b. Giai đoạn phát triển
2.2.4. Các nghiên cứu về cây đào trên thế giới và Việt Nam
2.2.4.1. Nghiên cứu về cây đào trên thế giới a. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc đào
Nghiên cứu thiết kế vườn trồng, bố trí mật độ, khoảng cách theo từng địa hình, kiểu tán cây, kỹ thuật cắt tỉa và chế độ chăm sóc. Xu hướng chung là sử dụng gốc ghép lùn, trồng mật độ cao, khai thác chu kỳ ngắn.
Theo M.DeJong (2007) [16] khi nghiên cứu cây để chọn làm gốc ghép cho giống đào Flavorcrest and Loadel trên gốc của năm giống đào khác nhau, kết quả cho thấy gốc ghép có ảnh hưởng đến sinh trưởng cũng như năng suất của cây ghép.
Theo Bonhome và cs (1999) [20] khi nghiên cứu giống đào quả nhẵn trồng tại Pháp cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của cành mẹ như chiều dài, vị trí, số mắt lá trên cành mẹ có tương quan chặt đến sinh trưởng của cành quả.
Nghiên cứu kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình, tỉa cành để tạo cho tán có khả năng hấp thụ tốt nhất ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện cho việc chăm bón, phịng trừ sâu bệnh, điều tiết sinh trưởng, kích thích ra hoa, tăng đậu quả để đạt năng suất cao như mong muốn.
Theo Rieger M và cs (1993) [17] khi nghiên cứu mật độ trồng cho giống đào GarnetBeauty với khoảng cách 1; 1,5; 2; 2,5; 3m qua 4 năm cho thấy: sự phát triển của tán cây có tương quan chặt chẽ đến sự phát triển của rễ
có mật độ trồng từ 2m trở lên. Mật độ trồng dẫn tới sự cạnh tranh về ánh sáng sảy ra ngay từ năm đầu tiên sau trồng, trong khi ảnh hưởng của mật độ trồng với bộ rễ chỉ sảy ra từ năm thứ ba sau trồng.
Theo Fura Kawa Y (2003) [18] khi nghiên cứu về mật độ trồng cho đào với các mật độ trồng từ 1250 cây/ha đến 2500 cây/ha trong 6 năm từ 1995 - 2001 cho thấy mật độ trồng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Qua phân tích tương quan cho thấy, mật độ trồng có tương quan chặt đến năng suất quả, số lượng quả có kích thước trung bình. Tuy nhiên số lượng quả có kích thước nhỏ và lớn khơng có tương quan đến mật độ trồng.
Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân: bón phân dựa vào tính chất nơng hóa - thổ nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cây, dựa trên phân tích lá, phân tích đất, kết hợp giữa bón phân quanh gốc, phun phân trên lá, bổ sung phân vi lượng, chất điều tiết sinh trưởng…
Nghiên cứu kĩ thuật tưới nước và quản lý ẩm độ đất bao gồm: những kĩ thuật tủ gốc, trồng xen, trồng cây che phủ đất, Các biện pháp cơng trình làm đường đồng mức, các túi chứa nước trên đất dốc… đến kĩ thuật tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới nước kết hợp với bón phân.
Theo Ben Mechlia và cs (2006) [15] khi nghiên cứu về tưới nước cho đào trong năm năm cho thấy, sự giảm hàm lượng nước trong các thời kì quả phát triển làm ảnh hưởng đến năng suất quả, kết quả nghiên cứu cho thấy sự hạn chế nước vào giai đoạn cuối của sự phát triển quả có thể làm giảm năng suất tới 33%.
Nghiên cứu kĩ thuật phòng trừ sâu bệnh: biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM được coi là chủ đạo khuyến cáo áp dụng ở nhiều nước hiện nay.
