- Ngoài ra, trong các văn kiện Đại hội Đại biểu của Đảng Cộng sảnViệt Nam tại các Đại hội VII, VIII, IX, X đã tổng kết những thành tựu vànhững yếu kém tồn tại của việc thực hiện nhiệm vụ
Trang 1Trờng đại học vinh Khoa lịch sử
-*** -Trần thị hậu
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở Hà Nam (1997-2010)
Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam
Vinh - 2011
Trang 2Trờng đại học vinh Khoa lịch sử
-*** -Trần thị hậu
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện công trình nghiên cứu này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Đặng Như Thường - người hướng dẫn khoa học trực tiếp đã tận tình chỉ dẫn Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trường đại học Vinh đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.F
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy Hà Nam, UBND tỉnh Hà Nam, Sở NN & PTNN Hà Nam, Thư viện trường Đại học Vinh đã giúp đỡ tôi rất nhiều về công tác tư liệu.
Đây là một công trình nghiên cứu đầu tay, điều kiện tư liệu và khả năng của tôi còn hạn chế, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô
và các bạn đọc để công trình của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2011
Tác giả
Trang 5MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 0
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 5
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu’ 5
5 Đóng góp của đề tài 6
6 Bố cục của đề tài 7
B NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HÀ NAM 8
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nam 8
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 8
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 10
1.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn của quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nam 14
1.2.1 Tính tất yếu của CNH - HĐH 14
1.2.2 Quan điểm của Đảng về CNH - HĐH 16
1.2.3 Các chính sách của Đảng về CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn 20
1.3 Thực trạng nông nghiệp, nông thôn Hà Nam trước 1997 23
CHƯƠNG 2: HÀ NAM TRONG QUÁ TRÌNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ 1997 ĐẾN 2010 29
2.1 Hà Nam bước đầu thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn 29
(1997-2000) 29
Trang 62.1.1 Hà Nam tái lập tỉnh và những nhiệm vụ đặt ra 29
2.1.2 Những thành tựu đạt được 35
2.1.3 Một số tồn tại 43
2.2 Hà Nam tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn 2000 - 2010 45
2.2.1 Chủ trương đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thế kỷ XXI của tỉnh Hà Nam 45
2.2.2 Những thành tựu đạt được trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Hà Nam 49
2.2.3 Một số tồn tại 60
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CNH – HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HÀ NAM 63
3.1 Những tác động của quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn 63
3.1.1 Tác động đến cơ cấu lao động, việc làm 63
3.1.2 Tác động đến văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế 65
3.1.3 Tác động đến an ninh - quốc phòng 67
3.2 Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nam trong những năm tiếp theo 68
3.2.1 Một số bài học kinh nghiệm 68
3.2.2 Những giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hà Nam trong những năm tiếp theo 72
C KẾT LUẬN 79
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 7A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới của Việt Nam do Đảng khởi xướng từ năm 1986đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn làm thay đổi mọi mặt của xã hội,nhiệm vụ đặt ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ cơ bản hoàn thànhcho phép Việt Nam chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước,từng bước hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam đi lên xây dựng CNXH từ một nước nông nghiệp Vì vậy,vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn luôn có vị trí và vai trò quantrọng Từ khi thành lập đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng địnhtầm quan trọng của vấn đề này Đặc biệt, trong những năm qua Đảng luôn coinông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá Nông nghiệp và nông thôn
là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảngtrong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH bởi thắng lợi trên mặt trận nông nghiệpgóp phần quan trọng và việc ổn định tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam
Hiện nay, trong hoàn cảnh tổng sản phẩm quốc dân vẫn chủ yếu từnông nghiệp, lao động nông nghiệp vẫn chiếm hơn 70% lao động xã hội, dân
số nông thôn vẫn chiếm hơn 80% dân số cả nước thì CNH - HĐH đất nướccũng chính là CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn Đồng thời, Việt Namcũng phải tiến hành CNH - HĐH bởi đó là xu thế chung của toàn cầu
Ngày nay trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - côngnghệ, kinh tế các nước phát triển với tốc độ nhanh chóng như vũ bão, nhânloại đang bước vào nền văn minh hậu công nghiệp Các nước đang phát triểnnhư Trung Quốc, Ấn Độ, Cuba cũng đã và đang tiến hành CNH - HĐH và đạtđược nhiều thành tựu to lớn Đặc biệt, Trung Quốc đã trở thành nước có tốc
độ phát triển đứng hàng đầu Châu Á Trước thách thức lịch sử mới, câu hỏi
Trang 8lớn đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta là làm thế nào để theo kịp và hội nhậpvào nền kinh tế thế giới Qua nghiên cứu lí luận, tổng kết kinh nghiệm thựctiễn ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nga, Nhật Bản, Ôxtralia, HàLan, Thụy Sỹ Việt Nam đã tham khảo và vận dụng con đường phát triển lấynông nghiệp làm trọng tâm Vì vậy, trong quá trình CNH - HĐH Đảng ta đặcbiệt quan tâm đến CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và xem đó là một quátrình lâu dài được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng từ Đại hội VIđến đại hội X Như vậy, nghiên cứu vấn đề nông nghiệp nông thôn rất có ýnghĩa trong việc hiểu đúng đắn và giải quyết tốt hơn vấn đề nông nghiệp vànông thôn ở Việt Nam.
