Rất Rất Hay!
1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật cm : Centimet CV : Hệ số biến động (Coefficients of variation) Đ/c : Đối chứng ĐVT : Đơn vị tính g : Gam kg : Kilogam LSD. 05 : Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05 (Least significant difference) mm : Milimet FAO : Tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) STT : Số thứ tự TTTB : Tăng trưởng trung bình T : Tháng ∑ : Tổng 2 DANH MỤC CÁC BẢNG 3 HÌNH 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ăn quả có vai trò rất lớn trong đời sống, kinh tế và sản xuất nông nghiệp của kinh tế gia đình cũng như phát triển kinh tế của một vùng sinh thái và cả đất nước. Cây ăn qủa cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá cho con người, sản xuất cây ăn quả không chỉ cung cấp lượng hàng hóa quả tươi cho thị trường trong nước và xuất khẩu mà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Cây đào (Prunus persica) thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) được trồng để lấy hoa và quả. Hoa đào rực rỡ và được người dân Việt Nam coi trọng lấy làm hoa xuân tết, qủa đào có mã đẹp, vị ngọt, chua, rất hợp khẩu vị của nhiều người, quả đào được dùng chính để ăn tươi ngoài ra còn có thể chế biến thành các sản phẩm như: Đào ướp đường, ô mai đào, rượu đào… đặc biệt đào phơi khô là một sản phẩm quý có tác dụng nhuận tràng, dễ tiêu, kích thích thần kinh tốt Quả đào chứa nhiều dinh dưỡng, trong 100 gam thịt quả đào có chứa 85,1% nước; 0,7% protit; 0,2% lipit; 13,5% gluxit, 16mg Ca, 32mg photpho; 145mg kali và các vitamin B1, B2, C Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, vùng cao, có địa hình phức tạp, độ chia cắt mạnh, có núi đá xen kẽ núi đất, độ đốc lớn bình quân: 26-30 0 , một số vùng có độ cao từ 700 đến trên 1000m so với mặt nước biển nên mang đặc điểm của khí hậu ôn đới, có thể trồng một số loại cây ăn quả ôn đới như: Đào, lê, hồng, mận… Với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bằng việc khai thác các tiềm năng của từng vùng về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết để đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhằm từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định cho đồng bào dân tộc trong tỉnh, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Trong những năm qua ngoài việc phát triển cây ăn quả đặc sản của địa phương thì tỉnh cũng đã quan tâm tới 5 việc nhập nội của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật… đã nhập về một số giống cây ăn quả ôn đới để nghiên cứu trồng khảo nghiệm tại tỉnh để bổ sung và làm phong phú cơ cấu giống cây ăn quả tại địa phương. Cây đào là một trong những cây ăn quả quan trọng của vùng ôn đới và á nhiệt đới. Cây đào được trồng ở nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Mỹ… Ở Việt Nam đào được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền núi như: Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Kạn… nơi có độ lạnh cần thiết vào mùa đông để giúp cho đào có thể tích lũy độ lạnh để ra hoa và đậu quả. Tại Bắc Kạn, cây đào được trồng từ rất lâu ở các huyện Ngân Sơn và Ba Bể với diện tích khoảng 80ha, đã trở thành đặc sản của địa phương. Giống đào Ngân Sơn thường chín vào tháng 7-8 dương lịch, quả trung bình 12-15 quả/kg, dóc hạt, vị ngọt, thịt giòn. Tuy nhiên thời gian ra hoa đậu quả vào tháng 3 đầu tháng 4 nên thường bị ruồi đục quả hại nặng. Do đó đã ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng quả đào. Vì vậy việc nhập nội, trồng thử nghiệm một số giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt là rất cần thiết. Từ những vấn đề đặt ra ở trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật đối với giống đào có triển vọng tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn". 