CHƯƠNG III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Một số đặc trưng về hình thái của các giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của một số giống vừng ở nghệ an (Trang 25 - 26)

3.1. Một số đặc trưng về hình thái của các giống

Đặc trưng hình thái của các loại cây trồng nói chung và cây vừng nói riêng là tập hợp những kiểu hình bên ngoài của sự tác động qua lại giữ kiểu gen và điều kiện ngoại cảnh như: Phân bón, đất đai khí hậu, thời tiết. Đặc trưng hình thái của các giống cây trồng liên quan đến khả năng chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao.

Bảng 3.1. Một số đặc điểm của các giống vừng

TT Đặc điểm Vừng đen 8

cạnh

Vừng đen 4

1 Rễ Rễ cọc ăn rộng

Rễ cọc ăn

rộng Ăn sâu

2 Đặc tính phân cành Vừa Nhiều Ít

3 Màu thân Xanh Xanh Xanh nhạt

4 Tiết diện thân cắt

ngang Tròn Tròn Tròn

5 Dạng lá Xẻ thuỳ Răng cưa Răng cưa

6 Màu lá Xanh đậm Xanh đậm Xanh

7 Vị trí lá Đối Đối Đối

8 Góc lá Ngang Nhọn Nhọn

9 Hoa Tím Tím Trắng viền tím

10 Dạng quả Thuôn rộng Thuôn dài Thuôn dài

11 Màu quả Vàng Vàng Xanh

12 Số múi/ quả 4 2 2

13 Số hàng hạt/ quả 8 4 4

14 Màu hạt Đen Đen Trắng

15 Tổng thời gian sinh

trưởng 70-80 70-80 70-75

Dựa vào đặc điểm hình thái của giống thí nghiệm để từ đó có tác động các biện pháp kỹ thuật cho phù hợp từng giống.

Từ kết quả bảng 2 trên cho thấy 3 giống vừng có nhiều đặc điểm khác rõ ràng mà căn cứ vào đó ta có thể phân biệt các giống như dạng quả, số múi/quả, số hàng hạt/quả, màu hạt.

Kết quả bảng 2 cũng cho thấy vừng V6 là giống vừng có thời gian sinh trưởng phát triển ngắn nhất (70-75 ngày) màu hạt phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng (màu trắng).

Ngoài ra trong quá trình làm nghiên cứu tôi cũng gặp một số dạng biến dị có những đặc điểm khác biệt với giống đã được mô tả ở bảng 2, tuy nhiên với những dạng này chỉ xuất hiện đơn lẻ, chưa được thu thập, đánh giá kiểm tra về kiểu gen và gieo trồng rộng rãi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của một số giống vừng ở nghệ an (Trang 25 - 26)