Số đốt trên thân chính:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của một số giống vừng ở nghệ an (Trang 30 - 33)

Theo chamlong Kogram và Barriet T. Steer (1995) khi nghiên cứu mối liên quan giữa sản lượng vừng với các đặc tính thực vật trong các thí nghiệm với Nitơ được tiến hành cả trong nhà kính và trên đồng ruộng đã kết luận có 2 "kênh" quyết định đến sản lượng hạt ở cây vừng là số lượng các tổ chức và trọng lượng khô của các tổ chức.

Đối với cây vừng, trong từng giống số đốt (tương ứng với số mắt ) trên thân chính liên quan mật thiết với số lượng quả. Số đốt (tức số mắt ) càng nhiều thì số quả càng lớn.

Vậy chiều cao cây nó ảnh hưởng mật thiết với số đốt trên cây, do đó để tăng số đốt trên cây thì ngoài phụ thuộc vào từng giống thì yếu tố quan trọng là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thích hợp

Kết quả nghiên cứu về sự tăng trưởng số đốt trên thân chính của các giống vừng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Bảng số liệu về số đốt qua các ngày đo

(Đơn vị tính: cm)

Công thức

25 30 35 40 45 50 55 60

I 6,26a 11,43a 13,26a 16,67a 18,37a 20,50a 21,73a 22,57a

II 6,54a 12,07a 14,18a 17,37a 19,67b 21,67b 22,16a 22,76ab

III 7,47a 12,39a 16,07b 20,10b 21,43c 22,67c 23,50c 23,73b

CV% 10 9,81 9,14 9,01 7,55 4,67 3,75 2,8

Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau được biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05.

Hình 3.2. Sự tăng trưởng số đốt thân vừng

Do trước 25 ngày trước khi gieo thì số đốt thể hiện chưa rõ ràng và tốc độ tăng trưởng của số đốt chưa mạnh nên tôi tiến hành đếm số đốt sau 25 ngày gieo * Giai đoạn 25-30 ngày

Ở giai đoạn này ta tiến hành bón thúc đạm lần 2 cho cây để cây bước vào giai đoạn vươn lóng, ở bảng trên thì ta thấy các công thức chưa có sự sai khác nhiều nhưng bắt đầu có sự sai khác lớn giữa các cá thể mỗi cá thể và các giống khác nhau thì có khản năng vươn lóng khác nhau.

0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 8 Lần đo Số đốt công thức 1 công thức 2 công thức 3

Qua số liệu bảng 4 cho thấy: Giai đoạn 25 ngày sau gieo thì vừng V6 có chiều cao vượt hơn các giống khác chiếm 7,47cm, các giống vừng đen chưa có sự sai khác nhiều nhưng vừng 4 cạnh đã thể hiện khản năng vươn mạnh hơn giống vừng 8 cạnh.

Giai đoạn 30 ngày sau khi gieo không thấy sự sai khác giữa các công thức. Tuy nhiên ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của giống vừng đen 4 cạnh đã có sự tăng vượt mạnh về số đốt gần bằng với giống vừng V6, đây là một trong những giai đoạn có tốc độ tăng trưởng về số đốt là mạnh nhất vì lượng sinh khối của cây trồng tập trung chủ yếu cho giai đoạn này nên số đốt tăng gấp đôi

Giống vừng đen 8 cạnh: 11,43 cm Giống vừng đen 4 cạnh: 12,06 cm Giống vừng V6: 12,39 cm

* Giai đoạn 35-45 ngày

Giai đoạn này chiều cao cây cũng đang sinh trưởng mạnh và đây cũng chính là giai đoạn mà hoa nở rộ nhất, ở giai đoạn này nếu gặp điều kiện thuận lợi thì chiều cao cây tăng mạnh và số đốt trên cây cũng tăng theo nhưng trong quá trình tiến hành làm thí nghiệm thì giai đoạn này do sâu bệnh phá hoại mạnh nên sự tăng về chiều cao là tương đối.

Trong vòng 10 ngày chiều cao cây tăng Vừng đen 8 cạnh từ 13,26-18,37cm Vừng đen 4 cạnh :14,18-19,67cm Vừng V6:16,07-21,43cm

Trong 3 giống vừng này thì vừng V6 vẫn là giống có số đốt phát triển mạnh nhất, tiếp theo là giống vừng đen 4 cạnh, vừng đen 8 cạnh vẫn là giống có số đốt thấp nhất.

* Giai đoạn 50-60 ngày

Giai đoạn này thì các giống vừng đã bước vào giai đoạn ổn định về chiều cao và đây là giai đoạn hình thành quả 1/3 phần trên của cây và quả cũng bước vào

giai đoạn ổn định nên sự phát triển về đốt là kém nó chỉ phát triển về một số đốt cuối cùng và giống vừng V6 là giống vừng có số đốt ổn định sớm nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của một số giống vừng ở nghệ an (Trang 30 - 33)