Theo E.Cottrcll, J.Fuest, D.L.Hortom (2008) [13] khi nghiên cứu khả năng chống sâu đục quả của 3 giống đào nhập nội và giống đào địa phương tại
Mỹ cho thấy: giống đào địa phương có khả năng chống sâu đục quả cao hơn so với giống đào nhập nội.
b. Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cây đào
Theo các tác giả, đào cần được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, với sự thơng thống gió tốt. Điều này cho phép khơng khí lạnh bị thổi đi vào những đêm sương giá và giữ cho khu vực được mát mẻ vào mùa hè. Tại các khu vực trồng đào lấy quả thì việc trồng đào tốt nhất diễn ra vào đầu mùa đơng, do nó có đủ thời gian để rễ mọc ra và đủ khỏe để giúp cho sự phát triển về mùa xuân. Tại các khu vực này người ta trồng đào thành hàng theo hướng Bắc - Nam. Dưới đây là các yêu cầu cho việc trồng đào lấy quả.
- Tưới nước: đào cần có sự cung cấp nước ổn định và cần tăng lên trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thu hoạch quả. Mùi vị thơm ngon nhất chỉ có được khi cây đào được tưới nước đầy đủ trong cả vụ.
- Bón phân: cây đào có yêu cầu cao về chất dinh dưỡng, nó cần nhiều nitơ hơn các loại cây ăn quả khác. Phân bón NPK cần phải được sử dụng thường xuyên, và một lớp phân gia cầm bón vào đầu mùa thu ngay sau khi thu hoạch quả sẽ có ích cho cây. Nếu lá đào nhỏ hay ngả vàng thì cần nhiều phân đạm hơn. Các loại phân làm từ máu và phân gia súc khoảng 3 - 5 kg trên một cây trưởng thành hay phân hóa học nitrat amơni canxi ở mức 0,5 - 1 kg là các loại phân bón thích hợp nhất. Cũng nên sử dụng phân bón khi cây chậm phát triển.
- Đốn tỉa: đào là cây cần đốn tỉa rất nhiều. Đào sinh trưởng mạnh ở phía đầu cành, phía chân cành thường thiếu nhựa, mắt yếu do đó cần hãm ngọn những cành cấp I, II quá mạnh, giữ nhựa cho cành quả phía dưới. Đốn tạo quả nên đốn muộn vào tháng 12, 1 khi đã dễ phân biệt nụ hoa và nụ lá sau vụ nghỉ đông. Đào trong điều kiện khí hậu á nhiệt đới thường chỉ ra hoa trên cành ra vụ trước vì vậy chú ý làm cho cây ra nhiều cành năm trước, năm sau mới có nhiều hoa.
- Trừ sâu bệnh: đào nhiều sâu bệnh, nhất là trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm độ cao. Về sâu có rệp hút nhựa làm xoăn lá lại, rầy hút dịch ở lá, rệp đỏ, sâu đục ngọn, rệp sáp, xén tóc… Bệnh có bệnh phồng lá, bệnh thối nâu, chảy gơm…cách phịng trị thường là kết hợp nhiều loại thuốc, trừ nhiều loại sâu bệnh.
- Thu hoạch: dấu hiệu chín của đào rất dễ nhận biết: màu sắc chuyển hồng, có chỗ đỏ, quả mềm, mùi thơm rõ…nhưng vì đào nhiều nước, vỏ mỏng, quả lại nặng, đợi đến lúc quả chín tới thì khơng mang đi xa được, quả lại chóng thối, vì vậy từ cách hái khơng làm dập quả đến cách xếp và thúng, rổ, két gỗ vận chuyển… đều phải làm hết sức cẩn thận và thường bao giờ cũng phải hái sớm một chút lúc quả còn cứng, dễ vận chuyển hơn, quả ít hỏng hơn.
c. Nghiên cứu về thu hoạch và bảo quản quả đào
Theo Montana C. (2005) [19], khi nghiên cứu về bảo quản cho hai giống đào trồng tại Colombia cho thấy: khi thu hoạch những quả đào sạch bệnh được gói bằng bao giấy chuyên dùng và bảo quản trong phịng có nhiệt độ 4oC và phịng có nhiệt độ thường 19oC kết quả cho thấy trong nhiệt độ lạnh đào có thể bảo quản tốt từ 37 - 41 ngày, trong nhiệt độ thường có thể bảo quản 5 - 7 ngày.
