Một số tục thờ thần tiêu biểu

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an (Trang 68 - 85)

6. Bố cục luận văn

2.2.2.Một số tục thờ thần tiêu biểu

2.2.2.1. Thờ Tứ Vị Thánh Nương

Tứ vị thánh nương là một dạng thánh mẫu được thờ phụng ở khắp vùng duyên hải nước ta, trong đó có vùng ven biển Nghệ An. Theo các tài liệu nghiên cứu dẫn từ Bách thần ký thì trong cả nước có đến 1057 đền thờ Tứ vị thánh nương. Tuy nhiên ở các địa phương khác nhau, các nhóm cư dân khác nhau thì có thể có sự khác nhau về tên gọi vị thần được thờ, lễ nghi thờ cúng… Người dân vùng Thuận Hóa truyền rằng Đại Càn thánh nương vương là Vương hậu vua Hùng thứ 13. Trong khi nhiều nơi vùng châu thổ Bắc Bộ lại đồng nhất Đại Càn tứ vị là Mẫu thoải thuộc Tam tòa thánh mẫu ở Phủ Dày, lại có vùng coi Tứ vị là Bộ tướng của Trưng Nữ vương. Còn ở Nam Bộ, Tứ vị thánh nương được biết đến với nhiều tên gọi như Đại Càn Quốc gia Nam Hải Thánh Mẫu thượng đẳng thần, Đại Càn môn hiển thánh, Tống Thái hậu tứ linh, Thượng đẳng Quốc mẫu Vương Bà tứ vị thánh nương.

Ở vùng ven biển Nghệ An và cả xứ Nghệ, tín ngưỡng thờ Tứ vị thánh nương được đồng nhất với thờ Tam tòa tứ Phủ, tức đạo Mẫu như ở Bắc bộ. Tứ Vị thánh nương còn được gọi bằng các tên khác như Quốc Gia Nam Hải Đại Càn Tứ vị thánh nương, Đại Càn Tứ vị thánh nương, Đức thánh Tứ vị…

Vùng Cửa Cờn, thuộc làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu được biết đến như là nơi phát tích của tục thờ Tứ vị thánh nương và Đền Cờn nay vẫn là di tích tiêu biểu thờ Tứ vị thánh nương. Dần dần tục thờ Tứ vị mới được phát triển rộng rãi ở nhiều nơi trong cả nước. Riêng vùng ven biển Nghệ An, từ địa đầu Quỳnh Lưu đến các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò đã có hơn 30 đền, đình thờ đức thánh Tứ vị. Trong đó vùng Quỳnh Lưu nhiều nhất, với 20 đền thờ, sau đó Diễn Châu có 7 đền thờ, Nghi Lộc có 4 đền và thị xã Cửa Lò 3 đền thờ.

