Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an

123 1.4K 18
Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN THỊ ANH TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN CỦA DÂN VEN BIỂN NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ 2 VINH - 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN THỊ ANH TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN CỦA DÂN VEN BIỂN NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VŨ TÀI 4 VINH - 2010 Lêi c¶m ¬n Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của tập thể Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Vinh. Nhân dịp này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy Cô, đặc biệt là TS. Trần Vũ Tài, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện tỉnh Nghệ An; Trung tâm Thư viện Nguyễn Thúc Hào - trường Đại học Vinh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An đã cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn ! Vinh, tháng 12 năm 2010 Học viên Phan ThÞ Anh MỤC LỤC Trang PHỤ LỤC 7 MỞ ĐẦU 8 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10 3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài .12 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .13 5. Đóng góp của luận văn .15 6. Bố cục luận văn .15 NỘI DUNG 16 VÀI NÉT VỀ TÍN NƯỠNG THỜ THẦN CỦA DÂN VEN BIỂN VIỆT NAM .16 1.1. Khái niệm tín ngưỡng thờ thần .16 1.1.1. Tín ngưỡng thờ thần và các hình thái của tín ngưỡng thờ thần 16 1.1.2. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ thần 18 1.2. Một số tục thờ thần của người Việt ở vùng ven biển .21 1.2.1. Tục thờ thần của dân ven biển Bắc Bộ 21 1.2.2. Tục thờ thần của dân ven biển Trung Bộ 25 1.2.3. Tục thờ thần của dân ven biển Nam Bộ 28 TỤC THỜ THẦN CỦA DÂN VEN BIỂN NGHỆ AN .33 2.1. Vài nét khái quát về tự nhiên, xã hội vùng ven biển Nghệ An 33 2.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội vùng ven biển Nghệ An .33 2.1.2. Một số nét sinh hoạt văn hoá 37 2.2. Tục thờ thần của dân miền biển Nghệ An .46 2.2.1. Hệ thống các thần được thờ ở vùng ven biển Nghệ An .46 7 2.2.2. Một số tục thờ thần tiêu biểu 68 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN CỦA DÂN MIỀN BIỂN NGHỆ AN 85 3.1. Đặc điểm của tín ngưỡng thờ thần của dân ven biển Nghệ An .85 3.2. Vai trò của tín ngưỡng thờ thần đối với đời sống văn hóa của dân ven biển .92 3.3. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tâm linh khu vực ven biển Nghệ An .98 KẾT LUẬN 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ khi xuất hiện loài người, cùng với việc tạo ra những giá trị vật chất nuôi sống xã hội, con người cũng đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần. Từ trong đời sống hàng ngày, những nhận thức, quan niệm về thế giới được hình thành, bộc lộ; văn hoá tâm linh xuất hiện. Tâm linh là một hình thái ý thức về cái thiêng liêng, cao cả trong đời sống đời thường của con người, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Tìm hiểu về cội nguồn giá trị tâm linh của con người, trong đó có tín ngưỡng thờ thần - một góc khuất huyền bí, khó tiếp cận nhưng lại cực kì thú vị và hấp dẫn để hiểu sâu sắc hơn về bản chất của tư duy, cách nhìn nhận của con người về tự nhiên, xã hội. 1.2. Theo C. Mác, con người tạo ra thần thánh theo mô thức xã hội của chính con người. Và tất cả những thần thánh được tạo ra đó, chỉ sống trong biểu tượng của con người và dân tộc tạo ra thần thánh ấy. Tục thờ thần xuất hiện thể hiện ý thức của con người về một dạng thần linh, từ đó tin theo, tôn thờ, lễ bái và dần trở thành một nếp sống xã hội; nó xuất phát từ hoạt động mưu sống, từ nhận thức về tự nhiên cuộc sống và từ quan niệm tôn thờ người xuất chúng. Đời sống tâm linh và tín ngưỡng thờ thần hướng cả tập thể người vào một niềm tin chung thiêng liêng, vì thế nó là một trong những cái nền vững chắc của quan hệ cộng đồng làng xã. Tìm hiểu về văn hoá làng xã Việt Nam không thể không tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần. Trong cái cốt lõi chung của tín ngưỡng thờ thần dân gian Việt Nam, qua thời gian, những đặc điểm chung của nó có thể có những biến đổi, bổ sung hay ít nhiều mai một; qua không gian của mỗi vùng, tục thờ thần lại có những đặc điểm riêng, mà trước hết nó phản ánh sự khác nhau về nguồn gốc dân hay đặc trưng sinh hoạt kinh tế từng vùng… Tìm hiểu về tín ngưỡng 9 thờ thần là một điều nên làm, để hiểu hơn một khía cạnh văn hoá tâm linh của dân tộc. 1.3. Làng xã cổ truyền Nghệ An là một môi trường văn hóa, là tế bào cơ bản, là tấm gương phản chiếu nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nghệ An- vùng đất được xem như cái nôi của văn hóa xứ Nghệ, văn hóa sông Lam, cũng là nơi hội tụ của nhiều sắc thái văn hóa, từ miền núi đến đồng bằng và miền biển. Mỗi vùng đã góp phần tạo nên cho văn hóa xứ Nghệ một sự đa dạng nhiều màu sắc, trong đó có cả sinh hoạt văn hóa tâm linh, trước hết là tín ngưỡng thờ thần. Vật chất là yếu tố quyết định ý thức. Ở khu vực ven biển, sinh hoạt kinh tế chủ yếu của dân là gắn với những nguồn lợi từ biển. Đặc trưng kinh tế ấy quy định như thế nào đến sinh hoạt văn hóa tinh thần, đời sống tín ngưỡng của dân? Với chiều dài 82km đường bờ biển, vùng biển Nghệ An đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Theo đó, vùng đất này cũng tạo nên một vùng văn hóa biển đặc thù và khác lạ.Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần của dân ven biển Nghệ An là một hướng đi nhằm phác họa lại diện mạo tín ngưỡng, góp phần làm rõ hơn đặc điểm của tục thờ thần gắn với cuộc sống của dân miền biển với đặc trưng kinh tế biển Nghệ An, đồng thời chứng minh rõ hơn cho sự đa dạng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của con người xứ Nghệ. Từ đây, chúng ta hiểu hơn về đặc trưng tín ngưỡng thờ thần của miền biển Nghệ An trong cái nhìn hệ thống về tín ngưỡng thờ thần của dân ven biển Việt Nam. 1.4. Trong thời điểm hiện nay, khi cuộc sống hiện đại với tốc độ phát triển kinh tế, đô thị hóa nhanh chóng, con người ít có thời gian để trở về với cội nguồn, nhìn lại những nét đẹp văn hóa tâm linh của người xưa. Nhiều sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đang dần bị mai một, bản sắc văn hóa dần bị lãng quên, những dấu tích, di tích văn hóa đang có nguy cơ trở thành phế tích. Bảo 10 tồn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh tốt đẹp, trong đó có tín ngưỡng thờ thần của dân miền biển Nghệ An là một yêu cầu bức thiết. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề “Tín ngưỡng thờ thần của dân ven biển Nghệ An” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tín ngưỡng thờ thần là một vấn đề thuộc về thế giới tâm linh với nhiều yếu tố huyền bí và có khả năng dẫn dụ con người. Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần là một hướng đi nhằm bước đầu khám phá những góc khuất trong thế giới tâm linh. Thờ thầnNghệ An, cũng như tục thờ thần của người Việt trên cả nước đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong cả các công trình nghiên cứu chuyên sâu và các tư liệu lịch sử, địa chí. Từ thời kì phong kiến, các tài liệu thông sử như “Đại Việt sử kí toàn thư” (Ngô Sĩ Liên), “Lịch triều hiến chương loại chí” (Phan Huy Chú), “Việt sử thông giám cương mục” (Quốc sử quán triều Nguyễn)… đã có ít nhiều đề cập đến văn hoá tín ngưỡngtín ngưỡng thờ thần của dân vùng đất Nghệ An dưới góc độ lịch sử. Các sách địa phương chí như “Nghệ An kí” (Bùi Dương Lịch), “Hoan Châu kí” (Nguyễn Cảnh Thị) hay “An Tĩnh cổ lục” (H.Le Breton) là những bộ sách được biên soạn khá công phu, viết về địa lý, lịch sử xứ Nghệ. Các tác phẩm này đã ghi chép một cách phong phú, chính xác những hiểu biết về vùng đất Nghệ Tĩnh, đồng thời bước đầu phác hoạ một số nét về đặc trưng khí chất, đời sống văn hoá của con người cũng như cung cấp thêm những hiểu biết về các địa danh, các danh lam, thắng tích trên mảnh đất xứ Nghệ, trong đó có hệ thống đền thờ và rất nhiều địa danh thuộc dải đất ven biển Nghệ An. Trên cơ sở những hiểu biết này, chúng tôi có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, lí giải được thêm nhiều vấn đề xung quanh tín ngưỡng thờ thần của dân ven biển Nghệ An.

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:33

Hình ảnh liên quan

Bảng thống kê các thiên thần,nhiên thần được thờ ở ven biển Nghệ An: - Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an

Bảng th.

ống kê các thiên thần,nhiên thần được thờ ở ven biển Nghệ An: Xem tại trang 49 của tài liệu.
106 ông sông nước, Hà Long Vương, Đức bá thủy quan - Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an

106.

ông sông nước, Hà Long Vương, Đức bá thủy quan Xem tại trang 54 của tài liệu.
Trên đây là bảng thống kê những các nhiên thần, thiên thần được thờ ở các đền, nghè, miếu ở các huyện ven biển Nghệ An - Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an

r.

ên đây là bảng thống kê những các nhiên thần, thiên thần được thờ ở các đền, nghè, miếu ở các huyện ven biển Nghệ An Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng thống kê các nhân thần được thờ ở vùng ven biển Nghệ An: - Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an

Bảng th.

ống kê các nhân thần được thờ ở vùng ven biển Nghệ An: Xem tại trang 58 của tài liệu.
144 Lê Khôi đền Mai Bảng Mai Bảng Nghi Thuỷ Cửa Lò - Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an

144.

Lê Khôi đền Mai Bảng Mai Bảng Nghi Thuỷ Cửa Lò Xem tại trang 64 của tài liệu.
189 Nghè Văn Bằng Phú đa Quỳnh Bảng Quỳnh Lưu - Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an

189.

Nghè Văn Bằng Phú đa Quỳnh Bảng Quỳnh Lưu Xem tại trang 66 của tài liệu.
215 TS Lê Duy Quỳnh và các vị khoa bảng trong làng Đền Hiền Từ Thiện Kỵ Quỳnh Thiện Quỳnh Lưu - Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an

215.

TS Lê Duy Quỳnh và các vị khoa bảng trong làng Đền Hiền Từ Thiện Kỵ Quỳnh Thiện Quỳnh Lưu Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng thống kê các đền, nghè, miếu có thờ Sát Hải đại vương: - Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an

Bảng th.

ống kê các đền, nghè, miếu có thờ Sát Hải đại vương: Xem tại trang 77 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan