng 6 Nhìn chung thời gian chín của đào

có thay đổi tùy từng vùng sinh thái và thay đổi theo từng lục địa khác nhau

2.2.2.6 Kỹ thuật trồng và nhân giống

a Kỹ thuật trồng đào

* Chọn đất, thiết kế vườn

Chọn đất theo yêu cầu sinh thái về đất đai của đào, trên đất dốc cần căn cứvào độ dốc để thiết kế hệ thống chống xói mòn và thiết kế lô thửa cho phù hợp.Theo các nhà khoa học Trung Quốc thì nguyên tắc thiết kế lô trồng đào là:

- Điều kiện đất đai và tiểu khí hậu trong lô như nhau để tiện cho việcthực hiện các biện pháp chăm sóc

- Thuận tiện cho việc bảo vệ đất, chống xói mòn, tưới nước và giữ ẩm

- Thuận tiện cho việc phòng chống gió hại và thiết kế đai rừng chắn gió

- Tiện cho việc sử dụng cơ giới và vận chuyển

Thông thường các lô đào thường có hình chữ nhật theo tỷ lệ giữa chiều dài

và chiều rộng là: 2/1, 5/2, 5/3 và diện tích vườn đào thường không lớn hơn 2ha

Phải căn cứ theo đặc tính giống, hình thức nhân giống, đất đai, khí hậu

và phương thức trồng trọt để xác định mật độ khoảng cách cho phù hợp

Khoảng cách trồng đào biến động từ 5 - 15m, đối với cây ghép có thểtrồng dày: 3,0 x 2,5m, tuy năng suất từng cây thấp nhưng tổng sản lượng/hacao hơn [H.Y Nakasone và R.E Paull (1997)] Ở nước ta thì có thể bố tríkhoảng cách trồng tùy thuộc vào giống, đất đai và chăm sóc: 5 x 6m; 7 x 7m;

8 x 8m [Trần Thế Tục (1998)]

* Đào hố, bón phân

Trước khi trồng cần đào hố sâu và to để tạo điều kiện cải tạo kết cấucủa đất, làm cho rễ đào sau này có thể ăn sâu vào trong lòng đất, đào hố sâu

Trang 17

70cm x 70cm x 70cm, để đất mặt riêng, đất ở đáy hố riêng Nếu hố đào trước từ 3

- 6 tháng là tốt nhất, có thể đưa phân xanh, cỏ, rác xuống đáy hố và lấp đất

Bón lót cho mỗi hố 30 - 50kg phân hữu cơ + 0,2 - 0,5kg supe lân + 0,5

- 1kg vôi bột Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố Lấp đất đầy

hố cao hơn mặt đất 20 - 30cm trước khi trồng 15 - 30 ngày, đợi thời tiết tốt sẽtrồng cây

* Tạo hình, đốn tỉa

Tạo hình đốn tỉa làm cho cây có kết cấu tốt, bộ khung vững chắc, cànhphân bố đều, sử dụng không gian hợp lý, tiếp thu được nhiều ánh sáng, năngsuất cao và ổn định, nhiệm kỳ kinh tế dài

Phương pháp cắt tỉa hiện nay có một số hình thức như sau:

- Cắt ngắn: Là phương pháp dùng kéo cắt đi một đoạn cành 1 - 2 nămtuổi nhằm kích thích các cành gần chỗ cắt nảy mầm mới Số lượng và độ dàicủa cành mọc ra thường có liên quan đến mức độ cắt

- Tỉa cành: Tức là cắt bỏ cành từ gốc nhằm cải thiện ánh sáng trong tán,thúc đẩy phân hóa hoa và làm quả, có thể điều khiển thế sinh trưởng của toàncây hoặc cục bộ

- Xoa mầm: Xoa bỏ những cành non mọc từ thân chính nhằm tránh tiêuhao dinh dưỡng và thúc đẩy các cành còn lại phát triển

Việc cắt tỉa phải được tiến hành thường xuyên ngay từ khi cây còn ởvườn ươm đến khi cây ở kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh nhằm tạocho cây có tán đẹp, sinh trưởng cân đối, ít sâu bệnh và cho năng suất, phẩmchất tốt

Hiện nay có một số loại hình tán đào như sau :

- Dạng hình cành cái phân tầng: dạng này lấy thân chính làm trung tâmcao 50 - 70cm, có 6 - 7 cành cấp 1 chia làm 2 - 3 tầng, tầng 1 có 2 - 3 cànhcái, tầng 2 và 3 có 1 - 2 cành cái, trên mỗi cành cái có 3 - 4 cành cấp 2 Sau đótán cây định hình cao 3 - 4m

Trang 18

- Dạng hình quạt tự nhiên: trên thân chính để 2 tầng cành cùng hướng

về 2 phía, mỗi tầng cành có 2 - 3 cành cấp 1, trên cành cấp 1 để 3 - 4 cành cấp

2 cùng hướng về phía cành cái để tạo thành hình quạt hẹp

- Dạng tán tròn tự nhiên: loại tán này không có thân chính làm trungtâm, cành chính chỉ có 1 tầng gồm 3 - 4 cành cấp 1, trên mỗi cành cấp 1 có 3 -

4 cành cấp 2…

* Sâu bệnh hại

Bệnh chảy nhựa

- Triệu chứng: thân cành, nhất là chỗ phân nhánh, vỏ cây nứt ra, nhựa

vàng trong suốt chảy ra Sau nhựa có màu nâu đỏ Bộ phận bị bệnh lồi lên, vỏ

và gỗ bị mục Bệnh nặng làm cây chết khô

- Nguyên nhân: có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một số

nguyên nhân chính là do sương muối, sâu đục vỏ, đất quá chặt, chăm sóckém, nhiệt độ quá thấp làm vỏ cây bị tổn thương, nấm xâm nhập làm thànhphần tinh bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa chảy ra liên tục

