- Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lá:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.3. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống cam
Ngoài những yếu tố thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây cam như: đất đai màu mỡ, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, gần nguồn nước tưới, nguồn nhân lực phong phú và có kinh nghiệm trong sản xuất nhất định… tuy nhiên trong q trình trồng và chăm sóc cam nhà vườn vẫn gặp nhiều khó khăn do sâu bệnh hại gây ra. Sâu bệnh hại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây cam, làm giảm khả năng sinh trưởng và khả năng cho năng suất, nếu mật độ sâu bệnh lớn, nếu mức độ gây hại
nặng có thể làm cho vườn cam bị hỏng toàn bộ, mức độ gây hại nặng như bệnh Greening (vàng lá cam), trisera…
Trong quá trình quan sát và theo dõi trực tiếp trên vườn cam của nông dân từ tháng 7 đến tháng 12 cho thấy các giống cam đều bị sâu bệnh hại nhưng đều ở mức nhẹ.
+ Về sâu hại:
- Trong thời gian theo dõi tôi thấy loại sâu hại chủ yếu là sâu vẽ bùa. Loại sâu này hại mạnh hầu hết các tháng trong năm (từ tháng 7 đến tháng 12) nhiều nhất là vào các đợt lộc non, sâu thường gây hại lá non và một phần lá bánh tẻ.
- Sâu trưởng thành là một loại bướm rất nhỏ, bướm đẻ trứng rời rạc trên các lộc non vào ban đêm, trứng nở thành sâu non, đục vào ăn thịt lá dưới lớp biểu bì của mặt phiến lá, tạo thành các đường hầm ngoằn nghèo, lá non bị hại kém phát triển, cong queo, giảm khả năng quang hợp, cây sinh trưởng chậm, đặc biệt vào thời kỳ trồng mới.
- Sâu nhớt: Là loài sâu cũng gây hại nhiều trên cam. Nó xuất hiện gần như quanh năm vào các đợt lộc. Sâu trưởng thành chúng có thể phá hư tồn bộ lộc mới, nụ, lá, hoa, và quả. Sâu non ưa ăn các mô mềm trên lộc, lá non và quả non. Nếu sâu ăn từ mặt trên lá xuống dưới thì gây thủng lỗ chỗ, nếu ăn từ mặt dưới lá lên trên thì chừa lại một màng trắng. Sâu ăn đến đâu tiết ra một chất dịch nhầy và dính làm cho các lá héo khơ và rụng. Qua điều tra và theo dõi cho thấy sâu nhớt gây hại trên cả 3 giống. Do sâu nhớt chỉ phá hoại ở thời kỳ lộc, là non nên khi chuyển sang thời kỳ bánh tẻ mức độ gây hại sẽ giảm dần.
+ Về bệnh hại:
Trong quá trình theo dõi đã thấy xuất hiện bệnh loét trên cả 3 giống cam trồng thử nghiệm. Bệnh loét do vi khuẩn xâm nhập gây hại trên cành, lá, quả non, trên lá xuất hiện các vết bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc
dày đặc trên mặt lá, hình trịn giữa có màu trắng tro, xung quanh có quầng vàng. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khơ và chết. nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển 20 - 30oC.
Trong thời gian theo dõi chưa thấy xuất hiện của rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh Greening nhờ việc trồng xen ổi vào vườn cam có tác dụng ngăn chặn sự xâm hại của rầy chổng cánh, từ đó phịng ngừa được bệnh vàng lá Greening.
- Bệnh gỉ sắt: Là bệnh do một loại nấm gây nên tạo những đốm vằn có màu nâu ở trên lá. Các giống trồng khảo nghiệm được lựa chọn cẩn thận, sạch bệnh và được trồng trong điều kiện cách ly, cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tuy nhiên thì các giống cam vẫn xuất hiện bệnh gỉ sắt. Qua theo dõi và điều tra trên vườn tôi thấy rằng các giống bị nhiễm bệnh gỉ sắt ở mức độ trung bình.
- Bệnh Tristera: Do việc sử dụng giống sạch bệnh và áp dụng tốt các biện khoa học kỹ thuật vào chăm sóc nên trên tất cả các giống trồng khảo nghiệm chưa thấy có dấu hiệu bị bệnh. Đặc biệt là việc tiến hành trồng ổi xen với cam theo tỷ lệ 1:1 có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh là mơi giới truyền bệnh. Ngồi ra nó cịn có tác dụng hạn chế cỏ dại, chống xói mịn cho đất.
