Phạm Minh Hạc 2002 xuất phát từ đặc trưng tâm lý học đểkhảo sát hành vi và hoạt động, nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc của nhân cách,thực hiện giáo dục đạo đức trong quá trình phát triể
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG
CẤP VIỆT – ANH, TỈNH NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN CHÍNH TRỊ
Mã số: 60.14.10
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS ĐOÀN MINH DUỆ
Học viên: PHAN HỮU TRANG
Lớp Cao học 18 chuyên ngành LL & PPDH Bộ môn Chính trị
VINH – 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Vinh, tôi đã tiếp thu được nhữngtri thức quý báu và thật sự cần thiết cho công tác của mình Cũng nhờ khóa đào tạonày, tôi đã được tiếp cận với những phương pháp dạy học mới mà các thầy, côgiáo đã trực tiếp truyền thụ
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu Trường Đại họcVinh, cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và hết sức giúp đỡ tạo mọiđiều kiện cho tôi
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS TS Đoàn Minh Duệ Trưởng khoa Luật đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong nghiên cứu khoa học,xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn này
Cũng nhân dịp này, tôi chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các phòng ban, tổ
bộ môn Trường Trung cấp Việt - Anh, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điềukiện rất nhiều để tôi hoàn thành khóa học và nghiên cứu luận văn
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏinhững khiếm khuyết Tôi kính mong sự chỉ dẫn, góp ý kiến của các thầy, cô giáo,bạn bè, đồng nghiệp
Vinh, tháng 9 năm 2012
Tác giả
Phan Hữu Trang
Trang 3CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
QĐ - BTC Quyết định – Bộ Tài chính
TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
1.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các trường
Trung cấp chuyên nghiệp
10 - 21
1.2 Nội dung và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các trường Trung cấp chuyên
nghiệp
21 – 39
Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT ANH, TỈNH NGHỆ AN
2.1 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Trường Trung cấp
Việt - Anh, tỉnh Nghệ An
40 - 42
2.2 Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của học sinh Trường Trung cấp
2.3 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
sinh Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An 55 – 69
Trang 5Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT – ANH, TỈNH
NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và giáo viên về nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh 71 – 753.2 Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp gắn liền với
quá trình học tập của học sinh thông qua các môn học
75 - 78
3.3 Phát huy ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp
78 – 81
3.4 Giáo dục tình yêu nghề nghiệp cho học sinh và xem sự hăng say
học nghề là tiêu chí khẳng định thương hiệu của nhà trường
81 - 85
3.5 Thông qua thực tập tốt nghiệp để giáo dục tình yêu nghề của học
sinh
86 – 88
3.6 Gắn hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với
giáo dục lòng yêu nghề của học sinh
Trang 6DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 7A MỞ ĐẦU
B NỘI DUNG:
4 10
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
1.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các
trường Trung cấp chuyên nghiệp
10 – 22
1.2 Nội dung và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các trường Trung
cấp chuyên nghiệp
22 – 40
Kết luận chương 1 40 - 41
Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT ANH, TỈNH NGHỆ AN
2.1.Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Trường Trung
cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An
42 – 44
2.2 Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của học sinh Trường Trung
cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An 44 – 572.3 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
sinh Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An 57 – 72Kết luận chương 2 72
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT – ANH, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và giáo viên về nâng
cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh 73 – 773.2 Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp gắn liền
với quá trình học tập của học sinh thông qua các môn học
77 - 80
3.3 Phát huy ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của học sinh
nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp
80 – 83
3.4 Giáo dục tình yêu nghề nghiệp cho học sinh và xem sự hăng
say học nghề là tiêu chí khẳng định thương hiệu của nhà trường
83 - 87
3.5 Thông qua thực tập tốt nghiệp để giáo dục tình yêu nghề của
học sinh
87 - 903.6 Gắn hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 93 - 95
Trang 8với giáo dục lòng yêu nghề của học sinh
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ hiện nay đang tạo ra sự thay đổi lớntrong nhận thức của mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ Việc giáo dục đạo đứcnghề nghiệp cho học sinh - sinh viên đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm.Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là chiếnlược quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Vì vậy việc giáodục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho học sinh – sinh viên là yếu tố quan trọngnhằm định hướng cho sự phát triển sau này của thế hệ trẻ, giúp các em có nhậnthức cao hơn về trách nhiệm và ý thức nghề nghiệp của mình Giáo dục nhà trường
có ý nghĩa định hướng cho sự lựa chọn giá trị đạo đức cá nhân quan trọng hơn baogiờ hết Sản phẩm của công tác đào tạo ở bậc chuyên nghiệp hiện nay là tạo ranguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Những
Trang 9tác động của nền kinh tế thị trường đã và đang tạo ra những biến động về giá trịđạo đức trong xã hội và trong tầng lớp học sinh - sinh viên Nhà trường cần có sựquan tâm đúng mức và có những biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho họcsinh, sinh viên thích hợp nhằm tạo ra sự định hướng tác động thống nhất, hạn chếđược những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy được những mặt tích cực giúp họcsinh, sinh viên rèn luyện những phẩm chất đạo đức nói chung và phẩm chất đạođức nghề nghiệp nói riêng để họ vững bước vào cuộc sống lao động nghề nghiệpsau khi tốt nghiệp ra trường
Chúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của toàn cầu hóa nền kinh tế trithức, đem lại những thành tựu vô cùng to lớn Song sự phát triển như vũ bão ấycũng tác động mạnh mẽ tới hệ thống các giá trị xã hội, đặc biệt là các giá trị nhânvăn Một bộ phận nhà giáo và học sinh, sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, ích
kỷ, hẹp hòi, lý tưởng nghề nghiệp mờ nhạt, đề cao vai trò vật chất Vì vậy, giáodục đạo đức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là cho học sinh trong các trường trung cấpchuyên nghiệp là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của vấn đề pháttriển nguồn nhân lực Bởi lẽ, học sinh, sinh viên là lớp người chuẩn bị cho xã hộimột lực lượng lao động hùng hậu, vừa có tri thức, vừa có phẩm chất, đáp ứngnhững yêu cầu to lớn của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Là một giáo viên đang công tác giảng dạy ở môi trường chuyên nghiệp, tôirất băn khoăn, trăn trở làm sao để nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp cho học
sinh Vì vậy chúng tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An” làm đề tài
luận văn Cao học Thạc sỹ
2 Tình hình nghiên cứu
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng củacác trường chuyên nghiệp nhằm giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp trongtương lai Đây là vấn đề được xã hội quan tâm và đã có rất nhiều những công trìnhnghiên cứu liên quan đến vấn đề này.Trong những năm qua có nhiều công trìnhnghiên cứu về giáo dục đạo đức của nhiều tác giả trong nước đã công bố từ góc độtâm lý học, giáo dục học
Trang 10Viện khoa học giáo dục Việt Nam và các trường Đại học Sư phạm đã cónhững đóng góp rất quan trọng vào lĩnh vực nghiên cứu này với các tác giả PhạmMinh Hạc, Phạm Tất Dong, Bùi Minh Hiền, Phạm Hùng, Trần Quốc Thành vànhiều tác giả khác Để đi đến các quan niệm và giải pháp về giáo dục đạo đức, cáctác giả đã lựa chọn cho mình những cách tiếp cận khác nhau, tạo ra một sự đadạng, phong phú về nội dung và phương pháp nghiên cứu.