TT Nơi thờ tự Làng Huyện

1 Đền Tiễn Song Tiền Song Diễn Thịnh Diễn Châu

2 Đền Xuân Lôi Xuân Lôi Diễn Thành Diễn Châu

3 Đền làng Đông Tác Diễn Phong Diễn Châu

4 Đền làng Hướng Dương Đông Diễn Phong Diễn Châu

5 Đền Chính Kim Âu Diễn Hải Diễn Châu

6 Đền Đệ Nhất Lý Nhân Diễn Ngọc Diễn Châu

7 Đền 2 Thanh Bích Diễn Bích Diễn Châu

8 Đền Hóp Trung Lập Quỳnh Lâm Quỳnh Lưu

9 Đền Chính Phú Nghĩa Hạ Tiến Thủy Quỳnh lưu

10 Đền Chính Quý Hòa An Hòa Quỳnh Lưu

11 Đền Quy Lĩnh Phú Lương Quỳnh Lương Quỳnh Lưu

12 Đền Phú Thanh Phú Minh Quỳnh Minh Quỳnh Lưu

13 Đền Tây Thượng Yên Quỳnh Yên Quỳnh Lưu

14 Đền Thơi Văn Thai Sơn Hải Quỳnh Lưu

15 Đền Đông Thanh Sơn Sơn Hải Quỳnh Lưu

16 Đền Đệ Nhị Văn Trường Quỳnh Thọ Quỳnh Lưu

17 Đền Lốt Thanh Đoài Quỳnh Long Quỳnh Lưu

18 Đền Thượng Ngọc Lâm Quỳnh Long Quỳnh Lưu

19 Đền Voi Nhân Sơn Quỳnh Hồng Quỳnh Lưu

20 Đền làng Dị Nậu Quỳnh Dị Quỳnh Lưu

21 Đền Bình An Thiện Kỵ Quỳnh Thiện Quỳnh Lưu

22 Đền Thượng Hữu Lập Quỳnh Lập Quỳnh Lưu

23 Đền Thượng Đông Hồi Quỳnh Lập Quỳnh Lưu

24 Đền Thượng Hải Lệ Quỳnh Lộc Quỳnh Lưu

25 Đền Cờn Phương Cần Quỳnh Phương Quỳnh Lưu

26 Đền Cửa Gan Phú Mỹ Quỳnh Hoa Quỳnh Lưu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27 Đền Hạ Lam Cầu Quỳnh Thạch Quỳnh Lưu

28 Đền Thạch Bàn Thạch Động Quỳnh Thạch Quỳnh Lưu

29 Đền Phúc Lợi Phúc Lợi Phúc Thọ Nghi Lộc

TT Nơi thờ tự Làng Huyện

31 Đền Thượng Trung Kiên Nghi Thiết Nghi Lộc

32 Đền xã Hiếu Hạp Long Trảo Nghi Khánh Nghi Lộc

33 Đình, Đền Văn Bằng Nghi Hải TX Cửa Lò

34 Đền Yên Lương Yên Lương Nghi Thủy TX Cửa Lò

Về đền Cờn và Tứ Vị thánh nương trong lịch sử đã có nhiều sách đề cập đến như Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Thượng kinh kí sự, An Tĩnh cổ lục… Xung quanh thần tích về Tứ Vị thánh nương, theo sử sách ghi chép lại và theo lời truyền tụng dân gian, ở mỗi vùng lại có một dạng kể và tên gọi khác nhau. Cơ bản các truyền thuyết lưu truyền đều kể rằng Tứ vị Thánh Nương có bốn người, trong số đó nhân vật chính là mẹ của vị vua cuối cùng của nhà Tống, ba người còn lại thường không thống nhất theo cách kể của từng vùng.

Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Việt điện u linh, Đại Nam nhất thống chí, Thượng kinh kí sự và sự tích đền Cờn (Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu), đền kẻ Trắp (Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu) thì thần tích Tứ vị thánh nương được kể như sau:

Năm Trần Hưng Long thứ 19 (1311), khi vua Trần Anh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, thuyền đi đến cửa Càn Hải (Cửa Cờn, xã Quỳnh Phương), dừng lại nghỉ ngơi. Đêm nhà vua mộng thấy nữ thần khóc và nói “Thiếp là cung phi nhà Triệu Tống, bị giặc bức bách, gặp sóng gió, chết đuối trôi dạt đền nơi này. Thượng đế phong cho làm thần Biển ở đây đã lâu, nay thấy bệ hạ đem quân đi, thiếp xin giúp đỡ lập công”. Sáng hôm sau nhớ lại, Trần Anh Tông liền cho với các bô lão trong vùng đến hỏi và biết rõ lai lịch vị thần đã gặp trong mộng.

Vào năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), ở Trung Hoa, quân Nguyên đánh úp quân Tống. Tướng Trương Gia Kiệt, trung thần của nhà Nam Tống đem

vua Đế Bính và gia quyến, quân lính, tuỳ tòng gồm hơn 800 người trốn ra biển. Thế cùng lực tận, lại bị quân giặc đuổi theo truy bức gấp rút, quan Tả thừa tướng Lục Tá Phù ôm Vua Đề Bính nhảy xuống biển tự tử. Đoàn thuyền chạy trốn của triều Tống sau đó gặp bão chìm đắm hết. Hoàng hậu của vua Tôn là Từ thi Thái hậu Dương Nguyệt Quả và 2 con Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Nương ôm lấy cột buồm một chiếc thuyền, trôi dạt vào bờ biển cạnh một ngôi chùa. Sư trụ trì ở chùa hết sức cứu vớt đem ba mẹ con vào chùa cho ăn uống tử tế. Được mấy tháng mấy mẹ con lại sức, trở nên béo tốt, vẻ mặt phu nhân coi tuyệt đẹp, Sư động lòng muốn tư thông, bị phu nhân cự tuyệt. Sư xấu hổ gieo mình xuống biển chết, mẹ con phu nhân thấy thế than rằng: “Chúng ta vì sư mà được sống, nay sư vì chúng ta mà phải chết, sao nỡ yên tâm”, rồi cả mẹ con cùng lao xuống biển chết cả. Xác ba mẹ con trôi dạt vào cửa Càn Hải, xã Quỳnh Phương, xác vị Sư nọ trôi vào Hòn ói (Núi Quí Lĩnh) xã Quỳnh Lương, mặt mũi hồng hào như người sống. Dân làng Hương Cần và Phú Lương thương xót lo liệu chôn cất, dựng thảo am để thờ cúng. Vì thờ cả 4 người nên bà con quanh vùng gọi là Tứ vị.

Sau khi rõ sự tích, Trần Anh Tông sai làm lễ kính tế, sau đó lên đường, kéo quân thẳng đến Chà bàn và thắng trận lớn. Năm sau trở về, vua sai quan Hữu ty lập đền thờ cho thêm rộng rãi, bốn mùa cúng tế và phong là “Quốc Gia Nam Hải Đại Càn thánh nương”.

Còn ở làng Phú Nghĩa, thần tích về Tứ vị thánh nương lại có điểm khác. Chuyện kể về một vị Hoàng hậu không sinh được con trai nối dõi, bị nhà vua đuổi khỏi hoàng cung, cùng hai công chúa và một đứa bé mới sinh, đưa đến một hòn đảo không người. Thuyền gặp gió lớn dạt vào cửa Càn rồi ở lại đó. Bốn mẹ con buồn tủi, hổ thẹn mà chết. Thượng đế thương tình cho làm Nam Hải đế thần, chủ về việc gió mưa ngoài biển. Nhân dân lập đền thờ và cũng gọi là Tứ vị đại vương.

Ở làng Cơ Xá (nay thuộc Ba Đình, Hà Nội) và Ái Châu (Thanh Hoá) cũng có dị bản về Tứ vị thánh nương.

Tuy có nhiều dị bản nhưng chung quy lại, Tứ vị thánh nương là một hình tượng thần nước được nhân dân ta nhân thần hoá. Đức thánh Tứ vị thường được thờ tại các làng ven biển, ven sông, hoặc trước đây cũng là làng ven biển, ven sông. Chỉ có một số ít làng đồng bằng, miền núi có thờ Tứ vị, mà theo lý giải của nhiều người thì ở những vùng này do sự linh thiêng của Đức thánh Tứ vị mà dân làng rước chân hương về thờ vọng để mong các ngài phù hộ, hoặc cũng có thể có người ở làng thờ Đức thánh Tứ vị chuyển cư lên đó, lập thành một cộng đồng làng, chuyển thành hoàng cũ của làng mình lên theo để thờ vọng.

Trong số hơn 30 địa điểm thờ tự Tứ vị thánh nương ở vùng ven biển Nghệ An, Đền Cờn ở làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương được xem là nơi tiêu biểu nhất, nơi phát tích của Đức thánh Tứ vị. Lễ hội đền Cờn cũng là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, phản ánh rõ nhất về tín ngưỡng dân gian miền biển.

Ở tòa Thượng điện của đền Cờn có khám thờ đặt tượng Thánh mẫu, tức bà Thái hậu Dương Nguyệt Quả, mẹ vua Đế Bính. Ngoài khám thờ có đặt 3 pho tượng nhỏ hơn ngang hàng nhau, trong đó có 2 tượng công chúa Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương, con gái thái hậu Dương Nguyệt Quả và tượng còn lại ở giữa là Quách Thị Hoàng hậu, vợ vua Đế Bính.