Bảng 4.11: Tình hình sâu hại trên các giống cam
STT Tên sâu Bộ phận bị hại
Mức độ hại
Thời gian hại Cam VO2 Cam B1 sành HYCam
1 Sâu vẽ bùa Cành, lá, quả non Phổ biến Phổ biến Phổ biến Tháng 2, 3, 6, 8, 9, 11, 122 Sâu nhớt Lộc, lá non Phổ biến Phổ biến Phổ biến Tháng 2, 3. 6,7, 8, 9, 11, 12 2 Sâu nhớt Lộc, lá non Phổ biến Phổ biến Phổ biến Tháng 2, 3. 6,7, 8, 9, 11, 12 3 Sâu ăn lá Lá Không
phổ biến Không phổ biến Không phổ biến Tháng 2, 3, 6, 7, 9, 11, 12 4 Rầy chổng cánh Lộc, lá non Chưa
xuất hiện
Chưa xuất
hiện xuất hiệnChưa Tháng 2, 3. 6,7, 8, 9, 11, 12
Bảng 4.12: Tình hình bệnh hại trên các giống cam
STT Tên
bệnh
Bộ phận bị hại
Mức gây hại Thời gian hại
Cam VO2 Cam B1 Cam sành HY 1 Bệnh loét Cành, lá non, hoa, quả
Phổ biến Phổ biến Phổ biến Hầu hết các tháng trong năm 2 Bệnh gỉ
sắt Lá Phổ biến Phổ biến Phổ biến
Hầu hết các tháng trong năm 3 Bệnh Greening Lá Chưa xuất hiện Chưa xuất hiện Chưa xuất hiện Hầu hết các tháng trong năm 4 Bệnh Tristera Lá Chưa xuất hiện Chưa xuất hiện Chưa xuất hiện Hầu hết các tháng trong năm
Bảng 4.13: Mức độ sâu, bệnh hại trên các giống cam trồng khảo nghiệm ST
T
Tên sâu, bệnh Cam VO2 Cam B1 Cam sành HY
Sâu hại Cấp độ hại
1 Sâu vẽ bùa cấp 3 cấp 3 cấp 3 2 Sâu nhớt cấp 2 cấp 2 cấp 2 3 Sâu ăn lá cấp 1 cấp 1 cấp 1 4 Rầy chổng cánh cấp 0 cấp 0 cấp 0 Bệnh hại Mức độ hại 5 Bệnh loét ++ ++ + 6 Bệnh gỉ sắt ++ ++ + 7 Bệnh Greening - - - 8 Bệnh Tristera - - - Ghi chú:
+ Cấp 0: khơng có sâu hại + Cấp 1: sâu hại <10% + Cấp 2: sâu hại 10-30% + Cấp 3: sâu hại 31-50%
+ Cấp 4: sâu hại >50%
(-) Chưa thấy xuất hiện
(+) Nhiễm bệnh nhẹ 1-10% (cá thể bị nhiễm bệnh)
(++) Nhiễm bệnh trung bình >10-25% (cá thể bị nhiễm bệnh) (+++) Nhiễm bệnh nặng 25-50% (cá thể bị nhiễm bệnh) (++++) Nhiễm bệnh rất nặng >50% (cá thể bị nhiễm bệnh)
Kết quả đánh giá tại vườn trồng cam của người dân đối với các giống trồng khảo nghiệm cho thấy hầu hết các giống thí nghiệm đều bị nhiểm sâu bệnh. Các loại sâu hại chủ yếu với cây cam là sâu vẽ bùa, sâu nhớt. Trong các loại sâu hại chủ yếu hại nặng nhất và nhiều nhất là sâu vẽ bùa, chúng thường hại những lá non và một phần lá bánh tẻ, làm cho lá khô đi mất diệp lục khả năng quang hợp của cây giảm dẫn đến năng suất giảm.
Về các loại bệnh hại cam chủ yếu là bệnh loét và bệnh gỉ sắt, các giống cam nhiễm bệnh loét và bệnh gỉ sắt ở mức độ trung bình. Bệnh Tristera và bệnh Greening qua phân tích giám định bằng phương pháp PCR tại viện bảo vệ thực vật thì ở vườn cây giống mới này chưa thấy xuất hiện.
Phần 5