Hà Nam là một tỉnh có vị trí quan trọng của vùng kinh tế trọng điểmphía Bắc, địa hình đa dạng, giao thông thuận lợi, Hà Nam có nhiều điều kiệnthuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tiến hành CNH - HĐH Từ lâu HàNam đã được nhiều người biết đến không phải chỉ vì đây là vùng đất sinh ranhững anh hùng hào kiệt, những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng mà còn vì đây làvùng đất khá đặc biệt mang những nét đặc sắc của làng quê Việt Nam vùngđồng bằng Bắc bộ Không chịu khuất phục trước những khó khăn thiên taigây ra từ bao đời nay người dân nơi đây đã biết đoàn kết nhau lại để cùngnhau chống lũ lụt, tiến hành sản xuất gây dựng cuộc sống duy trì và phát triểnvùng đất này
Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, trong quá trình đẩy mạnh HĐH hiện nay Đảng bộ chính quyền và nhân dân Hà Nam đã không ngừngvượt mọi khó khăn phấn đấu vươn lên xây dựng Hà Nam phát triển ngày mộtvững mạnh Trên tinh thần quán triệt đường lối của TW Đảng, Đảng bộ tỉnh
CNH-Hà Nam đã dựa vào điều kiện thực tế của tỉnh để đưa ra những chủ trươnggiải pháp đúng đắn, kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện CNH- HĐH tỉnhnhà Nhờ vậy, bộ mặt của Hà Nam có những chuyển biến sâu sắc đặc biệt
Trang 9trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn Vùng đất xưa kia quanh năm “chiêmkhê, mùa thối” đang “thay da đổi thịt”, bộ mặt nông thôn và đời sống củangười nông dân đang được cải thiện từng ngày Vì vậy, việc đánh giá đúngthực trạng và sự biến đổi của nông thôn, nông nghiệp của Hà Nam hiện nay làmột đề tài được quan tâm và có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho sự nghiệp đẩymạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010 theo tinh thầnNghị quyết lần thứ 5 Ban Chấp hành TW Đảng khóa IX Việc nghiên cứu vềnông nghiệp, nông thôn thời kỳ CNH - HĐH cả nước nói chung đã có nhữngcông trình đề cập đến, nhưng nghiên cứu về tình hình nông nghiệp, nông thôncủa Hà Nam thì chưa có một công trình nào đề cập một cách cụ thể, có hệthống.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quá
trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nam (1997-2010)” làm
khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bàn về công cuộc CNH - HĐH cả nước nói chung, Hà Nam nói riêng làvấn đề đang còn mới mẻ mang tính thời sự và đã có một số công trình nghiêncứu đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề này:
* Trong phạm vi cả nước:
- Năm 2000, Giáo sư Lê Đình Thắng trong cuốn “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn- những vấn đề lý luận và thực tiễn” tác giả đã nêu lên
những cơ sở lý luận của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xu hướng vànhững nhân tố ảnh hưởng chuyển dịch của nông nghiệp nông thôn Việt Nam
từ năm 1991 đến 1997
- Trong cuốn “Một số vấn đề về CNH- HĐH trong phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001- 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát
Trang 10triển nông thôn cũng nêu một cách khái quát những vấn đề cơ bản trong quátrình đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
- Năm 1997, Giáo sư Nguyễn Điền hoàn thành công trình “CNH- HĐH
nông nghiệp nông thôn các nước châu Á và Việt Nam” Trong cuốn sách, tác
giả đề cập đến việc phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH - HĐHcũng như xu thế của nông thôn Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI
- Trong công trình “Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI” của
Giáo sư Nguyễn Điền, xuất bản năm 1998 cũng giành một phần lớn về thuậnlợi và khó khăn cũng như những thành tựu đạt được bước đầu của nôngnghiệp nước ta trong giai đoạn mới
- Ngoài ra, trong các văn kiện Đại hội Đại biểu của Đảng Cộng sảnViệt Nam tại các Đại hội VII, VIII, IX, X đã tổng kết những thành tựu vànhững yếu kém tồn tại của việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu và các Nghịquyết của Đại hội đề ra về việc đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp,nông thôn
* Ở phạm vi địa phương, một số tài liệu đề cập đến quá trình
CNH - HĐH:
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam (tập 2)(1997-2005) do Tỉnh ủy,UBND tỉnh Hà Nam biên soạn, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2010 Nộidung cuốn sách này ít nhiều đề cập đến tình hình kinh tế nông nghiệp, nôngthôn của tỉnh Hà Nam trong thời kỳ CNH - HĐH
- Các báo cáo của BCH tỉnh Hà Nam, các báo cáo của HĐND tỉnh, của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam đã tổng kết đánh giá sơlược những thành tựu và hạn chế của quá trình thực hiện CNH - HĐH nôngnghiệp, nông thôn Nhưng nhìn chung các báo cáo này còn nặng nề về thànhtích và mang nặng tính nhiệm kỳ, chưa phản ánh được đầy đủ quá trìnhCNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Hà Nam Chưa nêu được một
Trang 11cách tổng quát những thành tựu, hạn chế, những giải pháp và những bài họcrút ra trong quá trình thực hiện Vì vậy, để có một công trình hoàn chỉnhnghiên cứu về tỉnh Hà Nam trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nôngthôn từ 1997- 2010 đáp ứng được yêu cầu trên sẽ cần phải đầu tư nhiều thờigian, công sức và trí tuệ.
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Nghiên cứu một cách có hệ thống về quá trình CNH - HĐH nôngnghiệp, nông thôn ở Hà Nam từ 1997- 2010 Đề tài tập trung tổng kết, đánhgiá những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đạt được cũng nhưnhững hạn chế khi tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn qua đó thấyđược tác động của nó tới mọi mặt của đời sống xã hội Đồng thời, rút ra đượcnhững bài học kinh nghiệm để kinh tế nông nghiệp và bộ mặt nông thôn HàNam tiếp tục phát triển trong những thập kỷ tiếp theo
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu’
4.1 Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khai thác các nguồn tài liệusau:
- Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VII đến Đại hội X
- Các tài liệu viết về lịch sử, con người Hà Nam, các báo cáo của Tỉnh
ủy, UBND Tỉnh, của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế,UBND Gia đình và trẻ em tỉnh từ 1997- 2010
Trang 12Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng những tài liệu thành văn là những cuốnsách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn viết về quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và qua quan sát thực tế sự thay đổi của tỉnh HàNam trong những năm qua.
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Để có thể hoàn thành được đề tài nghiên cứu này về phương phápchúng tôi đã luôn chú trọng:
- Nắm vững các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế , quántriệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôntrong thời kỳ CNH - HĐH
- Tuân thủ phương pháp lịch sử và phương pháp logíc, ngoài ra còn sửdụng kết hợp nhiều phương pháp liên ngành như so sánh, đối chiếu
5 Đóng góp của đề tài.