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Thông qua nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống đào nhập nội để chọn được giống đào chín sớm phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Kạn góp phần khai thác thế mạnh điều kiện tự nhiên của tỉnh nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở đó xác định được biện pháp kỹ thuật đối với giống đào có triển vọng. 6 2.2. Yêu cầu Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu của các giống đào nghiên cứu để lựa chọn được giống có triển vọng. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đối với giống đào có triển vọng. Nhằm tăng năng suất, chất lượng quả của giống. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài và ý nghĩa thực tiễn Cây đào là loại cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ các điều kiện ngoại cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả. Những đặc trưng, đặc tính của cây đào biểu hiện ra trong một đời hay một năm đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống với điều kiện ngoại cảnh. Việc điều tra, phân tích đặc điểm thực vật học, sinh vật học của giống đào ở các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, sẽ phân biệt được giống và xác định được khả năng thích ứng của giống cho từng vùng sinh thái, đồng thời điều tra tình hình trồng trọt, sẽ là cơ sở đề ra được những biện pháp kỹ thuật nông nghiệp có hiệu quả. Do đó điều tra sinh vật học cây ăn quả là một trong những biện pháp cơ bản để nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát triển của cây và làm nền tảng cho những thí nghiệm khoa học về cây ăn quả nói chung và cây đào nói riêng . Cây đào trong quá trình sống thường bị các loại sâu bệnh hại làm giảm năng suất và chất lượng của quả, làm cho mẫu mã quả xấu, hiệu quả kinh tế không cao và còn làm cho cây đào thoái hoá giống. Do vậy cần nghiên cứu tình hình sâu bệnh để làm cơ sở cho biện pháp phòng trừ một cách có hiệu quả. Thông qua việc điều tra cho thấy cây đào có thời gian quả chín tập trung, khi chín nếu không thu hoạch kịp thời thì tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh, điều kiện khắc nhiệt của ngoại cảnh gây nên tổn thất lớn. Vì thời gian thu hoạch quả ngắn, gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển, cung ứng sản phẩm quả tươi cho thị trường dẫn đến bị ép giá. Giá cả thấp không đủ đầu tư trở lại nên chất lượng quả và vườn cây ngày càng giảm. Tính trạng chín tập trung ở cây đào nói riêng đã làm giảm giá trị thương mại của các loại quả. Do vậy cần phải nghiên cứu thử nghiệm các 8 giống đào chín sớm để làm phong phú và đa dạng tập đoàn giống cây ăn quả ôn đới của tỉnh cũng khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên khí hậu của vùng. Nâng cao thu giá trị sản phẩm, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Các giống đào chín sớm là giống nhập nội từ Đài Loan. Sau 5 năm trồng thử nghiệm tại huyện Ba Bể và Ngân Sơn chúng tôi thấy có một số giống triển vọng thể hiện ở đặc điểm sinh trưởng, phát triển khá, mẫu quả đẹp, thu quả vào đầu tháng 5. Tuy nhiên để có thể đánh giá một cách chính xác thì chúng ta cần nghiên cứu một cách có khoa học. 1.2. Nguồn gốc và phân loại 1.2.1. Nguồn gốc Cây đào danh pháp khoa học Prunus persica là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc từ khu vực Ba Tư (Persia- hiện nay là Iran). Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 trước công nguyên (Huxley và cs, 1992) [30]. Các giống đào trồng được chia thành hai loại là “hột rời” và “hột dính”, phụ thuộc vào việc hột dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự giao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung quanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn (Huxley và cs 1992) [30]. 