- Biện pháp phòng trừ: để phòng trừ bệnh chảy nhựa cần tăng cường

chăm sóc, đất tơi xốp, bón phân hữu cơ, tỉa cành hợp lý, tránh vết thương.Quét lên vết thương hợp chất 1 lưu huỳnh vôi 50be, sau đó quét dầu 1 lượt đểbảo vệ

Bệnh xoăn lá

- Triệu chứng: từ một phần hay toàn bộ lá dầy lên, mầu xanh xám rồi

thành màu đỏ hoặc đỏ tím Trên mặt lá xuất hiện bột trắng sau thành nâu Láxoăn, khô và rụng Bệnh nặng cây sẽ chết

- Nguyên nhân: do nấm Taphira deformans (Berk Tui) Nhiệt độ thích

hợp cho bào tử phát triển là 20oC Thích hợp cho nấm xâm nhiễm là 10

-16oC Nấm qua đông trên vỏ cây, vẩy chồi, phát triển vào mùa xuân năm sau.Bệnh nặng vào tháng 4 - 6

Trang 19

- Biện pháp phòng trừ: phun hợp chất lưu huỳnh vôi 3 - 5obe vào đầu

mùa xuân Phun liên tục 2 - 3 lần, cách 7 - 10 ngày Thu hái lá bệnh đem đốt

Bệnh thủng lá

- Triệu chứng: lá đào xuất hiện các đốm nhỏ, lan rộng thành hình tròn hoặc

hình nhiều cạnh màu tím hoặc nâu đen, đường kính khoảng 2mm Xung quanhđốm có màu xanh vàng, sau đó đốm khô và rời ra làm lá đào có lỗ thủng

- Nguyên nhân: có thể do vi khuẩn Xanthomonas pruni dowsonh.

- Biện pháp phòng trừ: tăng cường quản lý vườn đào theo nguyên lý

phòng trừ tổng hợp Tăng bón phân hữu cơ, hạn chế bón nhiều phân đạm.Vườn đào phải thoát nước mạnh Đảm bảo thoáng gió và chiếu sáng đủ.Không trồng xen các cây khác trong vườn đào tránh lây nhiễm nguồn bệnh

Rệp đào

- Triệu chứng: lá đào bị cuốn sẽ ảnh hưởng mỹ quan và hoa kém.

- Nguyên nhân: rệp đào Myzuss persicae sulzer thuộc bộ cánh đều, họ rệp

mỗi năm sinh sản 10 lứa qua đông bằng trứng đến mùa xuân năm sau nở Tháng 6

- 7 rệp bay đi hại các cây khác đến tháng 10 - 11 bay trở về hại cây đào

- Phòng trừ: thiên địch của rệp đào là bọ rùa, chuồn chuồn cỏ, ruồi ăn

rệp

Bước đầu chăm sóc tỉa cành cho cây thoáng, dùng tay giết rệp, phunthuốc trừ rệp bằng thuốc trừ sâu thông thường hoặc dùng các loại dầu phun

Lần 2: Khi rệp chuẩn bị bay đi (tháng 6 - 7)

Lần 3: Khi rệp quay trở về cây đào (tháng 10 - 11)

Khi số lượng trứng nhiều quá thì pha hỗn hợp (1 phần lưu huỳnh + 2 phầnnước + 2 phần dầu hỏa + 0,02 phần bột giặt) đun nóng để nguội rồi phun

Ngoài rệp là sâu hại phổ biến nhất, trên cây đào cảnh còn rải rác sâu ăn

lá, sâu đục ngọn nhưng tác hại không lớn, có thể phòng trừ bằng thuốc trừ sâuthông thường

Trang 20

b Kỹ thuật nhân giống đào

Phương pháp ghép là sự kết hợp một tổ hợp cây này với một bộ phậncủa cây khác, tạo thành một tổ hợp ghép cộng sinh hữu cơ, cùng sinh trưởng

và phát triển tạo thành một thể thống nhất

Giải phẫu lát cắt ngang của cây thân gỗ cho ta thấy chúng gồm 3 phần.Phần trong cùng là các bó mạch tế bào gỗ (libe), làm nhiệm vụ giữ cho câyvững chắc, thẳng đứng theo tính hướng dương của thực vật, đồng thời nó cònđảm nhận vận chuyển nước, khoáng (dòng nhựa luyện) lên lá và những phần

vỏ non có diệp lục phục vụ cho quang hợp Phần ngoài cùng là lớp vỏ ngoàiđảm nhận công việc vận chuyển dòng nhựa luyện được tạo trong quá trìnhquang hợp ở lá xuống thân và rễ Phần giữa gỗ và vỏ ngoài là tượng tầng môphân sinh còn gọi là lớp vỏ trong hay vỏ lụa, phần vỏ này dính sát vào gỗ baogồm những tế bào vách mỏng chứa dung dịch có khả năng phân chia và hồiphục phần mô bị tổn thương rất nhanh, tạo nên phần gỗ phía trong và lớp vỏngoài, đây chính là nền tảng để ghép thành công Ghép là những thao tác tiếnhành để tiếp xúc phần thượng tầng của gốc ghép và cành hoặc mắt ghép vớinhau Trước tiên những tế bào mô phân sinh bị tổn thương giữa hai mặt tiếpxúc hình thành lớp ngăn cách màu nâu Sau đó các tế bào vách mỏng dưới lớpngăn cách phân chia rất nhanh, hình thành mô liên hợp giữa cành hoặc mắtghép với gốc ghép Khi mô phân sinh được hình thành, lớp màu nâu (kết quảcủa quá trình ôxi hóa dòng nhựa luyện và một số tế bào chết tạo nên) dần bịmất đi Các tế bào mới được sản sinh ra của cành liên hệ với nhau bằng nhữngống qua vách tế bào hoặc quá trình thẩm thấu bị động hoặc thụ động Chấtnguyên sinh dần đồng hóa với nhau, từ đó chất dinh dưỡng của gốc ghép đượcchuyển lên trên cành ghép và ngược lại chất dinh dưỡng của cành ghép đượcchuyển về gốc ghép Những tế bào mới của cành ghép, chịu ảnh hưởng bởinhững tế bào bên cạnh của gốc ghép, phân hóa thành mô tương tự, những tế