Tìm hiểu đề tài này tác giả nhằm:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của quátrình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế -xã hộiảnh hưởng đến quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh HàNam
- Tổng kết những thành tựu mà nhân dân Hà Nam đạt được trong 13năm tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.Từ đó rút ra một số bàihọc kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp cơ bản trong quá trình thực hiện.Đồng thời, làm rõ sự tác động của CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn đếntất cả mọi mặt của đời sống xã hội Qua đó góp phần khẳng định chủ trươngCNH - HĐH của Đảng là đúng đắn
- Khóa luận với một tập hợp tư liệu phong phú và đa dạng sẽ góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho Đảng bộ Hà Nam trong phát triển kinh tế nông
Trang 13nghiệp, xây dựng nông thôn mới và sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý cho những ai quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Trang 14B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH
CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HÀ NAM
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến quá trình HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nam
CNH-1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Hà Nam thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, trên tọa độ 200 vĩ độ Bắc vàgiữa 105-1110 kinh độ đông Nằm ở phía Tây Nam đồng bằng châu thổ sôngHồng trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc bộ, cách Thủ đô Hà Nội 58 km vềcửa ngõ phía Nam của thủ đô Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tây (cũ), phía Đông giáptỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định và Ninh Bình,phía Tây giáp Hòa Bình
Với vị trí địa lý vừa gần kề với các tỉnh, thành phố ở vùng đồng bằngchâu thổ sông Hồng vừa kết nối với các tỉnh miền núi Tây Bắc của đất nướcđồng thời là địa bàn chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế - lãnh thổ, Hà Nam cóđiều kiện phát triển kinh tế - xã hội mở rộng giao lưu với các tỉnh, thành phốtrong vùng và cả nước Đặc biệt, sự phát triển giao thông - vận tải và sự mởrộng của thị trường đã hình thành không gian kinh tế mở với những lợi thế vềgiao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật tạo cho Hà Nam có những lợithế về thị trường để khai thác có hiệu quả nguồn lực bên trong và tranh thủcác nguồn lực bên ngoài trong công cuộc CNH - HĐH
Trên địa bàn tỉnh hiện nay ngoài các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 21A,21B và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua còn có các tuyến đường thủytrên sông Hồng, sông Đáy, sông Châu thuận lợi cho giao thông nội địa vàgiao lưu hàng hóa với các tỉnh, thành phố trong vùng Mạng lưới giao thông
Trang 15nội tỉnh và giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp, mở rộng hơn 4000
km Với vị chiến lược như trên Hà Nam có nhiều thuận lợi để phát triển, tiếnhành CNH- HĐH
1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Với diện tích hơn 851,7 km2, đất đai và địa hình Hà Nam tương đối đadạng Phía Tây của Hà Nam là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đávôi, núi đất và đồi rừng, xuôi về phía Đông là vùng đồng bằng được bồi tụ bởisông Hồng, sông Đáy, sông Châu Với 2 loại địa hình đồng bằng và đồi núi,đất đai có độ phì nhiêu trung bình, Hà Nam có nhiều lợi thế trong canh tác cácloại cây trồng thuộc các nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây côngnghiệp, cây ăn quả, mở rộng diện tích đồng cỏ chăn nuôi, cây rừng đa tácdụng với hệ thống canh tác có tưới hoặc không tưới
Song do quá trình kiến tạo địa chất và biến đổi địa hình của đồng bằngsông Hồng nên Hà Nam có nhiều vùng đất trũng thường xuyên bị ngập úng và
bị chua phèn không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp Nhưng hiện nay,dưới sự lãnh đạo của Đảng nên đồng đất Hà Nam không ngừng được cải tạo.Việc cải tạo đất đai đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã đưa năng suất câytrồng đặc biệt là cây lúa tăng nhiều lần Với tài nguyên đất như vậy là điềukiện thuận lợi để tỉnh phát triển ngành nông nghiệp đa canh theo hướng sảnxuất hàng hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước đặc biệt là CNH
- HĐH nông nghiệp, nông thôn
Về khí hậu, thủy văn: Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy vănmang nét đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với hai mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40C, trong đó 8 đến 9 tháng cónhiệt độ trung bình trên 200C và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C,không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 160C Lượng mưa trung bình
Trang 16hàng năm là 1900mm, phân bổ không đều, khoảng 70% tập trung vào cáctháng từ tháng 5 đến tháng 9 Độ ẩm trung bình năm là 85%, tháng có độ ẩmtrung bình cao nhất là 90,5% (tháng 3), thấp nhất là tháng 7 có độ ẩm 81%.
Hà Nam có nhiều hệ thống sông lớn chảy qua như sông Hồng, sôngNhuệ, sông Châu cùng một số hồ đập đảm bảo cung cấp nước cho hoạt độngsản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của khí hậu, thủy văn ở Hà Nam là mùakhô thiếu nước và mùa mưa thường bị bão gây ngập úng đã gây không ít khókhăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân
Với đặc điểm khí hậu, thủy văn trên, Hà Nam có điều kiện thuận lợi đểphát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng với nhiều loại động thực vật nhiệtđới và ôn đới
Tóm lại, Hà Nam nằm ở khu vực trung tâm của đồng bằng Bắc bộ, có
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Nhất
là trong thời kỳ CNH - HĐH thì đó là một lợi thế vô cùng to lớn cho Đảng bộ
và nhân dân Hà Nam thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH địa phương
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
* Về dân số và nguồn nhân lực
Theo cục thống kê Hà Nam, đến năm 2002 dân số của Hà Nam là813.978 người với mật độ là 956 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là1,05%/năm, trong đó có 473.828 người, chiếm 58,2% dân số trong độ tuổi laođộng So với các tỉnh, thành phố ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, HàNam có dân số không đông, lực lượng lao động không lớn song điểm nổi trộicủa cư dân lao động Hà Nam là truyền thống lao động cần cù có trình độ vănhóa khá cao, có khả năng tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật,công nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống
Trang 17Hà Nam là tỉnh có bề dày lịch sử lâu đời Ngay từ thời Hùng Vương,
Hà Nam thuộc vùng đất của bộ Giao Chỉ (Bắc bộ ngày nay), cư dân theo triềnsông Hồng, sông Đáy tìm về những dải đất cao tiến hành khai hoang, lập ấp
Nhân dân Hà Nam từ lâu đời phần lớn vẫn là dân nông nghiệp vớiphẩm chất cần cù, chịu khó Trải qua nhiều thế hệ nhân dân Hà Nam đã giữgìn, bồi đắp, sáng tạo nên kho tàng văn hóa vật chất và tinh thần vô cùngphong phú, đa dạng để xây dựng quê hương vốn là cư dân nông nghiệp củavùng gần đô thị ven lộ nên người dân Hà Nam sớm có sự năng động, nhạybén với cái mới Đây cũng chính là một nguồn lực to lớn, vững chắc cho sựphát triển của Hà Nam nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH hiện nay
Để có được diện mạo khởi sắc như ngày hôm nay, Hà Nam đã phải trảiqua biết bao thời kỳ lịch sử gian lao mà anh dũng Những thế hệ người dân
Hà Nam luôn phát huy phẩm chất tốt đẹp và sức sống bền bỉ, kiên cường đấutranh chống kẻ thù xâm lăng và chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt Trải quanhững năm tháng lịch sử với những chiến công đất và người Hà Nam cũng đãgóp phần hòa vào sức mạnh “trăm trận trăm thắng” của dân tộc
Hà Nam còn là vùng đất thuộc trấn Sơn Nam - một trong “tứ trấn” củakinh thành Thăng Long xưa Từ lâu, Hà Nam đã nổi tiếng về truyền thốnghiếu học, khoa bảng với những tên tuổi làm rạng danh nền văn hiến đất Việtnhư: Trương Hán Siêu, Trần Thuấn Du, Tam nguyên Yên Đổ NguyễnKhuyến, Nam Cao Ngày nay, Hà Nam tiếp tục cống hiến nhiều hiền tài choquê hương đất nước Đó là những đóng góp to lớn của nhân dân Hà Namtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong quá trình giao lưu pháttriển kinh tế, chính trị, văn hóa, liên kết với các tỉnh trong vùng, nhân dân HàNam ngày càng vững bước đi lên trên con đường đổi mới thực hiện CNH -HĐH đất nước
Trang 18Hà Nam còn là quê hương của nhiều ngành nghề thủ công truyền thống
đã tồn tại và phát triển lâu đời như trống Đọi Tam, đũa An Đổ, thêu renThanh Hà, dệt Nha Xá Trải qua hàng trăm năm tồn tại, lúc thịnh, lúc suy cáclàng nghề này vẫn được duy trì và phát triển Thậm chí nhiều làng còn trở nênhưng thịnh hơn bao giờ hết, điều đó khẳng định sức sống bền bỉ của các làngnghề truyền thống Hà Nam Đây cũng là tiềm năng cần được khôi phục, pháttriển để vừa tạo công ăn việc làm vừa làm tăng thu nhập cho người dân
Bên cạnh những thuận lợi trên, Hà Nam cũng gặp một số khó khăn, đólà:
Hà Nam là một tỉnh đất không rộng nhưng mật độ dân cư cao, tỷ lệtăng dân số luôn dương, dân số trẻ nên vấn đề việc làm là một trở ngại lớntrong sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân
Lao động nông thôn trình độ dân trí còn thấp phần lớn chưa được đàotạo nghề Dân số trẻ tạo sức ép lớn đối với xã hội như giải quyết việc làm, nhàở
Nhìn chung, Hà Nam có tiềm năng lớn về tài nguyên con người, nếubiết khai thác bề dày truyền thống, những giá trị tốt đẹp đồng thời hạn chếđược mặt nhược điểm của người Hà Nam thì đây sẽ là một nguồn lực rất quantrọng trong phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa
* Cơ sở hạ tầng, các dịch vụ xã hội hỗ trợ nông nghiệp nông thôn.Việc tạo ra được một số cơ sở và tổ chức tốt hệ thống dịch vụ hỗ trợnông nghiệp, nông thôn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối vớichuyển đổi và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đó là nộidung quan trọng trong quá trình CNH - HĐH
Tính đến năm 2002 mạng lưới giao thông nội tỉnh và giao thông nôngthôn được đầu tư nâng cấp mở rộng hơn 4000km Mạng lưới truyền tải, phânphối điện được nâng cấp và mở rộng ở hầu hết các thôn xã Cơ sở hạ tầng bưu
Trang 19chính viễn thông, thông tin liên lạc phát triển nhanh và đang từng bước đượchiện đại hóa Các ngành dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng cơ bản đápứng yêu cầu phát triển.