Trong ngọc phả của đền Cờn còn có nhiều câu đối về các vị thần được thờ ở đây:

Câu 1:

Trinh tiết thủ thân kim cổ giai ngôn từ mẫu đức Quốc gia cơ thất vãn hồi nan mịch cứu tinh nhân

Tiếng khen người mẹ hiền giữ thân trinh tiết xưa nay còn mãi Công ơn người cứu tinh đất nước lâm nguy không bao phai mờ

Câu 2:

Hạc Cấm lưu huy thánh Tống bách niên lễ nhạc Quy Sơn hiển hách thiên Nam vạn cổ anh linh

Dịch nghĩa:

Rừng Hạc Cấm trăm năm còn rực sáng lễ nhạc của nhà Tống Núi Quy Sơn nghìn thuở vẫn hiển hách khí anh linh của trời Nam.

Qua nhiều đời vua tôn vinh, ban phẩm trật, sắc phong, Đức thánh tứ vị ở đền Cờn đã trở thành Thượng thượng đẳng tối linh tôn thần. Và đền Cờn trở thành ngôi đền đẹp, linh thiêng bậc nhất vùng xứ Nghệ “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”.

Lễ hội đền Cờn hàng năm là nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong vùng, để tưởng nhớ Tứ vị thánh nương, đồng thời thể hiện phong tục của người dân vùng biển gắn với nghề đánh bắt cá, buôn thuyền mành. Tục chạy Ói trong lễ hội đền Cờn phản ánh niềm tin của người dân về sự linh thiêng của cây gỗ thần.

Về nguồn gốc, Tứ vị thánh nương ban đầu vốn là thần nước, lâu ngày được nhân hoá bằng thái hậu, hoàng hậu, công chúa nhà Nam Tống hay vợ con của một ông vua đời thượng cổ thì đó là sự phong kiến hoá quý tộc hóa, lịch sử hóa thần tích thờ thần Nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Hệ thống thần Nước vừa gắn liền với xã hội nông nghiệp- cầu mưa khi nắng hạn, cầu được mùa, cầu không gió bão, không lụt lội, cầu biển lặng gió im- vừa gắn với ước vọng được che chở, được bảo vệ của những người làm ăn trên sông nước- ngư dân- khi ra khơi, lúc vào lộng; của những người làm ruộng đang còn phụ thuộc vào thiên nhiên; của cả những người buôn bán bằng đường sông, đường biển” [65, 12].

Nhưng khi nhân thế hóa, dân gian lại không nhân thế hóa thành nam thần mà lại là nữ thần. Điều đó được lí giải bởi sự ảnh hưởng của công xã thị tộc thời mẫu hệ, hay của nền văn hóa sông nước, văn hóa biển.

Thờ Tứ vị thánh nương có thể xem như là một trong những tín ngưỡng thờ thần khá tiêu biểu của văn hóa dân gian vùng ven biển Nghệ An.

2.2.2.2. Thờ Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn

Nếu như ở trên, Tứ vị thánh nương là một nhiên thần được nhân thần hóa, thờ phụng ở các làng ven biển, ven sông thì cũng là thần sông nước nhưng Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn lại là một nhân vật có thật trong lịch sử nước ta, được nhắc đến cả trong các cuốn sử chính thống như Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

Về nguồn gốc, có nhiều dị bản về Sát hải đại vương Hoàng Tá Thốn, nhưng đầy đủ và có sức thuyết phục hơn cả là thần tích của làng Vạn Phần (nay là xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu).

Tên thật của thần là Hoàng Tá Thốn, mỹ hiệu là Tô Đại Liêu, sinh ở làng Vạn Phần, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Mẹ là người họ Trương ở thôn Lý Trai (xã Diễn Kỷ, Diễn Châu). Truyền thuyết nói rằng Trương phu nhân một buổi sáng ra sông gánh nước, bỗng thấy hai con trâu húc nhau, lao đến chỗ bà, bà dùng đòn đánh đuổi và tự nhiên hai con trâu biến mất. Nhưng một lông trâu đã dính vào chiếc đòn gánh và rơi xuống thùng nước, bà uống phải và từ đó mang thai. Ít lâu sau bà sinh ra một người con trai khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là Hoàng Tá Thốn.

Lớn lên, Hoàng Tá Thốn có sức khỏe khác thường, vật giỏi, trai trong vùng không ai địch nổi, đặc biệt có tài bơi lội. Khi nước nhà bị quân Nguyên Mông xâm lược, theo lời kêu gọi của triều đình, ông lên đường đi đánh giặc. Nhờ thông minh, lắm mưu cơ, lại có tài bơi lội, ông được tiến cử, sung vào đội thuỷ binh của nhà Trần, sau đó được làm chức “Nội thư gia”, giúp việc

binh thư. Ông đã cùng quân nhà Trần làm cho địch nhiều phen khốn đốn như lặn xuống sông đục ngầm thuyền địch, xông pha nhiều trận đánh thủy. Với chiến thuật đục thuyền, Hoàng Tá Thốn và quân dân nhà Trần đã làm cho quân địch thua to ở trận Bạch Đằng.

Nhờ đánh thắng quân Nguyên Mông mà ông được phong là “Sát Hải Chàng Lại đại tướng quân”- tướng thống lĩnh các đạo thủy binh, coi giữ 12 cửa biển, bảo vệ vùng duyên hải. Ông đã có công lớn trong việc diệt giặc biển, đánh quân Chiêm Thành quấy rối hải phận, huấn luyện nhiều binh sĩ thành những người thiện chiến nơi sông nước.

Trong một lần đi tuần thú đường biển ở Thanh Hóa, đến cửa Trào, huyện Hoằng Hóa, ông bị bệnh đột ngột và từ trần. Triều đình được tin, truyền cho chở linh cữu về an táng tại Vạn Phần, cho lập đền thờ và tặng ông “Sát Hải đại tướng quân, Thiên Bồng nguyên soái chi thần”. Đến đời Hậu Lê, ông được phong “Kim phong đoan trực hoằng nghị anh lược quang ý dực bảo trung hưng trác vì thượng thượng đẳng tôn thần, đệ nhất tối linh đại vương”.

Vua Trần Hiến Tông có thơ truy tặng:

Trời phò xã tắc để Ngài sinh Tuấn sĩ khôi ngô chói hiển vinh Tiên nước thuỷ cung chung tú khí Tướng thần nhân thế sáng hùng tinh Băng vời vạn dặm hùm ẩn núi

Lặn phá ngàn thuyền bể vợt kình Hà lộ năm nao sao báo rụng Trọn đem nghĩa tử báo triều đình

Vì làm tướng coi giữ 12 cửa biển và có công trong việc giữ yên mặt biển, nên các lạch cạnh cửa biển, ven biển và nhiều nơi khác đều có đền thờ ông. Từ ngoài Bắc vào đến miền Trung, có rất nhiều nơi thờ Hoàng Tá Thốn

như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nam Định, Ninh Bình… Làng Vạn Phần, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu theo thần tích là quê quán của Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn, là nơi thờ chính, ngoài ra còn có nhiều làng xã trong cả nước suy tôn Hoàng Tá Thốn là Thành Hoàng của làng và lập đền thờ phụng.

Riêng vùng ven biển Nghệ An, từ Quỳnh Lưu vào đến Nghi Lộc cũng đã có 17 đền, nghè, miếu thờ Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn (Diễn Châu có 4 nơi, Quỳnh Lưu 12 nơi, Nghi Lộc 1 nơi).

Bảng thống kê các đền, nghè, miếu có thờ Sát Hải đại vương:

TT Nơi thờ tự Làng Huyện

1 Đền Thanh Lý Thanh Lý Diễn Bình Diễn Châu

2 Đền xã Diễn Vạn Diễn Châu

3 Đền Đệ Nhất Lý Nhân Diễn Ngọc Diễn Châu

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an (Trang 68 - 85)