Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tâm linh khu vực ven biển Nghệ An

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an (Trang 98 - 123)

6. Bố cục luận văn

3.3. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tâm linh khu vực ven biển Nghệ An

Trong xã hội hiện đại, khi xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa cùng với quá trình giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, song song với quá trình đó là những tác động tiêu cực của sự phát triển kinh tế- xã hội làm cho nhiều nét văn hóa truyền thống ít nhiều bị mai một. Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề cần thiết. Trong nội dung bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, bảo tồn văn hóa phi vật thể, văn hóa tâm linh là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi có thời gian và sự cố gắng của cả tập thể, cộng đồng.

Tín ngưỡng thờ thần nói riêng và các giá trị văn hóa tâm linh nói chung ở vùng ven biển Nghệ An là một trong những nét đặc sắc làm nên diện mạo, bản sắc của vùng văn hóa ven biển xứ Nghệ. Nói đến văn hóa tâm linh ở vùng ven biển Nghệ An, người ta nhớ ngay đến phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ thần ở làng, biểu hiện một cách phong phú, sinh động qua những thần tích lưu truyền trong dân gian; qua một hệ thống các di tích đền, đình, miếu thờ tự; qua những lễ hội truyền thống đậm chất nhân văn.

Ở vùng ven biển Nghệ An cho đến nay vẫn lưu giữ được nhiều loại hình văn hóa hóa dân gian như truyện kể dân gian, ca dao, hò, vè, trong đó thể hiện rất rõ tâm tư, tình cảm của nhân dân lao động. Người dân lao động sáng tạo nên những loại hình văn hóa dân gian ấy như là cách để giãi bày, để thổ lộ tâm tư, tình cảm, đồng thời nó lại giúp chính những người lao động ấy giải tỏa căng thẳng, giúp họ tìm thấy niềm vui sau những ngày lao động mệt nhọc.

Những sinh hoạt văn hóa dân gian, các trò chơi, trò diễn dân gian là nơi để mọi người tụ họp, không gian để con người gặp gỡ, giao lưu, tất cả những người có mặt quên đi con người cá nhân để hướng về con người tập thể, hòa nhập vào tinh thần cộng đồng.

Nhưng cũng có những lúc con người cần sống với cá nhân, tìm những phút tĩnh tâm trong một không gian tĩnh lặng, yên bình hơn. Đó là lúc những

chốn linh thiêng của đình, chùa, đền, miếu được con người tìm đến. Chính từ nhu cầu đó mà ở vùng ven biển Nghệ An đã hình thành nên một hệ thống các di tích thờ thần. Riêng vùng ven biển Nghệ An có đến 280 di tích với 38 di tích quốc gia và 23 di tích cấp tỉnh. Trong đó có những di tích nổi tiếng về sự linh thiêng, về vẻ đẹp của quy mô, kiến trúc. Đền Cờn ở xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu từ lâu được xem là một ngôi đền đẹp nhất vùng xứ Nghệ: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền Cuông ở xã Diễn An, Diễn Châu cũng là ngôi đền lớn, linh thiêng thờ Thục Phán An Dương Vương, hàng năm được nhà nước phong kiến làm lễ quốc tế. Rất nhiều những địa chỉ di tích ở khu vực này là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn đi tìm dấu ấn của văn hóa tâm linh truyền thống.

Gắn liền với các di tích thờ tự còn có các lễ hội truyền thống tưởng nhớ, tôn vinh các vị thần được thờ phụng. Gắn với di tích đền Cờn là lễ hội đền Cờn để tưởng nhớ Tứ Vị thánh nương. Những tục chạy ói, hội đua thuyền là nét đặc sắc, hấp dẫn của lễ hội đền Cờn. Hay lễ hội đền Nguyễn Xí ở di tích đền Nguyễn Xí, lễ hội đền Vạn Lộc, lễ hội đền Cuông… tất cả đã góp phần làm phong phú thêm cho diện mạo của đời sống văn hóa tâm linh của cư dân ven biển Nghệ An.

Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển của xã hội, giữ gìn được diện mạo ấy và phát huy giá trị tích cực của nó là một vấn đề không đơn giản. Để bảo tồn, khai thác và phát huy được những giá trị văn hóa tâm linh tốt đẹp ấy đòi hỏi phải có nhiều biện pháp, có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.

Để bảo tồn những giá trị văn hóa tâm linh ở vùng ven biển Nghệ An, trước hết cần phải nâng cao nhận thức cho nhân dân về việc bảo tồn, lưu giữ những giá trị tốt đẹp của văn hóa tâm linh, giữ gìn bản sắc văn hóa làng. Muốn bảo lưu được văn hóa truyền thống, không thể không có vai trò của chính những chủ nhân của các giá trị văn hóa ấy. Các cấp, các ngành, địa phương phải thường xuyên tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân

về các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về viêc giữ gìn bản sắc văn hóa làng. Mỗi người dân phải hiểu sâu sắc được vai trò của bản sắc văn hóa, sự trong sáng, lành mạnh của đời sống văn hóa tâm linh đối với cuộc sống hiện nay để chính họ có sự lựa chọn, cái gì có giá trị thì phải được gìn giữ, cái gì là rào cản thì cần được dẹp bỏ.

Trong thực tế ở nhiều nơi, không chỉ riêng các làng xã vùng ven biển Nghệ An, đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều những biểu hiện tiêu cực trong đời sống văn hóa tâm linh. Các hiện tượng mê tín dị đoan, tin theo, sùng bái thần thánh một cách mù quáng đang xuất hiện ở nhiều nơi. Những hiện tượng lên đồng, bói toán đang trở nên phổ biến, nghe tin ở đâu xuất hiện “thầy” được thánh “giáng” thì ở đó thu hút nhiều người đến xem thực hư. Rồi những đền, chùa tấp nập người lễ bái, cầu khấn, coi việc thờ cúng, lễ lạt với thần thánh như là sự đổi chác, dâng lên một mâm cao cỗ đầy để cầu mong những ham muốn thực dụng trở thành hiện thực… Nâng cao nhận thức cho nhân dân là để góp phần đẩy lúi những hiện tượng chưa đẹp, chưa văn hóa trong đời sống sinh hoạt tâm linh của xã hội. Và mỗi người dân cần hiểu rằng giữ gìn văn hóa truyền thống không có nghĩa là ôm khư khư lấy những giá trị truyền thống ấy, không cho nó thay đổi mà phải luôn “gạn đục khơi trong”, bổ sung cho nó giàu có hơn, mới mẻ hơn và có sức sống mạnh mẽ hơn.

Cùng với việc nâng cao nhận thức của nhân dân, các cấp có thẩm quyền cần tăng cường hơn nữa trong việc xây dựng một môi trường văn hóa làng lành mạnh, tích cực. Để nâng cao nhận thức, trình độ, cần tăng cường giáo dục truyền thống cho mọi thế hệ. Các thiết chế văn hóa ở làng, xã cần được xây dựng một cách đồng bộ, đảm bảo cho những sinh hoạt văn hóa ngày càng phong phú, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cần được tuyên truyền sâu rộng, phát huy mạnh mẽ hơn nữa sức ảnh hưởng trong quần chúng.

Để văn hóa tâm linh tồn tại, một điều nhất thiết phải quan tâm, đó là việc lưu giữ, bảo tồn phương tiện chuyển tải của nó- di tích và lễ hội.

Di tích và lễ hội là nơi để văn hóa tâm linh tín ngưỡng biểu hiện, nơi để chuyển tải những tâm tư, quan niệm, nhận thức của một tập thể đối với một hay nhiều đối tượng tự nhiên, con người. Bảo tồn văn hóa tâm linh, trước hết là bảo tồn những cơ sở này.

Đối với các di tích, bên cạnh việc thực hiện Quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, các cấp, các ngành còn có trách nhiệm giúp đỡ địa phương thực hiện kiểm kê, phân cấp quản lý các di tích có trên địa bàn, tiến hành lập hồ sơ xếp hạng đối với những di tích đủ điều kiện và lập các dự án để tu bổ, tôn tạo đối với những di tích có nguy cơ xuống cấp. Bảo tồn di tích là lưu giữ lại phương tiện chuyển tải của tín ngưỡng, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân làng xã.