Phong trào làm đường nông thôn tiếp tục được duy trì Tỉnh đã sớmthực hiện cơ chế kích cầu, đầu tư bằng xi măng để làm đường giao thôngnông thôn và kiên cố hóa kênh mương Phong trào nhân dân đóng góp xâydựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn tiếp tục phát triển Tổng số vốn huy độngtrong dân làm đường giao thông đạt 263,2 tỷ đồng Hà Nam đã sửa chữa,nâng cấp và xây dựng mới 2612 km đường giao thông nông thôn trong đóđường nhựa 126,6 km, đường bê tông 538,6 km Đảm bảo tiêu chí đườnglàng, ngõ xóm kiên cố, xe con và xe công nông lưu thông thuận tiện Kiên cốhóa 150 km kênh mương và xây dựng mới nhiều trạm bơm phục vụ sản xuất[1;346]
Cùng với hệ thống giao thông thủy lợi và một số cơ sở hạ tầng trên Cơ
sở vật chất ở nông thôn còn bao gồm một hệ thống các loại máy cơ giới hóakhác phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống ở nông thôn
Theo nghị định 13CP của chính phủ (1993) kèm theo quyết định vềcông tác khuyến nông đến tháng 8/1993 được thi hành Đây là cơ sở đưa tiến
bộ khoa học kỹ thuật về nông thôn, trực tiếp đến với người nông dân
Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị công nghệ còn lạc hậu,chưa hình thành các cụm, các trung tâm công nghệ nhất là công nghệ chếbiến Tác dụng của công nghệ vào nông nghiệp chưa rõ nét Sản phẩm tiêuthụ trên thị trường chủ yếu dưới dạng tươi sống, chưa qua chế biến Nhưngnhìn một cách tổng quát thì Hà Nam có những điều kiện cần và đủ để trởthành một vùng địa - kinh tế phát triển đặc biệt trong nông nghiệp, nông thônthời kỳ CNH - HĐH
Trang 201.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn của quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nam
1.2.1 Tính tất yếu của CNH- HĐH
Hội nghị BCHTW lần thứ VII khóa VI và Đại hội lần thứ VII của ĐảngCộng sản Việt Nam đã định nghĩa: CNH - HĐH là quá trình chuyển đổi cănbản, toàn diện các hoạt động kinh tế- xã hội từ sử dụng lao động thủ công làchính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại tạo ra năng suất lao động xãhội cao Đối với nước ta, đó là quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành xã hội côngnghiệp gắn với hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ ngày càng thểhiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ mới
Tất cả các nước khi tiến lên CNXH đều phải trải qua thời kỳ quá độ vàtiến hành xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH Có hai loại quá độ lênCNXH: quá độ tuần tự và quá độ tiến thẳng
Ở nước quá độ tuần tự hay còn gọi là những nước quá độ từ CNTB lênCNXH, mặc dù chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH nhưng cũng đã cótiền đề vật chất là nền đại công nghiệp cơ khí do CNTB để lại Vì vậy, để xâydựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH những nước này chỉ cần tiếp tục đẩymạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, ứng dụng thành tựuvào sản xuất, tiến hành cuộc cách mạng XHCN về quan hệ sản xuất một cáchđồng bộ trong cả nước Thực chất của quá trình này là biến những tiền đề vậtchất do CNTB để lại thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH ở trình độ caohơn
Ở các nước tiến thẳng lên CNXH bỏ qua CNTB như ở nước ta, sựnghiệp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH được thể hiện bằng quátrình CNH- HĐH đất nước CNH- HĐH là quá trình biến đổi một nước có nền
Trang 21kinh tế lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại Qua các kỳ Đại hội
VI, VII, VIII, Đảng ta luôn xác định: CNH - HĐH là một nhiệm vụ trọng tâmtrong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Đại hội lần thứ IX của ĐảngCộng sản Việt Nam lại một lần nữa xác định mục tiêu cho những năm trướcmắt: “Đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, đưa đất nước ta ra khỏi tình trạngkém phát triển; tập trung sức xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệpnặng quan trọng và công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang
bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành kinh tế nông nghiệp, côngnghiệp, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu quốc phòng, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”
Với đặc điểm 80% dân số nước ta sống ở nông thôn và trên 70% lựclượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, việc phát triển toàn diệnnông thôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hộinước ta Kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu không phát triển nôngthôn thì không một nước nào có thể phát triển ổn định, bền vững với tốc độcao một cách lâu dài
Thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn là một tất yếu trong quátrình CNH- HĐH nước ta nhằm:
Thứ nhất: Thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn, từ đónâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho bộ phận dân cư khu vực nôngthôn, tăng khả năng tích lũy nội bộ từ nông thôn và nâng cao khả năng đầu tưvào khu vực nông thôn
Thứ hai: Mở rộng thị trường tạo cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp,công nghiệp và các ngành kinh tế khác ở nông thôn cũng như trong cả nước
Thứ ba: Giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội ở nông thôn đặc biệt làvấn đề việc làm, khai thác nguồn nhân lực ở mỗi địa phương, khắc phục tìnhtrạng chênh lệch không đáng có giữa các vùng, các dân tộc
Trang 22Thứ tư: Thực hiện đô thị hóa nông thôn, giảm bớt sức ép di dân từ nôngthôn chuyển vào các đô thị, tạo điều kiện thuận lợi để các đô thị phát triển.