GS Phạm Tất Dong, nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, phó Chủtịch Hội đồng khuyến học Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu cơ sở tâm lý học củahoạt động giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp, gắn kết các hoạt động nàyvới giáo dục đạo đức nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp và lýtưởng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ
PGS TS Bùi Minh Hiền, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong côngtrình: “Một số giải pháp nhằm nâng cao giáo dục, hiệu quả giáo dục đạo đức cho
SV đại học Quốc gia Hà Nội đã nêu ra thực trạng đạo đức và đề xuất một số giảipháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho SV Đại học Quốcgia Hà Nội nói riêng và SV các trường bạn nói chung
GS Viện sĩ Phạm Minh Hạc (2002) xuất phát từ đặc trưng tâm lý học đểkhảo sát hành vi và hoạt động, nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc của nhân cách,thực hiện giáo dục đạo đức trong quá trình phát triển nhân cách, xem đó như mụctiêu quan trọng nhất của việc thực hiện chất lượng giáo dục
Phạm Hùng (1995), công tác tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng với bàiviết: “Giáo dục tình cảm nghề nghiệp trong sinh viên sư phạm”, Kỷ yếu hội thảokhoa học khoa tâm lý giáo dục
Tác giả Nguyễn Minh Chiến, công tác tại khoa Hóa Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội có bài viết: “Giáo dục đạo đức cho học sinh” năm 2009 Trong bài viết nàytác giả đã đề cao sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xãhội
PGS TS Nguyễn Xuân Uẩn, công tác tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã
có công trình: “Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên Đại học Sư phạmphục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” năm 1998 Công trình đã đề
Trang 11xuất các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viêntrong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Trong những năm đổi mới, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viếtnhiều tác phẩm nghiên cứu về Hồ Chí Minh và về giáo dục, thể hiện tâm huyết đốivới giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ mà ông xem là chức năng quan trọng của nhàtrường Ông đã viết: Nhà trường, từ mẫu giáo đến đại học là nơi rèn luyện, nơi đàotạo con người trở thành những người được trang bị tốt về phẩm chất, đạo đức,nghề nghiệp, phong cách và cống hiến, trở thành những người chiến sĩ của một sựnghiệp vĩ đại xây dựng Tổ quốc ta, dân tộc Việt Nam ta, sự nghiệp nước ta theođịnh hướng XHCN và tiến lên cao hơn nữa, tiến đến cái đích mà C Mác đã chỉ rõ:
"Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽxuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho
sự phát triển tự do của tất cả mọi người" [59; 628]
NCS Nguyễn Thị Trường Giang đang công tác tại khoa Phát thanh Truyềnhình, Học viện Báo chí Tuyên truyền với đề tài: “Giáo dục đạo đức nghề nghiệpcủa nhà báo Việt Nam hiện nay” năm 2011 Đây là công trình nghiên cứu của tácgiả về vấn đề đạo đức nghề nghiệp cho những người làm báo trong giai đoạn hiệnnay Theo nhận định của tác giả thì sự biến đổi đạo đức nghề nghiệp của nhà báotrong tương lai là khá phức tạp, xen lẫn cả biến đổi tích cực và tiêu cực Dù xuhướng tích cực vẫn là chủ đạo, nền tảng nhưng cũng có nhiều vấn đề cấp bách đặt
ra đối với đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong thời gian tới Từ đó tác giả đề ramột số giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo
Thạc sỹ Lê Gia Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bình Sơn, tỉnhVĩnh Phúc với công trình luận án tiến sỹ: “Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức họcsinh ở Trường Trung học Phổ thông Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc” năm 2010 Tác giảcông trình đã khai thác vấn đề đạo đức học sinh của nhà trường, nhận thức các emhọc sinh về tầm quan trọng của đạo đức và đưa ra 10 biện pháp mang tính khả thi
ở Trường THPT Bình Sơn
Nhìn chung công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đưa ra các biệnpháp khá phong phú và đa dạng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo
Trang 12đức cho học sinh, sinh viên hiện nay Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quanđến vấn đề đạo đức và ở Trường Trung cấp Việt - Anh đề tài nghiên cứu về lĩnhvực này đã có nhưng chưa có công trình nào đi sâu khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu
và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho họcsinh Vì vậy với tư cách là người giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn chính trị ởtrường, chúng tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu này để mong kết quả sẽ góp phầnthiết thực phục vụ cho công tác giảng dạy, giáo dục của Trường Trung cấp Việt -Anh, tỉnh Nghệ An
Tác giả luận văn đã kế thừa trực tiếp những thành quả nghiên cứu nêu trênđây, dựa vào những gợi mở của các tác giả đi trước về lý luận và phương pháp đểtriển khai công trình của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác giáo dục đạo đức nghềnghiệp cho học sinh, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và phân tích một số vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng giáodục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường Trung cấp chuyên nghiệp
- Tìm hiểu thực trạng đạo đức nghề nghiệp của học sinh hiện nay thông quaphân tích, tìm hiểu ở Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp củahọc sinh Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An
4 Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật lịch sử vàchủ nghĩa duy vật biện chứng; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng vànhà nước về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Ngoài ra đề tài còn sửdụng các phương pháp khoa học cụ thể sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An
Trang 13- Phương pháp phỏng vấn:
- Phương pháp thống kê:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề giáodục đạo đức nghề nghiệp cho đối tượng cụ thể là học sinh Trường Trung cấp Việt -Anh, tỉnh Nghệ An
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghềnghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Việt – Anh, tỉnh Nghệ An
6 Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên giả thuyết cho rằng việc giáo dục đạo đức nghềnghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay chưa phát huy đúng mức và chưa thu đượcnhiều kết quả Nếu đề xuất được hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm tăngcường công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh ở các trường Trung cấpchuyên nghiệp thì chắc chắn sẽ đạt kết quả cao
7 Ý nghĩa của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho nhữngngười đang trực tiếp giảng dạy ở các trường, việc học tập, nghiên cứu của sinh viênchuyên ngành và những ai quan tâm đến đề tài
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung của luận văn được cấu thành 3 chương:
Chương 1 Cở sở lý luận của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp
Chương 2 Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trường
Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An
Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An.
Trang 14B NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 1.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp
1.1.1 Đạo đức
1.1.1.1 Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội loài người nhằm gópphần điều chỉnh hành vi của con người trong cuộc sống Với tư cách là một bộphận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức đã xuất hiện hơn 26 thế kỷtrước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại
Ở phương Đông các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắtnguồn từ cách hiểu về đạo và đạo đức của họ Khái niệm đạo đức lần đầu tiên xuấthiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại
sử dụng nhiều Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểuhiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Như vậy có thể nói đạo đức củangười Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sốngđặt ra mà mỗi người phải tuân theo
Ngày nay đạo đức được định nghĩa như sau: đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnhcách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệvới xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyềnthống và sức mạnh của dư luận xã hội
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người Loài người đãsáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người: phong tục, tập quán,tôn giáo, pháp luật, đạo đức Đối với đạo đức sự đánh giá hành vi con người theokhuôn phép chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về:
Trang 15thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng, Bất kỳ thời đạilịch sử nào, người ta cũng đều đánh giá như vậy.
Trong đời sống xã hội, đòi hỏi mỗi người phải ý thức được ý nghĩa, mục đíchhoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai Những hoạt động đó baogiờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữa các cá nhân, cá nhân và xã hội.Những mối quan hệ đó qui định giới hạn nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộngđồng và xã hội Những qui định này tự giác tạo thành động lực cho sự phát triển xãhội Đó là các qui tắc, chuẩn mực hoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cánhân trong tất cả các quan hệ xã hội
Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó conngười tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợiích của tập thể và cộng đồng
Đã là một thành viên của xã hội, con người phải chịu sự giáo dục nhất định về
ý thức đạo đức, một sự đánh giá đối với hành vi của mình Và trong hoàn cảnh nào
đó còn chịu sự khiển trách của lương tâm cá nhân phải chuyển hóa những đòi hỏicủa xã hội và những biểu hiện của chúng thành nhu cầu, mục đích và hứng thútrong hoạt động của mình Biểu hiện sự chuyển hóa này là hành vi cá nhân, tuânthủ những ngăn cấm, những khiếm khuyết, những chuẩn mực phù hợp với nhữngđòi hỏi của xã hội Do sự điều chỉnh đặc điểm mang tính tự nguyện và xét về bảnchất, đặc điểm là sự lựa chọn của con người Đạo đức là một hệ thống các chuẩnmực giá trị
1.1.1.2 Vai trò của đạo đức trong xã hội
Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống con người,đạo đức là vấn đề thường xuyên đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân vàcộng đồng tồn tại, phát triển Sống trong một xã hội ai cũng suy nghĩ về những vấn
đề đạo đức để tìm ra con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợplợi ích của cá nhân và cộng đồng Trong sự vận động phát triển của xã hội loàingười có rất nhiều nhân tố tác động đến quá trình hoàn thiện và phát triển của conngười nhưng suy cho cùng nhân tố kinh tế là cái chủ yếu quyết định Sự tiến bộ vàphát triển xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức Và khi xã hội loài người có
Trang 16giai cấp, có áp bức, bất công và quá trình chiến đấu cho cái thiện đẩy lùi cái ác đãtrở thành ước mơ, khát vọng, thành chất men, thành động lực kích thích, cổ vũnhân loại vượt lên, xốc lên Đạo đức trở thành mục tiêu, động lực để phát triển xãhội.