Cùng gắn với di tích, lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang tính cộng đồng. Muốn bảo tồn giá trị văn hóa tâm linh vùng ven biển Nghệ An thì đồng thời cùng phải bảo tồn, khôi phục lễ hội. Trải qua thời gian, vì nhiều lí do khác nhau mà một số lễ hội ở vùng ven biển Nghệ An đã không còn được tổ chức. Cụ thể như lễ hội đền Cờn, từ trước là một lễ hội lớn của cả vùng nhưng từ sau năm 1945 đã không được tổ chức, chỉ đến năm 1998 mới được nhà nước khôi phục lại. Các cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá phải có sự quan tâm, có chủ trương cùng với địa phương để khôi phục các lễ hội truyền thống và xây dựng lễ hội mới, làm đa dạng hơn sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân.

Song song với bảo tồn là vấn đề khai thác, phát huy các giá trị văn hóa tâm linh để vừa góp phần gìn giữ truyền thống văn hoá dân tộc vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Khai thác và phát huy các giá trị văn hoá tâm linh hiệu quả nhất là hướng đến du lịch. Văn hoá tâm linh là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn.

Trong khi vùng ven biển Nghệ An, cũng như cả vùng miền Trung nói chung, sự phát triển kinh tế còn chậm do nhiều điều kiện không thuận lợi, nhưng ở đây lại có lợi thế về tài nguyên văn hoá vật thể, phi vật thể thì việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn là một hướng đi hợp lý.

Với tài nguyên là hàng trăm di tích lịch sử, trong đó có những di tích đẹp và linh thiêng như đền Cờn, đền Cuông; những lễ hội hàng năm thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch như lễ hội đền Cờn, lễ hội đền Cuông, lễ hội đền Nguyễn Xí, đền Vạn Lộc, lễ hội sông nước Cửa Lò… Bên cạnh đó là tài nguyên du lịch biển với những bãi biển đẹp của Cửa Lò, Nghi Thiết, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương- nơi du khách có thể đến nghỉ ngơi, tận hưởng không khí biển trong lành, mát mẻ.

Để du lịch văn hoá phát triển, khai thác hết các tiềm năng vốn có của vùng ven biển Nghệ An, phải tiến hành các giải pháp một cách đồng bộ. Trước hết là vấn đề tập trung bảo tồn, tôn tạo các di tích- danh thắng, khôi phục các lễ hội cổ truyền, các sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống. Đồng thời, trong công tác quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, cần chú ý đến các điểm di tích tiêu biểu, các lễ hội điển hình, kết hợp với các bãi tắm đẹp để xây dựng các tuyến, tour du lịch sinh thái- nhân văn có sức hấp dẫn du khách. Các cơ quan văn hoá và du lịch cũng như di tích cần có sự phối hợp và quan hệ mật thiết với nhau để khai thác một cách tích cực, hiệu quả các di tích, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, quảng bá hình ảnh, những đặc sắc của giá trị văn hoá ở những điểm đến du lịch.

Tiểu kết:

Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần vùng ven biển Nghệ An, chúng ta bước đầu rút ra được một số đặc điểm của đời sống văn hoá tâm linh của cư dân nơi đây. Bên cạnh những đặc điểm chung của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tín ngưỡng thờ thần ven biển Nghệ An còn có một số nét riêng, là sự

thể hiện cái cốt lõi trong tư tưởng, tâm linh của cư dân vùng biển, đó là sự hướng thiện, tôn thờ thần thánh với tâm niệm, cầu mong về những điều an lành, tốt đẹp trong cuộc sống. Cũng từ đây, chúng ta đánh giá được vai trò của tín ngưỡng thờ thần trong đời sống văn hoá tâm linh, sinh hoạt xã hội của cư dân ven biển Nghệ An. Trên cơ sở đánh giá đúng ảnh hưởng, xác định được tiềm năng để chúng ta có phương án bảo tồn và khai thác, phát huy hiệu quả giá trị của nét đẹp văn hoá tâm linh vùng ven biển Nghệ An.