Từ thực tế lịch sử đất nước và đặc biệt ngày nay trên thế giới với sựphát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ kinh tế các nước phát triển vớitốc độ nhanh chóng như vũ bão, nhân loại đang bước vào nền văn minh hậucông nghiệp hay nền văn minh trí tuệ Các nước đang phát triển như TrungQuốc, Ấn Độ, Cu Ba cũng đã và đang tiến hành CNH - HĐH đạt được nhiềuthành tựu lớn Đặc biệt, Trung Quốc đã trở thành nước có tốc độ phát triểnđứng hàng đầu châu Á Trước thách thức lịch sử mới, câu hỏi lớn đặt ra choĐảng và Nhà nước ta là làm thế nào để theo kịp và hội nhập với nền kinh tếthế giới Qua nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở một sốnước, Đảng ta đề ra nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ quá độ lên CNXHtrong giai đoạn hiện nay là: đẩy mạnh CNH - HĐH với phương châm đi tắtđón đầu Qua giai đoạn đầu thực hiện CNH - HĐH, chúng ta có thể thấy rằngtiến hành CNH- HĐH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử, là bước đi, biện phápcần thiết, sáng suốt trong giai đoạn hiện nay để nước ta thoát khỏi nguy cơ tụthậu và trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
1.2.2 Quan điểm của Đảng về CNH - HĐH
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nhận đinh: Nước ta đã ra khỏitình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn thành cơ bản những nhiệm vụ
đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ Đại hội quyết định chuyểncách mạng nước ta sang một thời kỳ mới: đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước[13;12] Quyết định này là kết quả trực tiếp của 10 năm đổi mới (1986- 1996),đồng thời đó còn là kết quả một quá trình phấn đấu gian khổ, thành tựu nhiềusong cũng không ít sai lầm khuyết điểm Bởi vậy, chúng ta cần nhìn lại bướcđường đã qua, rút ra những bài học quý báu cho sự nghiệp đẩy mạnhCNH - HĐH hiện nay
Trang 23Tư tưởng về Công nghiệp hóa đất nước được hình thành rất sớm Nghịquyết bộ Chính trị (1/1956) chỉ rõ: “phương pháp chủ yếu để xây dựngCNXH là Công nghiệp hóa XHCN” Về mối quan hệ giữa Công nghiệp hóavới các lĩnh vực khác, Nghị quyết cho rằng: “Nếu Công nghiệp hóa XHCN có
vị trí như cái thân chính của con chim thì cải tạo nông nghiệp và cải tạo côngthương nghiệp theo XHCN là hai cánh hai bên” Như vậy, ngay từ thời kỳ đóĐảng ta đã coi Công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lênCNXH ở miền Bắc, là con đường tất yếu để xây dựng thành công CNXH.Nhận thức được tầm quan trọngđó Nghị quyết Hội nghị TW 16 (4/1959) xácđịnh: “Đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ” Đây là mộtnhận thức đúng đắn của Đảng về sự nghiệp xây dựng CNXH Đại hội lần thứIII(1960) tiếp tục khẳng định vấn đề này và cụ thể hóa hơn về nội dung củaCông nghiệp hóa: “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý,đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” [24;6]
Sau khi cả nước thống nhất, Đại hội lần thứ IV của Đảng khẳng định
“ thực hiện Công nghiệp hóa CNXH là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳquá độ lên CNXH” Đây là một quyết định đúng đắn phù hợp với yêu cầuphát triển đất nước Nhưng sau khi đất nước được giải phóng ta còn gặp nhiềukhó khăn mà chúng ta lại chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của nềnkinh tế nước nhà; chưa thấy rõ vai trò của công nghiệp nhẹ, tiểu thủ côngnghiệp là ngành vốn ít nhưng đem lại hiệu quả nhanh, sử dụng nhiều laođộng Vì vậy, trong tổ chức thực hiện vẫn “đẩy mạnh, ưu tiên phát triển côngnghiệp theo lối cũ trong khi trình độ công nghệ còn lạc hậu ”nên khôngmang lại hiệu quả cao
Đại hội V(1982) của Đảng đã có sự điều chỉnh quan trọng về nội dungCông nghiệp hóa XHCN đó là: “Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coinông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn
Trang 24XHCN, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một sốngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàngtiêu dùng và công nghiệp nặng trong cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý” Sựđiều chỉnh này chứng tỏ Đảng ta đã thấy rõ hơn vai trò của nông nghiệp vàkinh tế nông thôn.
Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng quyết định tiến hành công cuộc đổimới toàn diện đất nước Đại hội tiếp tục coi Công nghiệp hóa là nhiệm vụtrung tâm Đến Đại hội VII, tư duy về kinh tế của Đảng đã phát triển và mởrộng thêm một bước Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảngtiếp tục phát triển tư tưởng CNH - HĐH Hội nghị cho rằng “CNH - HĐH làcon đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn với các nước xung quanh, giữđược ổn định chính trị- xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền và định hướng pháttriển CNXH” Hội nghị đã quyết định “đưa đất nước chuyển dần sang mộtthời kỳ mới đẩy tới một bước CNH, HĐH” Triển khai chủ trương đó Hộinghị TW 7 (khóa VII) đã ra Nghị quyết về “ Phát triển công nghiệp, côngnghệ đến năm 2000 theo hướng CNH, HĐH” Công nghiệp hóa đã góp phầnđưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và đưa nước ta sang thời kỳphát triển mới
Mục tiêu lâu dài của CNH - HĐH trong thời kỳ mới là xây dựng nước
ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấukinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp trình độ phát triển lực lượngsản xuất, nhân dân có đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và anninh vững chắc.[13; 80]
Trong các Nghị quyết TW 7 khóa VII và Nghị quyết Đại hội VIII,Đảng đã xác định các bước đi, biện pháp tiến hành CNH- HĐH, đó là:
Thứ nhất, CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn: Nghị quyết Đại hộiVIII nhấn mạnh: Đặc biệt coi trọng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn phát
Trang 25triển toàn diện nông, lâm, thủy sản Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp điềukiện của một nước nông nghiệp như nước ta.