Trang 21

bào mới của cành ghép tương ứng với mạch dẫn của gốc ghép phân hóa thành

mô tế bào mạch dẫn… Cứ như vậy sẽ làm cho các loại mô tế bào của cành ghép

và gốc ghép có mối tương quan tương ứng mà hình thành thể cộng sinh mới

Để tạo ra cây ghép phát triển tốt có nghĩa là phải tạo ra sự cộng sinhhoàn thiện bù đắp cho nhau Cây ghép và gốc ghép có liên hệ chặt chẽ vớinhau hay không chính là do sự tiếp hợp và mối quan hệ dẫn truyền của chúngquy định Gốc ghép cung cấp nước, muối khoáng, dinh dưỡng, và vi lượngkhác cho quá trình trao đổi chất trong cây Phần cành ghép được duy trì trênmặt đất tạo thành bộ khung tán và đóng vai trò chủ yếu trong quang hợp tạonên dòng nhựa luyện nuôi cây Sự tiếp hợp tốt giữa gốc và cành ghép hoặcmắt ghép sẽ tạo nên một cơ thể cộng sinh ưu việt hơn hẳn so với cây mẹ Lợidụng đặc tính cộng sinh này, để tạo thành một cây ghép khỏe, việc chọn tổhợp gốc - cành ghép hoặc mắt ghép là hết sức quan trọng Thời gian liền lạicủa một tổ hợp ghép nhanh hay chậm tùy thuộc vào loại cây ăn quả, cácgiống, loài cùng trong tổ hợp và những điều kiện khí hậu của môi trường Ởnước ta thời gian liền lại của một tổ hợp ghép là 15 - 30 ngày tùy mùa ghép vàtùy giống cây Do vậy việc chọn tổ hợp ghép tốt sẽ cho những tác động cộnghưởng và ngược lại sẽ cho những kết quả không như mong muốn

Sự cộng hưởng của cành hoặc mắt ghép với gốc ghép là sự cộng hưởng

về sức tăng trưởng khả năng chống chịu, sự cộng sinh này không mang tínhchất di truyền, cành ghép sao chép đầy đủ các đặc tính di truyền của cây mẹcần nhân giống Mặc dù sự tác động qua lại của quá trình cộng sinh giữa gốc

và cành ghép sẽ làm cho cành ghép chịu ít nhiều ảnh hưởng của gốc ghép nhưtuổi thọ, quá trình phân hóa sớm hay muộn, sinh trưởng mạnh hay yếu, tínhchịu hạn, chịu úng… nhưng quá trình này chỉ tồn tại tạm thời trên bản thâncây ghép đang trồng, không truyền lại cho thế hệ sau Gốc ghép đảm nhận vaitrò hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho toàn bộ cơ thể, đặc biệt là cho

Trang 22

bộ lá của cành ghép để chế tạo các sản phẩm quang hợp dưới sự điều khiểncác nhân tố di truyền của cây mẹ (cành ghép) Gốc ghép càng khỏe càng thíchứng với điều kiện sinh thái địa phương, tiếp hợp tốt với cành hoặc mắt ghép

sẽ cho một cơ thể có tuổi thọ cao Đôi lúc ta gặp những trường hợp sau khighép nhất là ở những vùng lạnh, với kiểu ghép mắt, cây ghép sẽ thay đổinhiều về hình thái bên ngoài như lá, hình dạng lẫn chất lượng quả… Hiệntượng này được giải thích là do quá trình đột biến tự nhiên của mắt ghép dướicác tác động của các yếu tố bên ngoài, hoàn toàn không phải do tác độngtương hỗ giữa gốc ghép và cành ghép hoặc mắt ghép tạo nên

Thời gian sau ghép, cây ghép có những biểu hiện khác thường, nó chothấy khả năng hòa nhập giữa gốc ghép và cành hoặc mắt ghép không tốt.Những biểu hiện như vết ghép không lành, hoặc là những cành ghép sinhtrưởng kém, gặp gió dễ đổ gẫy Biểu hiện ở nơi tiếp giáp như cành ghép phình

to hơn gốc ghép hoặc ngược lại Có khi sự không hòa hợp lại thể hiện sự biếnmàu của lá, lá non rụng, sinh trưởng chậm, có trường hợp lá quá rậm rạp, nụhoa ra sớm, cây phát triển thành dị dạng Biểu hiện này xuất hiện chậm tới 10năm sau khi ghép

Những kĩ thuật ghép như ghép mắt, ghép chữ T, ghép nêm, ghép vát…ngày nay được áp dụng rộng rãi trong sản xuất cây ăn quả nói riêng và cácloại cây trồng khác nói chung

2.2.3 Đặc điểm sinh vật học và yêu cầu sinh thái

2.2.3.1 Đặc điểm sinh vật học

a Giai đoạn sinh trưởng

Đào là cây ăn quả có thân gỗ nhỏ, rụng lá ở vùng ôn đới lá đào rụng vềmùa đông Thời kì non cây sinh trưởng nhanh, trong khi một năm cành sinhtrưởng có thể đạt tới 2 - 3 lần Tuổi thọ của cây đào còn phụ thuộc vào chủng loạigiống, kỹ thuật nhân giống, trồng trọt… mà có sự khác nhau rõ ràng (đào trồngbằng hạt có tuổi thọ cao hơn trồng bằng cây ghép, chiết cành và giâm rễ)