9 1.2.2. Phân loại Cây đào prunus persica, thuộc họ thực vật Rosaceae. Họ thực vật thân gỗ, thân thảo và thân bụi, cây có bộ lá thay thế và ra hoa thường xuyên. Đào được xếp vào giống Prunus. Cây than gỗ hoặc thân bụi có hoa 5 cánh, 5 đài với khoảng 20 nhị và một bầu nhụy đơn. Đối với cây ăn quả hạt cứng (đào, đào nhẵn, mận), thì giống Prunurs được chia thành nhiều loại khác nhau (Võ văn Chi, Dương Đức Tiến) [7]. Đối với mận, có hai loại được trồng sản xuất hàng hóa là Prunurs domestica L. (Mận Châu Âu) và Prunurs sanicina Lindl. (Mận Nhật Bản). Đối với đao và đào nhẵn, chỉ có một loại duy nhất, prunurs persica (L) Batsch. Đào nhẵn là một loại đào không có lông trên vỏ quả. Mỗi loại được chia thành nhiều dòng khác nhau như: Dòng đào TropicBeauty; Dòng đào EarliGrande (Võ văn Chi, Dương Đức Tiến) [7]. Đào được xếp vào loại quả hạch. Quả được phát triển từ một noãn đơn, và hầu hết từ những loại hoa có bầu nhụy hoàn hảo. Quả có lớp ngoài mềm gọi là vỏ quả, thịt quả bao quanh hạch cứng có chứa hạt. Do đặc điểm trên đào thuộc nhóm cây ăn quả hạt cứng (Võ văn Chi, Dương Đức Tiến) [7]. 1.2.3. Giới thiệu một số giống đào của Việt Nam * Đào Mèo Là giống địa phương được trồng rất lâu đời tại các tỉnh miền núi phía Bắc, giống đào này sinh trưởng rất khỏe, thời gian ra hoa xung quanh dịp Tết nguyên đán, quả chín vào tháng 7, cỡ quả trung bình có mầu vàng hoặc vàng nhạt, chất lượng quả kém, vị rất chua hơi đắng. Giống này nhân dân thường trồng bằng hạt, giá trị sử dụng thấp, thích hợp cho việc sử dụng làm gốc ghép. * Đào Tuyết Đặc điểm sinh trưởng khỏe, được trồng ở Sa Pa, thời gian ra hoa vào tháng 2, thu hoạch giữa tháng 6. Quả trung bình, vỏ và thịt quả đều mầu trắng, giòn, chua. 10 * Đào Vàng Là giống được trồng rải rác ở các vùng cao của các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Quả chín vào tháng 6, quả chín có mầu vàng, vị chua nhưng có mùi thơm rất đặc trưng. Do kỹ thuật chăm sóc không tốt nên ngày nay chất lượng của giống đào này giảm rất nhiều. * Đào Vân Nam Đây là giống đào nhập nội từ Trung Quốc vào những năm 1963 và 1967. Có 2 loại giống chín sớm và giống chín muộn, được trồng nhiều tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Giống chín sớm có quả trung bình, chất lượng khá. Mầu quả phớt hồng, thịt quả hồng nhạt, giòn, hơi chua. Thời gian thu hoạch quả cuối tháng 5. Giống chín muộn quả to, chất lượng quả ngon. Mầu quả hồng vàng, thịt quả mầu trắng, giòn, róc hạt. Thời gian thu hoạch quả cuối tháng 6 đầu tháng 7. * Giống đào Pháp Đ1, Đ2 Được tuyển chọn từ tập đoàn cây ăn quả ôn đới do FAO tài trợ từ năm 1991. Cả 2 giống đều chín sớm, quả nhỏ, thời gian thu hoạch cuối tháng 4. Giống Đ1 quả nhỏ hơn có mầu đỏ hồng, giống Đ2 quả có mầu vàng hồng. Cả hai giống thịt quả đều mềm. 1.3. Đặc điểm thực vật học của cây đào 1.3.1. Rễ Rễ đào tập trung chủ yếu ở trên tầng đất mặt từ 10 – 50 cm tùy thuộc từng giống và từng loại đất, một số rễ cái ăn sâu vào lòng đất giúp cho cây đứng vững không bị đổ. Với đặc điểm phân cành sớm và nhiều cành nhỏ cộng lại với một số rễ cái nằm sâu, lá nhỏ nhẹ, cây đào ít bị đổ khi gặp gió bão. Ngoại trừ trồng trên đất mùn hoặc đát đá vôi cây thường bị đổ do nguyên nhân là đất quá tơi xốp và dễ bị sụt lở. Tuy nhiên hoa và quả rất dễ bị rụng do gió bão nên khi thiết kế vườn đào người ta thường thiết kế vườn đào người ta [...]... quả có thể làm giảm năng suất tới 33% Nghiên cứu kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh: biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM được coi là biện pháp chủ đạo khuyến cáo áp dụng ở nhiều nước hiện nay E.Cottell, J Fuest, D L Horton (2008) [37] khi nghiên cứu khả năng chiống sâu đục quả của 3 giống đào nhập nội và giống đào địa phương tại Mỹ cho thấy: Giống đào địa phương có khả năng chống sâu đục quả cao hơn so với giống. .. tiết sinh trưởng, kích thích ra hoa, tăng đậu quả để đạt được năng suất cao như mong muốn Rieger M và cs (1993) [35] khi nghiên cứu mật độ trồng cho giống đào Garnet Beauty với khoảng cách 1; 1,5; 2; 2,5; 3 m qua 4 năm cho thấy: Sự phát triển của tán cây có tương quan chặt chẽ đến phát triển của rễ Với mật độ trồng từ 2 m trở lên tán cây có khả năng phát triển tốt Năng suất đào ổn định với các cây có. .. đai và đặc tính vật lý của đất là yêu