Thứ hai, phát triển mạnh hàng tiêu dùng Phát triển hàng tiêu dùng sẽthúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác nhất là nông, lâm, ngư nghiệp Pháttriển công nghiệp hàng tiêu dùng sẽ góp phần tích lũy vốn cho CNH - HĐH
Thứ ba, CNH - HĐH hướng ra xuất khẩu sẽ tận dụng được lợi thế củamột nước có điều kiện lao động rẻ, nguyên liệu dồi dào Đây là biện pháp rấtquan trọng để có vốn đầu tư công nghệ, máy móc, thiết bị phục vụ CNH -HĐH
Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng(4/2001) tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối CNH - HĐH Đại hội nhấnmạnh: “Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian,vừa có những bước đi tuần tự, vừa có bước nhảy vọt Điều kiện và biện phápthực hiện là: phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng đểđạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệsinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn ở mức cao hơn và phổ biếnhơn những thành tựu về khoa học công nghệ, từng bước phát triển kinh tế trithức Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần Việt Nam, coi pháttriển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là nền tảng, động lực của sựnghiệp CNH- HĐH” [14; 159]
Những quan điểm CNH - HĐH cũng được Đại hội X thể hiện toàn diện
và cụ thể hơn: CNH - HĐH đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độclập tự chủ, đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp nội lực vớingoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước [15; 76]
Trên đây là những quan điểm chỉ đạo của TW Đảng về quá trình CNH HĐH đất nước Những chủ trương, Nghị quyết của Đảng là sáng suốt và đúngđắn, là lý luận soi đường cho việc đi lên xây dựng CNXH ở nước ta
Trang 26-1.2.3 Các chính sách của Đảng về CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn
Trong quá trình CNH - HĐH ở Việt Nam, vấn đề nông nghiệp, nôngthôn luôn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củaĐảng ta trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH Thắng lợi trên mặt trận nôngnghiệp góp phần quan trọng đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng, ổn địnhkinh tế - xã hội
Ngày nay có nhiều ý kiến cho rằng: phát triển nông nghiệp, nông thôntrong thời kỳ CNH - HĐH có vai trò quan trọng trong việc góp phần tăngtrưởng trong nước thông qua buôn bán với khu vực công nghiệp ở trong vàngoài nước Do vậy, nhiều nước đang phát triển ngày càng quan tâm đến vấn
đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, coi đó là vấn đề quan trọng lớn trongcông cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Thực tế trong giai đoạn đầu của phát triển nông nghiệp nông thôn, nôngnghiệp vừa là ngành tạo ra sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thựcphẩm gắn với sự phát triển của con người, vừa có vai trò làm cơ sở cho quátrình Công nghiệp hóa thông qua:
- Cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp
- Cung cấp nguồn vốn tạo tích lũy ban đầu
- Cung cấp lao động cho các ngành kinh tế khác
- Là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ
Việt Nam là một nước có truyền thống trọng nông lâu đời nhất là tronggiai đoạn đầu của quá trình Công nghiệp hóa khi công nghiệp và đô thị chưaphát triển thì nông nghiệp và nông thôn giữ vai trò bao trùm trong nền kinh tếquốc dân Mặt khác, muốn xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu của nông nghiệp nôngthôn thì phải tiến hành CNH- HĐH
CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển đổi căn bản,toàn diện các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp và bộ mặt kinh tế - xã hội
Trang 27nông thôn, biến lao động thủ công thành lao động cơ giới thành sản xuất lớnhàng hóa CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn còn là quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt độngsản xuất phi nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng, tạo ra năng suất laođộng hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong nông nghiệp, nông thôn, từ đóbiến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn tiến gần đến thành thị
CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng vàNhà nước nhằm đưa đất nước từ lạc hậu thành nền nông nghiệp tiên tiến pháttriển bền vững, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý cónăng suất và hiệu quả kinh tế cao, xây dựng nông thôn mới
Xuất phát từ tầm quan trọng trên mà Đảng ta đã xác định CNH - HĐHnông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn đầu của quátrình CNH - HĐH Vì vậy, để thực hiện một cách có hiệu quả Đảng cũng đưa
ra những chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua các Nghịquyết của BCH TW và được khẳng định cụ thể hóa tại các Đại hội VIII, IX, X
Bước đột phá đầu tiên trong nông nghiệp khởi đầu từ năm 1988, bằngNghị quyết 10 của bộ chính trị công bố ngày 5/4/1988 nhằm đổi mới hơn nữa
cơ chế khoán trong nông nghiệp, chính thức thừa nhận hộ gia đình là đơn vịkinh tế tự chủ Các hộ nông dân được giao khoán ruộng đất sử dụng từ 10 đến
15 năm trồng cây hàng năm và lâu hơn nữa với đất trồng cây lâu năm Ngườinông dân được thực sự làm chủ sản xuất kinh doanh trên ruộng nhận khoántrong thời gian dài và họ chỉ có nghĩa vụ duy nhất là nộp thuế nông nghiệp Vìvậy, họ yên tâm đầu tư sản xuất, sử dụng ruộng khoán một cách có lợi nhất
Đột phá thứ hai được đánh dấu bằng Nghị quyết TW 5 khóa VII(6/1993) về “tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nhằm cơcấu lại nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn tạo, tiền đề để chuyển dịch cơcấu kinh tế thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và ban hành luật
Trang 28đất đai mới (7/1993) nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế - xãhội nông thôn nước ta.
Chủ trương CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được khẳngđịnh và được cụ thể hóa tại Đại hội VIII, IX, X và các Nghị quyết của BCH
TW Nghị quyết TW 5 khóa IX đã chỉ rõ: “CNH - HĐH nông nghiệp, nôngthôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của CNH - HĐH đất nước Mụctiêu tổng quát và lâu dài là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóalớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên
cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầutrong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn giàu mạnh, công bằng, dân chủ,văn minh, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”[14; 168]
Đại hội X của Đảng cũng nhấn mạnh: “Phải coi trọng, đẩy mạnh CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hànghóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng vàkhả năng cạnh tranh cao, tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệpsạch”[15; 199]
-Để thực hiện được những chủ trương trên một cách hiệu quả, Đảng tacũng khẳng định là cần tạo điều kiện thuận lợi hơn để giúp nông dân pháttriển sản xuất Chú trọng phát triển kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế hợptác, đẩy nhanh việc sắp xếp lại và đổi mới quản lý các nông, lâm trường.Khuyến khích nông dân đóng góp quyền sử dụng đất của mình với các doanhnghiệp HTX, các chủ trang trại để phát triển sản xuất hàng hóa, ổn định và cảithiện đời sống Khuyến khích hơn nữa đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp,nông thôn Đồng thời, tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà nước và đa dạnghóa các nguồn vốn để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn [15; 194]
