Tình hình nghiên cứu và tiêu thụ đào trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 34 - 37)

b. Giai đoạn phát triển

2.5.2.Tình hình nghiên cứu và tiêu thụ đào trong nước

2.5.2.1. Điều tra tuyển chọn giống đào ở Việt Nam

Theo Trần Thế Tục [4] công tác điều tra tuyển chọn giống gồm các bước sau:

(1) Điều tra tuyển chọn cá thể ưu tú

(2) Theo dõi tính ổn định về năng suất, chất lượng quả của các cá thể tuyển chọn qua ba năm liên tục. Các cá thể tuyển chọn được đánh dấu theo dõi trong ba năm liên tục về các chỉ tiêu: năng suất, chất lượng, tính chống chịu với sâu bệnh và các thời kì vật hậu: ra hoa, đậu quả, quả chín và thu hoạch.

(3) Xác định tính cơng bằng ISOZYME hoặc PCR. Ngồi mơ tả hình thái, các cá thể tuyển chọn được kiểm tra gen di truyền bằng phân tích ISOZYME hoặc PCR để xác định sự khác biệt giữa các giống.

(4) Xác định vườn thực liệu giống tuyển chọn. Tất cả các cá thể tuyển chọn năm đầu tiên sẽ được nhân bằng phương pháp ghép và trồng trong vườn gọi là vườn thực liệu giống tuyển chọn. Mục đích là để có được những cây giống làm cây mẹ ngay sau khi kết thúc ba năm tuyển chọn tại hộ gia đình.

(5) Xây dựng vườn cây mẹ gồm các cá thể của các giống đã được tuyển chọn đánh giá sau ba năm, được coi là giống gốc làm thực liệu nhân giống cung cấp cho sản xuất.

(6) Xây dựng mơ hình giống đã được tuyển chọn là để chứng minh cho kết quả tuyển chọn, đồng thời là địa bàn áp dụng các tiến bộ kĩ thuật ngay từ đầu, tạo điều kiện cho người dân dần tiếp cận với những kỹ thuật mới trong sản xuất.

2.5.2.2. Vùng phân bố

Đào là cây ăn quả có nguồn gốc ơn đới, ưa khí hậu mát mẻ. Ở Việt Nam, đào chủ yếu được trồng ở một số vùng có khí hậu riêng biệt như SaPa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn (Hà Giang), Mộc Châu (Sơn La) và một số vùng cao khu vực phía bắc. Khơng những là cây cho quả mà hoa đào còn là một loại hoa cảnh được nhân dân Việt Nam coi là cây hoa tết, có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao, đã từ lâu nhân dân ở một số vùng đã phát triển cây đào thành cây cảnh phục vụ chính nhu cầu thưởng thức của người chơi hoa. Tuy nhiên việc quy hoạch thành vùng sản xuất cho quả hàng hóa thì chưa có ở nơi nào làm được, việc sản xuất cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Do vậy năng suất và sản lượng đào hàng năm chưa ổn định. Đây là một cây trồng mang tính ưu thế ở những vùng này, nhưng bên cạnh đó người dân vẫn chưa nhận thức được đây là cây mang lại giá trị kinh tế nếu được quy hoạch phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa, chưa chú ý tới việc trồng và chăm sóc, bảo vệ để nâng cao năng suất và chất lượng của cây đào quả.

2.5.2.3. Một số giống đào được trồng ở Việt Nam a. Các giống đào ở Việt Nam

* Giống đào Mèo

Là giống đào địa phương được trồng rất lâu đời tại các tỉnh miền núi phía bắc, giống đào này sinh trưởng rất khỏe, thời gian ra hoa xung quanh dịp

tết Nguyên Đán, quả chín vào tháng 7, cỡ quả trung bình, quả chín có màu vàng hoặc vàng nhạt, chất lượng quả kém, vị chua và hơi đắng. Giống đào này nhân dân thường trồng bằng hạt, giá trị sử dụng thấp, thích hợp cho việc sử dụng làm gốc ghép [5].