Mặt khác vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơbản của đạo đức như: Chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chứcnăng nhận thức nhằm giúp con người tự phấn đấu và hoàn thiện bản thân, thúc đẩy
xã hội phát triển
Ngày nay xã hội đã có sự thay đổi, để xây dựng xã hội mới, chúng ta cần cónhững con người mới Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài Tuynhiên, cần chú ý trong quan hệ giữa đức và tài hôm nay, Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn luôn lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài và đức nhưng phải lấy đức
là gốc Bởi lẽ tài năng chỉ có thể phát triển lâu bền trên nền tảng của đạo đức và tàinăng chỉ có thể hướng thiện trên gốc của đạo đức
Trong cuộc sống hiện nay nếu như con người không có nền đạo đức nào làmchuẩn mực để hướng dẫn những hành vi của mình thì con người cũng giống nhưbao nhiêu sinh vật khác, không hơn không kém Con người khác với con vật là ởchỗ, con người có tình yêu thương được thể hiện trong quan hệ giữa người vớingười Những tiêu chuẩn của đạo đức hướng dẫn hành vi giúp con người sốngđúng, có lý trí và linh hồn Một xã hội mà trong đó con người không tôn trọngnhau, nghĩa là không được xây dựng trên những giá trị đạo đức thì xã hội ấy khôngcòn là xã hội đúng như tên gọi của nó nữa Một xã hội trong đó mọi người tôntrọng nhau, cư xử với nhau có trên có dưới thì xã hội đó mới thực là xã hội của conngười
“Đạo đức là cốt ở sống hợp với bản tính của con người Các triết gia khôngđồng ý với nhau, khi cần phải định bản tính của con người là gì, điều này tùy thuộcvào quan niệm siêu hình của từng môn phái; nhưng tất cả đều đồng ý mà quả quyếtrằng đời sống đạo đức là cốt ở sự thực hiện cứu cánh của con người đúng theochân bản tính của nó Như thế đạo đức không phải là gò ép con người và làm cho
nó suy giảm, trái lại đạo đức là làm nảy nở tất cả những gì có giá trị nơi con người
Trang 17Vậy đạo đức rất là quan trọng; không có đạo đức, người ta có thể làm một kỹ sưhay một thương gia tài giỏi, nhưng không có đạo đức thì không thể trở nên mộtcon người hoàn hảo và không thể phát triển tất cả những gì cao quý tốt đẹp củabản thân chúng ta.” [4; 35]
Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, ngay từ giây phútđược dựng nên, con người đã được phú ban cho “cái đạo” và “cái đức” Đạo đức
có nhiều cấp bậc, nghĩa là nhiều tiêu chuẩn để đánh giá những hành vi của conngười; có thứ đạo đức XHCN, đạo đức cách mạng, đạo đức của người thầy thuốc,đạo đức của người thầy giáo, đạo đức của người tu trì,… mỗi một lĩnh vực đều cónhững tiêu chuẩn riêng để giới hạn hay mở rộng phạm vi hoạt động của con ngườinhằm hạn chế những sai phạm của con người trong lĩnh vực đó Không ai phủnhận vai trò đạo đức Đạo đức nằm trong những phong tục tập quán của các dântộc, trong luật pháp của các quốc gia, trong nền văn hóa của nhân loại Không mộtnền đạo đức nào giống đạo đức nào, tuy nhiên tất cả mọi nền đạo đức đều hướngcon người đến việc làm lành, lánh dữ
1.1.2 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp
- Khái niệm nghề nghiệp
Trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau và mỗi nghề có một vai trò, vị trínhất định Khi bàn về khái niệm nghề nghiệp có rất nhiều quan điểm khác nhau.Theo từ điển tiếng Việt: “Nghề nghiệp là một công việc mà người ta thực hiệntrong suốt cả cuộc đời” [18; 698] Còn theo quan điểm Mácxit nghề là một hiệntượng xã hội có tính lịch sử Nghề có quá trình ra đời, phát triển và suy vong.Điểm xuất phát và cơ sở để xuất hiện nghề là lao động Lao động là hoạt độngsáng tạo ra con người và là cơ sở cho sự phát triển xã hội loài người Lao động làtiền đề cơ bản làm xuất hiện nghề Theo từ điển Việt Nam: “Nghề là công việcchuyên làm theo sự phân công lao động xã hội”
Như vậy, nghề gần như gắn bó cả cuộc đời hoặc phần lớn cuộc đời của ngườilao động vào nó Đào tạo nghề nghiệp là cả một quá trình học tập không ngừng củamỗi cá nhân nhằm tích lũy cho mình những kiến thức cơ bản về chuyên môn
Trang 18nghiệp vụ, các kỹ năng, kỹ xảo, sự hiểu biết về tri thức công nghệ kỹ thuật của laođộng Để đào tạo ra một người lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đòi hỏiphải có một quá trình lâu dài từ việc định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề nghiệp
và hoàn thiện nghề nghiệp Trong đó đào tạo nghề nghiệp là một giai đoạn rất quantrọng giúp người lao động có được những kiến thức, kinh nghiệm cơ bản về nghềnghiệp của mình
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động, mà trong đó, nhờ được đào tạo conngười có được những tri thức, kỹ năng để là ra các sản phẩm vật chất hay tinh thầnnào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Nghề nghiệp trong xã hội khôngphải là một cái gì cố định, cứng nhắc Chẳng hạn do sự phát triển của kỹ thuật điện
tử đã hình thành công nghệ điện tử, do sự phát triển của kỹ thuật máy tính nên đãhình thành cả một nền công nghệ tin học đồ sộ
Ở Việt Nam, do sự chuyển biến của nền kinh tế đã gây ra những biến đổi sâusắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nềnkinh tế tri thức, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa Giá trị của thứ hàng hóasức lao động này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của ngườilao động Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chấtxám” và “chất lượng sức lao động” quyết định Con người phải chủ động chuẩn bịtiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việclàm, tự tạo việc làm cho bản thân mình
- Đạo đức nghề nghiệp
Nếu như đạo đức là một phạm trù rộng có phạm vi bao quát về lĩnh vực đạođức thì đạo đức nghề nghiệp là một khái niệm thu hẹp của đạo đức nhưng nó được
cụ thể hóa và đặc trưng hóa cho từng nghề nghiệp nhất định
Đạo đức nghề nghiệp cũng có những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức, dư luận
xã hội thừa nhận và quy định hành vi ứng xử trong mối quan hệ xã hội Bản thân
nó lại có những nét đặc thù riêng phản ánh bản chất cần có của một ngành, mộtnghề cụ thể Đó là những quy tắc chuẩn mực của một nghề nghiệp hoặc một nhómnghề nghiệp nào đó, nó quy định những hành vi ứng xử của cá nhân khi hoạt độngtrong lĩnh vực nghề nghiệp đó Khi những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức đó
Trang 19không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
và hiệu quả hoạt động Mỗi một lĩnh vực nghề nghiệp đều có chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp riêng Khi nói đến đạo đức của ngành y thì: “lương y như từ mẫu”được coi là một chuẩn mực đạo đức của ngành này Đối với người cán bộ, đảngviên phải: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” Đối với ngành giáo dục khẩuhiệu chung cho các cấp học là: “Tất cả vì học sinh thân yêu” Đó chính là đạo đứcnghề nghiệp của người thầy giáo Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp được xem là mộtnội dung quan trọng của công tác giáo dục nói riêng và công tác giáo dục đào tạonói chung
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức của mộtlĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêucầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhấtđịnh nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao chophù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội
Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức xã hội, là một hình thái ý thức xã hội, ra đờicùng với sự phát triển của một nghề nhất định Đạo đức nghề nghiệp luôn bị chếước, chi phối bởi những giá trị đạo đức, những điều kiện chủ quan và khách quancủa một nghề nghiệp xã hội nhất định Vì vậy đạo đức nghề nghiệp là một hệthống những chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội nhưng phù hợp với đặc điểm củamỗi loại nghề, phản ánh bộ mặt nhân cách của người lao động và đạo đức nghềnghiệp trở thành động lực phát triển nhân cách, phát triển năng lực chung và nănglực nghề nghiệp, làm tăng năng suất và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp và hoạtđộng xã hội của mỗi người
Đạo đức nghề nghiệp được tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có chuẩnmực và qui phạm đạo đức đặc trưng của bản thân nghề nghiệp Đạo đức nghềnghiệp xuất hiện theo sự phân công lao động của xã hội được từng bước hìnhthành và không ngừng phát triển Trong xã hội có bao nhiêu nghề nghiệp thì cóbấy nhiêu đạo đức nghề nghiệp Trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào, đạo đức nghềnghiệp đều là đạo đức của xã hội, biểu hiện đặc thù và quán triệt cụ thể trong cáchoạt động nghề nghiệp Trong quá trình CNH, HĐH đất nước, mỗi thành viên của
Trang 20xã hội phải lấy các chuẩn mực như: yêu công việc, yêu nghề nghiệp, có tâm huyết,hết lòng phục vụ nhân dân, cống hiến cho đất nước làm nội dung chủ yếu củađạo đức nghề nghiệp Đó là chuẩn mực đạo đức chung mà tất cả các ngành nghềđều phải tuân theo
Linh hồn của đạo đức nghề nghiệp XHCN đối với người thầy giáo là phục vụnhân dân, đối với ngành y đó chính là lương tâm của người thầy thuốc, hay đối vớingành kế toán đó là sự trung thực, có lương tâm, trách nhiệm với công việc Điều
đó được quán triệt trong tất cả các mặt của đạo đức nghề nghiệp và thông qua thái
độ nghề nghiệp, hành vi nghề nghiệp,… mà có sự biểu hiện ra một cách cụ thể Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc qui tắc, những chuẩnmực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của một bộ phận xã hội nhất định nhằmđịnh hướng, điều chỉnh hành vi ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa cácthành viên và xã hội, nó còn chịu sự chế ước của pháp luật
- Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt thì: “Giáo dục đạo đức là quátrình biến đổi hệ thống các chuẩn mực từ những đòi hỏi bên ngoài, bên trong củamỗi cá nhân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”[22;128]
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của giáo dục nói chung Giáodục đạo đức nghề nghiệp nhằm đào tạo bồi dưỡng con người một cách toàn diệntrên tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là yếu tốđược quan tâm hàng đầu trong quá trình giáo dục, là sự tác động qua lại giữa cáchoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp với người học nghề nhằm hình thành ở họnhững phẩm chất nghề nghiệp cần thiết Như vậy nếu xem xét dưới góc độ lýthuyết hệ thống thì giáo dục đạo đức nghề nghiệp bao gồm các thành tố: mục đích
và yêu cầu, nội dung và phương pháp, biện pháp, phương tiện, các lực lượng thamgia, người dạy nghề, người học nghề và kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp.Các thành tố này vận động và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau,thành tố này quy định, ảnh hưởng đến thành tố khác và tạo nên sự vận động chungcủa cả hệ thống giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Trang 21Trong nhà trường XHCN giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh là pháttriển mặt đạo đức của nhân cách, là xây dựng các sản phẩm đạo đức XHCN Trongmỗi cá nhân là hoàn thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi và thói quenđạo đức của học sinh cho những nguyên tắc đạo đức cách mạng mà tấm gươngsáng ngời là đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là toàn bộ nội dung giáo dục toàn diện conngười, là quá trình kết hợp nâng cao nhận thức với hình thành thái độ, xúc cảm,niềm tin và hành vi thói quen đạo đức Giáo dục đạo đức phải gắn chặt với giáodục tư tưởng chính trị, pháp luật và văn hóa
Như vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp chính là hệ thống các chuẩn mực vềnghề nghiệp được đưa ra nhằm giáo dục học sinh trong hoạt động nghề nghiệp củamình, giúp học sinh kết hợp hài hòa giữa năng lực nghề nghiệp và đạo đức nghềnghiệp
- Các quy định về giáo dục đạo đức nghề nghiệp của một số chuyên ngành đào tạo.
+ Đối với ngành y – dược:
Y đức là một phẩm chất tốt đẹp của những người tham gia hoạt động trongngành y, dược được biểu hiện bằng tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với côngviệc, hết lòng yêu thương chăm sóc bệnh nhân, đúng như lời Bác Hồ dạy: “Lương
y như từ mẫu” Để cụ thể hóa lời dạy của Người, ngành Y tế đã đưa ra 12 điều yđức giúp cán bộ Y tế tự đánh giá, tu dưỡng mình và không ngừng học tập rènluyện để trở thành người thầy thuốc có đức và có tài Đối với những học sinhngành Y, khi đang ngồi trên ghế nhà trường, họ đã thấm nhuần 12 điều Y đức đó
1 Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý Khi đã tự nguyện đứngtrong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ Phải có lươngtâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đứccủa người thầy thuốc Không ngừng học tập nghiên cứu khoa học để nâng caotrình độ chuyên môn Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vì sự nghiệpchăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân
Trang 222 Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩnđoán, điều trị nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấpnhận của người bệnh.
3 Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, tôn trọngnhững bí mật riêng tư về sức khỏe của người bệnh Khi thăm khám, chăm sóc cầnđảm bảo sự kín đáo và lịch sự Quan tâm đến những người trong diện chính sách
ưu đãi xã hội, không được phân biệt đối xử với người bệnh, không được có thái độban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh, phải trung thực khithanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh
4 Khi tiếp xúc với bệnh nhân và gia đình họ phải có thái độ niềm nở, tậntình, trang phục chỉnh tề, sạch sẽ tạo niềm tin cho người bệnh Phải giải thích tìnhhình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác chữa bệnh; phổbiến cho họ về chế độ chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; độngviên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục Trườnghợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa chăm sóc đếncùng, đồng thời báo cho gia đình người bệnh biết
5 Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử lý kịp thời không được đùnđẩy người bệnh
6 Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, antoàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất,thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh
7 Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm, theo dõi và xử trí kịp thờicác diễn biến của người bệnh
8 Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị,
tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe
9 Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫngia đình họ làm các thủ tục cần thiết
10 Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵnsàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau
Trang 2311 Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không
đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước
12 Hăng hái tham gia tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịchbệnh, cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng, gương mẫu thực hiện nếpsống vệ sinh, giữ gìn môi trường sống trong sạch [3; 7 - 9]
+ Đối với ngành sư phạm:
Dạy học là một trong những nghề cao quý nhằm đào tạo, bồi dưỡng thế hệtương lai cho đất nước Giống như nghề y, nghề dạy học cũng có những quy định,chuẩn mực riêng cho người thầy giáo
1 Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhàgiáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống vàtrong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học,đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng củangười học, đồng nghiệp và cộng đồng
2 Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị,nhà trường, của ngành
3 Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lựccủa người học; chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí
4 Thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm túc; thường xuyên học tập nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục
Việc quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với các ngành, nghề khácnhau nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề, trung thực, nhiệt tìnhtrong công việc, không lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi, xâm phạm đến lợi ích của
cá nhân, tổ chức xã hội Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng
ta cần trang bị, trau dồi những chuẩn mực, quy định nghề nghiệp cần thiết giúp các
em định hướng được nghề nghiệp sau khi ra trường
+ Đối với ngành kế toán:
Ở Việt Nam, khẳng định vai trò quan trọng của đạo đức nghề nghiệp ngành
kế toán bằng việc Bộ tài chính đã ban hành và công bố chuẩn mực đạo đức nghề
Trang 24nghiệp kế toán, theo quyết định số 87/2005/ QĐ - BTC Mục đích của chuẩn mựcnhằm đảm bảo những tiêu chuẩn cao nhất về trình độ chuyên môn, mức độ hoạtđộng và đáp ứng sự quan tâm cao của công chúng.
- Yêu cầu của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp:
Sự tín nhiệm: Nâng cao sự tín nhiệm của xã hội đối với ngành kế toán
Tính chuyên nghiệp: Tạo lập sự công nhận của doanh nghiệp, tổ chức,khách hàng, các bên liên quan về tính chuyên nghiệp của người làm kế toán
Chất lượng dịch vụ: Đảm bảo chất lượng dịch vụ kế toán đạt các chuẩn mựccao nhất
Sự tin cậy: tạo ra sự tin cậy của người sử dụng dịch vụ kế toán về khả năngchi phối các chuẩn mực đạo đức đối với việc cung cấp các dịch vụ đó
- Các quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán gồm:
Độc lập: Người hành nghề kế toán phải thực sự không bị chi phối hoặc tácđộng bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trungthực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình Không được làm kế toán chocác đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế
Chính trực: phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng
Khách quan: phải tôn trọng sự thật, không được thành kiến thiên vị
Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: phải thực hiện công việc kế toánvới đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thầnlàm việc chuyên cần
Tính bảo mật: phải bảo mật các thông tin, không được tiết lộ thông tin khichưa được phép, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luậthoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình
Tư cách nghề nghiệp: phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp khôngđược gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp
Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: phải thực hiện công việc kế toán theonhững chuẩn mực chuyên môn đã quy định của pháp luật hiện hành
Kế toán là một ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, phải đàotạo ra những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và có đạo đức nghề
Trang 25nghiệp Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi các em đang ngồi trên ghế nhàtrường, thông qua các môn học và các quy tắc chuẩn mực Hệ thống quy tắc, chuẩnmực ấy giúp học sinh có cái nhìn toàn vẹn hơn về nghề nghiệp của mình và trongquá trình thực hiện công việc phải xuất phát từ cái tâm.