d. Nghiên cứu về chọn giống
Theo tác giả R.J.Nissen; A.P.George; S.Hetherington và S.Newman [13], những nghiên cứu về cây đào tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:
Yêu cầu về độ lạnh: chương trình chọn tạo giống ở Plorida, Brazil, Texas, Califonia, Isarel và Úc đã tạo được nhiều giống đào mới. Các giống đào cần một giai đoạn lạnh, được tính tốn như đơn vị lạnh (CU), đủ để phá vỡ quá trình ngủ nghỉ một cách hiệu quả. Các giống được chia như sau:
- Giống yêu cầu độ lạnh ít (50 - 200CU) - Giống yêu cầu độ lạnh thấp (200 - 400CU) - Giống yêu cầu độ lạnh trung bình (400 - 600CU)
- Giống yêu cầu độ lạnh cao (>600CU)
Theo Ou Shyikuan (2004) [22] khi nghiên cứu về yêu cầu độ lạnh của giống đào campanulata P địa phương với 4 giống đào khác cho thấy: số đơn vị lạnh được tính theo số giờ có nhiệt độ 12oC trong suốt thời kì bắt đầu lạnh đến khi kết thúc mùa lạnh. Kết quả cho thấy các vùng của Đài Loan có số giờ lạnh khoảng 190 giờ lạnh, số giờ lạnh không đủ cho sinh trưởng của một số giống đào yêu cầu độ lạnh cao.
Sự chấp nhận của thị trường: khách hàng thường hướng tới quả có màu đẹp, kích thước thích hợp, thời gian bày bán lâu, khơng có khuyết tật và có hương vị ngon. Một giống càng có nhiều yếu tố nêu trên càng được thị trường chấp nhận. Một số đặc tính quan trọng được miêu tả dưới đây:
Loại thịt quả, có 3 loại thịt quả: mềm, khơng mềm và cứng giịn. Quả có thịt quả khơng mềm có thể tồn tại trên cây khi thành thục dài hơn so với quả có thịt mềm, vì quả có thịt mềm thường bị mềm và hỏng rất nhanh khó bảo quản.
Sự cân đối giữa đường và acid. Có hai loại chính của tỉ lệ đường và acid: rất ngọt/chua và ngọt/rất chua. Hầu hết người châu Á thích loại thứ hai.
Màu thịt quả. Đối với đào và đào nhẵn có hai loại màu thịt quả: màu thịt quả trắng và màu thịt quả vàng; có một số ít giống có thịt quả màu hồng hoặc đỏ. Màu thịt quả cũng là một tiêu chí người tiêu dùng lựa chọn khi mua đào. Màu hồng thường được ưa chuộng hơn cả.
2.2.4.2. Nghiên cứu về cây đào ở Việt Nam
Việc nghiên cứu về cây đào nói chung ở nước ta cũng như ở các tỉnh miền núi phía bắc chưa được đầu tư một cách đúng mức, số lượng cơng trình nghiên cứu ít, mang tính đơn lẻ, khơng liên tục và hệ thống. Có thể tổng hợp các cơng trình nghiên cứu theo các chuyên đề chủ yếu sau:
a. Nhu cầu dinh dưỡng và kĩ thuật bón phân cho đào
Theo Phạm Văn Cơn (2004) [7] cho biết: cây ăn quả cũng như cây trồng nói chung cần hút chất dinh dưỡng từ đất và từ phân bón để tạo ra sản phẩm thơng qua q trình quang hợp. Nếu thiếu dinh dưỡng hoặc các chất dinh dưỡng không cân đối làm cho cây sinh trưởng kém dẫn tới giảm năng suất và phẩm chất sản phẩm đồng thời cịn gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước và khơng khí.
Sự biểu hiện khi thiếu dinh dưỡng ở cây đào như sau:
- Thiếu đạm: lá vàng, có nhiều chấm đỏ, cành ngắn, quả bị chín ép (chín sớm).
- Thiếu kali: các lá cuốn lại, nhăn nheo, mép khô, dễ bị rụng quả.
