KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1. Đặc điểm hình thái các giống đào
Đặc điểm hình thái cây thể hiện qua các chỉ tiêu cao cây, đường kính tán, là một trong các chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây đào. Chúng ảnh hưởng đến khả năng cho năng suất sau này. Cây có bộ khung tán đều, đẹp sẽ có khă năng cho năng suất cao hơn so với cây có bộ khung tán kém phát triển. Các giống khác nhau có bộ khung tán khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm giống, điều kiện sinh thái, kỹ thuật chăm sóc tạo tỉa tán. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái các giống đào nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái cây các giống đào nghiên cứu
Chỉ tiêu Giống
Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Đường kính tán (cm) Đào Pháp 182,74ns 4,71* 93,68* Đào Micrets 192,34* 6,03* 103,24*
Đào địa phương 178,72 4,92 97,98
CV(%) 2,5 9,6 3,0
LSD05 10,44 1,18 7,07
Về chiều cao cây: qua bảng số liệu trên ta thấy các giống đào có chiều cao khác nhau. Giống đào Micrets có chiều cao cây lớn nhất là 192,34cm, tiếp theo đó là giống đào Pháp là 182,74 cm và giống Địa phương (đ/c) có chiều cao cây thấp nhất là 178,72 cm.
Về đường kính tán: các cơng thức có đường kính khác nhau. Giống đào Pháp có đường kính tán thấp nhất là 93,68 cm, giống đào Micrets có đường kính tán lớn nhất là 103,24 cm, giống đào Địa phương (đ/c) có đường kính tán là 97,98 cm.
Về đường kính gốc: giống đào Micrets có đường kính gốc lớn nhất là 6,03 cm, giống đào Địa phương (đ/c) có đường kính gốc là 4,92 cm và nhỏ nhất là giống đào Pháp với đường kính gốc là 4,71 cm.
Tuy nhiên qua xử lý thống kê cho thấy khơng có sự sai khác giữa đặc điểm hình thái cây các giống đào nghiên cứu. Nghĩa là sức sinh trưởng về hình thái cây của 3 giống đào thí nghiệm là tương đương nhau.