1.2 Nội dung và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các trường TCCN
1.2.1 Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các trường
Trung cấp chuyên nghiệp
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một trong những nội dung quan trọng được
Đảng và nhà nước ta quan tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo vàđược quy định trong các văn bản do bộ ban hành
Trong nhà trường, nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp gắn liền với việc
tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người học sinh trong tương lai, được cụ thể hóatheo yêu cầu nghề nghiệp trong thời đại mới Nội dung giáo dục đạo đức nghềnghiệp phải đưa ra được mục đích yêu cầu, quy định cụ thể ở người học nhữngchuẩn mực đạo đức nghề nghiệp khi ra trường Sau khi xác định nội dung giáo dụcđạo đức nghề nghiệp sẽ quy định phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp.Dưới sự tác động của lực lượng tham gia giáo dục, người học phải phát huy vai tròchủ động sáng tạo của mình trong quá trình tự bồi dưỡng tự rèn luyện các phẩmchất nghề nghiệp cần thiết Kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp sẽ hình thành ởhọc sinh hệ thống các chuẩn mực đạo đức, các quy định ứng xử trong công việccủa mình mà mỗi người cần tự giác thực hiện cho phù hợp với yêu cầu và quy địnhcủa nghề nghiệp
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằmgiáo dục cho học sinh một số nội dung cơ bản về đạo đức nghề nghiệp:
- Giáo dục lòng yêu nghề, hăng say công việc: Đây là một việc làm hết sức
quan trọng của nhà trường giúp học sinh yêu thích công việc, có ý chí nghị lựcvượt qua những khó khăn thử thách của nghề nghiệp Lòng yêu nghề gắn liền vớitình cảm nghĩa vụ và ý thức trách nhiệm của người học sinh trước nghề nghiệp củamình, nó là biểu hiện của tình cảm nghề nghiệp Chính từ yêu cầu và đặc trưng của
Trang 26nghề nghiệp đòi hỏi người học sinh sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm rất cao đốivới công việc sau này, đòi hỏi phải có tình yêu thực sự mới vượt qua những khókhăn trở ngại trên con đường sự nghiệp.
- Giáo dục ý thức học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức: học tập và rèn luyện tu
dưỡng đạo đức là một hoạt động quan trọng của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhàtrường Tại đây các em sẽ có điều kiện học tập những kiến thức cơ bản về chuyênngành đào tạo, được tham gia các phong trào hoạt động, rèn luyện phẩm chất đạođức Chính môi trường giáo dục này sẽ trang bị cho các em những yếu tố cần thiết
để ngày mai lập nghiệp, thông qua đó giáo dục cho học sinh ý thức học hỏi nângcao trình độ tay nghề, kỹ năng làm việc Vì vậy nhà trường cần phải phát huy vaitrò của mình nhằm nâng cao ý thức tự giác của học sinh giúp các em đạt được kếtquả cao trong học tập, đáp ứng yêu cầu của xã hội
- Giáo dục tình yêu thương tôn trọng con người: tôn trọng nhân cách con
người thể hiện trước hết ở sự tin yêu tôn trọng đồng nghiệp Biểu hiện ở sự chú ýlắng nghe ý kiến, sẵn sàng chia sẽ, quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng chính đángcủa bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh, có thái độ lịch sự trong giaotiếp với mọi người bằng những cử chỉ thân mật mô phạm Bất luận trong trườnghợp nào chúng ta cũng không được xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của ngườikhác ngay cả khi họ mắc sai lầm
- Giáo dục tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng làm việc bất
cứ nơi đâu: đa số các em học sinh sau khi ra trường đều muốn làm việc ở những
nơi đô thị không muốn về các vùng miền núi xa xôi hẻo lánh, điều kiện còn nhiềukhó khăn Đây cũng là vấn đề bức thiết đặt ra đối với nhà trường và xã hội Điềunày tạo nên sự bất hợp lý trong quá trình phân bố lao động ở nước ta Nội dunggiáo dục này nhằm bổ sung hoàn thiện bộ mặt đạo đức thêm toàn diện và lý tưởngnghề nghiệp thêm cao cả Giáo dục được điều này tạo tâm lý vững chắc cho họcsinh trước khi ra trường, trước khi nhận công tác giúp các em có thêm nghị lực đểcông hiến cho đất nước
- Giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp: đạo đức nghề nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, quy định chuẩn
Trang 27mực cần thiết của người học sinh khi tham gia vào công việc chuyên môn củamình Nội dung giáo dục này giúp các em nắm được những phẩm chất cần thiết vàtầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp Bên canh đó làm cho học sinh hiểu rõ vềnhững giá trị đạo đức nghề nghiệp, tránh xa lối sống tiêu cực, thoái hóa biến chất,không ý thức được giá trị trong nghề nghiệp của mình và điều này cũng phù hợpvới nội dung giáo dục của nhà trường.
- Giáo dục lí tưởng nghề nghiệp: của người học sinh thể hiện ở năng lực, niềm
say mê nghề nghiệp, tâm huyết với nghề, tận tâm với công việc, có lối sống trungthực, giản dị lành mạnh minh bạch trong mọi tình huống… Điều đó tạo nên sứcmạnh, động lực bên trong giúp các em vượt qua được những khó khăn trở ngại tốthoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao
Ngoài ra còn phải giáo dục lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tưtưởng Hồ Chí Minh, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể
Nội dung chủ yếu của giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải phù hợp với côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước Thực hiện ý nguyện của Đảng về xây dựngmột xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp nêu trên phải được thể hiện trongcác mối quan hệ cụ thể của cá nhân với xã hội, với người khác, với bản thân cũngnhư đối với lao động
Trong nhà trường nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp được gắn liền vớiviệc tu dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị của học sinh tương lai, được cụ thể hóatheo yêu cầu nghề nghiệp trong thời đại mới Tuy vậy, về cơ bản vẫn không táchrời những mối quan hệ chủ yếu trong xã hội, bao gồm các mối quan hệ sau:
- Mối quan của cá nhân với xã hội
Giáo dục cho học sinh ý thức tập thể, yêu CNXH, tha thiết với lợi ích của nhànước, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, tự hào về thành tựu văn hóa xã hội của đất nước,quý trọng quá khứ vẽ vang và truyền thống dân tộc Tinh thần ấy phải được gắnvào điều kiện tình hình cụ thể của địa phương mình đang sống, có những hànhđộng thiết thực mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội
Trang 28Mối quan hệ thể hiện lý tưởng, nhận thức chính trị của cá nhân Đó là việcgiáo dục thế giới quan khoa học, lý tưởng sống cao đẹp giúp cho mỗi cá nhân cónhận thức, thái độ chính trị vững vàng, có bản lĩnh trước cuộc sống.
- Quan hệ của cá nhân đối với công việc:
Giáo dục cho mỗi cá nhân những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thể hiệnnhận thức, thái độ, chất lượng, hiệu quả công việc trong mỗi hoạt động Nhữngchuẩn mực đạo đức này sẽ tạo thành động lực giúp cho mỗi cá nhân trong quátrình rèn luyện nhân cách Từ đó giáo dục cho học sinh thái độ tận tụy với nghềnghiệp, lòng yêu nghề, tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp
- Quan hệ giữa cá nhân đối với người khác:
Đó là những phẩm chất quy định mối quan hệ giữa người với người trong xãhội như tình yêu thương con người, tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em,thầy cô giáo Đó là lòng nhân ái, tình yêu thương, sự tôn trọng, biết quan tâm, sẵnsàng giúp đỡ người khác, có thái độ không khoan nhượng với những hành vi viphạm quyền con người hoặc phẩm giá con người
Tinh thần mình vì mọi người là phẩm chất đạo đức cơ bản điều chỉnh quan hệgiữa cá nhân với cá nhân trong xã hội, giữa cá nhân với tập thể Vì vậy cần giáodục cho học sinh hăng hái tham gia vào những hoạt động tập thể có ích cho xã hội,tôn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực do tập thể đề ra, có tinh thần hợp tác, đoànkết giúp đỡ nhau trong khi thực hiện công việc chung Giáo dục cho các em cónhận thức đúng đắn về tinh thần đoàn kết, sự hợp tác, tính nhân văn, bình đẳnggiữa các dân tộc trên thế giới
- Quan hệ của cá nhân với lao động:
Giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh tinh thần hăng say lao động, cống hiếncho sự phát triển đất nước, có thái độ đúng đắn với các hành vi lao động tạo ra sảnphẩm cho xã hội Đặc biệt phải thể hiện thái độ trong học tập và rèn luyện nghiêmtúc, tự giác, chăm chỉ, có ý thức kỹ luật cao, có trách nhiệm trong công tác, cần cùchịu khó trong lao động, biết tiết kiệm trong tư duy sinh hoạt, ham học hỏi trau dồichuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề
- Thái độ đối với bản thân:
Trang 29Giáo dục cho mỗi cá nhân biết cách nhìn nhận đánh giá về bản thân, cónhững định hướng đúng đắn để tự hoàn thiện nhân cách, tự tu dưỡng tốt.
Biểu hiện ở ý thức, trách nhiệm đối với bản thân, nghiêm túc khi nhìn nhậnđánh giá bản thân, kiên quyết đấu tranh với những bất công dối trá Giáo dục cho
xã hội tính khiêm tốn, thật thà, lòng tự trọng, biết giữ gìn phẩm giá của cá nhân.Biết ứng xử có văn hóa, lễ độ, nhường nhịn, gương mẫu, những phẩm chất này gắnchặt với lĩnh vực ý chí của họ được thể hiện trong học tập, lao động nghề nghiệp,sinh hoạt đoàn thể, đời sống hàng ngày
- Quan hệ với cộng đồng:
Giáo dục cho mỗi cá nhân có nhận thức đúng về môi trường sống (môi trường
tự nhiên, xã hội) có cách nhìn tiến bộ về tính cộng đồng hợp tác trong lao động,bảo vệ môi trường Từ đó giáo dục cho các em ý thức tự giác, sẵn sàng tham giavào công việc chung
Như vậy nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trước hết làgiáo dục ý thức học tập, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, thực tập thực tế thườngxuyên Giáo dục về lối sống lành mạnh của mỗi cá nhân trong các mối quan hệ xãhội
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải tiến hành cùng với giáo dục tư tưởngchính trị và giáo dục lối sống nhằm giúp cho học sinh nói riêng và thanh niên nóichung thấm nhuần các quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà xã hội quyđịnh Ngoài ra còn phải giáo dục cho họ có được bản lĩnh đấu tranh chống tưtưởng thói quen lạc hậu, lên án hành vi phi đạo đức, tự giáo dục chính mình trởthành con người có ích cho xã hội
1.2.2 Những tác động cơ bản tới việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp
- Về tâm sinh lý học sinh
Học sinh là một tầng lớp, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chếchính trị, là nhóm người có vị trí chuyển tiếp chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức cótrình độ và nghề nghiệp tương đối cao Học sinh là những công dân thực thụ củađất nước với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật Họ có quyền bầu cử,
Trang 30ứng cử, phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và việc làm trước pháp luật Nhưvậy xã hội coi họ là một thành viên chính thức, một công dân tương lai của đấtnước.
Học sinh là những người đang học tập tại các trường TCCN, là nhóm xã hội
có vai trò, vị trí đặc biệt, là nguồn bổ sung lực lượng lao động có trình độ cao củađất nước Là học sinh nhưng ở môi trường chuyên nghiệp có sự khác biệt so vớihọc sinh phổ thông, tâm lý của học sinh TCCN đã có sự thay đổi
- Sự thích nghi với môi trường sống và phương pháp học tập mới: khi bướcchân vào môi trường chuyên nghiệp các em phải đối mặt với những thay đổi lớn
về nếp sống sinh hoạt hàng ngày và phương pháp học tập mới Sự thích nghi nàyhoàn toàn khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào tính cách, năng lực bản thân, sự tựchủ của các em Để có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường và học tập tốt,việc tư vấn, cung cấp cho các em những kỹ năng sống và phương pháp học tập làthực sự cần thiết
- Sự phát triển về nhận thức: Nếu như trong môi trường phổ thông, học sinhđược trang bị kiến thức chung trong sự giám sát chặt chẽ của gia đình, thầy cô giáothì trong môi trường chuyên nghiệp học sinh được trang bị những kiến thứcchuyên ngành để có thể trở thành người lao động trong lĩnh vực được đào tạo.Hoạt động nhận thức của học sinh luôn đi kèm với tính tự giác, chủ động cao Đây
là một đặc điểm quan trọng trong nhận thức và hoạt động học tập của học sinh và
có sự tác động to lớn tới sự phát triển chuyên môn và nhân cách nghề nghiệp saunày
- Tự ý thức của học sinh: Cùng với hoạt động học tập, sự tự ý thức của họcsinh cũng hoàn thiện hơn Thông qua mối quan hệ với những người khác cũng nhưnhững tri thức lĩnh hội được, các em sẽ có những đánh giá phù hợp với bản thânmình hơn Trong sự tự đánh giá của học sinh cần tránh hai xu hướng hoặc đánh giáquá cao bản thân gây ra sự tự tin thái quá, kiêu ngạo Như vậy các em dễ gặpnhững cú sốc khi công việc diễn ra không như mong muốn hoặc đánh giá quá thấpgây ra sự tự ti, không phát huy hết năng lực sở trường bản thân
Trang 31- Đời sống xúc cảm, tình cảm: Đa số học sinh tại các trường chuyên nghiệp
có độ tuổi từ 18 - 23 Thế giới xúc cảm, tình cảm biểu hiện khá phong phú trongđời sống hàng ngày phản ánh một thế giới nội tâm tinh tế và nhạy cảm Trong đờisống tình cảm điều không thể không nói tới là tình yêu đôi lứa Trong tình yêu đôilứa cần có sự định hướng của nhà trường, Đoàn Thanh niên để tình yêu của các emluôn gắn với trách nhiệm của bản thân cũng như phù hợp với hoàn cảnh, điều kiệnhọc tập của mình
- Động cơ và định hướng giá trị của học sinh cũng có sự phát triển phong phú
đa dạng Điều đó phản ánh trong mục đích học tập, phấn đấu của các em, có thể lànhững yếu tố tâm lý chủ quan như hứng thú, lý tưởng sống, tình yêu với mônhọc cũng có thể là những yếu tố nằm ngoài bản thân như học tập vì gia đình, vìthành tích Mặt khác trong môi trường tập thể, các em dần chấp nhận nhữngphong cách lối sống, giá trị sống của người khác
Có thể nói học sinh, sinh viên là lứa tuổi có nhiều ước mơ, hoài bão và cảtương lai phía trước Điều quan trọng là các em có thể phát huy được khả năng,điều kiện của mình hay không phụ thuộc vào định hướng đúng đắn cũng như tínhtích cực hoạt động học tập, rèn luyện của các em Nếu có cái nhìn đúng đắn vềcuộc sống và có chí hướng vươn lên trong rèn luyện, học tập các em sẽ trở thànhnhững tri thức trong tương lai
- Về phía gia đình
Gia đình là trường học đầu tiên đối với cuộc sống mỗi người từ trong bụng
mẹ cho đến khi trưởng thành Theo nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu trên thếgiới và trong nước cho rằng: những gì mà gia đình làm cho con cái đã đạt kết quảtới 90% của quá trình giáo dục nói chung Những nội dung giáo dục đạo đức nghềnghiệp ở môi trường chuyên nghiệp là quá trình mở rộng và nâng cao về mặt lýluận và thực tiễn xã hội để cho nền tảng, thành quả giáo dục đạo đức ở gia đìnhphát triển bền vững Đạo đức gia đình không thoát ra khỏi những giá trị đạo đức xãhội Nhưng gia đình có ảnh hưởng nhất định đối với quá trình giáo dục đạo đứcnghề nghiệp cho học sinh, sự định hướng của gia đình góp phần rất lớn đến nhâncách các em sau khi ra trường
Trang 32Gia đình với ý nghĩa là “hạt nhân” của xã hội có vai trò duy trì những giá trịvăn hóa, đạo đức của mỗi cộng đồng góp phần xây nền văn hóa, đạo đức của cả xãhội Do vậy việc nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về vai trò vị trí của gia đìnhvẫn là vấn đề đặt ra thường xuyên đối với mỗi đất nước trong quá trình giáo dụcđạo đức nghề nghiệp cho học sinh.
Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dụcđạo đức nghề nghiệp cho học sinh Muốn vậy, trước hết gia đình cần phát huyđược vai trò của mình trong việc giáo dục con cái ý thức trách nhiệm trong quátrình lựa chọn nghề nghiệp và học tập Đồng thời, gia đình cần phải xây dựngnhững giá trị đạo đức truyền thống nhằm tăng cường mối quan hệ và sự giám sátchặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình với nhau, có như vậy mới giúp các em
- Về phía nhà trường
Nhà trường là một tổ chức với những thể chế chặt chẽ, quy cũ, trở thành môhình tương đối bền vững, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu được giáo dụccủa xã hội Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường là quá trình tác động
có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành nhân cách và định hướng đạo đức nghề
Trang 33nghiệp tương lai cho các em Đây là nơi trang bị, truyền thụ cho học sinh nhữngkiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, hình thành tri thức, trí tuệ, thái độ tìnhcảm, kỹ năng và giá trị đạo đức nghiệp nghiệp, giúp các em bước vào đời sống xãhội.
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ với giáo dục giađình và xã hội Yêu cầu của xã hội là đơn đặt hàng đối với nhà trường trong việcxác định mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình giáo dục cũng như lựa chọn và
áp dụng các phương pháp giáo dục Trường học được hình thành trên cơ sở hệthống các yếu tố cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ tương tác lẫn nhau tạo ra sự vậnđộng và phát triển của nhà trường theo chức năng và vai trò xã hội nhất định của
nó Hiện nay xã hội đang vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN và
cơ chế này cùng với các tác động, mối quan hệ có tính quy luật của nó không thểkhông ảnh hưởng đến nhà trường Tuy nhiên bản chất và sứ mệnh của nhà trườngkhông thể không duy trì mối quan hệ có tính quy luật trong hoạt động của nhàtrường – đó là mối quan hệ sư phạm trong môi trường giáo dục đạo đức nghềnghiệp Nếu tác động của xã hội làm biến dạng méo mó đi mối quan hệ sư phạmnày thì dù ít hay nhiều, trước mắt hay lâu dài sẽ làm cho nhà trường ngày càng bị
“thị trường hóa” và “tha hóa” theo chiều hướng tiêu cực
Quá trình giáo dục của nhà trường sẽ giúp các em học cách suy nghĩ và ứng
xử thích hợp theo quy định của xã hội, hình thành ở các em những chuẩn mực đạođức cơ bản, thái độ đối với ngành nghề mình đã lựa chọn Trong nhà trường ngườitrực tiếp truyền thụ tri thức là đội ngũ giáo viên Họ đều là những người được đàotạo trong môi trường sư phạm Họ không những có trình độ tay nghề mà còn cólương tâm, đạo đức nghề nghiệp Do đó họ luôn luôn có ý thức nâng cao chuyênmôn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng cao chất lượng giờ dạy đem đến chohọc sinh những hiểu biết mới Cha ông ta từ xưa rất coi trọng vai trò của nhàtrường trong việc mở mang kiến thức Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa,nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạođức để học sinh không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn có đạo đức nghềnghiệp Nếu thầy, cô giáo không giáo dục các em đi đúng hướng sẽ dẫn tới suy
Trang 34nghĩ lệch lạc và cuốn theo cơ chế thị trường, làm mất đi tính chuẩn mực mà mỗingành đã quy định Đó là quá trình cá nhân học hỏi, lĩnh hội những kinh nghiệm
để thích ứng, hòa nhập, thực hiện các vai trò xã hội của mình Thông qua các mônhọc, hình thành nhân cách nghề nghiệp, hình thành giá trị sức lao động mà thịtrường lao động đòi hỏi
Trong thực tế ở các trường, một số cán bộ quản lý, giáo viên và bạn bèthường có những định kiến, thiếu thiện cảm, sử dụng các biện pháp hành chínhthái quá, sự lạm dụng quyền lực, sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục,việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng,
sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục đều có ảnh hưởng rất lớnđến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh
Vì vậy giáo dục nhà trường có ý nghĩa quyết định, là môi trường giáo dụcchính quy hiện đại với đầy đủ các yếu tố cơ bản nhất cho việc thực hiện nhiệm vụgiáo dục đạo đức nghề nghiệp phù hợp với thực tiễn Việt Nam
- Về phía xã hội
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh, xã hội góp phầnquan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của các trường chuyênnghiệp hiện nay Xã hội sử dụng những thành quả giáo dục đạo đức và chuyênmôn của nhà trường đào tạo qua lớp lớp học sinh tốt nghiệp ra trường tham gia vàocuộc sống xã hội Nguồn nhân lực đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triểnđất nước chính là thế hệ trẻ Xã hội rất quan tâm, chăm lo đến việc giáo dục đạođức nghề nghiệp giúp các em có thái độ, trách nhiệm cao và sự nhiệt tình với côngviệc Tuy nhiên xã hội luôn luôn vận động và thay đổi không ngừng, điều đó cũngảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức nghề nghiệp của học sinh
Ngày nay khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ đang tạo ra sự độtphá mới, thôi thúc các em cố gắng phấn đấu học tập nâng cao trình độ để đáp ứngyêu cầu phát triển của xã hội
Nền kinh tế thị trường tác động và làm biến đổi tâm lý, ý thức đạo đức củahọc sinh theo những tiêu chí mới, những định hướng giá trị mới Đó là tính thiếtthực hiệu quả, tính năng động và tháo vát trong hoạt động, chú trọng lợi ích nhất là
Trang 35lợi ích kinh tế, ý thức về năng lực, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ được
đề cao, đi liền với nó là ý thức chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cá nhânđược coi trọng Đạo đức gắn với năng lực đặc biệt là năng lực nghề nghiệp, có nhưvậy mới khắc phục được những quan niệm trừu tượng về đạo đức, giáo dục đạođức trong mỗi ngành và trong xã hội hiện nay Con người thích nghi với nhữngbiến đổi của xã hội và thích nghi với những gì mà xã hội có nhu cầu và con người
có khả năng đáp ứng Đây là vấn đề phức tạp nhất, nền kinh tế thị trường chứađựng nhiều yếu tố tích cực nhưng cũng bộc lộ không ít tiêu cực như sự phân hóagiàu nghèo diễn ra với tốc độ nhanh, nhiều người bằng mọi cách, mọi thủ đoạn đểlàm giàu Đây là những yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đạo đức nghềnghiệp học sinh theo cả hướng tích cực và tiêu cực Hướng tích cực thể hiện ở chổtrước thực trạng xã hội như hiện nay, học sinh phải luôn cố gắng học tập, trau dồiphẩm chất đạo đức nghề nghiệp, luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên mônmới đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội, của công cuộc đổi mới đất nước giaiđoạn hiện nay Trong mọi lúc mọi nơi, với bất cứ việc gì người học đều phải hoànthành tốt, đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện, luôn tu dưỡng để sau này trởthành một người cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” Thực tiễn đời sống xã hội phứctạp và sôi động như hiện nay đòi hỏi học sinh phải luôn có trách nhiệm về vai tròchủ thể của mình Ở môi trường chuyên nghiệp đa phần các em đều sống xa giađình nên nhiều lúc bị bạn bè lôi kéo, không tự chủ được trước những thói hư tậtxấu mà xã hội mang lại đã đánh mất đi bản chất tốt đẹp của mình Những tư tưởngtiêu cực của xã hội tác động làm mất dần chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, làmcho các em có những hành động không đúng với lương tâm nghề nghiệp sau khi ratrường
Bên cạnh đó việc xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô giáo cũng dẫn đếnnhững biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức Xã hội càng phát triển đòi hỏi conngười cũng phải có sự thay đổi để thích ứng với nhu cầu xã hội Đây là môi trường
để sau khi học sinh ra trường tham gia vào công cuộc xây dựng, phát triển đấtnước và là nơi thể hiện sự trải nghiệm của mỗi cá nhân trong cuộc sống Vì vậy,
Trang 36chúng ta cần coi trọng môi trường xã hội trong giáo dục để đào tạo ra những conngười vừa có đức vừa có tài cho đất nước
1.2.3 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp
- Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã vượt qua bao khó khăn thử thách,
mở rộng quan hệ với các nước theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa Trong giaiđoạn hiện nay, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động ảnh hưởng đếnquá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh
Trên thế giới hiện nay, KHKT phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự pháttriển kinh tế tri thức Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh
mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáodục phải cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữacác nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia Cạnh tranh kinh tế giữa cácquốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đặt ra vị trí mới củagiáo dục Các nước đều xem phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của chiếnlược phát triển kinh tế xã hội Giáo dục đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò quantrọng trong việc chuẩn bị nguồn lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo ra cơhội học tập cho học sinh
Công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọilĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt lĩnh vực giáo dục Sự phát triển của cácphương tiện truyền thông, mạng viễn thông, công nghệ thông tin tạo điều kiện choviệc giao lưu hội nhập nhưng cũng tác động không nhỏ đến đạo đức nghề nghiệpcủa học sinh
Đất nước ta sau hơn 25 năm đổi mới đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh
mẽ với vị thế và diện mạo mới Quá trình hội nhập đang diễn ra với quy mô toàncầu tạo thuận lợi cho nước ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, trithức mới Hợp tác quốc tế mở rộng tạo điều kiện tăng đầu tư của các nước, các tổ
Trang 37chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài, tăng nhu cầu tuyển dụng qua đàotạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.
+ Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đạo đức nghề nghiệp
Hơn 25 năm qua, cùng với sự phát triển chung mọi mặt của đời sống kinh tế
xã hội, lĩnh vực giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển mạnh mẽ Quy mô đào tạokhông ngừng được mở rộng, số học sinh TCCN, học nghề dài hạn tăng lên nhanhchóng và có sự chuyển biến tích cực
Sự vận hành của KTTT làm nảy sinh những thách thức nghiêm trọng đối vớilĩnh vực giáo dục đạo đức song nó cũng cung cấp cơ hội phát triển đầy đủ Muốnnắm bắt được cơ hội đó, đối với giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trườnghiện nay, phải từng bước thực hiện sự chuyển hóa trong giáo dục đạo đức Tất cảquan điểm trong các môn học liên quan đến đạo đức đều là thế giới quan mà quanniệm tự nhiên, quan niệm lịch sử xã hội và quan niệm nhân sinh biểu hiện ra, phảibiến nó thành giá trị chuẩn mực về đạo đức trong lòng học sinh, hình thành niềmtin vững chắc Phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp có vai trò rất quantrọng nhằm hình thành thái độ và hành vi đạo đức nghề nghiệp đúng định hướng Việc chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN đã và đang tác độngmạnh mẽ đến lĩnh vực đời sống xã hội, nó vừa có tính tích cực vừa có tính tiêu cựcđối với giáo dục đạo đức nghề nghiệp Ảnh hưởng của cơ chế thị trường đối vớiđạo đức nghề nghiệp là một hiện tượng hết sức phức tạp
Về mặt tích cực: cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, nâng caotổng công lợi xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt trong đó
có đạo đức nghề nghiệp Tham gia vào KTTT học sinh có điều kiện phát triểnnhân cách như: tính quyết đoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động sángtạo trong lập thân, lập nghiệp được khẳng định
Về mặt tiêu cực: Bên cạnh đó, cơ chế thị trường cũng gây ra hàng loạt tiêucực đối với giáo dục đạo đức nghề nghiệp và tiến bộ xã hội Đó là sự phân hóagiàu nghèo, từ đó làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội
KTTT dễ nãy sinh những tệ nạn xã hội: tham nhũng, tội phạm, chạy theođồng tiền Đó là sự kích thích lòng tham, dẫn đến đánh mất các giá trị chuẩn mực
Trang 38nghề nghiệp của học sinh sau khi ra trường Đặc biệt đối với những nước mớibước vào nền KTTT, sự đụng độ giữa KTTT và các giá trị chuẩn mực về đạo đứcnghề nghiệp là vấn đề nan giải.
Trong thời đại nền kinh tế theo cơ chế thị trường như hiện nay, công nghệ tinhọc phát triển, liệu có cần dạy cho con người về đạo đức nghề nghiệp không?Trước đây, trong nền kinh tế nông nghiệp, khi mà các ngành nghề chưa phát triểnphong phú, đa dạng thì người xưa cũng đã dạy phải lấy cái "Đức” làm đầu trongnghề nghiệp Nghề gì cũng phải có đức, đã thất đức thì không làm nghề được ỞViệt Nam có hai nghề được sớm đặc biệt coi trọng là nghề thầy thuốc và nghề thầygiáo Một nghề nắm sinh mạng quyết định sự sống, chết của con người Một nghềnắm “phần hồn”, quyết định đến sự phát triển nhân cách của con người Hai nghề
ấy, ngay từ bài học nhập môn, người học đã được học cái đức của nghề Nói
“Lương y như từ mẫu”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” người xưa muốn dạy chongười học: Thầy thuốc như mẹ hiền, học và dạy một chữ cũng là thầy, nửa chữcũng là thầy
Ở trường học, chúng ta vẫn thường nhắc tới câu "Tiên học lễ, hậu học văn"
Lễ ở đây chính là quy tắc ứng xử nơi làm việc Với mọi người và với bản thânmình trong mọi quan hệ, sau đó mới học đến kiến thức về nghề
Tiếc rằng, hiện nay vẫn có một số thầy thuốc lạnh lùng, vô cảm trước sinhmệnh của người bệnh; một số thầy giáo có thái độ “sống chết mặc bay, tiền thầy
bỏ túi” Họ cần phải được giáo dục trước hết về ý thức, tình cảm, trách nhiệm làmtròn nghĩa vụ mà xã hội phân công Đạo đức nghề nghiệp là thái độ, cách hành xửcủa con người đối với công việc và đối với những người liên quan đến công việccủa mình
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức nói chung, một mặt đượcquy định bởi các giá trị đạo đức truyền thống, mặt khác nó cũng có tính độc lậptương đối và tác động đến đạo đức của các ngành nghề khác nhau trong xã hội Vìvậy trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN giáo dục đạođức nghề nghiệp có vai trò rất to lớn góp phần định hướng mục tiêu nghề nghiệp
cụ thể
Trang 39Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố bên trong của chính nền kinh tếthị trường, hình thành nên lớp lao động mới cho xã hội với đầy đủ năng lực vànhững phẩm chất nghề nghiệp cần thiết
+ Thách thức đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong tình hình mới
Tình hình công tác giáo dục đạo đức cho học sinh được Đảng, nhà nước vànhà trường rất quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước trong việc đào tạonguồn nhân lực Sự biến động của thế giới và trong nước đan xen cả yếu tố tíchcực lẫn tiêu cực tác động đến quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho họcsinh
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới làm cho khoảngcách kinh tế và tri thức giữa Việt Nam và các nước ngày càng lớn hơn, nước ta cónguy cơ tụt hậu xa hơn Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tạo cho giáo dục nghềnghiệp cơ hội phát triển mà còn chứa đựng nhiều hiểm họa, đặc biệt là nguy cơxâm nhập của những giá trị văn hóa làm ảnh hưởng đến giá trị nhân cách học sinh.Khả năng xuất khẩu giáo dục kém chất lượng từ một số nước có thể gây nhiều rủi
ro lớn đối với giáo dục đạo đức ở Việt Nam, khi mà năng lực quản lý của ta đốivới giáo dục xuyên quốc gia còn yếu, thiếu nhiều chính sách và giải pháp thíchhợp để định hướng và giám sát chặt chẽ các cơ sở giáo dục đào tạo
Ở nước ta sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng, khoảng cáchgiàu nghèo giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt Điều đó
có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong cách tiếp cận giáo dục giữa cácvùng miền và giữa các đối tượng người học làm ảnh hưởng đến việc giáo dụcchuẩn mực nghề nghiệp cho học sinh
Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên tới không chỉ cần số lượng mà cònđòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực Để tiếp tục tăng trưởng vượt quangưỡng các nước có thu nhập thấp đòi hỏi đất nước phải có đội ngũ nhân lực cótrình độ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Mặc dù 62,7% dân số nước ta trong
độ tuổi lao động nhưng trình độ của lực lượng lao động này còn thấp so với nhiềunước cả về kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp
Trang 40Thực hiện nghị quyết BCH Trung ương 4 của Đảng khóa XI, các trườngchuyên nghiệp trong cả nước phải đào tạo được thế hệ kế cận với đầy đủ phẩmchất, năng lực và tăng cường công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh.Giáo dục nghề nghiệp cần tạo bước đột phá để tăng mạnh tỉ lệ lao động qua đàotạo Vào năm 2020, tỉ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo qua hệ thống giáo dụcnghề nghiệp đạt 60%
Hệ thống giáo dục đạo đức nghề nghiệp, sau khi hoàn thành các chương trìnhgiáo dục nghề nghiệp, học sinh có năng lực và có đạo đức nghề nghiệp, kỹ luật laođộng và tác phong lao động hiện đại đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp,
cơ quan sử dụng lao động và quy định chuẩn mực nghề nghiệp
- Vai trò của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trung cấp Chuyên nghiệp.
Nhà trường là nơi đào tạo ra các thế hệ tương lai cho đất nước, là nơi trang bịnhững kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ cho học sinh bước vào đời.Thông qua nhân cách của mỗi cá nhân để giáo dục là một trong những nội dungquan trọng Đạo đức là cái gốc giúp học sinh đứng vững với nghề, là cái nâng nghềnghiệp, tạo ra vị trí trong xã hội, được xã hội tôn vinh
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh là một hoạt động mang tính xãhội phức tạp từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội được thực hiện đồng bộtrên các mặt: giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục hành vi, lối sống nề nếp, truyềnthống kết quả là hình thành ở họ những tri thức đạo đức, tình cảm, hành vi đạođức lành mạnh Từ nhận thức về các giá trị và chuẩn mực đạo đức dần hình thànhcác nhu cầu động cơ bên trong thúc đẩy các em có hành vi, hành động đúng và thểnghiệm chúng trong cuộc sống hàng ngày
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là quá trình xây dựng và điều chỉnh hành vihoạt động của cá nhân phù hợp với mục tiêu đã định Việc giáo dục đạo đức nghềnghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn nhằm tạo ra một đội ngũ có phẩm chất, năng lựcđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới
Vai trò giáo dục đạo đức nghề nghiệp quy định đối với mỗi ngành có sự khácnhau Với ngành y, Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa VII khi bàn