1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên tỉnh tuyên quang

62 4,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 135,39 KB

Nội dung

Rất hay bà bổ ích !

Trang 2

CV (%) : Hệ số biến động (Coefficient of varation)

FAO : Tổ chức nông lương thế giới

LSD : Sai số nhỏ nhất (Least Significant Defference Test) LSD05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95 %

NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 4

Phần 1

MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Cây có múi (Citrus) là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, có hương vị

thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng Cây cho quả sớm và có sản lượng cao, năm thứ ba sau trồng cây đã bắt đầu cho quả, những năm về sau năng suất tăng dần và thời gian kinh doanh kéo dài, nếu chăm sóc tốt có thể trên 50 năm Có nhiều giống chín sớm muộn khác nhau, nên có thể kéo dài thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường tới 6 tháng trong năm Mặt khác quả chín đúng vào dịp Tết Nguyên Đán nên càng có giá trị

Ngày nay đời sống xã hội đã được cải thiện thì nhu cầu của con người ngày càng cao Ngoài giá trị về mặt kinh tế, cây ăn quả còn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những giá trị dinh dưỡng cho con người Quả tươi

là một phần rất cần thiết trong bữa ăn của mỗi gia đình, tăng khẩu phần quả tươi trong mỗi bữa ăn là mức phấn đấu của nhiều nước có nền kinh tế phát triển Đáp ứng đủ nhu cầu quả tươi trong mỗi bữa ăn hàng ngày là bảo đảm dinh dưỡng và an toàn cho mỗi người

Cam quýt là loại quả được nhiều người, nhiều nước trên thế giới ưa chuộng và được bán rộng rãi trên thị trường, chúng đã trở thành loại quả có giá trị vô cùng to lớn trong lĩnh vực kinh tế và dinh dưỡng cho con người Nghề trồng cam, quýt cũng ngày càng được quan tâm phát triển, không chỉ về diện tích mà cả năng suất và sản lượng Trong nhiều năm qua cam, quýt đã trở thành loại cây ăn quả chủ lực ở nhiều vùng, nhiều địa phương và điển hình là một số địa phương đã xây dựng thành công thương hiệu cam, quýt như: cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành Bắc Quang (Hà Giang), quýt vàng Bạch Thông (Bắc Kạn)…

Việt Nam là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây

có múi (Trung tâm Đông Nam Á), nên cây có múi đã được trồng rất lâu đời

và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam Nhiều địa danh đã nổi tiếng với tên

Trang 5

gọi như: cam Canh, cam Xã Đoài, cam Sông Con, cam Vân Du, quýt Bố Hạ, quýt Lạng Sơn… Trong những năm gần đây cam quýt đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của một số tỉnh như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Nghệ An, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn…

Điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang rất thích hợp cho trồng cây ăn quả có múi Đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung mang lại hiệu quả kinh

tế cao, trong đó huyện Hàm Yên là vùng trồng cam tập trung của tỉnh Tuyên Quang Toàn huyện hiện có tới 1218.4 ha trồng cam với quy mô là các trang trại trồng cam nhỏ, chủ yếu tập trung ở các xã Phù Lưu, Minh Dân, Minh Khương, Bạch Xa, Yên Phú, Yên Lâm, Yên Thuận, thị trấn Tân Yên, sản lượng cam ở vùng này đạt năng suất bình quân 11 - 12 tấn/ha Nhiều hộ nông dân có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm

Tuy nhiên, hiện nay quy mô các trang trại cam ở Hàm Yên còn nhỏ, phát triển chưa có chiến lược rõ ràng, người dân vẫn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình là chính Công tác quản lý giống còn nhiều bất cập Các giống cam chất lượng cao chưa được trồng đại trà, chủ yếu là trồng cam sành Hàm Yên Chưa thực sự chú trọng đến chất lượng quả, đại đa số hộ nông dân trồng cam trong vùng là người dân tộc thiểu số, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được chú trọng, chăm sóc chưa đúng quy trình kỹ thuật nên vườn cam tàn cỗi nhanh, sâu bệnh nhiều Chưa tạo ra được sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, diện tích đất trồng cam có xu hướng ngày càng giảm

Để góp phần khắc phục những tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây cam quýt, mở rộng diện tích trồng một số giống cam quýt có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của

huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang".

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trang 6

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng của 3 giống cam (cam B1, cam VO2, cam sành Hàm Yên) tại Yên Lâm - Hàm Yên - Tuyên Quang Trên cơ sở đó lựa chọn được giống cam thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của vùng để đưa vào nhân rộng trong sản xuất.

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa những kiến thức đã học trong nhà trường vào nghiên cứu khoa học và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tế

- Giúp sinh viên nắm được cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học

- Giúp sinh viên biết phương pháp thu thập, xử lý số liệu và trình bày một báo cáo khoa học

- Là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong trồng

và chăm sóc cây có múi

- Là cơ sở để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về việc lựa chọn giống cam quýt phù hợp cho từng vùng

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

- Lựa chọn được giống cam thích hợp nhất đối với điều kiện sinh thái của vùng để đưa vào nhân rộng trong sản xuất

- Giúp cho người dân bước đầu tiếp cận các biện pháp kỹ thuật mới trong việc trồng và chăm sóc cây cam quýt nói riêng và cây ăn quả nói chung,

Trang 7

góp phần tăng năng suất, chất lượng quả, hạn chế sâu bệnh nâng cao thu nhập cho người làm vườn.

Trang 8

Phần 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Cơ sở khoa học

Cam quýt được trồng lâu đời ở nước ta, tuy nhiên không phải nơi nào cây cũng phát huy được ưu thế như nhau, không phải giống nào cũng thích hợp với bất kỳ một điều kiện tự nhiên của từng vùng Mỗi vùng đều có những điều kiện sinh thái nhất định ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và phẩm chất quả Trong thời gian qua nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng về nhiều loại cây trồng như: chè, mía, cà phê, hồ tiêu… cây ăn quả đặc sản khác như: cam, quýt, bưởi đã đang phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung tạo ra sản phẩm chủ lực có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao

Cam quýt là cây ăn quả lâu năm, chịu ảnh hưởng rất rõ của các điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, kỹ thuật chăm sóc… và nó được phản ánh ra cây đó bằng các biểu hiện của quá trình sinh trưởng, phát triển, phẩm chất của quả Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng, trong chu kỳ sống một năm cam quýt thường ra bốn đợt lộc: lộc xuân, lộc hè, lộc thu, lộc đông Các đợt lộc có sự liên quan khá chặt chẽ với nhau, quá trình

ra lộc năm trước là tiền đề cho sự ra hoa kết quả năm sau Hiểu biết rõ về các quy luật trên có các biện pháp kỹ thuật hợp lí điều khiển quá trình ra lộc, hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách năm, điều chỉnh cân đối giữa bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất, hạn chế sâu bệnh, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng [1]

Cũng như các cây trồng khác thì cây cam quýt sâu bệnh có thể phá hoại tất cả các bộ phận của cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, chính

vì vậy nó có thể làm giảm năng suất, phẩm chất thậm chí dẫn tới không cho thu hoạch Ở cam quýt nói chung vào độ tuổi cây cho thu hoạch có thể cho một khối lượng sản phẩm lớn từ 15 - 20 tấn/ha Vì vậy cây lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng tương đối lớn để nuôi thân, rễ, lá, và các bộ phận kiến tạo

Trang 9

các sản phẩm quả Chính vì vậy bón phân cung cấp dinh dưỡng vào đất hoặc bón phân qua lá sẽ quyết định nhiều đến năng suất chất lượng cam [3].

Tuy nhiên sức sản xuất và sản lượng cây có múi ở Việt Nam luôn luôn thấp hơn so với các nước phát triển khác Đây là tình hình chung mà theo đánh giá của Bộ NN & PTNT thì vấn đề lớn là do sự gây hại nghiêm trọng của nhiều côn trùng và bệnh hại đặc biệt là bệnh Greening (bệnh vàng lá gân xanh), sâu vẽ bùa ăn lá cam non làm cho lá xoăn lại không phát triển được, nhện… [1]

Hiện nay tại Hàm Yên - Tuyên Quang việc áp dụng khoa học kỹ thuật

để phát triển vùng cam đồng thời đưa ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời chưa được rộng rãi nên năng suất chưa cao, mẫu mã không đẹp, chất lượng thấp

Vì vậy nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay đặt ra cho các cấp các ngành, người sản xuất cam của huyện Hàm Yên nói riêng và những người sản xuất cam trong cả nước nói chung là phải chọn tạo ra giống cam có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có tính thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh và có thể duy trì nhân rộng ra sản xuất bằng phương pháp duy trì, chọn tạo, nhân giống vô tính hiện đại

Để đáp ứng được nhiệm vụ cấp bách đó thì việc nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển của cây cam là cơ sở tìm ra những quy luật sinh trưởng, phát triển của chúng Từ đó xác định được khả năng thích ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh của địa phương là cơ sở để chúng ta đưa những biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp để giống cam tạo ra có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có tính thích ứng cao và có thể nhân rộng ra sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc tìm ra giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng

Việc đưa giống cam sạch bệnh vào trồng thí nghiệm khắc phục những khó khăn hiện tại mà giống địa phương mắc phải Là cơ sở cho việc tạo ra giống mới phù hợp cho từng loại đất để có thể đưa vào sản xuất mở rộng ra toàn huyện

Trang 10

2.2 Một số đặc điểm thực vật học của cam quýt

2.2.1 Bộ rễ

Nhìn chung cam quýt có bộ rễ ăn nông Theo V P Ekimop (Nga) thì biểu bì của rễ non có nấm cộng sinh Nấm có tác dụng tốt cho rễ cam quýt như vai trò của lông hút với các cây trồng khác Sự phân bố của rễ cam quýt phụ thuộc vào đặc tính của giống, mực nước ngầm, chế độ canh tác, chăm bón, nhưng nhìn chung rễ cam quýt ăn nông từ 0 - 30cm Bộ rễ cam quýt hoạt động mạnh vào 3 thời kỳ:

- Trước khi ra cành xuân (từ tháng 2 đến tháng 3)

- Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành hè xuất hiện (từ tháng 6 đến tháng 8)

- Sau khi cành mùa thu đã sung sức (khoảng tháng 10) [2]

2.2.2 Thân, cành, lá

* Thân, cành: Cam quýt có đặc điểm là “tự rụng ngọn’’ nghĩa là sau khi cành đã phát triển đến nhất định thì ngừng lại lúc đó ngọn và 1- 2 mầm sẽ rụng đi Hiện tượng này xảy ra với các đợt lộc khiến cho cam quýt không có thân chính rõ rệt, cành lá rậm rạp đây chính là cơ sở cho việc tỉa hàng năm

- Một năm cam quýt ra nhiều đợt cành:

+ Cành Xuân ra vào tháng 2, 3 là cành mang hoa và quả, cành thường ngắn, mật độ lá dày thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào mùa thu

+ Cành Hè được mọc ra từ cành Xuân cùng năm thường ra vào tháng 5 - 7.+ Cành Thu mọc vào tháng 8 - 9 phát sinh ra chủ yếu từ cành Xuân và cành Hè cùng năm

+ Cành Đông mọc vào tháng 11 - 12 thường sinh ra trên cành quả

- Cành cam quýt được phân chia làm 3 loại:

+ Cành mẹ là cành sinh ra cành quả Nó có thể là cành xuân, hè, thu năm trước Qua theo dõi cho thấy tuỳ theo giống, thường cành thu hoặc cành

hè làm cành mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cao

Trang 11

+ Cành dinh dưỡng cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh, có nhiệm

vụ là quang hợp, thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng không có giới hạn

rõ, năm nay là cành dinh dưỡng, sang năm có thể là cành mẹ Thuộc loại cành dinh dưỡng có một loại cành đặc biệt thường mọc vào mùa hè đó là “cành vượt” Cành này mọc từ trong thân chính đâm thẳng ra, dài 30cm đến 1,5m,

có gai dài và to, đốt lá dài, lá to màu xanh nhạt Khi còn nhỏ có thể lợi dụng loại cành này để tạo tán hoặc khi cây già yếu cần phục tráng cho cây Còn đối với cam kinh doanh thì cắt bỏ tránh cho cây khỏi rụng quả và bớt sâu bệnh

+ Cành quả tuỳ giống cam quýt mà cành quả có độ dài từ 3 - 25cm, thông thường từ 3 - 9cm Cành quả có lá thường đậu quả tốt hơn cành quả không có lá Cành quả phần lớn ra trong mùa xuân [2]

* Lá: theo quan điểm tiến hoá thì cam quýt vốn có lá kép Dấu vết còn lại là eo lá dưới gốc lá đơn Eo lá là đặc điểm để phân biệt các giống Tuổi thọ của lá thay đổi tuỳ điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây Ở Việt Nam trung bình tuổi thọ của lá từ 15 - 24 tháng, ở vùng Á nhiệt đới có thể kéo dài hơn Những lá hết thời kỳ sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm, ở nước ta rụng nhiều vào mùa đông Tuỳ theo giống và mùa lá có thể khác nhau

về hình dạng, độ lớn, màu sắc… Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả Theo nghiên cứu trên cam Washingtơn Navel (Mỹ) thấy: Nếu có 10 lá/quả thì quả nặng 70g, nếu có 35 lá/quả thì quả nặng 120g, nếu

có 50 lá/quả thì quả nặng 180g [2]

2.2.3 Hoa quả, hạt

* Hoa: công thức hoa: K5C5 A20 - 40G(8 - 15)

Là loại hoa đầy đủ, hoa thường ra đồng thời với cành non và thường ra

rõ Một cây cam có thể nở tới 60.000 hoa nhưng chỉ có 7% đậu quả là có thể đạt sản lượng 100 kg/cây Hoa cam quýt là hoa lưỡng tính, thông thường tỷ lệ đậu quả của cam quýt dao động trong khoảng 3 - 11%

Hoa cam quýt cơ bản được phân chia làm 2 loại:

- Hoa phát dục đầy đủ: hoa có đầy đủ đài hoa, tràng hoa, nhị hoa, nhụy hoa và bầu hoa

Trang 12

- Hoa dị hình: những hoa có các bộ phận phát triển không đầy đủ những hoa này ít có khả năng đậu quả

* Quả: quả cam quýt thuộc loài quả mọng có múi, số múi tùy thuộc vào loài: cam Bố Hạ có từ 9 - 10múi, cam Xã Đoài có từ 10 - 13múi, cam Giấy 8 - 9múi, quýt Bắc Sơn có từ 10 - 12múi Khi còn xanh chứa nhiều acid đến khi chín lượng acid giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên

Cấu tạo quả gồm 2 phần: vỏ ngoài và vỏ giữa

- Phần vỏ ngoài: gồm lớp biểu bì trên là: biểu bì của tử phòng do các tế bào có chất sừng dày hình thành xen kẽ có các khí khổng

- Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: lớp sắc tố và lớp trắng

+ Lớp sắc tố do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành một lớp mỏng Khi quả còn xanh nhờ diệp lục mà quả có thể quang hợp được Khi quả già và chín thì quả có màu vàng hoặc đỏ

+ Lớp trắng dưới lớp sắc tố là lớp trắng (lớp cùi) lớp này có thể màu trắng, màu vàng hoặc hồng nhạt, độ dày của lớp trắng thay đổi tùy giống

Sự phát triển của quả trái qua hai đợt rụng quả sinh lý:

- Đợt 1: sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (tháng 3 - tháng 4) quả còn nhỏ khi rụng mang theo cả cuống

- Đợt 2: quả đạt đường kính 3 - 4cm (vào cuối tháng 4) khi quả rụng không mang theo cuống Sau 2 đợt rụng quả tốc độ quả lớn nhanh, tốc độ trung bình từ 0,5 - 0,7 mm/ngày

Quả lớn nhanh do có sự kích thích của các chất sinh trưởng, chất này được tạo từ vách tử phòng hoặc từ hạt Việc bổ sung thêm chất kích thích sinh trưởng như NAA, IAA, GA3 có thể sẽ nâng cao tỷ lệ đậu quả, giảm số lượng hạt và tăng kích thước quả

* Hạt: tùy theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng màu sắc và phôi hạt, các loại quả có múi phần lớn là hạt đa phôi, riêng bưởi là hạt đơn phôi [2]

Trang 13

- Lộc Hè: xuất hiện từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7, lộc Hè ra sớm hay muộn, nhiều hay ít tùy thuộc vào từng giống cây, điều kiện ngoại cảnh và trình độ thâm canh

- Lộc Thu: xuất hiện từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 Người ta có thể nhìn vào lộc Hè và lộc Thu mà dự đoán được năng suất quả của năm sau

- Lộc Đông: là đợt lộc thường hình thành ở các cây non và hiện tượng này thường chỉ xuất hiện trên cây ăn quả có múi như cam quýt Ở các tỉnh phía Bắc nước ta đợt lộc này thường chiếm tỷ lệ ít (khoảng 54%) và ra vào tháng 11 - 12

Những cây sống lâu năm và những cây trưởng thành mà năm trước ra nhiều quả thì vào mùa Hè, mùa Thu, mùa Đông rất ít ra lộc hoặc không ra lộc, quýt ra lộc muộn hơn cam từ 10 - 20 ngày, trên mặt cây quýt thường có nhiều cấp cành và được phân bố theo kiểu hợp trục do hiện tượng rụng ngọn (hiện tượng tự hủy)

2.2.5 Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục của cam, quýt

2.2.5.1 Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Giai đoạn này cây chủ yếu sinh trưởng dinh dưỡng, cây phát triển thân cành liên tục trong năm, cành sinh trưởng mạnh, to khỏe, số lượng cành nhiều trong mỗi đợt ra cành, bộ rễ phát triển mạnh nên cây phát triển rất nhanh

2.2.5.2 Thời kỳ đầu kinh doanh

Cây cần tiếp tục sinh trưởng dinh dưỡng, cành vẫn ra nhiều tuy nhiên

số lần ra trong năm giảm từ 3 - 4lần, số lượng cành ít hơn, cành ngắn và ít, bộ

Trang 14

rễ phát triển rất khỏe, số cành ra quả tăng dần Thời kỳ này xảy ra sự mất cân đối giữa sinh trưởng tán cây và bộ rễ, cây vẫn sinh trưởng sinh dưỡng mạnh đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng nuôi tán cây và quả vì không đủ dinh dưỡng nên

rễ phát triển ra khỏi mô trồng và đi xuống tầng đất, rễ chật làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rễ đồng thời cũng xảy ra sự mất cân đối giữa sinh trưởng dinh dưỡng và hoa, có thể cây chậm ra hoa cho quả hoặc trên những cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, cây có khuynh hướng ra hoa nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng thân tán của cây

2.2.5.3 Thời kỳ khai thác

Cây ở giai đoạn thuần thục, tán cây đã ổn định, sinh trưởng kém cành nhỏ, ngắn, ít lá, chủ yếu là cành mang quả, số lần ra cành trong năm (ít 1 - 2lần) Thời kỳ này thường xảy ra hiện tượng cây giao tán và sản lượng không

ổn định do có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sự cung cấp dinh dưỡng cho quả, cành lá ra quả nhiều làm cây giao tán rậm rạp, quang hợp không hiệu quả, chất hữu cơ tạo ra không đủ dự trữ để tiến hành phân hóa mầm hoa, dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho hoa phát triển cũng như để nuôi quả khi đậu

2.2.5.4 Thời kỳ già cỗi

Cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành lá phát triển ít, nhỏ, lá ít, tán lá thưa, cành vượt phát triển nhiều, cây ra hoa và đậu quả thấp, quả nhỏ, rụng nhiều, năng suất thấp

Chu kỳ sinh trưởng của cam, quýt gồm các thời kỳ phát triển căn bản, thời kỳ trước là nền tảng cho thời kỳ sau phát triển do vậy cần ứng dụng đồng loạt nhiều biện pháp kỹ thuật để thúc đẩy cây sinh trưởng, phát triển tốt

2.3 Yêu cầu sinh thái của cam quýt

2.3.1 Nhiệt độ

Cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy chúng ưa khí hậu ấm, nhưng do có phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài chịu được nhiệt độ thấp Phần lớn cam quýt sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 12 - 390C

Trang 15

Quýt sinh trưởng thích hợp nhất ở nhiệt độ 25 - 270C, cam sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 23 - 290C Một số loài có thể chịu được nhiệt độ - 50C trong thời gian ngắn Quýt Unshiu chỉ bị hại chết khi nhiệt độ xuống đến -110C, cam Oasinhton Navel bị hại khi nhiệt độ không khí - 90C Những giống thích ứng với điều kiện nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, hấp dẫn, mã quả đẹp Ở nhiệt độ 400C với thời gian kéo dài nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng, lá rụng, cành bị khô héo Tuy vậy, có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên đến 50 - 570C [3] Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình quân hàng năm > 170C có thể trồng cam quýt Ở Việt Nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn các vùng khác đều có thể phù hợp với cây cam [2].

2.3.2 Ánh sáng

Cây cam quýt thích hợp với ánh sáng có cường độ 10.000 - 15.000lux (tương ứng với 16 - 17h trong ngày mùa hè ở nước ta), cam quýt ưa ánh sáng tán xạ, không ưa ánh sáng trực xạ Nhưng không nên trồng dưới các bóng cây

to, bởi vì trong điều kiện này cam quýt thường bị nhiều loài sâu bệnh gây hại Muốn có ánh sáng tán xạ cho chúng cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý và vườn cam quýt cần bố trí những nơi thoáng và tránh nắng Đặc biệt ở các vùng đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc nước ta cần chú ý đến điều này vì các vùng này sâu bệnh thường gây hại nặng cho cam quýt Các giống cam quýt khác nhau có yêu cầu khác nhau về ánh sáng: Cam cần nhiều ánh sáng hơn quýt, quýt cần nhiều ánh sáng hơn chanh

2.3.3 Nước

Cam, quýt là giống cây ăn quả có đặc tính ưa ẩm và kém chịu hạn Phần lớn các loài có nhu cầu nước cao vào thời kỳ nảy mầm, phân hoá mầm hoa, kết quả và quả phát triển Cam, quýt ưa ẩm nhưng lại rất sợ úng Vào mùa mưa, đất bão hoà nước nên thiếu oxy làm cho bộ rễ hoạt động kém, nhiều rễ bị chết, thối làm cho lá và quả non rụng nhiều, giảm tỷ lệ đậu quả Lượng mưa thích hợp cho vùng trồng cam quýt là 2000 mm/năm Quýt cần nhiều lượng nước hơn cam, cần lượng mưa từ 1500 - 2000 mm/năm Thích hợp cho cam, quýt là lượng nước tự do trong đất là 1%, độ ẩm đất ở mức 60%

Trang 16

độ ẩm bão hoà đồng ruộng Độ ẩm không khí thích hợp là 75 - 80% Thời kỳ quả đang phát triển, độ ẩm không khí cao làm cho quả lớn nhanh, phẩm chất quả tốt, mã quả đẹp Nhưng vào tháng 8 - 9 độ ẩm cao thường gây ra hiện tượng quả nứt, một số quả bị rụng Nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau hoa quả sẽ phân hoá nhiều Tháng 3 - 4 khô hạn làm giảm số lượng quả trên cây Cam, quýt sinh trưởng tốt khi có độ ẩm và lượng nước đạt theo yêu cầu và phân bố đều các tháng trong năm.

2.3.4 Đất và dinh dưỡng

* Đất đai: cam, quýt sinh trưởng và phát triển tốt trên đất nhiều mùn, thoáng khí, có tầng đất dày, giữ ẩm tốt, khả năng thấm và thoát nước tốt Đất trồng cam, quýt cần có mực nước ngầm thấp Không nên trồng cam, quýt trên đất sét nặng, đất cát già hoặc có lớp đất mặt quá mỏng, đất đá ong và lồi đầu quá nhiều, gần mặt đất hoặc ở những nơi có mực nước ngầm cao mà điều kiện thoát nước gặp nhiều khó khăn Độ pH thích hợp cho cam, quýt là 5,5 - 6 Còn ở những vùng đất có độ pH < 5, người ta bón vôi để nâng cao

độ PH lên

* Dinh dưỡng: để phát triển tốt cam, quýt cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố vi lượng Cu, Mg, B,…

- Đạm: là nguyên tố có vai trò quyết định đối với năng suất và phẩm chất quả Đạm xúc tiến sự phát triển thân cành lá, thúc đẩy việc hình thành lộc mới trong năm Nhiều đạm quá mức có ảnh hưởng xấu đến chất lượng quả: quả to, vỏ dày, phẩm chất kém, quả lên mã chậm, màu sắc quả đậm hơn bình thường, hàm lượng vitamin C trong quả giảm Thiếu đạm lá mất diệp lục ngả sang màu vàng, nhánh quả nhỏ mảnh, lá bị rụng, nhánh dễ chết khô, quả nhỏ,

vỏ mỏng, năng suất cây giảm Ở nước ta cây hấp thu đạm quanh năm nhưng mạnh nhất là vào những tháng trời ấm từ tháng 2 đến tháng 12

- Lân: rất cần cho quá trình phân hoá mầm hoa Thiếu lân cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được Lân có tác dụng làm giảm hàm lượng acid trong quả, nâng cao tỷ lệ đường/acid làm cho hương vị

Trang 17

quả thơm ngon, giảm hàm lượng vitamin C, vỏ quả mỏng, trơn, lõi quả chặt không rỗng, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển mã nhanh.

- Kali: rất cần cho cam, quýt khi cây ra lộc non và vào thời kỳ quả phát triển mạnh Kali có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất quả Cây được bón đủ kali quả to, ngọt, chóng chín, chịu đựng cao trong khi cất giữ và vận chuyển Tuy nhiên nếu thừa kali trong lá, trong cây thì cành

lá sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây không lớn được Trong đất nếu có nhiều kali sẽ ngăn trở quá trình hấp thu Ca, Mg làm cho quả tuy to nhưng mã xấu, vỏ dày, thịt quả thô

- Magiê: có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây có múi Các nguyên tố

vi lượng khác nhau B, Fe, Cu, Zn, Mn… ít nhiều đều có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất quả Tuỳ thuộc vào loại đất, mức độ thiếu hụt của các nguyên tố vi lượng nói trên mà mức độ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả nhiều hay ít Bón đầy đủ phân chuồng và phân hữu cơ có thể khắc phục được tình trạng thiếu các nguyên tố vi lượng trong đất [3]

2.4 Một số giống cam quýt được trồng ở Việt Nam

2.4.1 Một số giống cam

* Giống cam Valenxia

Có nguồn gốc từ Mỹ, cây phân cành ngắn, tán hình cầu hay ô van Lá

gồ ghề, eo lá lớn, có màu xanh đậm, phản quang Cành ít gai Quả to, có khối lượng trung bình đạt 200 - 250g, hình ô van, vỏ hơi dày, mọng nước, ít hạt, ít

xơ bã, giòn Quả có từ 9 - 12 múi, tép nhỏ mịn, vàng đậm, nhiều nước, vị ngọt thanh, thơm, rất thích hợp cho ăn tươi cũng như chế biến nước quả Cây 9 năm tuổi có chiều cao 4 - 5m, đường kính tán 3,5 - 4m Cam Valenxia là giống chín muộn vào tháng 1, 2 năm sau (dịp tết âm lịch) và có khả năng giữ quả trên cây tới 2 tháng sau khi quả đã chín Năng suất quả cao, trong giai đoạn cho năng suất ổn định, năng suất đạt từ 18 - 22 tấn/ha Có thể trồng giống cam này ở các vùng miền núi, đồng bằng và đồng bằng ven biển ở

Trang 18

vùng đồng bằng sông Hồng, giống này hay bị nhiễm bệnh chảy gôm Hiện tại được trồng nhiều ở tỉnh Hòa Bình, Nghệ An.

* Giống cam B1:

Là giống cam được Viện Bảo Vệ Thực Vật nhập nội từ Mỹ năm 1999

và đã được làm sạch bệnh qua vi ghép Đây là giống cam Ngọt, cây sinh trưởng khỏe, sau trồng 3 năm cho thu hoạch Quả chín vào tháng 12, số quả năm thứ 3: 25-28 quả trên cây, năng suất đạt 4,9-5,5 kg quả/cây Vỏ quả màu vàng, thịt quả màu vàng đậm, độ brix: 10,5 số hạt trung bình: 10,5 hạt/quả.(Hà Minh Trung và các cộng sự, 2004)

* Giống cam Xã Đoài

Cam Xã Đoài có nguồn gốc từ xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Giống cam này do một thầy tu người Pháp mang quả từ giống cam Valencia sang Việt Nam vào khoảng 1880 Người dân địa phương thấy phẩm chất tốt đã lấy hạt trồng, và giống này được nhân ra từ đó Giống cam này có

lá màu xanh đậm, hình lá thuôn dài, cành có gai, lá đứng, eo lá rộng Quả có chất lượng thơm ngon, hương vị thơm ngon nhưng tỷ lệ xơ cao và nhiều hạt

Có 2 dạng quả: dạng có quả tròn và dạng có quả tròn dài Dạng có quả tròn dài cho năng suất cao hơn, trọng lượng quả trung bình 180 - 200g Đây là giống có khả năng thích ứng khá rộng, chịu hạn tốt, chịu đất xấu, đất ven biển Hiện nay giống này được trồng phổ biến ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Hưng Yên [6]

* Giống cam Sông Con

Mang tên con sông vùng xứ Nghệ, giống cam này được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc từ một giống nhập nội Có thể là do dạng đột biến mầm của cam Washington Navel Cây sinh trưởng khỏe, tán hình cầu, phân cành nhiều, cành ngắn và tập trung Giống cam này có lá bầu, gân phía lưng nổi rõ, hoa màu xanh bóng, có phản quang, hoa bất dục đực 50% Khối lượng quả trung bình đạt 200 - 220g, hình cầu, mọng nước, vỏ quả mỏng, ít hạt, ngọt đậm và thơm Cây ghép sau 3 năm cho quả, sau 4 năm có thể đưa vào kinh

Trang 19

doanh khai thác Cây chiết hoặc cây từ giâm cành sau 3 năm cho quả Giống cam Sông Con cho năng suất trung bình, có khả năng chống chịu được một số sâu bệnh và có tính thích ứng rộng nên đã được trồng ở nhiều vùng như trung

du, đồi núi, ven biển và vùng đồng bằng Cam Sông Con còn được trồng phổ biến khắp các vùng trong cả nước [2]

* Giống cam Vân Du

Được nhập nội từ những năm của thập kỷ 40 Do trạm nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hoá) chọn lọc Đây là một trong các giống cam chủ lực của nước ta Cây phân cành khỏe, tán hình trụ, cành dày, có gai Lá hơi thuôn, màu xanh đậm, eo lá hơi to Quả hình tròn hay ô van, vỏ dày, mọng nước, giòn, ngọt, nhiều hạt Giống cam này cho năng suất khá cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại, chịu hạn và được phổ biến rộng Được trồng phổ biến ở các nông trường thuộc các tỉnh miền trung và phía Bắc [2]

* Giống cam bù Hà Tĩnh

Được trồng từ lâu đời ở vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh Có nơi gọi là quýt Giống có 3 dạng hình chủ yếu:

- Dạng vỏ dày, quả có thành cao, phẩm chất rất tốt, ăn rất ngon

- Dạng hoàn toàn giống cam sành nhưng quả có thành cao, vỏ mỏng hơn, nhiều hạt

- Dạng có quả hình cầu, chín muộn, vỏ quả đẹp

Cam bù Hà Tĩnh có tính chống chịu khá, thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh vùng đồng bằng, trung

du, miền núi phía Bắc Năng suất quả ở cây 9 - 11 năm tuổi có thể đạt 35 - 40 tấn/ha nếu trồng ở mật độ 800-1200 cây/ha

* Giống cam dây (Cam Mật)

Phổ biến ở các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long và miền đông Nam Bộ Ở vùng Tiền Giang, cam này chiếm 80% diện tích trồng cam, quýt Cây phân cành thấp, tán lá hình dù lan rộng Cây đạt 5 năm tuổi cao 3 - 4m,

Trang 20

đường kính tán 5 - 6m, cành ít gai, gai ngắn Lá xanh đậm có eo nhỏ Cây có thể ra hoa 3 vụ trong năm Năng suất có thể đạt 1000 - 1200 quả/cây/năm Khối lượng quả trung bình đạt 220 - 260g Khi cam chín có vỏ màu vàng, thịt quả vàng đậm, ngọt, nhiều hạt (20 - 23 hạt/quả) Vỏ quả hơi dày, ít thơm hơn các giống cam trồng ở phía Bắc Cây 5 tuổi cao 5m, tán lá hình cầu, phân cành nhiều, ít gai Lá có màu xanh đậm, eo lá nhỏ, tán cây thưa, ít cành Cây cho 2 - 3 vụ quả/năm Năng suất đạt 1000 - 3000 quả/cây Khối lượng quả trung bình đạt 240 - 250g Vỏ quả dày, mọng nước, khi chín có màu vàng, thơm, ít ngọt, nhiều hạt, cho năng suất cao [7] [3] [5].

2.4.2 Một số giống quýt

* Cam sành (Quýt King)

Là loại quýt trồng phổ biến ở nước ta có tên là cam sành Ở miền Bắc, cam sành mang tên từng địa phương trồng như: cam sành Bố Hạ (Hà Bắc), cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành Bắc Quang (Hà Giang), cam sành Lạng Sơn… Cam sành sinh trưởng khoẻ, phân cành hướng ngọn, cành mập thưa, có thể có gai hoặc không có gai Lá to, dày xanh đậm, eo

lá to, răng cưa trên mép lá thưa và nông, phiến lá hơi cong Hình thức quả không đẹp, vỏ dày thô, sần sùi nhưng màu sắc vỏ, thịt quả rất đẹp, thơm ngon, chất lượng cao [2]

* Quýt Phủ Quỳ Nghệ An

Giống quýt Phủ Quỳ được Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ tuyển chọn Giống này có đặc điểm: thân cây dạng thẳng đứng, không có gai Góc phân cành hẹp Tán cây hình elip, mật độ cành trung bình, cành dẻo, tán gọn, eo lá rất nhỏ hoặc không có, mép lá có răng cưa dày và sâu, gân lá nổi rõ Lá non có màu xanh nhạt, lá trưởng thành có màu xanh đậm Hoa có dạng hoa đơn và hoa chùm mọc ở nách lá Hoa có

5 cánh màu trắng, cánh hoa có dạng cuốn lòng thuyền, đài hoa có màu vàng nhạt, bao phấn hình trứng có màu vàng, nhị dài hơn nhụy Quả hình cầu dẹt, đáy quả đỉnh quả lõm khi chín, bề mặt vỏ quả nhẵn bóng, túi tinh dầu nhỏ, khi chín vỏ quả có màu vàng, tép quả màu vàng Vỏ quả dễ bóc,

Trang 21

số quả bình quân 6 - 6,5 quả/kg Hạt có dạng hình nêm dẹt hai đầu Vỏ hạt

có màu kem, bề mặt vỏ hạt có nếp nhăn Quýt Phủ Quỳ cho năng suất cao, phẩm chất khá, chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh greening, chín muộn vào tháng 1, tháng 2[8]

* Quýt đường (Quýt Xiêm)

Trồng ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long Cây sinh trưởng khoẻ, phân cành nhiều, cành có gai Cây 5 năm tuổi có thể cho 600 - 1000 quả, khối lượng trung bình quả đạt 100 - 120g Quả hình cầu,

vỏ mỏng và dai, khi chín có màu vàng tươi, thịt quả mọng nước, ngọt thơm, ít

bã xơ nhưng tương đối nhiều hạt [7]

* Quýt Tích Giang

Được trồng nhiều ở Hải Dương, Hưng Yên và được gọi là “quýt tiến”, ngày xưa dùng để tiến cho Vua Vùng Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây trong những năm gần đây giống quýt này được trồng nhiều ở xã Tích Giang, từ đó mà có tên gọi là quýt Tích Giang Cây phân cành thấp, cành nhiều mọc khoẻ và thẳng, cành dài, đốt ngắn, không có gai Lá dày, thuôn dài, eo lá nhỏ, mép lá

có răng cưa nông, đuôi lá chẻ lõm, quả to dẹt đẹp, đường kính quả lớn hơn chiều cao quả Vỏ hơi dày và giòn Thịt quả mọng nước, nhiều hạt, hạt to Vách múi dai, thịt nhiều xơ bã nhưng ngọt đậm

* Quýt vỏ vàng Lạng Sơn

Cây mọc thẳng và cao, phân cành nhiều và nhỏ Lá giống như lá quýt Tích Giang, nhưng nhỏ và dài hơn, trên lá có nhiều túi tinh dầu, mùi thơm đặc biệt, mạnh khác hẳn với các giống quýt khác Quả to trung bình,

vỏ quả mỏng giòn, rất nhiều túi tinh dầu Thịt quả mọng nước, vách múi mỏng, ít hạt, hương vị thơm ngon, hấp dẫn, ngọt đậm hơi có vị chua Tính chống chịu với điều kiện sinh thái cao, có khả năng thích nghi lớn Được trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng[3]

Trang 22

2.5 Một số giống cam quýt trồng tại Tuyên Quang

* Cam sành: quả to trung bình 180 - 200g, vỏ dày thô, sần sùi, màu sắc

vỏ quả và thịt quả đẹp, vị quả ngọt đậm, ít xơ, chín muộn vào dịp tết (tháng

2.6 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cam quýt trên thế giới và Việt Nam

2.6.1 Tình hình nghiên cứu cam, quýt trong nước

Cam, quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta, cho đến nay cam quýt

đã được nhiều nhà quan tầm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước Theo các tác giả Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (năm 2000) cho thấy cây ăn quả có diện tích, sản lượng cao đó là: chuối, cam, quýt, dứa, xoài trong đó cam, quýt đứng vị trí thứ 2 sau chuối

Từ những năm hòa bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ trước cam quýt ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh như xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang) đây là 2 vùng chuyên canh cam có kinh nghiệm, 1 số gia đình cũng đã biết làm giàu từ trồng cam nhưng trên thị trường cam quýt vẫn là một mặt hàng vô cùng quý hiếm

Từ những năm 1960 ở miền Bắc thành lập một loạt các nông trường quốc doanh, trong đó có rất nhiều các nông trường cam quýt như: Sông Lô, Cao Phong, Sông Bồi,

Trang 23

Thời kỳ này có khoảng 3000ha cam quýt và phát triển khá mạnh, sản lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn, trên thị trường cam quýt đã có giá phải chăng, người dân đã biết đến hương vị của chúng Năng suất bình quân những năm đó vào khoảng 135 - 140 tạ/ha Thời kỳ này vùng cam đất đỏ bazan Phủ Quỳ (Nghệ An) đạt bình quân toàn nông trường 220 tạ/ha

Thời kỳ từ 1975 trở lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng cam có

xu hướng giảm dần, những diện tích được trồng vào thời kỳ từ 1960 - 1965 thì nay đã già cỗi, sâu bệnh nặng vì vậy đã chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc trồng lại Tuy nhiên vào thời điểm đó ở miền Nam diện tích và sản lượng cam quýt lại tăng lên nhất là khu vực tư nhân, các tỉnh có diện tích cam nhiều như Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp… Vào đầu những năm của thế kỷ 21 trở lại đây so những năm 1975 của thế kỷ trước diện tích năng suất và sản lượng của cam được tăng lên rất mạnh và dần ổn định

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2006 - 2010

(Cơ sở dữ liệu bộ NN & PTNT 2012) [12]

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy diện tích sản xuất cam, quýt tăng từ năm 2006 với 62.2 nghìn ha lên 65.1 nghìn ha năm 2007 sau đó giảm dần đến năm 2010 xuống còn 60.9 nghìn ha Năng suất trung bình năm 2006 rất thấp chỉ đạt 98.1 tạ/ha và chúng tăng dần đến năm 2010 đạt năng suất 118.6 tạ/ha Tổng sản lượng cam, quýt trong năm 2010 đạt cao nhất là 720.1 nghìn tấn

2.6.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây cam quýt trên thế giới

Mặc dù nguồn gốc cam quýt xuất phát từ vùng Đông Nam Á nhưng hiện nay cam, quýt được trồng ở nhiều vùng trên thế giới với tổng số hơn

100 quốc gia Quá trình sản xuất và tiêu thụ cam, quýt được ghi nhận phát triển từ giữa thập niên 1980 đến nay gồm nhiều chủng loại quả cam, chanh,

Trang 24

quýt, bưởi có lượng gia tăng rất nhanh, sự phát triển cam, quýt bao gồm số lượng tiêu thụ quả tươi, trên đầu người hàng năm trên thế giới tăng, ngay cả chế biến đóng hộp cũng gia tăng đồng bộ với hình thức vận chuyển và bao bì cho sản phẩm, chất lượng đã được cải thiện rất nhiều và chi phí cho đầu tư giảm đáng kể

Theo thống kê của FAO năm 2011 tình hình xuất nhập khẩu cam, quýt trên thế giới như sau: nhập khẩu 37,13 nghìn tấn có giá trị 31.272,38 nghìn USD, xuất khẩu 63,71 nghìn tấn có giá trị 38.112,3 nghìn USD Như vậy sản phẩm cam, quýt có giá trị thương mại rất lớn trong nền kinh tế thế giới

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cam trên thế giới

2005 - 2010

(1000 ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

(Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012) [11]

Từ năm 2005 đến năm 2010 diện tích trồng cam trên thế giới tăng từ

3813959 ha lên 4060795 ha Bên canh đó, năng suất và sản lượng cam cũng tăng nhưng không liên tục theo các năm

Bảng 2.3: Sản lượng cam, quýt, chanh, bưởi ở các châu lục năm 2010

(Đơn vị: 1000 tấn)

Trang 25

Châu Á 20868,872 14142,136 6452,399 2158,906

(Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012) [11]

Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng cam quýt trên thế giới rất cao nhưng lại không đồng đều giữa các châu lục, sản lượng cam chiếm tỷ lệ cao nhất là Châu Mỹ (34898652 tấn), chanh, quýt, bưởi đều có sản lượng thấp hơn hẳn so với cam (bưởi chỉ có 621068 tấn) Sản lượng cam thấp nhất là châu Úc (chỉ có 404023 tấn), không chỉ dẫn đầu về sản lượng cam mà châu

Mỹ còn có sản lượng chanh (hơn 5680 nghìn tấn) cao hơn so với các châu lục còn lại Châu Á đứng thứ 2 về quýt với 14142,136 nghìn tấn và đứng đầu

về sản lượng chanh với 6452,399 nghìn tấn Thấp nhất về sản lương cam là châu Úc

Đến năm 2012 theo dự đoán sẽ có hai hướng phát triển về nhu cầu cam, quýt, đầu tiên là sự phát triển về nhu cầu cam sẽ chậm lại Brazil hiện nay đang

phải đối phó với hai vấn đề trong sản xuất là bệnh loét (cakel) và hiện tượng biến vàng trên cam, quýt (Citrut varriegatet chlorosis), ngoài ra thu nhập người trồng

cam thấp do giá thành không cao nên diện tích trồng mới sẽ không tăng Hai là xu hướng sử dụng quả cam tươi đối với các quốc gia phát triển sẽ giảm và công nghiệp chế biến cam sẽ tiếp tục phát triển ở những quốc gia đang phát triển mặc

dù thị trường chính vẫn là các nước Bắc Mỹ và châu Âu

Bảng 2.4 Tình hình sản xuất cam ở các vùng trên thế giới năm 2010

Chỉ tiêu Năm

Các châu lục trên thế giới Thế giới

Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Đại

Dương Diện tích

(1000ha)

2008 409,434 1787,992 1520,815 318,924 23,178 4060,343

2009 407,043 1743,891 1556,017 311,851 20,213 4039,015

2010 399,581 1783,843 1567,462 287,744 22,165 4060,795

Trang 26

2008 6310,865 36264,70 19930,1 6570,64 420,652 69497,014

2009 6518,801 34484,34 20176,2 6056,30 358,875 67594,523

2010 6749,760 34898,65 20868,8 6495,02 404,023 69416,336

(Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012) [11]

Năm 2010 diện tích cam của toàn thế giới là 4060,795 nghìn ha và sản lượng đạt cao hơn 69416,336 nghìn tấn vì vậy năng suất trung bình là 170,943 tạ/ha So sánh về diện tích của 5 châu lục, châu Á có tổng diện tích lớn nhất sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là châu Đại Dương 22,165 nghìn ha

- Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa, Costarica, Braxin, Achentina tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thành muộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu cầu đòi hỏi của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cam quýt ở đây phát triển rất mạnh Về năng suất cam năm 2008 đạt 202,824 tạ/ha, đến năm

2010 năng suất trung bình đạt 195,638 tạ/ha đây là vùng cam có năng suất cao nhất trên thế giới

-Vùng lãnh thổ châu Á sản xuất cam, quýt gồm các nước (Trung Quốc,

Ấn Độ, Inđônêia, Philippin, Thái Lan…) đây là vùng có diện tích lớn nhất, năm 2010 là 1567,462 nghìn ha chiếm 45,66% tổng diện tích của toàn thế giới Tuy nhiên năng suất và sản lượng đạt thấp hơn vùng châu Mỹ Vùng sản xuất cam, quýt châu Phi có năng suất trung bình đạt thấp nhất

- Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cam, quýt, hầu hết các nước châu Á đều sản xuất cam quýt Tuy nhiên năng suất bình quân vẫn còn đang ở mức thấp, đó là do điều kiện kinh tế, xã hội của các nước này có những hạn chế nhất định, nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều và đang toòn tại sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Hàn Quốc) và sự

Trang 27

canh tác truyền thống của Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin tình trạng sâu bệnh hại nhiều nghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của FAO về tình hình sản xuất cam

ở một số nước châu Á năm 2010 như sau:

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2010

TT Vùng, lãnh thổ

Năm 2010 Diện tích

(1000ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

(Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012) [11]

Diện tích lớn nhất ở vùng này là Trung Quốc năm 2010 có trên 3 triệu

ha năng suất đạt 133,141 tạ/ha và sản lượng đứng đầu thế giới với 5003,289 nghìn tấn Đứng thứ 2 là Ấn Độ với diện tích 617200 ha, năng suất đạt 101,557 tạ/ha, Inđônexia là nước có năng suất cao nhất 350,460 tạ/ha

2.6.3 Các vùng trồng cam trong nước

2.6.3.1 Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí địa lý từ 9015’ đến 10030’ vĩ độ Bắc

và 1050 đến 106045’ độ kinh Đông Đây là vùng tận cùng phía nam đất nước thuộc châu thổ sông Cửu Long, địa hình rất bằng phẳng, bằng hoặc cao hơn mực nước biển 3 - 5m Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ lượng mưa, độ ẩm không khí được phân bố theo 2 mùa trong năm khá rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau và sự phân bố này tương đối ổn định qua các năm

Trang 28

Về chế độ nhiệt: vùng đồng bằng sông Cửu Long có chế độ nhiệt cao

và rất ôn hoà Nhiệt độ trung bình năm 25,5 - 29,80C, tháng nhiệt độ thấp nhất

là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình 24 - 250C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 21 - 220C Tháng nóng nhất là tháng 4, nhiệt độ trung bình 28 - 290C, nhiệt độ tối cao không quá 38 - 390C Bức xạ nhiệt lớn và ổn định

Về chế độ mưa và độ ẩm: lượng mưa trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long dao động từ 1.300 - 1.600 mm, tập trung vào mùa mưa (90%), chỉ có 10% ở các tháng mùa khô, tháng 11 là mưa ổn định nhất, còn các tháng khác đặc biệt là tháng 7 và tháng 8 số ngày mưa và lượng mưa rất biến động Mùa khô có 2 tháng, tháng 1 và 2 là mưa ít nhất, mỗi tháng chỉ có

2 - 3 ngày Độ ẩm không khí trung bình 83 - 85%, tháng khô hạn nhất độ ẩm không khí còn 75%

Nói chung vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi

về khí hậu để phát triển sản xuất cây có múi

Lịch sử trồng cam quýt ở đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời, ngay

từ ngày đầu khai phá vùng đất Nam Bộ Do quá trình lịch sử lâu đời nên người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long rất có nhiều kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc loại cây ăn quả có múi Chủ yếu cam quýt được trồng ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu nông dân thường phải lên liếp trồng cam quýt để tránh mực nước ngầm cao vào những tháng lũ (tháng 9 - 10) Trước đây đa số nông dân nhân giống bằng chiết cành, một số ít nhân giống bằng hạt, song hiện nay họ đã biết áp dụng các kỹ thuật nhân giống tốt hơn bằng cách ghép Đặc biệt trong kỹ thuật chăm sóc, người ta đã biết điều khiển tầng, tán, chiều rộng, chiều cao cây để

sử dụng được tối đa năng lượng mặt trời, dinh dưỡng khoáng, nước, không khí trong đất, hình thành một sự cân bằng khá hoàn chỉnh trong môi trường sinh thái vùng đồng bằng

Ở đây cũng có tập đoàn loài cam quý rất phong phú như: cam chanh, cam sành, bưởi, chanh giấy, quýt theo Grawfurd, cam của Nam Bộ trái lớn, hương vị thơm ngon vượt xa loại cam mang từ Trung Quốc vào cùng mùa

Trang 29

Các giống được ưu chuộng và trồng nhiều hiện nay là: cam sành, cam mật, quýt tiều (hay quýt hồng), quýt xiêm, quýt đường, bưởi đường, bưởi Năm Roi, bưởi Long Tuyền năng suất của các giống trên ở điều kiện khí hậu, đất đai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tương đối cao.

Cam quýt được phát triển nhiều và mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ngoài yếu tố khí hậu, đất đai thuận lợi còn do cam quýt có giá trị và hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác

Số liệu điều tra của Trường Đại học Cần Thơ tháng 12/1992 cho thấy: lãi thuần trên 1ha quýt là 82,4 triệu đồng, cam đạt 54,6 triệu đồng, chanh 43,7 triệu và bưởi 21 triệu đồng

Nhìn chung, vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế về điều kiện khí hậu nhất là chế độ nhiệt ổn định, ôn hoà, khả năng mở rộng diện tích cam quýt còn lớn, có tập đoàn giống phong phú, đa dạng, nhiều giống hiện tại được coi là những giống tốt, cho năng suất cao, cho hiệu quả kinh tế lớn

Tuy nhiên, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có những hạn chế nhất định, đó là:

- Chế độ nhiệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cao, ôn hoà trong suốt

cả năm cho sinh trưởng của cam quýt, song do không có mùa đông lạnh, biên

độ nhiệt độ ngày đêm những tháng quả chín ngắn, nên khả năng hình thành các sắc tố anthoxyan ở vỏ cam quýt kém, mã quả xấu, khi chín vỏ quả vẫn còn xanh, cần phải có công nghệ degreening sau thu hoạch thì quả mới có mã đẹp Cũng do nhiệt độ cao, nên quả thường nhiều hạt, tỷ lệ xơ bã cao, vách múi dai

- Đất phù sa là loại đất tốt thích hợp với cam quýt, song ven các sông Tiền, sông Hậu hoặc các cù lao mạch nước ngầm cao gây cản trở tới việc ăn sâu của rễ cam quýt và ảnh hưởng tới tuổi thọ của chúng

- Sâu bệnh sẽ phát triển rất nhanh, do vậy chi phí cho công tác bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh rất tốn kém

Trang 30

2.6.3.2 Vùng khu IV cũ

Gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ vĩ độ 18 đến

200 30’ vĩ độ Bắc Trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An, gồm một cụm gồm các nông trường chuyên trồng cam, với diện tích năm 1990 là 1.600 ha Đây là vùng trồng cam tập trung có ưu thế về tiềm năng đất đai, đặc biệt là kinh nghiệm sản xuất vì có đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân được đào tạo chuyên nghiên cứu và sản xuất cây có múi

Vùng Phủ Quỳ nằm ở phía tây Bắc thuộc tỉnh Nghệ An, từ vĩ độ 190 09’ đến 190 30’ vĩ độ Bắc và 1050 24’ độ kinh Đông, thuộc địa phận huyện Nghĩa Đàn và một phần huyện Quỳ Hợp Diện tích tự nhiên 730.000 ha, trong đó đất

đỏ bazan chiếm hơn 40%, ngoài ra còn có các loại đất khác như: feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến (gần 30%), đất đá vôi, đất phù sa không được bồi hàng năm cũng là những loại đất trồng cam quýt tốt Là vùng đồi núi, nhưng phần lớn diện tích đất có độ dốc từ 3 - 60 rất thuận lợi cho trồng cam quýt và các cây trồng lâu năm khác