Trang 29Như vậy, trên thực tế từ đầu thập kỷ 80 và đặc biệt từ năm 1988 đếnnay, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn kinh tế - xã hội Đảng và Nhà nước ta
đã liên tục đề ra những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế mà phát triển
và quan trọng nhất là nông nghiệp, nông thôn
1.3 Thực trạng nông nghiệp, nông thôn Hà Nam trước 1997
* Giai đoạn 1975 - 1985 :
Sau đại thắng mùa xuân 1975, cả dân tộc bước vào một kỷ nguyên mới:
kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất đất nước cùng đi lên CNXH Tháng12/1976, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã bước đầu hoạch địnhđường lối xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước Về nông nghiệp, Đại hộichủ trương tổ chức lại sản xuất đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn XHCN
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Đại hộiĐảng bộ Hà Nam Ninh ( nay gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình)lần thứ I (4/1977) đã xác định nhiệm vụ trong những năm trước mắt phải pháttriển vượt bậc sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là vấn đề sản xuất lương thực -thực phẩm tạo ra những điều kiện vật chất thuận lợi để thực hiện những yêucầu cơ bản và cấp bách là xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH, cảithiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân
Sau 3 năm hợp nhất tỉnh, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội toàn quốclần thứ IV của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ nhất cán bộ,đảng viên và nhân dân Hà Nam Ninh vượt qua nhiều khó khăn, thử thách,giành được thắng lợi tương đối toàn diện trong xây dựng kinh tế - xã hội vàphát triển văn hóa Trong ba năm (1976 - 1978) so với ba năm (1973 - 1975)tổng sản phẩm xã hội tăng 11,8%; sản lượng lương thực tăng 4%; giá trị thumua lương thực, nông sản tăng 15,4% Lực lượng vận tải phát triển, khốilượng hàng hóa vận chuyển tăng 32% Việc phân bố lao động xã hội trongtỉnh và phân công sử dụng lao động trong nông nghiệp bước đầu có chuyển
Trang 30biến, lao động nông nghiêp từ 70% xuống còn 64% Cơ cấu lao động trực tiếpsản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể: lao động trồng trọt từ 82%năm 1975 giảm xuống 78% ( năm 1978); lao động chăn nuôi tập thể từ 1,8%lên 2,3%; lao động ngành nghề từ 2,6% lên 12,5%; lao động xây dựng cơ bản
Quy mô HTX càng mở rộng, bộ máy quản lý càng lớn thì càng trở nêncồng kềnh, xa rời thực tế Vì vậy, quy mô HTX càng lớn thì hiệu quả càngthấp và gây ra những hậu quả tiêu cực trong xã hội Do vậy, việc mở rộng quy
mô HTX trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhỏ bé, năng lực cán bộ thấpkém đã trở thành nhân tố tiêu cực kìm hãm sự phát triển nông nghiệp của tỉnh
Tuy còn nhiều khó khăn, yếu kém nhưng trong 3 năm (1977- 1980)toàn tỉnh xây dựng thêm 57 trạm bơm điện với 402 máy, mở rộng và làmthêm công trình đầu mối, công trình trong đồng, đảm bảo tưới tiêu thêm 2 vạn
ha canh tác Xây dựng thêm 250 km đường điện cao thế 10 KV Bên cạnh đó,việc củng cố hợp tác hóa nông nghiệp tiếp tục phát triển và ổn định đời sốngnông dân
Từ 1981- 1985, quán triệt nhiệm vụ do Đại hội lần V của Đảng chủtrương phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1981 - 1985) của tỉnh là: kết hợp
Trang 31phát triển một bước, tiến hành tổ chức sắp xếp lại các ngành kinh tế theophương hướng, cơ cấu và bước đi đúng; tập trung trước hết vào mặt trận sảnxuất nông nghiệp, bảo đảm giải quyết bằng được vấn đề lương thực- thựcphẩm trên lãnh thổ, tăng nhanh các nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhất là từ nôngnghiệp để đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu”[1; 94].
Nhờ quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu của Tỉnh ủy,nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu giành được những thắng lợi mới nhất
là trong sản xuất nông nghiệp Năm 1982, năng suất lúa cả năm đạt bình quân
58 tạ/ha Tổng sản lượng lương thực đạt 93,42 vạn tấn tăng 17,66% so với
1981 Đưa bình quân lương thực đầu người từ 293 kg (năm 1981) lên 341 kg(năm 1882) Sản lượng lạc, mía, cói, thuốc lá, đỗ tương đều cao hơn trước.Chăn nuôi được phục hồi tính đến 10/1982, tổng đàn lợn tăng 3,7 % so vớinăm 1981, đàn bò tăng 29,1% Đến năm 1985, bình quân hàng năm toàn tỉnhđạt từ 80- 82 vạn tấn lương thực
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1975 - 1985 có nhiều chuyểnbiến đáng kể, với sự tăng lên về năng suất, sản lượng các loại cây trồng vậtnuôi Tuy nhiên, nông nghiệp trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, chănnuôi có tăng nhưng không đáng kể Trong trồng trọt, cây lương thực chủ yếuvẫn là cây trồng chính Về cơ bản nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất tự cấp,
tự túc
*Giai đoạn 1986 - 1990 :
Năm 1986, sau 10 năm cả nước đi lên xây dựng CNXH, đất nước lâmvào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng Đảng Cộng sảnViệt Nam đã họp Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VI (12/1986) đưa ra đườnglối đổi mới đất nước theo phương châm là đổi mới toàn diện, đồng bộ trên tất
cả các mặt đời sống kinh tế - xã hội nhưng vẫn tiếp tục coi trọng nông nghiệp
là mặt trận hàng đầu
Trang 32Quán triệt đường lối đổi mới của TW Đảng, Đảng bộ và nhân dân HàNam tích cực hưởng ứng và ra sức thực hiện đường lối đó Tỉnh đã tiếp tục đề
ra những biện pháp để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, ra sức thâm canh tăng
vụ, tận dụng đất đai, trồng cây dược liệu, cây xuất khẩu, từng bước cân đốitrồng trọt và chăn nuôi Kết quả đến năm 1990, tổng sản lượng lương thựcbình quân hàng năm đạt 92 vạn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt310kg/năm Sản lượng một số cây công nghiệp chủ yếu bình quân 5 năm: lạc
9000 tấn, đay 6000 tấn, mía 65000 tấn Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đếnnăm 1990 đạt 32000 tấn Nhờ vậy, đời sống nhân dân ngày càng được nângcao, diện mạo nông thôn dần thay đổi
* Giai đoạn 1991 - 1996 :
Đây là giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới đất nước Tuy đạt đượcmột số kết quả quan trọng về kinh tế - xã hội nhưng chưa thoát khỏi khủnghoảng, Hà Nam ( tỉnh Nam Hà được tách thành 2 tỉnh Nam Định và Hà Namvào ngày 6/11/1996) cũng không nằm ngoài tình trạng đó Biểu hiện:
- Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành song cũng làm nảysinh nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội
- Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, phân tán, chưa đồng bộ Hạ tầng
cơ sở cho sản xuất ở nông thôn như đường xá, cầu cống, hệ thống điện, nướccòn thiếu và yếu kém
- Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề
- Đời sống của người nông dân thấp nên nhiều người nông dân thiếuvốn để sản xuất Đồng thời, do hạn chế về trình độ học vấn, nhận thức nênngười nông dân khó có điều kiện tiếp nhận nguồn lực sản xuất và công nghệmới
Trang 33Tuy nhiên, Hà Nam cũng có thuận lợi cơ bản đó là có các Nghị quyếtcủa Đại hội Đảng lần thứ VIII và của Đảng bộ tỉnh lần VIII (1992) dẫnđường.
