KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 59 - 62)

- Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lá:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Hàm Yên là một vùng có điều kiện sinh thái, khí hậu thích hợp đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây cam quýt. Năm 2011 diện tích trồng cam là 2.528 ha, trong đó 2.172 ha cho thu hoạch, sản lượng 23.000 - 25.000 tấn.

Hầu hết diện tích trồng cam của Hàm Yên là trồng cam sành, cam sành có thời gian chín tập trung vào tháng 1 - tháng 2, năng suất chất lượng đạt trung bình, quả thì có nhiều hạt.

Qua theo dõi đặc điểm hình thái và tình hình sinh trưởng của 3 giống cam được trồng khảo nghiệm, các giống cam đều tỏ ra sinh trưởng phát triển phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu ở đây. Sau trồng 24 tháng:

+ Về đặc điểm hình thái

- Đặc điểm hình thái tán cây: Giống cam VO2 và B1 có dạng tán hình cầu và giống cam Sành Hàm Yên (đối chứng) có dạng tán hình bán cầu. Về đường kính tán thì cam Sành Hàm n có đường kính tán thấp nhất, cịn cam B1 có đường kính tán lớn nhất.

- Đặc điểm hình thái lá: các giống cam đều có lá màu xanh đậm, cam VO2 lá có màu xanh đạm phản quang. Cam VO2 và cam sành Hàm n (đ/c) có hình dạng lá gần giống nhau có eo lá to, có răng cưa ở mép lá, cịn cam B1 thì có eo lá nhỏ, mép lá có răng cưa dày và sâu gân lá nổi rõ, phiến lá cong nhiều nhất. Tuy nhiên kích thước lá của các giống khơng khác nhau nhiều.

+ Về khả năng sinh trưởng

- Mức độ tăng trưởng về chiều cao cây thì giống cam Sành Hàm Yên (đ/c) tốt nhất, sau trồng 24 tháng chiều cao cây của cam Sành Hàm Yên đạt 170,53cm; cam VO2 có mức độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất, sau trồng 24 tháng chiều cao cây của cam VO2 đạt 124,80cm, còn cam B1 chiều cao cây đạt 145,81cm.

- Mức độ tăng trưởng đường kính gốc: cam B1 có đường kính gốc lớn nhất đạt 3,28cm, cam sành Hàm n (đ/c) có đường kính gốc 3,04cm,cịn cam VO2 đường kính gốc đạt 2,77cm.

- Mức độ tăng trưởng đường kính tán: cam sành Hàm n (đ/c) có đường kính tán thấp nhất chỉ đạt 82,26cm, cam B1 có đường kính tán cao nhất đạt 91,78cm.

5.2. Đề nghị

Cần tiến hành cắt tỉa tạo tán ngay từ giai đoạn cây còn nhỏ để tạo bộ khung tán ổn định, chú ý thường xuyên theo dõi các đợt lộc, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của các giống cam quýt để có biện pháp bón phân, chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh hại kịp thời.

Do thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên chưa theo dõi được hết các chỉ tiêu trong khu vực trồng khảo nghiệm. Vì vậy cần phải theo dõi sự sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên các giống cam, quýt trong những năm tiếp theo mới có kết luận một cách chính xác và đầy đủ, từ đó mới lựa chọn được giống nào thích nghi tốt nhất với điều kiện của vùng từ đó nhân rộng ra sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Công Hậu (2000), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (2000), Giáo trình cây ăn

quả, Nxb Nơng nghiệp Hà Nội.

3. Đường Hồng Dật (2003), Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật trồng, Nxb Lao động - xã hội.

4. Bùi Huy Đáp (1960), Cam quýt cây ăn quả nhiệt đới tập 1, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Minh Phương (2007), Cây ăn quả đặc sản và kỹ thuật trồng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

6. Phạm văn Chương, Nguyễn Thanh Hải và cộng sự (2006), “Kết quả bình tuyển cây đầu dịng cam Xã Đồi (2003 - 2005)”, Tạp chí NN và PTNT, (96), tr: 25 - 28.

7. Viện bảo vệ thực vật - Sở KHCN và MT Lai Châu (2002), Kỹ thuật trồng,

chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh cho cây cam, qt, nhãn, hồng, Nxb Nông

nghiệp TP. HCM.

8. Võ thị Tuyết, Nguyễn Quốc Hiếu và CTV (2006), “Kết quả nghiên cứu bước đầu giống quýt Phủ Quỳ 1”, Tạp chí NN và PTNT, (96), tr: 21 - 24.

9. UBND huyện Hàm Yên, Trung tâm cây ăn quả (2007), Tài liệu tập huấn

dùng cho hộ nơng dân, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cam qt.

10. Phạm văn Cơn (1997), Giáo trình cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp. 11. FAOSTAT/FAO Statistics - năm 2012.

12. Cơ sở dữ liệu bộ NN & PTNT 2011.

13. Đài khí tượng thuỷ văn huyện Hàm Yên - Tuyên Quang năm 2011. 14. Phịng địa chính huyện Hàm n - Tuyên Quang 2011.

Bảng thời tiết khí hậu 6 tháng cuối năm 2011 huyện Hàm Yên Tháng Nhiệt độ bình qn (0C) Ẩm độ khơng khí (%) Lượng mưa (mm) 7 29,8 80 1.508 8 27,9 86 2.862 9 28 84,5 1.537 10 24,7 79,6 348 11 20,3 81,6 115 12 18,3 83,5 393 Trung bình 24,8 82,5 1.127,2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt có triển vọng tại huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 59 - 62)