- Thiếu phốt pho: lá màu xanh tối, cuốn lại, hàm lượng đường trong quả giảm.
- Thiếu Mg: lá có các đám màu nâu nhạt, rìa lá bị khơ.
- Thiếu Ca: dễ bị rụng quả, cần phun Bc đơ kết hợp trừ bệnh nấm. - Thiếu kẽm: lá có màu nâu nhạt, gợn sóng và nhăn nheo, đầu có gân nhỏ có hình hoa hồng, lá bé.
- Thiếu B: có những điểm xốp trên quả.
Theo Trần Thế Tục cho biết: cây đào hàng năm có rụng quả sinh lý nên lượng phân bón phải đầy đủ để đảm bảo yêu cầu sinh lý của cây. Bón phân cho đào phải cân đối N, P, K bón đúng lúc, đúng cách theo nhu cầu của cây.
Theo kinh nghiệm của các tác giả Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội: hàng năm nên bón phân lót cho đào vào tháng 1 trước khi nảy lộc. Đối với những cây đã ra quả ổn định từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây là 30 - 50kg phân chuồng hoai trộn với 0,3 - 0,5kg + 0,3kg P2O5 + 0,5kg K2O.
Cách bón: chiếu theo mép tán cây, đào 3 hố đều nhau với kích thước sâu và rộng 40cm, sau đó bón phân lấp đất hơi cao hơn mặt đất. Năm sau đào
hố bón phân xen kẽ với hố năm trước. Làm như vậy vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa có tác dụng cải tạo đất trong vườn cây.
b. Kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình và tạo quả
Sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp ứng yêu cầu về cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây. Người làm vườn cần phải tác động tích cực để tạo dựng hệ thống cành khung, nửa khung và cành nhánh của cây cho phù hợp với cấu trúc của vườn và mục đích kinh doanh. Trong đó kĩ thuật làm vườn hiện đại việc đốn, cắt tỉa là khâu kĩ thuật then chốt, cần có kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề.
Hiện nay nhiều biện pháp đốn tỉa tạo hình cây đào rất được quan tâm. Thông thường cây đào vừa đem trồng phải đốn tạo hình ngay, chỉ giữ một thân chính cao 80 - 100cm. Các cành cắt cụt hết để cây bật ra những cành khỏe hơn. Chọn trên thân chính 3 cành khỏe mọc ra 3 hướng khác nhau để làm cành khung. Cuối năm thứ nhất chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp I chỉ để 2, 3 cành khung cấp II và những vị trí thích hợp sao cho các cành hướng ra phía ngồi. Nếu cây khỏe có thể gây thêm một cành khung cấp I thứ tư ở phía ngọn cây. Cuối năm thứ hai chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp II và năm thứ 3 chủ yếu là cắt ngắn cành khung cấp III. Hết năm thứ 3 coi như tán cây đào đã ổn định, cây đào bắt đầu bói quả và bắt đầu bước sang thời kì đốn tạo quả. [10]
Cành quả chín sinh ra trên cành mẹ mọc từ năm trước. Do vậy, các tác giả trên đã đưa ra nguyên tắc cơ bản của đốn tỉa tạo quả là khơng đốn hớt ngọn vì dễ làm mất những mắt sinh ra cành quả, mà cắt từ chân loại bỏ hẳn những cành mẹ cành quả nào quá yếu, quá tập trung. Cành đã ra quả do dinh dưỡng tập trung nuôi quả nên sinh trưởng yếu, do vậy cũng cần đốn, kĩ thuật đốn tỉa như sau: cắt tận chân hay nếu cành khỏe cắt phía trên nơi đã có quả để
lại một, hai mầm, những mầm này năm sau sẽ phát triển thành cành mẹ cành quả và sẽ chọn ở gốc cành một hai cành mẹ cành quả khỏe nhất.[10]
Những cành mẹ cành quả năm nay nếu được đốn tỉa hợp lý, năm sau sẽ sinh những cành khỏe với số lượng phù hợp ở những vị trí cần thiết.