Nền kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc đã và đang chuyển dần sang kinh tếhàng hóa một cách rõ rệt, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đang dần hìnhthành Cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng khá hơn Từ thực tiễn 5 năm đổimới, tỉnh đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quan trọng Dân chủXHCN trong kinh tế và đời sống xã hội được phát huy tạo thêm động lực mớicho chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) Đảng ta đã đưa rađịnh nghĩa đầy đủ về khái niệm CNH - HĐH Điều đó đặt cơ sở vững chắccho đất nước ta bước vào thời kỳ CNH - HĐH Quán triệt và vận dụng Nghịquyết của Đại hội VII, tỉnh ủy đã đề ra nhiệm vụ, mục tiêu để ổn định và pháttriển kinh tế đẩy mạnh CNH - HĐH
Do sự chủ động sáng tạo của tỉnh ủy, sự nỗ lực của chính quyền vànhân dân, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới Sản xuất lương thực
và thực phẩm giành thắng lợi lớn Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới Tốc
độ phát triển nông nghiệp bình quân từ 4,7%/năm (thời kỳ 1986 - 1990) lên8%/năm (thời kỳ 1991 - 1995) Tổng sản lượng quy thóc bình quân đạt1.063.200 tấn/năm, tăng 39,5% so với (thời kỳ 1986 - 1990) Toàn tỉnh có 88HTX nông nghiệp đạt năng suất trên 10 tấn/ha/năm Chăn nuôi phát triển khá,đàn bò tăng 3%; đàn gia cầm tăng 31,1%; đàn lợn tăng 4,4%
Từng bước khắc phục tình trạng thuần nông, Tỉnh ủy chỉ đạo khôi phụclàng nghề truyền thống và mở thêm các ngành nghề mới, chuyển một bộ phậnlao động nông thôn sang làm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, từng bước tạo
ra sự phân công lại lao động, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhànrỗi Tính đến tháng 11/1995, toàn tỉnh có 36 làng nghề truyền thống
Trang 34Mạng lưới giao thông toàn tỉnh được cải tạo, tạo điều kiện thuận lợi choviệc đi lại và vận chuyển hàng hóa trong nông thôn Nhiều nơi đã đưa máymóc cơ khí vào sản xuấ,t nâng cao năng suất lao động Đời sống đa số nhândân được cải thiện Bộ mặt nông thôn đổi mới, nhiều vùng được đô thị hóa.Đến tháng 8/1995, toàn tỉnh có 82,84% số hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố;100% xã có điện; 90,65% số xã có chợ nông thôn Số hộ nghèo giảm từ 18%(năm 1991) xuống 14,2% (năm 1994).
Tóm lại, chỉ trong khoảng thời gian ngắn (1991- 1996) nhưng với sự cốgắng nỗ lực của toàn dân trong sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp nên tỉnh HàNam đã thu được những kết quả đáng khích lệ Đồng thời, cơ cấu kinh tếnông - lâm - ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa,từng bước xóa bỏ dần thế độc canh cây lúa, thực hiện đa dạng hóa các sảnphẩm trồng trọt, chăn nuôi
Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cònchậm so với yêu cầu Hệ thống dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứngđược yêu cầu của nông dân theo cơ chế mới Vì vậy, Đảng bộ và nhân dântrong tỉnh cần nỗ lực hơn nữa để bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐHnông nghiệp, nông thôn
Trang 35CHƯƠNG 2: HÀ NAM TRONG QUÁ TRÌNH CNH- HĐH
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ 1997 ĐẾN 2010
2.1 Hà Nam bước đầu thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn (1997 - 2000)
2.1.1 Hà Nam tái lập tỉnh và những nhiệm vụ đặt ra
Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng takhởi xướng và lãnh đạo (1986-1996), nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế
- xã hội, chuyển sang thời kỳ mới: Đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước Thế vàlực của ta không ngừng được nâng cao và có uy tín trên trường quốc tế Bêncạnh đó, các thế lực thù địch cũng ngày càng gia tăng và tìm mọi cách đểchống phá công cuộc đổi mới ở nước ta
Trong bối cảnh đất nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp, đểphù hợp với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, ngày 6/11/1996 tại kì họpthứ 10, Quốc hội khóa IX đã ra Nghị quyết chia tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh HàNam và Nam Định
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 22/11/1996, Ban Chấp hànhĐảng bộ tỉnh Nam Hà đã họp và ra Nghị quyết số 02- NQ/TU về lãnh đạo, chỉđạo thực hiện chia địa giới hành chính của tỉnh Hà Nam và Nam Định Đếnngày 1/1/1997 tỉnh Hà Nam chính thức được tái lập sau 32 năm hợp nhất vớitỉnh Nam Định và Ninh Bình Tỉnh Hà Nam được tái lập là sự kiện chính trịquan trọng đối với Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, mở ra thời kỳ phát triểnmới của tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hà Nam được tái lập về cơ bản dựa trên cơ sở hiện trạng vị trí địa
lí, địa giới hành chính của tỉnh Hà Nam thời điểm hợp nhất thành lập tỉnhNam Hà (4/1965) Diện tích tự nhiên của Hà Nam là 838,91 km2 trong đóđất đang sử dụng sản xuất nông nghiệp là 52.284,7 ha; đất sử dụng vào lâm
Trang 36nghiệp là 396 ha Tỉnh có 6 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã là các huyện:Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Lý Nhân, Kim Bảng và Thị xã Phủ Lý; 114đơn vị cấp cơ sở gồm 104 xã, 4 phường, 6 thị trấn Trung tâm của tỉnh đặt tạiThị xã Phủ Lý Dân số của tỉnh trên 81 vạn, mật độ dân số 950 người/km2.Toàn tỉnh có 384.000 lao động, trong đó có 89,3% lao động nông nghiệp, dân
số nông thôn chiếm chủ yếu số dân trong tỉnh
Bước vào xây dựng tỉnh mới tái lập, Hà Nam có một số thuận lợi cơbản Về vị trí địa lí, Hà Nam ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, có trục đường giaothông Bắc - Nam chạy qua, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mở rộnggiao lưu, hợp tác với các vùng, các trung tâm kinh tế lớn của đất nước
Địa hình của tỉnh đa dạng, có đồng bằng, bãi bồi, đồi núi thuận tiện chophát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều loại sản phẩm Tài nguyên tươngđối phong phú đặc biệt là đá vôi và đất sét, với trữ lượng hàng tỉ m 3 Đây làđiều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Sau 10 năm đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhândân trong tỉnh đã được nâng lên, tình hình an ninh chính trị được giữ vữngđây cũng là những thuận lợi để Hà Nam cùng cả nước thực hiện thắng lợi sựnghiệp CNH - HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vănminh
Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh còn nhiều khó khăn Hà Nam là tỉnhthuần nông, địa bàn vùng đồng bằng chiêm trũng đã được cải tạo nhưng phụthuộc nhiều vào các công trình thủy lợi Công nghiệp địa phương lạc hậu, nhỏ
bé, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa tìm được hướng đi, tiểu thủcông nghiệp sa sút Thương mại, xuất khẩu, du lịch, dịch vụ chưa phát triển,doanh nghiệp quốc doanh ngày càng thu hẹp Xuất khẩu hàng hóa manh múnmang tính chất thu gom, không có mặt hàng mũi nhọn Xuất phát điểm vềkinh tế rất thấp, các công trình dân sinh như nước, đường giao thông và các
Trang 37công trình phúc lợi hầu như không đáng kể Trang bị phục vụ sự nghiệp y tế,giáo dục thiếu thốn.
Khó khăn lớn nhất là khi tách tỉnh, lực lượng cán bộ từ tỉnh Hà Namchuyển về vừa thiếu về số lượng, vừa mất cân đối về cơ cấu So với tổng sốcán bộ từng khu vực ở tỉnh Nam Hà cũ, số cán bộ về Hà Nam chiếm tỉ lệ rấtthấp Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và khoa học kỹ thuật ở khu vực quản lícủa các sở, ngành có 180 người, chiếm 17,81%; khu vực sự nghiệp có 330người chiếm 23,12% