PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
3 giống cam:
- Cam Valenxia (VO2). - Cam Pingapple (B1). - Cam sành Hàm Yên.
3.1.2. Dụng cụ tiến hành
- Thước mét đo chiều cao cây và đường kính tán - Thước kẹp panme đo đường kinh gốc
- Biển đánh dấu cây theo dõi, giấy bút, băng dính đánh dấu
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Tại xã Yên Lâm - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang Đề tài thực hiện từ ngày 01/07/2011 đến ngày 30/12/2011
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu3.2.1. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu), tình hình sản xuất cam tại Hàm n - Tuyên Quang.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống cam mới trồng tại xã Yên Lâm - huyện Hàm Yên - Tuyên Quang.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1. Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu), tình hình sản xuất cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang
- Thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các tài liệu liên quan từ các cơ quan chức năng tại vùng nghiên cứu: UBND huyện, phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn huyện, phịng tài nguyên và môi trường huyện, trung tâm khí tượng thủy văn Hàm Yên để xác định yếu tố hạn chế trong sản xuất cam tại Hàm Yên.
3.2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống cam mới trồng tại xã Yên Lâm - Hàm n - Tun Quang
Thí nghiệm gồm 3 cơng thức:
+ Cơng thức 1: Cam Valenxia (VO2) + Công thức 2: Cam Pingapple (B1)
+ Công thức 3: Cam sành Hàm Yên (đối chứng)
- Thí nghiệm được bố trí trên vườn sản xuất của nông dân tại xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp bố trí khảo nghiệm cây lâu năm.
- Phương pháp theo dõi: định cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân. Mỗi giống chọn 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, định kỳ theo dõi 1 tháng 1 lần.
3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.3.1. Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái
Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái tán cây:
+ Chiều cao cây: đo từ vị trí mắt ghép tới đỉnh tán cao nhất (đơn vị: cm). Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (định kỳ theo dõi 1 lần/tháng).
+ Đường kính tán: đo hai chiều vng góc theo hình chiếu tán cây, theo hai hướng Đơng Tây và Nam Bắc (nếu tán khơng đều thì đo 3-4 lần) rồi lấy trị số trung bình (đơn vị: cm). Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (theo dõi 1 lần/tháng).
+ Đường kính gốc: đo đường kính gốc tại vị trí phía trên cách mắt ghép 5cm. Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (theo dõi 1 lần/tháng).
+ Chiều cao phân cành: đo từ vị trí mắt ghép tới điểm phân cành (đơn vị: cm). Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (theo dõi 1 lần/tháng).
+ Dạng tán: quan sát trực tiếp hình dạng tán cây.