Động thái ra hoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của một số giống vừng ở nghệ an (Trang 35 - 37)

Tổng số hoa trên cây là chỉ tiêu quyết định đến tổng số quả/cây lúc thu hoạch. Nếu cây vừng được chăm sóc tốt, cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ thì sẻ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao tổng số hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu, đồng thời cũng rút ngắn được thời gian ra hoa mà không ảnh hưởng đến tổng số quả/ cây.

Mầm hoa được phân hoá rất sớm sau 20 ngày, quá trình phân hoá hoa kéo dài thì quá trình nở hoa vừng kéo dài, đặc điểm của hoa vừng là kéo dài xuyên suốt quá trình từ khi xuất hiện mầm hoa đầu tiên đến thu hoạch. Các hoa hữu hiệu chủ yếu tập trung ở thân chính nó tập trung ở 1/3 phía dưới và 1/3 giữa còn 1/3 phía trên thì khản năng đóng quả của cây vừng là kém hơn, mầm hoa phân hoá muộn ở phía trên thì có tỷ lệ hoa hữu hiệu thấp và khản năng đóng quả chắc là kém mà có đóng quả thì tỷ lệ hạt lép cao điều này nó ảnh hưởng do hàm lượng chất dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở dưới cây và giữ cây.

Vừng là cây có phản ứng mạnh với chu kỳ quang, sự ra hoa của vừng phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Thông thường nhiệt độ thích hợp cho sự hình thành hoa khoảng 25-27oC, nhiệt độ cho hoa nở là 28-320C.

Số lượng biến động của hoa vừng biến động từ 10-100 hoa tuỳ thuộc vào giống, điều kiện khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, hoa ra tập trung và thời gian ra hoa ngắn, tổng số hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao.

Kết quả quan sát đo điếm được động thái ra hoa được biểu hiện ở bảng 6 sau Bảng 3.5. Động thái ra hoa của các giống vừng

(Đơn vị: cái )

Công thức

Từ gieo đến……… ngày

I 9,9a 21a 26,87a 32,6a 20,03a 10,26a

II 10,9a 21,43a 29,17a 40,93a 21a 9,93a

III 12,33b 23,63b 34,2a 43,70a 24,14a 11,16a

CV% 10,34 7,84 15,44 21,94 20,01 11,93

LSD0,05 1,03 1,24 7,35 9,08 15,80 11,74

Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau được biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05.

Hình 3.3. Biểu hiện động thái ra hoa của các giống vừng * Giai đoạn 35-40 ngày sau gieo

Ở giai đoạn này vừng đã bắt đầu bước vào giai đoạn nở hoa, đặc tính của cây vừng là hình thành mầm hoa và ra hoa từ giới lên trên. Trong ba giống thì giống vừng V6 có sự phân hoá mầm hoa sớm nhất nhưng trong giai đoạn này chưa có sự chêch lệch về số hoa nhiều và số hoa ở giai đoạn này tỷ lệ hoa hữu hiệu là cao nhất, vì giai đoạn này hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất được rễ hấp thụ tập trung cao nhất là 1/3 dưới do đó số hạt ở phần này có tỷ lệ chắc cao.

Trong 3 giống thì vừng V6 có tỷ lệ hoa cao nhất, rồi đến vừng đen 4 cạnh và vừng đen 8 cạnh thấp nhất. Ở giai đoạn này ta có thể bón thúc đạm khi mà mới ra

nụ để nhằm bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cho cây để cây bắt đầu hình thành hoa và quả.

* Giai đoạn 45-50 ngày sau gieo

Đây là giai đoạn cây bước vào thời kỳ hoa nở rộ nên giai đoạn này nó quyết định đến năng suất cây trồng. Vì thế ở thời kỳ này phải chăm sóc cây trồng để tạo điều kiện tốt nhất cho cây có thể đạt tỷ hoa cao, hoa hữu hiệu cao nhất.

Nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ hoa của các giống đã có sự chêch lệch mạnh, đặc biệt là giống vừng V6 có số hoa lớn nhất, một phần là do giống vừng V6 có chiều cao lớn hơn các giống vừng khác nên nó có muối tương quan thuận với tỷ lệ hoa, một nguyên nhân làm số hoa có sự chêch lệch đó là vì các giống vừng đen bị các loại sâu hại phá mạnh đặc biệt là bọ xít

Ở thời kỳ 45 ngày: vừng V6 chiếm 34,2 hoa, vừng đen 4 cạnh 29,17 hoa, vừng đen 8 cạnh 26,87 hoa.

Ở thời kỳ 50 ngày: đây là thời kỳ hoa nở rộ nhất, lúc này thì sự chêch lệch giữa các hoa giữa các giống giảm xuống, số hoa các giống vừng đen tăng nhanh nhưng vừng V6 vẫn là giống vừng có số hoa lớn nhất

* Giai đoạn 55-60 ngày

Đây là giai đoạn các giống vừng bắt đầu ổn định và các đốt ở phía dưới và phía giữa đã đóng quả, cây ở thời kỳ này tập trung chủ yếu để nuôi quả nên các hoa hình thành ở thời kỳ này thì tỷ lệ hoa hữu hiệu thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của một số giống vừng ở nghệ an (Trang 35 - 37)