Một số đặc điểm nông học cấu thành năng suất của các giống vừng 1 Chỉ tiêu về chiều cao cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của một số giống vừng ở nghệ an (Trang 26 - 30)

3.2.1. Chỉ tiêu về chiều cao cây

Khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây vừng phụ thuộc rất nhiều vào thân chính. Thân chính sinh trưởng và phát triển tốt, khoẻ mạnh là

tiên đề để cho các bộ phận khác phát triển. Một trong những bộ phận mà sự phát triển của nó liên quan trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của thân chính là số quả và số lá trên cây. Nếu thân chính có chiều cao lớn sẽ cho số lá và số quả nhiều tạo tiền đề cho việc tổng hợp chất hữu cơ và năng suất cây trồng. Nhưng chiều cao thân chính sinh trưởng quá mức sẽ sẽ ảnh hưởng xấu đến khản năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh kém, sinh trưởng, phát triển tốt đạt chiều cao đặc trưng của giống là việc làm có ý nghĩa rất lớn.

Tốc độ sinh trưởng, phát triển của chiều cao thân chính cây vừng có sự khác nhau giữa các thời kỳ: Thời kỳ cây con tăng trưởng chậm nhưng sau 20 ngày cây bắt đầu phát triển mạnh đạt tối đa lúc cây bắt đầu ra hoa rộ, hình thành quả, hình thành quả đến quả chín nó phát triển chậm lại và ổn định. Ngoài yếu tố dinh dưỡng, giống chiều cao cây vừng còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu mà đặc biệt là nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước

Bảng 3.2. Sự tăng trưởng chiều cao thân của các giống vừng (Đơn vị: cm) CT I II III LSD0.05 CV% T ừ gi eo đ ến … … … … … … … … … … … … n gà y 20 20,51a 19,76ab 20,51b 0,95 4,59 25 25,66a 26,76ab 27,33b 1,48 4,73 30 35,96a 38,20ab 41,46b 3,35 7,67 35 47,00a 48,26a 56,80b 7,16 10,6 40 57,51a 58,78a 63,97b 1,55 5,37 45 64,93a 65,56a 72,03b 1,47 6,67 50 71,16a 70,46a 78,46b 3,11 5,71 55 73,23a 72,66a 84,33b 8,69 8,29 60 75,04a 74,87b 86,00b 8,78 7,91

Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau được biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05.

0 20 40 60 80 100 20 25 30 35 40 45 50 55 60 TKST Cm 1 2 3

Hình 3.1. Sự tăng trưởng chiều cao thân của các giống vừng * Sự tăng trưởng chiều cao thân chính ở giai đoạn 20-25 ngày gieo:

Ở giai đoạn này là giai đoạn cây con do điều kiện khá thuận lợi cho quá trình nảy mầm nên chiều cao các cây tương đối đồng đều, ở giai đoạn này chưa có sự thay đổi rõ rệt giữa các giống.

Số liệu bảng 3 cho thấy: Giống vừng đen 8 cạnh là 20,51cm Giống vừng đen 4 cạnh 19,76 cm

Giống vừng V6 20,51cm

Ở giai đoạn cây con thì tốc độ tăng trưởng của giống vừng đen và vừng V6 là giống nhau còn vừng 4 cạnh tốc độ tăng trưởng chậm hơn, nhưng sau 5 ngày thì tốc độ tăng trưởng chiều cao tăng trưởng nhanh và từ đó ta thấy cây vừng đã có sự biến chuyển về sinh khối rất lớn, nhưng ở giai đoạn này vừng V6 đã bắt đầu có sự biến chuyển về chiều cao vượt hơn so với các giống khác đặc biệt vừng đen 8 cạnh vừng đen 8 cạnh 25,66 cm, vừng đen 4cạnh 26,76 vừng V6 là 27,33cm.

* Giai đoạn 30-50 ngày:

Giai đoạn này là giai đoạn quyết định đến năng suất sau này vì đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh nhất và cũng chính giai đoạn này cây bắt đầu bước vào giai đoạn phân hoá hoa và hình thành hoa vừng.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao phát triển mạnh từ sau 30 ngày đến 50 ngày nhưng tăng trưởng mạnh nhất là giai đoạn 30-40 ngày giai đoạn này cây đột phá về chiều cao và hoa nở rộ nhất, nếu giai đoạn này cây thiếu chất dinh dưỡng và điều kiện thời tiết không thuận lợi thì năng suất cây rồng sẽ ảnh hưởng rất lớn. Theo bảng 3 thì chiều cao:

Vừng đen 8 cạnh từ: 35,96-71,16 cm Vừng đen 4 cạnh từ: 38,2-70,46 cm Vừng 41,46-78,46 cm

Ở giai đoạn này vừng V6 đã thể hiện rõ rệt tốc độ tăng trưởng chiều cao của mình so với các giống vừng đen

* Giai đoạn sau 50 ngày:

Ở giai đoạn này cây đã bước vào giai đoạn đóng quả ổn định nên tốc độ tăng trưởng chiều cao ít và gần như là không tăng nữa, ở giai đoạn này không đòi hỏi về dinh dưỡng nữa mà chủ yếu là ánh sáng và nhiệt độ để quả chín đảm bảo

Từ kết quả nghiên cứu về tăng trưởng chiều cao thân cho thấy các biện pháp tác động để thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao cây vừng như bón phân, tưới nước nên tiến hành trong giai đoạn từ gieo đến trước 40-45 ngày sau khi gieo. Nếu các biện pháp được tiến hành sau thời điểm 45 ngày sau khi gieo dường như không có

ý nghĩa, điều này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Cham Long kogram và Barrie T Steer về ảnh hưởng của thời điểm bón nito với sự tăng trưởng sinh khối thực vật cây vừng.

Kết quả qua bảng cũng cho thấy lần đo cuối cùng vào thời điểm trước khi thu hoạch (65 ngày sau khi gieo ) vừng V6 là vừng có chiều cao cao nhất và là cây vừng có tiềm năng kinh tế nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của một số giống vừng ở nghệ an (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w