Trang 23

Giống đào Trung Quốc có tuổi thọ cao hơn giống đào châu Âu, sự nảymầm của đào tương đối mạnh Cây đào ra lộc mỗi năm 2 - 3 đợt lộc vào các

vụ xuân, hè, thu, chồi lá phát sinh ở ngọn cành và từ lá mọc cả chồi hoa Saukhi thu hái quả thì chồi ngọn của cành quả vươn dài thành cành quả mới vàkéo dài liên tục 4 - 5 năm liền

b Giai đoạn phát triển

Cây đào ra hoa trong tháng 1 đến tháng 2 dương lịch và phát triển quảtới tháng 5 - 6 thì chín, quả chín kéo dài trong vòng 1 tháng Cây trồng bằnghạt sau 4 năm trở lên mới ra hoa, cho thu hoạch quả Cây trồng bằng cây ghép,chiết thì sau trồng 2 - 3 năm thì cho quả và 5 - 6 năm thì bước vào thời kì sai quả.Trồng bằng cây ghép sớm ra hoa hơn so với cây trồng bằng gieo hạt

Cành quả có thể phân ra cành dài, trung bình, ngắn và cành quả ngắn cónhiều hoa Loại cành quả dài và trung bình tuy phát dục tốt, các đốt mầm hoanhiều, lượng hoa nở không ít, nhưng do ở đầu các cành thường nảy các cành mới,dinh dưỡng tiêu hao nhiều nên dễ bị rụng hoa, rụng quả

Hiện tượng cây đào tự thụ phấn không thành quả tương đối nghiêmtrọng vấn đề này liên quan đến các bộ phận của hoa phát dục không hoàntoàn, thụ phấn không tốt hoặc cung cấp dinh dưỡng không đủ Do đó mỗicành quả ngắn có nhiều hoa, có thể nở từ 10 - 20 hoa nhưng số lượng quả đậuchỉ từ 2 - 4 quả

Sự sinh trưởng phát dục của quả đào có thể phân chia làm 3 thời kì:

- Thời kì thứ nhất: từ sau khi thụ phấn cho đến khi hạt bắt đầu cứng.Trong thời kì này sự sinh trưởng của quả tương đối nhanh, có thể nhìn thấy sựlớn của quả Ở thời kì này cây cần rất nhiều nước và phân để cung cấp dinhdưỡng cho việc phát triển của quả Trong giai đoạn này nếu có mưa đá vàsương muối quả rất dễ bị rụng

Trang 24

- Thời kì thứ hai: thời kì hạt được cứng lên, hạt từ màu trắng sữa dầndần chuyển sang màu nâu, chất vỏ hạt cứng lên, nhân của hạt ở trạng tháinước có màu trắng sữa Ở thời kì này quả sinh trưởng chậm, chủ yếu là sinhtrưởng và phát dục vào thời kì này.

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc đậu hoa ở cây ăn quả tùy thuộc vàohai yếu tố: tinh bột (hydrat carbon) và chất kích thích sinh trưởng Sự ra hoa

là sự cân bằng giữa các chất điều hòa sinh trưởng trong cây Hoa đào ra vàocuối mùa đông, đầu mùa xuân Khi hoa nở nếu trời ấm, nắng khô, ít sương

mù, không mưa phùn thì việc thụ phấn thụ tinh thuận lợi, tỷ lệ đậu quả cao

2.2.3.2 Yêu cầu sinh thái

Theo tác giả R.J.Nissen; A.P.George; S.Hetherington và S.Newman,cho biết: điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, đất đai và các đặc tính vật

lý của đất là yêu cầu cần thiết để cây đào sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năngsuất và hiệu quả kinh tế cao

a Nhiệt độ

Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sức sống, sự phát triển, khả năng ra hoa,đậu quả và chất lượng quả đào Nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao đều có thể làmtổn thương nụ và làm giảm khả năng đậu quả Hoa và quả non đặc biệt mẫncảm với sương giá vào cuối mùa đông và mùa xuân, nhiệt độ hạ xuống dưới

2oC nhiệt độ cao hơn 18oC cũng có thể làm giảm việc đậu quả

Cây đào phát triển nụ trong mùa hè và chuyển sang ngủ nghỉ khi độ dàingày ngắn và nhiệt độ giảm trong mùa đông Nụ chuyển sang giai đoạn ngủnghỉ cho tới khi chúng tích lũy đủ độ lạnh Yêu cầu lạnh của nụ được quy rađơn vị lạnh Một khi nụ nhận đủ đơn vị lạnh thì chúng sẽ phát triển do nhiệt

độ ấm áp trong mùa xuân và mùa hè

Nếu độ lạnh không đầy đủ, việc ra hoa, lá sau khi ngủ nghỉ của cây cóthể sẽ ít, việc đậu quả và năng suất sẽ giảm đáng kể

Trang 25

Ở một số huyện miền núi nước ta như: Mộc Châu (Sơn La), Bắc Hà, Sa

Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn)… có mùa đông lạnh phù hợp với cácgiống đào có yêu cầu độ lạnh trung bình (400 - 600 CU)

b Ánh sáng

Bức xạ mặt trời hoặc độ chiếu sáng thấp có thể ảnh hưởng đến việc đậuquả, năng suất, chất lượng quả và các quá trình sinh lý của cây như quá trìnhquang hợp và phát triển của cây

Các nghiên cứu về cây đào đã chỉ ra rằng để quả có màu sắc đẹp và độđường cao thì ngưỡng tối thiểu của độ chiếu sáng phải đạt trên 20% tổng số

độ chiếu sáng Thêm vào đó điểm bão hòa ánh sáng cho quang hợp tối thiểuxuất hiện ở mức 1/3 điều kiện ánh sáng đầy đủ (8MJ/m2/ngày)

c Lượng mưa

Phân bố lượng mưa cũng rất quan trọng Ở nhiều vùng nhiệt đới và ánhiệt đới, có một mùa đặc trưng với mưa ít hay không có mưa và 1 mùa ẩmướt do vậy có thể gây hạn hán trong mùa khô và úng trong mùa mưa

