Đường kính thân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của một số giống vừng ở nghệ an (Trang 33 - 35)

Đường kính thân thể hiện sự sinh trưởng của cây theo chiều ngang và cũng là yếu tố thể hiện sự tăng trưởng sinh khối thực vật. Đường kính thân cũng được xác định là có tương quan khá chặt với năng suất cây trồng. Kết quả nghiên cứu về sự tăng trưởng đường kính thân của các giống vừng nghiên cứu trong vụ hè thu 2008 được thể hiện qua bảng 5 sau.

Bảng 3.4. Sự tăng trưởng của đường kính thân của các giống vừng

(Đơn vị tính: mm)

Công thức

Từ gieo đến ……….. ngày

20 25 30 35 40 45 50

I 4,70a 6,75a 7,28a 7,51a 7,63a 7,64a 7,65a

II 5,01b 6,42ab 7,05ab 7,38ab 7,48b 7,51b 7,50b

III 5,10b 6,34b 6,88b 7,30b 7,46b 7,47b 7,47b

CV% 4,04 3,10 2,61 1,47 1,11 1,13 1,13

LSD0,05 0,27 0,33 0,24 0,14 0,10 0,10 0,10

Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau được biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05.

* Giai đoạn 20 -30 ngày sau gieo:

Đây là giai đoạn có đường kính thân tăng mạnh mẽ nhất, vì giai đoạn này là giai đoạn cây tăng trưởng về bề ngang để tập trung sinh khối cho cây bắt đầu có bước nhảy vọt về chiều cao để hình thành hoa và quả, nếu giống nào mà có đường kính tăng mạnh vào giai đoạn này thì giống có sinh khối tăng mạnh nên tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ mạnh vì khi bề ngang phát triển mạnh thì khản năng tích luỹ dinh dưỡng cho cây là lớn.

Ở giai đoạn 25 ngày thì vừng V6 có đường kính thân tăng mạnh nhất, rồi đến vừng đen 4 cạnh và sau đó đến vừng đen 8 cạnh.

Vừng V6 có 5,10 mm Vừng đen 4 cạnh: 5,01mm Vừng đen 8 cạnh: 4,70 mm

Ở giai đoạn 25 ngày thì vừng đen 8 cạnh tăng mạnh và các giống vừng khác tăng chậm lại

Vừng đen 8 cạnh: 6,75 mm Vừng đen 4 cạnh: 6,42 mm Vừng V6: 6,34 mm

Từ kết quả của giai đoạn này ta biết được rằng đường kính của vừng đen là mạnh nhất và thấp nhất là vừng V6, ở giai đoạn này do vừng đã bước vào giai đoạn vươn lóng tức là tăng trưởng về chiều cao để bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực và qua số liệu trên ta thấy vừng V6 đã bước vào giai đoạn vươn mạnh về chiều cao còn giống vừng đen 8 cạnh thì vẫn đang tăng mạnh về sinh khối.

*Giaiđoạn35-50ngày:

Giai đoạn này thì sự tăng trưởng về đường kính thân tăng chậm lại và tăng không đáng kể. Đây là giai đoạn cây thực sự bước vào giai đoạn hình thành hoa và quả do đó giống nào mà có khả năng vươn mạnh về chiều cao thì nó có tỷ lệ thuận với năng suất cây trồng nhưng nó lại tỷ lệ nghịch về đường kính thân cây vừng do đó giống vừng nào mà chiều cao tăng mạnh vào giai đoạn này thì nó lại tăng chậm về đường kính thân, nên điển hình là giống vừng V6 tăng chậm hơn so với vừng đen khác.

Ở bảng trên thì đường kính thân biến động ở giai đoạn này như sau: Vừng đen 8 cạnh biến động từ:7,51-7,65 mm

Vừng đen 4 cạnh: 7,38-7,5 mm Vừng V6: 7,46-7,47 mm

Kết quả của bảng 5 trên cho thấy ở cả 3 giống được nghiên cứu đường kính thân tăng mạnh ở giai đoạn đầu cho đến thời điểm 30 ngày sau gieo sau đó tăng

chậm và không đáng kể. Kết quả này cũng cho thấy các biện pháp tác động nhằm vào sự tăng trưởng đường kính thân nên được tiến hành vào những thời điểm trước 30 ngày sau khi gieo mới có thể cho hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của một số giống vừng ở nghệ an (Trang 33 - 35)