cầu cần thiết để cây đào sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao 1.5.1 Nhiệt độ Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sức sống, sự phát triển, khả năng ra hoa, đậu quả và chất lượng quả đào Nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao đều có thể làm tổn thương nụ và làm giảm khả năng đậu quả Hoa và quả non đặc biệt mẫn cảm với sương giá vào cuối mùa đông và. .. độ Bắc và 105044’ đến 105058 kinh độ Đông, ranh giới hành chính của huyện như sau: Phía Bắc giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng Phía Nam giáp huyện Bạch Thông Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang Huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận 1.10.2 Địa hình Huyện có địa... cho thấy gốc ghép có ảnh hưởng đến sinh trưởng cũng như năng suất của cây ghép Bonhomme và cs (1999) [28] khi nghiên cứu về giống đào quả nhẵn trồng tại Pháp cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của cành mẹ như chiều dài, vị trí, số mắt lá trên cành mẹ có tương quan chặt chẽ đến sinh trưởng của cành quả Nghiên cứu kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình, tỉa cành để tạo cho tán có khả năng hấp thụ tốt nhất ánh sáng mặt... Tuổi thọ của cây đào còn phụ thuộc vào chủng loại giống, kỹ thuật nhân giống, trồng trọt… mà có sự khác nhau rõ ràng (đào trồng bằng hạt có tuổi thọ cao hơn trồng bằng cây ghép và chiết cành, giâm rễ) Giống đào Trung Quốc có tuổi thọ cao hơn giống đào châu Âu, sự nảy mầm của đào tương đối mạnh Cây đào ra lộc mỗi năm 2-3 đợt lộc vào vụ xuân, vụ hè, vụ thu, chồi lá phát sinh ở ngọn cành và từ lá mọc cả... cho cây trồng - Đối kháng sinh lý giữa các chất xử lý ngoại sinh và chất nội sinh trong cây: Sự đối kháng sinh lý này sẽ triệt tiêu tác dụng của nhau Chẳng hạn, sự đối kháng sinh lý giữa Auxin ngoại sinh và Etylen nội sinh trong sự phòng ngừa rụng hoa, quả; sự đối kháng giữa GA ngoại sinh và ABA nội sinh trong sự phá ngủ nghỉ; sự đối kháng giữa Auxin và Xytokinin trong sự phân hóa rễ và chồi - Chọn... và đối chứng Kết hợp biện pháp bón phân, cắt tỉa, tưới nước với phun α-NAA 30-40ppm,phun chế phẩm đậu quả HQ-201 và chế phẩm đậu quả của bộ môn Sinh lý-Hóa sinh của trường Đại học Nông nghiệp I làm tăng tỉ lệ đậu quả của giống xoài GL1 từ 2,5-3 lần so với biện pháp bẻ hoa và đối chứng * Theo Trần Thị Kim Ba, Nguyễn Bảo Vệ (2005) [1] cho biết: Đối với xoài cát Hòa Lộc phun 2 làn chất điều hòa sinh trưởng. .. nước cho 1ha Phun 3 lần vào giai đoạn quả non Lần 1 sau khi đậu quả 30 ngày, lần 2 sau lần 1 là 10 ngày, lần 3 sau lần 2 là 10 ngày 1.10 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất cây ăn quả của huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 1.10.1 Vị trí địa lý Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên 68.412 ha (chiếm 14% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn) Nằm trong toạ độ địa... khi nghiên cứu về khả năng bảo quản cho hai giống đào trồng tại Colombia cho thấy: Khi thu hoạch, những quả đào sạch bệnh được gói bằng bao giấy chuyên dùng và bảo quản trong phòng có nhiệt độ 40C và phòng có nhiệt độ thường 190C Kết quả cho thấy trong nhiệt độ lạnh đào có thể bảo quản tốt từ 37-41 ngày Trong nhiệt độ thường có thể bảo quản được từ 5-7 ngày 1.7.2 Những kết quả nghiên cứu về cây đào . thực hiện đề tài: " ;Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật đối với giống đào có triển vọng tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn& quot;. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1 được biện pháp kỹ thuật đối với giống đào có triển vọng. 6 2.2. Yêu cầu Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu của các giống đào nghiên cứu để lựa chọn được giống có triển vọng. Nghiên. Giang, Bắc Kạn nơi có độ lạnh cần thiết vào mùa đông để giúp cho đào có thể tích lũy độ lạnh để ra hoa và đậu quả. Tại Bắc Kạn, cây đào được trồng từ rất lâu ở các huyện Ngân Sơn và Ba Bể với diện