Lượng mưa lớn trong giai đoạn nở hoa có thể gây thiệt hại cho việc đậuqua Đậu quả ít trong mùa mưa là do hiệu quả bất lợi của mưa làm giảm sứcsống của hoa và hoạt động của côn trùng thụ phấn

Ở vùng nhiệt đới sự kết hợp giữa lượng mưa lớn và nhiệt độ cao làmtăng khả năng nhiễm sâu bệnh hại Một trong những vấn đề chủ yếu là việcrụng lá sớm này sẽ làm giảm việc hình thành sự tích lũy tinh bột trong câycho những vụ tiếp theo, cây sẽ suy yếu nhanh chóng sau 2 - 3 năm cho quả

d Yêu cầu về đất đai

Đối với cây đào thì đặc tính của đất là quan trọng nhất và độ phì nhiêucủa đất thường được xem là yếu tố quan trọng thứ hai, tuy nhiên đặc tính củađất có thể dễ dàng cải tạo

Trang 26

Cây đào thích hợp hơn với các loại đất có kết cấu nhẹ dao động từ cátnhẹ, phù sa sét, đất sét nhẹ Đất cát nhẹ đến đất mùn là phù hợp nhất và độsâu mực nước ngầm phải trên một mét.

Nhìn chung các loại đất ở miền núi phía bắc nước ta với độ cao so vớimực nước biển từ 500 - 600m đến 1000 - 1200m, có độ sâu hơn 1m, tơi xốp,

dễ thoát nước, có độ mùn khá như đất rừng mới khai phá, đất dốc tụ, phù sa

cổ, đất feralit đỏ vàng, có độ pH 5,5 - 6,5 đều có thể trồng đào ăn quả

2.2.4 Các nghiên cứu về cây đào trên thế giới và Việt Nam

2.2.4.1 Nghiên cứu về cây đào trên thế giới

a Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc đào

Nghiên cứu thiết kế vườn trồng, bố trí mật độ, khoảng cách theo từngđịa hình, kiểu tán cây, kỹ thuật cắt tỉa và chế độ chăm sóc Xu hướng chung là

sử dụng gốc ghép lùn, trồng mật độ cao, khai thác chu kỳ ngắn

Theo M.DeJong (2007) [16] khi nghiên cứu cây để chọn làm gốc ghépcho giống đào Flavorcrest and Loadel trên gốc của năm giống đào khác nhau,kết quả cho thấy gốc ghép có ảnh hưởng đến sinh trưởng cũng như năng suấtcủa cây ghép

Theo Bonhome và cs (1999) [20] khi nghiên cứu giống đào quả nhẵn trồngtại Pháp cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của cành mẹ như chiều dài, vị trí, số mắt

lá trên cành mẹ có tương quan chặt đến sinh trưởng của cành quả

Nghiên cứu kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình, tỉa cành để tạo cho tán có khảnăng hấp thụ tốt nhất ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện cho việc chăm bón,phòng trừ sâu bệnh, điều tiết sinh trưởng, kích thích ra hoa, tăng đậu quả đểđạt năng suất cao như mong muốn

Theo Rieger M và cs (1993) [17] khi nghiên cứu mật độ trồng chogiống đào GarnetBeauty với khoảng cách 1; 1,5; 2; 2,5; 3m qua 4 năm chothấy: sự phát triển của tán cây có tương quan chặt chẽ đến sự phát triển của rễ

Trang 27

có mật độ trồng từ 2m trở lên Mật độ trồng dẫn tới sự cạnh tranh về ánh sángsảy ra ngay từ năm đầu tiên sau trồng, trong khi ảnh hưởng của mật độ trồngvới bộ rễ chỉ sảy ra từ năm thứ ba sau trồng.

Theo Fura Kawa Y (2003) [18] khi nghiên cứu về mật độ trồng cho đàovới các mật độ trồng từ 1250 cây/ha đến 2500 cây/ha trong 6 năm từ 1995 -

2001 cho thấy mật độ trồng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây Quaphân tích tương quan cho thấy, mật độ trồng có tương quan chặt đến năng suấtquả, số lượng quả có kích thước trung bình Tuy nhiên số lượng quả có kíchthước nhỏ và lớn không có tương quan đến mật độ trồng

Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân: bón phân dựa vào tính chất nông hóa

- thổ nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cây, dựa trên phân tích lá, phân tích đất,kết hợp giữa bón phân quanh gốc, phun phân trên lá, bổ sung phân vi lượng,chất điều tiết sinh trưởng…

Nghiên cứu kĩ thuật tưới nước và quản lý ẩm độ đất bao gồm: những kĩthuật tủ gốc, trồng xen, trồng cây che phủ đất, Các biện pháp công trình làmđường đồng mức, các túi chứa nước trên đất dốc… đến kĩ thuật tưới phun,tưới nhỏ giọt, tưới nước kết hợp với bón phân

Theo Ben Mechlia và cs (2006) [15] khi nghiên cứu về tưới nước chođào trong năm năm cho thấy, sự giảm hàm lượng nước trong các thời kì quảphát triển làm ảnh hưởng đến năng suất quả, kết quả nghiên cứu cho thấy sựhạn chế nước vào giai đoạn cuối của sự phát triển quả có thể làm giảm năngsuất tới 33%

Nghiên cứu kĩ thuật phòng trừ sâu bệnh: biện pháp phòng trừ tổng hợpIPM được coi là chủ đạo khuyến cáo áp dụng ở nhiều nước hiện nay

Theo E.Cottrcll, J.Fuest, D.L.Hortom (2008) [13] khi nghiên cứu khảnăng chống sâu đục quả của 3 giống đào nhập nội và giống đào địa phương tại