* Giống đào tuyết

Đặc điểm: cây sinh trưởng khỏe, được trồng ở vùng Sa Pa, thời gian ra hoa vào tháng 2, thu hoạch giữa tháng 6. Quả trung bình, vỏ và thịt quả đều màu trắng, giòn, chua [5].

* Giống đào vàng

Là giống đào được trồng rải rác ở các huyện vùng cao của các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Quả chín vào tháng 6, quả chín có màu vàng, vị chua nhưng có mùi thơm rất đặc trưng. Do kỹ thuật chăm sóc khơng tốt nên ngày nay chất lượng của giống đào này giảm rất nhiều [5].

b. Các giống đào nhập nội

* Giống đào Vân Nam

Đây là giống đào được nhập nội từ Trung Quốc từ những năm 1963 và 1967.

Có 2 loại giống chín sớm và giống chín muộn, được trồng nhiều tại huyện Sa Pa - Lào Cai.

Giống chín sớm quả trung bình, chất lượng khá. Màu quả phớt hồng, thịt quả hồng nhạt, giòn, hơi chua, thời gian thu hoạch quả vào cuối tháng 5.

Giống chín muộn to hơn, chất lượng quả ngon. Màu quả hồng vàng, thịt quả màu trắng, giịn, róc hạt. Thời gian thu hoạch quả cuối tháng 6 đầu tháng 7.

* Giống đào Pháp Đ1, Đ2

Được tuyển chọn từ tập đồn cây ăn quả ơn đới do FAO tài trợ từ năm 1991. Cả hai giống đều chín sớm, quả nhỏ, thời gian thu hoạch cuối tháng 4.

Giống Đ1 quả nhỏ có màu đỏ hồng, giống Đ2 quả nhỉnh hơn có màu vàng hồng. Cả hai giống thịt quả đều mềm.[5]

* Giống đào Tropic Beauty

Giống đào Earligrand: là giống đào quả to, thịt quả màu vàng và mềm. Giống này có hai màu khơng đối xứng và rãnh quả lớn. Quả rất hấp dẫn với 50% màu đỏ phủ lên nền màu vàng, hạt rời. Giống này sinh trưởng ra hoa, quả tốt ở vùng sinh thái Sa Pa và Bắc Hà tỉnh Lào Cai.

Giống đào Desertred: là giống đào quả to, thịt quả màu vàng hơi trắng, rãnh quả lồi, hai nửa quả đối xứng nhau, hạt nửa dính. Mẫu mã quả đẹp có từ 85 - 90% màu đỏ sáng trên nền màu vàng. Giống này mẫn cảm với bệnh đốm vi khuẩn.

Giống đào Floridagold: là giống chính vụ, thịt quả màu vàng hấp dẫn. Quả có kích thước 25 - 30cm, vỏ quả có màu đỏ tươi chiếm 60% trên nền màu vàng tươi, hạt nửa dính. Thịt quả rất chắc và chứa nhiều nước. Ở những nơi có độ lạnh thấp hơn so với nhu cầu của giống thì rãnh quả phát triển và hơi nhơ lên. Giống này mẫn cảm với bệnh đốm vi khuẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giống đào Sunwright: là giống đào nhẵn, dạng quả trịn, có kích thước trung bình hoặc to, rãnh quả nơng, thịt quả màu vàng. Quả có một điểm nhỏ ở đáy lõm vỏ quả và đối xứng hai bên. Màu quả rất hấp dẫn, màu đỏ phủ trên 70% nền vàng. Độ đường thấp, mùi rất hấp dẫn.

Giống đào Sunblaze: là giống đào nhẵn, kích thước quả trung bình, thịt cứng, rãnh quả nơng, đáy quả lõm. Thịt quả màu vàng và có sắc tố xung quanh hạt, hạt dính. Màu quả rất hấp dẫn 90% màu đỏ phủ trên nền vàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (Trang 34 - 37)