Về điều kiện khí hậu: do ảnh hưởng của 2 loại gió mùa Đông - Bắc (gió lạnh) và Tây - Nam (gió nóng), nên khí hậu vùng Phủ Quỳ phân thành 4 mùa

rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa đông vùng Phủ Quỳ từ 15 - 170C Nhiệt độ tối thấp trong tháng lạnh nhất (tháng 1) xuống tới 20C Số ngày có nhiệt độ thấp dưới 100C ở Phủ Quỳ thường có tới

10 ngày Đây là một hạn chế lớn đối với vùng sinh trưởng của cam quýt Ngược lại về mùa hè do ảnh hưởng của gió Tây - Nam nên khí hậu rất khô và nóng Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa nóng từ 27 - 300C, nhiệt độ tối cao trung bình là 33 - 33,60C Nhiệt độ tuyệt đối cao trong tháng nóng nhất (tháng 7) lên tới 420C Lượng mưa ở vùng Phủ Quỳ xấp xỉ 1.600 mm/năm, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa nóng, gây hiện tượng xói mòn đất, trong khi các tháng mùa đông lại ít mưa, lượng bốc hơi lớn, gây hiện tượng hanh khô thiếu nước

Trang 31

Do những hạn chế về mặt khí hậu, thời tiết cho nên mặc dù có nhiều ưu thế về mặt đất đai và trình độ khoa học kỹ thuật, song sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ vẫn thường không ổn định.

Vấn đề đặt ra ở vùng sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ là cần phải đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, để hạn chế được những tác hại do thời tiết, khí hậu sinh ra Mặt khác, việc thay đổi cơ cấu giống cũng rất cần thiết, bởi vì từ trước tới nay vùng Phủ Quỳ sản xuất cam là chính, ít chú ý tới các loại khác trong họ cam [4]

2.6.3.3 Vùng miền núi phía Bắc

Gồm các tỉnh nằm trong dải vĩ độ từ 22 - 23 vĩ độ Bắc như: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Thái Nguyên, điều kiện khí hậu hoàn toàn khác với 2 vùng kể trên

Về điều kiện khí hậu, do vị trí địa lý nằm sát vành đai á nhiệt đới, lại có địa hình đồi núi và độ cao so với mặt nước biển tương đối cao, cho nên điều kiện khí hậu có mùa đông lạnh và mùa hè tương đối nóng Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 21 - 220C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1)

từ 14 - 150C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) từ 27 - 280C Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình ở mỗi tỉnh và mỗi địa phương trong tỉnh khác nhau cũng gây nên sự biến đổi phức tạp về điều kiện khí hậu Đây là một trong những khó khăn đối với việc bố trí cơ cấu giống cây trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Lượng mưa trung bình ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ 1.600 - 1.800mm Riêng trung tâm Bắc Quang lượng mưa rất lớn từ 2.500 - 3.200mm Tuy nhiên, sự phân bố của mưa không đều, lượng mưa phần lớn tập trung vào các tháng mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng khác lượng mưa không đáng kể Đặc biệt ở miền núi phía Bắc (trừ vùng Đông Bắc)

ít bão và chỉ bị ảnh hưởng của bão [4]

Đất đai rất da dạng, gồm các loại đất Feralit phát triển trên đá biến chất như: đá Gơnai, đá vôi, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa

Ngày đăng: 16/05/2014, 21:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Công Hậu (2000), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng cây ăn quả ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Công Hậu
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2000
2. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (2000), Giáo trình cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây ăn quả
Tác giả: Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2000
3. Đường Hồng Dật (2003), Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật trồng, Nxb Lao động - xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật trồng
Tác giả: Đường Hồng Dật
Nhà XB: Nxb Lao động - xã hội
Năm: 2003
4. Bùi Huy Đáp (1960), Cam quýt cây ăn quả nhiệt đới tập 1, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cam quýt cây ăn quả nhiệt đới tập 1
Tác giả: Bùi Huy Đáp
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1960
5. Nguyễn Thị Minh Phương (2007), Cây ăn quả đặc sản và kỹ thuật trồng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây ăn quả đặc sản và kỹ thuật trồng
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phương
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2007
6. Phạm văn Chương, Nguyễn Thanh Hải và cộng sự (2006), “Kết quả bình tuyển cây đầu dòng cam Xã Đoài (2003 - 2005)”, Tạp chí NN và PTNT, (96), tr: 25 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bình tuyển cây đầu dòng cam Xã Đoài (2003 - 2005)
Tác giả: Phạm văn Chương, Nguyễn Thanh Hải và cộng sự
Năm: 2006
7. Viện bảo vệ thực vật - Sở KHCN và MT Lai Châu (2002), Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây cam, quýt, nhãn, hồng, Nxb Nông nghiệp TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây cam, quýt, nhãn, hồng
Tác giả: Viện bảo vệ thực vật - Sở KHCN và MT Lai Châu
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp TP. HCM
Năm: 2002
8. Võ thị Tuyết, Nguyễn Quốc Hiếu và CTV (2006), “Kết quả nghiên cứu bước đầu giống quýt Phủ Quỳ 1”, Tạp chí NN và PTNT, (96), tr: 21 - 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu bước đầu giống quýt Phủ Quỳ 1”, "Tạp chí NN và PTNT
Tác giả: Võ thị Tuyết, Nguyễn Quốc Hiếu và CTV
Năm: 2006
10. Phạm văn Côn (1997), Giáo trình cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây ăn quả
Tác giả: Phạm văn Côn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
9. UBND huyện Hàm Yên, Trung tâm cây ăn quả (2007), Tài liệu tập huấn dùng cho hộ nông dân, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cam quýt Khác
13. Đài khí tượng thuỷ văn huyện Hàm Yên - Tuyên Quang năm 2011 Khác
14. Phòng địa chính huyện Hàm Yên - Tuyên Quang 2011 Khác
15. Trung tâm cây ăn quả huyện Hàm Yên - Tuyên Quang 2011 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cam trên thế giới 2005 - 2010 - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng cam trên thế giới 2005 - 2010 (Trang 24)
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất cam ở các vùng trên thế giới năm 2010 - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất cam ở các vùng trên thế giới năm 2010 (Trang 25)
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2010 - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng 2.5 Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2010 (Trang 27)
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cam tại một số xã  ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cam tại một số xã ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 43)
Bảng 4.3. Đất có khả năng phát triển cây cam ở vùng trồng cam tập trung - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng 4.3. Đất có khả năng phát triển cây cam ở vùng trồng cam tập trung (Trang 44)
Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái tán cây của các giống cam  (sau trồng 24 tháng) - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng 4.4 Đặc điểm hình thái tán cây của các giống cam (sau trồng 24 tháng) (Trang 45)
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cam - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng 4.5 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cam (Trang 47)
Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống cam quýt - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng 4.6 Động thái tăng trưởng đường kính tán cây của các giống cam quýt (Trang 48)
Bảng 4.8: Đặc điểm hình thái lá của các giống cam quýt - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng 4.8 Đặc điểm hình thái lá của các giống cam quýt (Trang 50)
Bảng 4.12: Tình hình bệnh hại trên các giống cam - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng 4.12 Tình hình bệnh hại trên các giống cam (Trang 56)
Bảng 4.11: Tình hình sâu hại trên các giống cam - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng 4.11 Tình hình sâu hại trên các giống cam (Trang 56)
Bảng 4.13: Mức độ sâu, bệnh hại trên các giống cam trồng khảo nghiệm ST - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng 4.13 Mức độ sâu, bệnh hại trên các giống cam trồng khảo nghiệm ST (Trang 57)
Bảng thời tiết khí hậu 6 tháng cuối năm 2011 huyện Hàm Yên - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên   tỉnh tuyên quang
Bảng th ời tiết khí hậu 6 tháng cuối năm 2011 huyện Hàm Yên (Trang 62)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w