Trang 28

Mỹ cho thấy: giống đào địa phương có khả năng chống sâu đục quả cao hơn

so với giống đào nhập nội

b Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cây đào

Theo các tác giả, đào cần được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, với sựthông thoáng gió tốt Điều này cho phép không khí lạnh bị thổi đi vào nhữngđêm sương giá và giữ cho khu vực được mát mẻ vào mùa hè Tại các khu vựctrồng đào lấy quả thì việc trồng đào tốt nhất diễn ra vào đầu mùa đông, do nó

có đủ thời gian để rễ mọc ra và đủ khỏe để giúp cho sự phát triển về mùaxuân Tại các khu vực này người ta trồng đào thành hàng theo hướng Bắc -Nam Dưới đây là các yêu cầu cho việc trồng đào lấy quả

- Tưới nước: đào cần có sự cung cấp nước ổn định và cần tăng lên trongmột khoảng thời gian ngắn trước khi thu hoạch quả Mùi vị thơm ngon nhấtchỉ có được khi cây đào được tưới nước đầy đủ trong cả vụ

- Bón phân: cây đào có yêu cầu cao về chất dinh dưỡng, nó cần nhiềunitơ hơn các loại cây ăn quả khác Phân bón NPK cần phải được sử dụngthường xuyên, và một lớp phân gia cầm bón vào đầu mùa thu ngay sau khithu hoạch quả sẽ có ích cho cây Nếu lá đào nhỏ hay ngả vàng thì cần nhiềuphân đạm hơn Các loại phân làm từ máu và phân gia súc khoảng 3 - 5 kg trênmột cây trưởng thành hay phân hóa học nitrat amôni canxi ở mức 0,5 - 1 kg làcác loại phân bón thích hợp nhất Cũng nên sử dụng phân bón khi cây chậmphát triển

- Đốn tỉa: đào là cây cần đốn tỉa rất nhiều Đào sinh trưởng mạnh ở phíađầu cành, phía chân cành thường thiếu nhựa, mắt yếu do đó cần hãm ngọnnhững cành cấp I, II quá mạnh, giữ nhựa cho cành quả phía dưới Đốn tạo quảnên đốn muộn vào tháng 12, 1 khi đã dễ phân biệt nụ hoa và nụ lá sau vụ nghỉđông Đào trong điều kiện khí hậu á nhiệt đới thường chỉ ra hoa trên cành ra

vụ trước vì vậy chú ý làm cho cây ra nhiều cành năm trước, năm sau mới cónhiều hoa

Trang 29

- Trừ sâu bệnh: đào nhiều sâu bệnh, nhất là trong điều kiện khí hậu ấm

và ẩm độ cao Về sâu có rệp hút nhựa làm xoăn lá lại, rầy hút dịch ở lá, rệp

đỏ, sâu đục ngọn, rệp sáp, xén tóc… Bệnh có bệnh phồng lá, bệnh thối nâu,chảy gôm…cách phòng trị thường là kết hợp nhiều loại thuốc, trừ nhiều loạisâu bệnh

- Thu hoạch: dấu hiệu chín của đào rất dễ nhận biết: màu sắc chuyểnhồng, có chỗ đỏ, quả mềm, mùi thơm rõ…nhưng vì đào nhiều nước, vỏ mỏng,quả lại nặng, đợi đến lúc quả chín tới thì không mang đi xa được, quả lạichóng thối, vì vậy từ cách hái không làm dập quả đến cách xếp và thúng, rổ,két gỗ vận chuyển… đều phải làm hết sức cẩn thận và thường bao giờ cũngphải hái sớm một chút lúc quả còn cứng, dễ vận chuyển hơn, quả ít hỏng hơn

c Nghiên cứu về thu hoạch và bảo quản quả đào

Theo Montana C (2005) [19], khi nghiên cứu về bảo quản cho haigiống đào trồng tại Colombia cho thấy: khi thu hoạch những quả đào sạchbệnh được gói bằng bao giấy chuyên dùng và bảo quản trong phòng có nhiệt độ

4oC và phòng có nhiệt độ thường 19oC kết quả cho thấy trong nhiệt độ lạnh đào cóthể bảo quản tốt từ 37 - 41 ngày, trong nhiệt độ thường có thể bảo quản 5 - 7 ngày

d Nghiên cứu về chọn giống

Theo tác giả R.J.Nissen; A.P.George; S.Hetherington và S.Newman[13], những nghiên cứu về cây đào tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

Yêu cầu về độ lạnh: chương trình chọn tạo giống ở Plorida, Brazil,Texas, Califonia, Isarel và Úc đã tạo được nhiều giống đào mới Các giốngđào cần một giai đoạn lạnh, được tính toán như đơn vị lạnh (CU), đủ để phá

vỡ quá trình ngủ nghỉ một cách hiệu quả Các giống được chia như sau:

- Giống yêu cầu độ lạnh ít (50 - 200CU)

- Giống yêu cầu độ lạnh thấp (200 - 400CU)

- Giống yêu cầu độ lạnh trung bình (400 - 600CU)

Trang 30

- Giống yêu cầu độ lạnh cao (>600CU)

Theo Ou Shyikuan (2004) [22] khi nghiên cứu về yêu cầu độ lạnh củagiống đào campanulata P địa phương với 4 giống đào khác cho thấy: số đơn vịlạnh được tính theo số giờ có nhiệt độ 12oC trong suốt thời kì bắt đầu lạnh đếnkhi kết thúc mùa lạnh Kết quả cho thấy các vùng của Đài Loan có số giờ lạnhkhoảng 190 giờ lạnh, số giờ lạnh không đủ cho sinh trưởng của một số giốngđào yêu cầu độ lạnh cao

Sự chấp nhận của thị trường: khách hàng thường hướng tới quả có màuđẹp, kích thước thích hợp, thời gian bày bán lâu, không có khuyết tật và cóhương vị ngon Một giống càng có nhiều yếu tố nêu trên càng được thị trườngchấp nhận Một số đặc tính quan trọng được miêu tả dưới đây:

Loại thịt quả, có 3 loại thịt quả: mềm, không mềm và cứng giòn Quả cóthịt quả không mềm có thể tồn tại trên cây khi thành thục dài hơn so với quả có thịtmềm, vì quả có thịt mềm thường bị mềm và hỏng rất nhanh khó bảo quản

Sự cân đối giữa đường và acid Có hai loại chính của tỉ lệ đường vàacid: rất ngọt/chua và ngọt/rất chua Hầu hết người châu Á thích loại thứ hai

Màu thịt quả Đối với đào và đào nhẵn có hai loại màu thịt quả: màu thịtquả trắng và màu thịt quả vàng; có một số ít giống có thịt quả màu hồng hoặc

đỏ Màu thịt quả cũng là một tiêu chí người tiêu dùng lựa chọn khi mua đào.Màu hồng thường được ưa chuộng hơn cả

2.2.4.2 Nghiên cứu về cây đào ở Việt Nam

Việc nghiên cứu về cây đào nói chung ở nước ta cũng như ở các tỉnhmiền núi phía bắc chưa được đầu tư một cách đúng mức, số lượng công trìnhnghiên cứu ít, mang tính đơn lẻ, không liên tục và hệ thống Có thể tổng hợpcác công trình nghiên cứu theo các chuyên đề chủ yếu sau:

Trang 31

a Nhu cầu dinh dưỡng và kĩ thuật bón phân cho đào

Theo Phạm Văn Côn (2004) [7] cho biết: cây ăn quả cũng như câytrồng nói chung cần hút chất dinh dưỡng từ đất và từ phân bón để tạo ra sảnphẩm thông qua quá trình quang hợp Nếu thiếu dinh dưỡng hoặc các chấtdinh dưỡng không cân đối làm cho cây sinh trưởng kém dẫn tới giảm năngsuất và phẩm chất sản phẩm đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước

và không khí

Sự biểu hiện khi thiếu dinh dưỡng ở cây đào như sau:

- Thiếu đạm: lá vàng, có nhiều chấm đỏ, cành ngắn, quả bị chín ép(chín sớm)

- Thiếu kali: các lá cuốn lại, nhăn nheo, mép khô, dễ bị rụng quả

- Thiếu phốt pho: lá màu xanh tối, cuốn lại, hàm lượng đường trongquả giảm

- Thiếu Mg: lá có các đám màu nâu nhạt, rìa lá bị khô

- Thiếu Ca: dễ bị rụng quả, cần phun Boóc đô kết hợp trừ bệnh nấm

- Thiếu kẽm: lá có màu nâu nhạt, gợn sóng và nhăn nheo, đầu có gânnhỏ có hình hoa hồng, lá bé

- Thiếu B: có những điểm xốp trên quả

Theo Trần Thế Tục cho biết: cây đào hàng năm có rụng quả sinh lý nênlượng phân bón phải đầy đủ để đảm bảo yêu cầu sinh lý của cây Bón phâncho đào phải cân đối N, P, K bón đúng lúc, đúng cách theo nhu cầu của cây

Theo kinh nghiệm của các tác giả Trường Đại học Nông nghiệp I HàNội: hàng năm nên bón phân lót cho đào vào tháng 1 trước khi nảy lộc Đốivới những cây đã ra quả ổn định từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây là

30 - 50kg phân chuồng hoai trộn với 0,3 - 0,5kg + 0,3kg P2O5 + 0,5kg K2O

Cách bón: chiếu theo mép tán cây, đào 3 hố đều nhau với kích thướcsâu và rộng 40cm, sau đó bón phân lấp đất hơi cao hơn mặt đất Năm sau đào

