Đặc điểm sinh trưởng của các giống đào trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 52 - 55)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của các giống đào trong thí nghiệm

Khả năng sinh trưởng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá các giống, cây sinh trưởng nhanh khỏe thì sẽ sớm tạo được bộ khung tán ổn định để bước sang giai đoạn kinh doanh, mặt khác sẽ tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng ni hoa, quả, là yếu tố tăng năng suất. Tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt cần có một điều kiện chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh phù hợp với từng giống.

4.2.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây các giống đào

Đối với cây ăn quả nói chung và cây đào nói riêng thì chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn lọc giống, qua đó nó phản ánh rõ nét sức sinh trưởng và phát triển của từng giống, ảnh hưởng đến năng suất của đào.

Mức độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm, mạnh hay yếu là thể hiện sức sống của cây trong điều kiện cụ thể. Sức sống tốt, khả năng sinh trưởng hợp lý là tiền đề dẫn đến năng suất cao và ngược lại. Trong suốt chu trình sống của cây đào, chiều cao cây tăng dần từ khi trồng đến khi bước vào giai đoạn già cỗi thì tăng chậm lại. Trong đó thời kì kiến thiết cơ bản sinh trưởng về chiều cao là mạnh nhất, tuy nhiên các giống khác nhau thì có khả năng sinh trưởng về chiều cao là khác nhau.

Mức độ tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào đặc điểm di truyền giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp và kĩ thuật canh tác… Trong cùng điều kiện tự nhiên và kĩ thuật chăm sóc tương tự nhau thì khả năng sinh trưởng chiều cao cây của từng giống phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống. Trong quá trình theo dõi một số giống đào trồng thử nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây các giống đào nghiên cứu (đơn vị: cm) Tháng Giống 7 8 9 10 11 12 Đào Pháp 174,43 178,69 181,81 185,23 187,25 189,03 Đào Micrets 184,33 188,25 191,91 194,75 196,43 198,37

Đào Địa Phương 171,53 175,21 178,22 180,82 182,58 183,99

Qua thời gian theo dõi từ tháng 7 đến tháng 12 ta thấy các giống khác nhau có động thái tăng trưởng chiều cao cây là khác nhau. Nhìn chung các giống đều tăng qua các tháng. Tuy nhiên sự tăng trưởng khơng đều nhau các giống đề có chiều cao tăng mạnh từ tháng 7 đến tháng 10. Giống đào Pháp tăng từ 174,43 cm (tháng 7) lên 189,03 cm (tháng 12), giống đào Micrets tăng từ 184,33 cm (tháng 7) lên 198,37 cm (tháng 12), giống đối chứng tăng từ 171,53 cm (tháng 7) lên 183,99 cm (tháng 12). Trong đó đào Micrets có khả năng tăng trưởng chiều cao cây mạnh nhất, sau đó đến giống đào Pháp và cuối cùng là giống đào Địa phương (đ/c).

4.2.3.2. Động thái tăng trưởng đường kính gốc các giống đào nghiên cứu

Gốc cây là bộ phận nâng đỡ thân, cành, lá, hoa, quả của cây. Gốc cây to là biểu hiện của thân cây chắc khỏe, là cở sở để tạo cho cây có bộ khung tán rộng, cho năng suất cao. Đường kính gốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong cơng tác chọn lọc giống, nó thể hiện khả năng chống chịu của cây. Gốc cây to chứng tỏ khả năng chống chịu cao, khả năng giữ vững bộ tán cây và nuôi quả tốt.

Mức độ tăng trưởng đường kính gốc cây của từng giống phụ thuộc vào hoạt động của tượng tầng, khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu tức là đường kính gốc to hay nhỏ phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.

Khi theo dõi về động thái tăng trưởng đường kính gốc cây của các giống đào được trồng thử nghiệm trên vườn sản xuất chúng tơi có được bảng số liệu sau:

Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng đường kính gốc các giống đào nghiên cứu

(đơn vị: cm)

Tháng

Giống 7 8 9 10 11 12

Đào Pháp 5,04 5,28 5,46 5,61 5,75 5,82

Đào Micrets 5,69 5,86 6,0 6,13 6,22 6,31

Đào Địa Phương 4,49 4,68 4,91 5,05 5,14 5,23

Qua bảng số liệu trên ta thấy các giống khác nhau có khả năng tăng thưởng đường kính gốc khác nhau. Nhìn chung đường kính gốc của các giống đều tăng qua các tháng nhưng tốc độ tăng rất chậm. Các giống đào có đường kính gốc tương đương nhau. Giống đào Pháp có đường kính gốc từ 5,04 cm (tháng 7) lên 5,82 cm (tháng 12), giống đào Micrets có đường kính gốc từ 5,69 cm (tháng 7) lên 6,31 cm (tháng 12), giống đào đối chứng có đường kính gốc tăng từ 4,49 cm (tháng 7) lên 5,23 cm (tháng 12).

4.2.3.3. Động thái tăng trưởng đường kính tán các giống đào nghiên cứu

Đường kính tán là một trong những chỉ tiêu giúp chúng ta đánh giá được khả năng sinh trưởng của các giống cây ăn quả nói chung và các giống đào nói riêng. Trong điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc như nhau, giống nào có khả năng tăng trưởng đường kính tán lớn chứng tỏ giống đó có sức sinh trưởng nhanh và ngược lại. đường kính tán cây tăng dần theo tuổi cây, nó liên quan chặt chẽ tới khả năng cho năng suất của cây, là cơ sở để xác định biện pháp bón phân. Thời kì kiến thiết cơ bản là thời kì cây sinh trưởng, tạo tán mạnh, để có bộ khung tán vững chắc, là tiền đề cho năng suất cao và ổn định cần tiến hành cắt tỉa tạo tán ngay từ lúc cây cịn nhỏ.

Các giống khác nhau có khả năng tăng trưởng tán khác nhau. Khả năng tăng trưởng đường kính tán cây phụ thuộc vào giống, chế độ chăm sóc và điều kiện thời tiết khí hậu.

Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng đường kính tán các giống đào nghiên cứu

(đơn vị: cm)

Tháng

Giống 7 8 9 10 11 12

Đào Pháp 98,91 103,4 107,5 113,53 115,46 116,96

Đào Micrets 95,95 99,22 102,12 104,97 107,48 109,75

Đào Địa Phương 91,4 94,65 97,42 99,81 101,41 103,16

Qua bảng số liệu trên ta thấy hầu hết các giống đều có đường kính tán tăng dần qua các tháng. Trong tháng 7 thì giống đào Pháp có đường kính tán lớn nhất là 98,91 cm. Tiếp đến là giống đào Micrets là 95,95 cm và cuối cùng là giống Địa phương (đ/c) là 91,4 cm. Đến tháng 12 thì mức độ chênh lệch giữa các tháng là rõ rệt hơn. Giống đào Pháp vẫn có đường kính tán lớn nhất là 116,96 cm, tiếp theo đó là giống đào Micrets là 109,75 và cuối cùng là giống Địa phương (đ/c) là 103,16 cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w