Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 40 - 45)

b. Giai đoạn phát triển

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.1. Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất cây ăn quả tại địa bàn nghiên cứu

Thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các tài liệu liên quan từ các cơ quan chức năng tại vùng nghiên cứu: UBND

huyện, phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, phịng Thống kê, trạm khí tượng thủy văn huyện Nguyên Bình.

3.2.2.2. Theo dõi đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đào trồng tại Phja Đén xã Thành Cơng huyện Ngun Bình tỉnh Cao Bằng

Phương pháp bố trí thí nghiệm:

- Chọn cây đồng đều trên vườn của trung tâm cây trồng ôn đới tại Phja Đén - Thành Cơng - Ngun Bình - Cao Bằng (định cây theo dõi các chỉ tiêu). Cơng thức thí nghiệm: thí nghiệm gồm 3 công thức

- Công thức 1: đào Pháp - Công thức 2: đào Micrets

- Công thức 3: đào địa phương (đối chứng)

- Mỗi công thức 15 cây chia làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây tổng số cây trong thí nghiệm là 45 cây (5x3x3).

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái cây: theo dõi mỗi tháng một lần + Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của tán cây (đơn vị cm). + Đường kính tán: đo theo hai chiều vng góc theo hình chiếu tán cây, theo hướng Đông Tây và Nam Bắc (nếu tán khơng đều thì đo 3 - 4 lần) rồi lấy trị số trung bình (đơn vị cm).

+ Đường kính gốc: đo cách mặt đất 10cm.

Mỗi giống đo 15 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (định kì theo dõi mỗi tháng 1 lần).

- Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lá

+ Kích thước lá: đo chiều dài lá (đo từ cuống lá đến mút lá), chiều rộng lá (đo chỗ rộng nhất của phiến lá) (đơn vị cm), mỗi cây đo 5 lá rồi lấy trị số trung bình (mỗi cơng thức đo 75 lá).

+ Màu sắc và hình dạng lá: quan sát trực tiếp trên vườn. - Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng lộc

+ Thời gian xuất hiện lộc: được xác định từ khi có 10% số cây ra lộc. + Thời gian kết thúc lộc: được xác định khi có 80% số cây ra lộc. + Chiều dài lộc thành thục: đo khi lộc ổn định (đơn vị cm).

+ Đường kính lộc thành thục: đo khi lộc ổn định (đơn vị cm). + Số lá/lộc: đếm khi số lộc phát triển tối đa (đơn vị lá/lộc). + Số lộc/cây: đếm số lộc thu khi lộc thành thục (đơn vị: lộc)

- Tình hình sâu bệnh hại trên các giống đào: theo dõi phương pháp theo dõi sâu bệnh hại của Viện Bảo vệ thực vật: quan sát trực tiếp trên vườn thời điểm xuất hiện, gây hại mạnh nhất, chủng loại và mức độ hại của sâu, bệnh hại chính.

+ Đối với loại chích hút (rệp): theo dõi trong thời gian cây ra lộc. Theo dõi số lộc bị hại và tính tỷ lệ sâu hại.

Tổng số lộc bị hại

Tỷ lệ sâu hại (%)= –––––––––––––––––– × 100% Tổng số lộc theo dõi

Sau đó phân cấp hại dựa vào tỷ lệ sâu hại: Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác).

Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 lộc, cây). Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 lộc, cây).

+ Đối với sâu đục thân

Cấp 1: nhẹ (cây có 1 - 2 vết đục trên thân hoặc một cành bị héo cây vẫn xanh tốt).

Cấp 2: trung bình (cây có 3 - 5 vết đục trên thân, hoặc 2 - 4 cành bị đục, cây phát triển trung bình).

Cấp 3: nặng (dùng tay lắc nhẹ, cây bị gãy do vết đục của sâu, tán cây vàng héo).

+ Đối với bệnh chảy gôm:

Cấp 1: từ vết bệnh đến 10% diện tích cành 1 tuổi bị bệnh.

Cấp 3: > 10 - 20% diện tích cành 1 tuổi hoặc 10% cành 3 tuổi bị bệnh. Cấp 5: > 20% diện tích cành 3 tuổi hoặc 10% cành 4 tuổi bị bệnh. Cấp 7: > 20% cành 4 tuổi hoặc 10% cành cơ bản bị bệnh.

Cấp 9: > 20% cành cơ bản hoặc 50% chu vi vỏ gốc bị bệnh.

+ Đối với các bệnh trên lá: theo dõi bộ phận bị hại, thời điểm xuất hiện, thời điểm bị nặng rồi tính tỷ lệ bệnh hại.

Số cành (lá, lộc, quả,…) bị bệnh

Tỷ lệ bệnh hại (%) = ––––––––––––––––––––––––– × 100% ∑ cành, lá, lộc..…điều tra

Sau đó phân thành 5 cấp hại dựa vào tỷ lệ bệnh hại: Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại. Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại. Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại. 3.3. Phương pháp xử lý số liệu và tính tốn

- Tính tốn các chỉ tiêu sử dụng hàm Round, Average, Sum trong Microsoft Excel.

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w