Ngày đăng: 16/05/2014, 21:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Niên giám thống kê cả nước 1995 - 2000. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê cả nước 1995- 2000
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 2000
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Ban điều hành chương trình xóa đói giảm nghèo. Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả và cây đặc sản ở miền núi. Nhà xuất bản Lao động - xã hội. Năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả và cây đặc sản ở miềnnúi
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - xã hội. Năm 2000
3. Phạm Văn Côn (2004), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả cây ăn trái, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển,ra hoa, kết quả cây ăn trái
Tác giả: Phạm Văn Côn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2004
4. Trần Thế Tục (1994), Một số công trình nghiên cứu khoa học của các dự án phát triển cây ăn quả đường 6. Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số công trình nghiên cứu khoa học của các dựán phát triển cây ăn quả đường 6
Tác giả: Trần Thế Tục
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1994
5. Viện Bảo vệ thực vật. Báo cáo kết quả 5 năm khảo nghiệm giống cây ăn quả ôn đới tại Sa Pa - Lào Cai và Mộc Châu - Sơn La. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả 5 năm khảo nghiệm giống cây ănquả ôn đới tại Sa Pa - Lào Cai và Mộc Châu - Sơn La
6. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến. Phân loại thực vật bậc cao. Nhà xuất bản Đại học và THCN. 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại thực vật bậc cao
Nhà XB: Nhà xuất bảnĐại học và THCN. 1978
7. Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972), Trồng hồng ở Việt Nam, Phái đoàn nông nghiệp Đại Hàn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng hồng ở Việt Nam
Tác giả: Yung Kyung Choi, Jung Hokim
Năm: 1972
8. Viện bảo vệ thực vật. Kỹ thuật trồng trọt và phòng trừ sâu bệnh cho một số cây ăn quả vùng núi phía bắc. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng trọt và phòng trừ sâu bệnh cho một sốcây ăn quả vùng núi phía bắc
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp. 2002
9. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng cây ăn quả ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Công Hậu
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp TPHồ Chí Minh
Năm: 1996
10. Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận, 1995. Chiết, ghép cành, tách chồi cây ăn quả, NXBNN, Hà NộiII. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiết, ghép cành, tách chồi cây ăn quả
Nhà XB: NXBNN
11. Gordon D., Damiano C. and DeJong T.M. (2005), Preformation in vegetative buds of Prunus persica: factors influencing number of leaf primordial in overwintering buds, University of California at Davis, One.Shields Avenue, CA 95616-8780, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preformation invegetative buds of Prunus persica: factors influencing number of leafprimordial in overwintering buds
Tác giả: Gordon D., Damiano C. and DeJong T.M
Năm: 2005
12. H. Reisono, Luna V., Pharis R.P. and Bottini R. (2002), Domancy in peach (prunus persica) flower buds, V. Anatomy of bud development in relation to phenological stage, Can.J.Bot.80:656-663 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Domancy inpeach (prunus persica) flower buds
Tác giả: H. Reisono, Luna V., Pharis R.P. and Bottini R
Năm: 2002
13. Huxley. A., (1992), The New RHS Dictionary of gardening. 1992.MacMillan Press ISBN 0-333-47494-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The New RHS Dictionary of gardening. 1992
Tác giả: Huxley. A
Năm: 1992
14. Nissen R.J., George A.P., Hetherington S., Newman S. (2004), Tài liệu tập huấn cây ăn quả ôn đới (đào, đào nhẵn và mận) cho cán bộ khuyến nông Việt Nam, Trung tâm khuyến nông Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệutập huấn cây ăn quả ôn đới (đào, đào nhẵn và mận) cho cán bộ khuyếnnông Việt Nam
Tác giả: Nissen R.J., George A.P., Hetherington S., Newman S
Năm: 2004
15. N. Ben Mechlia, M. Ghrab, R. Zitouna, M. Ben Mimoun, M.Masmoudi (2006), “Cummulative effect over five years of deficit irrigation on peach yield and quality”, ISHS Acta Horticulturae 592, V International Peach Symposium Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cummulative effect over five years of deficit irrigation on peach yieldand quality”, "ISHS Acta Horticulturae 592
Tác giả: N. Ben Mechlia, M. Ghrab, R. Zitouna, M. Ben Mimoun, M.Masmoudi
Năm: 2006
16. T.M. DeJong, R.S. Johnson, J.F. Doyle, A. Weibel, L. Solari, J. Marsal, B. Basile, D. Ramming, D. Bryla (2007), Growth, yield and physiological behavior of size controlling peach rootstocks developed in California, ISHS Acta Horticulturae 658: I International Symposium on Rootstocks for Deciduous Fruit Tree Species Sách, tạp chí
Tiêu đề: Growth, yield and physiologicalbehavior of size controlling peach rootstocks developed in California
Tác giả: T.M. DeJong, R.S. Johnson, J.F. Doyle, A. Weibel, L. Solari, J. Marsal, B. Basile, D. Ramming, D. Bryla
Năm: 2007
17. Rieger M., Myers S.C., Growth and yield of high density peach trees as influenced by spacing and rooting volume, ISHS Acta Horticulturae 415:VI International Symposium on Integrated capony Sách, tạp chí
Tiêu đề: Growth and yield of high density peach trees asinfluenced by spacing and rooting volume
18. Furukawa Y. (2003), Fruit production and fruit size in high density peach orchards, ISHS Acta Horticulturae 527, International Symposium on Growth and development of fruit crop Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fruit production and fruit size in high density peachorchards, ISHS Acta Horticulturae 527
Tác giả: Furukawa Y
Năm: 2003
19. Montana C. (2005), Behavior of two varieties of peach (prunus pesica) under two types Of packing and storage, ISHS Acta Horticulturae 597 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Behavior of two varieties of peach (prunus pesica)under two types Of packing and storage
Tác giả: Montana C
Năm: 2005
20. Bonhomme, M.R. Rageau, J.P. Richchard, M Gendraud (1999), Influence of three contrasted climatic conditions on endodormant vegetative and floral peach buds: analyses of their intrinsic growth capacity and their potensial sink strength compared with ad Jacent tissues, Sic. Hort. 80: 157-171 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Influence ofthree contrasted climatic conditions on endodormant vegetative and floralpeach buds: analyses of their intrinsic growth capacity and their potensialsink strength compared with ad Jacent tissues
Tác giả: Bonhomme, M.R. Rageau, J.P. Richchard, M Gendraud
Năm: 1999

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng đào một số nước trên thế giới năm 2010 - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng đào một số nước trên thế giới năm 2010 (Trang 33)
Bảng 4.1: Một số yếu tố thời tiết khí hậu của xã Thành Công  6 tháng cuối năm 2011 - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Bảng 4.1 Một số yếu tố thời tiết khí hậu của xã Thành Công 6 tháng cuối năm 2011 (Trang 47)
Bảng 4.2: Diễn biến diện tích,năng suất, sản lượng của một số cây ăn quả chính trong năm 2008 - 2010 - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Bảng 4.2 Diễn biến diện tích,năng suất, sản lượng của một số cây ăn quả chính trong năm 2008 - 2010 (Trang 48)
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái cây các giống đào nghiên cứu Chỉ tiêu - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Bảng 4.3 Đặc điểm hình thái cây các giống đào nghiên cứu Chỉ tiêu (Trang 50)
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây các giống đào nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Bảng 4.5 Động thái tăng trưởng chiều cao cây các giống đào nghiên cứu (Trang 53)
Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng đường kính gốc các giống đào nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Bảng 4.6 Động thái tăng trưởng đường kính gốc các giống đào nghiên cứu (Trang 54)
Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng đường kính tán các giống đào nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Bảng 4.7 Động thái tăng trưởng đường kính tán các giống đào nghiên cứu (Trang 55)
Bảng 4.8: Thời gian sinh trưởng lộc thu các giống đào thí nghiệm Ngày - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Bảng 4.8 Thời gian sinh trưởng lộc thu các giống đào thí nghiệm Ngày (Trang 56)
Bảng 4.10: Động thái tăng trưởng lộc thu các giống đào nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Bảng 4.10 Động thái tăng trưởng lộc thu các giống đào nghiên cứu (Trang 57)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w