KẾT LUẬN

Văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá phong phú, đa sắc, được hội tụ bởi sắc màu của văn hoá nhiều vùng miền. Đi dọc dải đất ven biển Việt Nam từ Bắc đến Nam, dừng chân ở vùng văn hoá ven biển Nghệ An, tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần để chúng ta thấy được nét riêng trong cái chung của đời sống văn hoá tâm linh cư dân vùng biển.

1. Vùng ven biển Nghệ An là một vùng văn hoá nông nghiệp có sự đan xen của yếu tố biển. Tục thờ thần là một nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hoá tâm linh của cư dân. Qua quá trình đấu tranh để sinh tồn, thích ứng với tự nhiên để tạo lập cuộc sống, những thành tựu văn hoá được tạo dựng và ngày một trở nên dày dặn, phong phú hơn. Kế thừa những thành quả của trường kì lịch sử, đến hôm nay, vùng ven biển Nghệ An còn tồn tại một hệ thống các di sản vật thể, các di tích nhiều về số lượng, phong phú về loại hình cùng với những lễ hội nhiều màu sắc của cư dân vùng biển. Tất cả đã phản ánh một đời sống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng phong phú của người dân lao động. Tuy không có sự sùng bái thái quá đối với thần linh, nhưng hầu như ở tất cả các làng xã của vùng ven biển Nghệ An đều có mặt tín ngưỡng thờ thần. Các đối tượng được thờ ở đây là những vị thần của tự nhiên, liên quan đến nghề nghiệp hoặc những người có công, các anh hùng dân tộc… Qua thống kê, tìm hiểu các di tích, các nơi thờ tự ở dọc các huyện từ Quỳnh Lưu đến Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò thì vùng ven biển Nghệ An có 138 điểm thờ thiên thần, nhiên thần và 221 điểm thờ nhân thần với những vị thần tiêu biểu của cư dân ven biển như Tứ Vị thánh nương, Sát hải đại vương, cá Voi…

2. Qua hệ thống về các vị thần được thờ và trên cơ sở tìm hiểu về một số tục thờ thần tiêu biểu, chúng ta thấy được vai trò, sức ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ thần đối với đời sống văn hoá tâm linh, đồng thời bước đầu rút

ra được một số đặc điểm trong tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển Nghệ An.

Khác với tín ngưỡng thờ thần ở các khu vực khác, đa số các vị thần vùng ven biển Nghệ An là phúc thần. Trong tâm niệm của dân gian, họ là những vị thần mang tính thiện, luôn phù hộ, giúp đỡ cho con người trong những hoàn cảnh khó khăn, bế tắc. Vì thế, tất cả các làng xã đều tôn thờ, đề cao phúc thần, thờ phụng một cách chu đáo để mong dân làng nhận được những điều tốt đẹp. Trong đời sống tư tưởng của con người luôn có sự đan xen, trộn lẫn, vì thế mà trong đời sống của tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển Nghệ An cũng tất yếu diễn ra quá trình song song, đó là nhân thần được nhiên thần hoá và nhiên thần được nhân thần hoá. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của xã hội, tín ngưỡng thờ thần ở vùng ven biển Nghệ An cũng không nằm ngoài xu thế giao lưu, tiếp biến. Vùng văn hoá ven biển Nghệ An là nơi giao thoa, dung hoà của tín ngưỡng thờ thần hai miền Nam, Bắc.

3. Tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, ra đời cùng với sự phát triển của đời sống, tư duy. Là sản phẩm của xã hội nhưng quay trở lại, tín ngưỡng lại là liều thuốc, là điểm tựa tinh thần cho con người trong những lúc bế tắc, bất lực. Niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên thuộc về thế giới thần linh có khả năng chi phối đến cuộc sống đã góp phần giúp con người hướng thiện, giúp họ hướng đến những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp hơn. Để nuôi dưỡng cho những nguồn mạch văn hoá tinh thần ấy luôn trong sáng, nhân văn, đồng thời khai thác những giá trị tốt đẹp của nó như một tiềm năng

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven biển nghệ an (Trang 98 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w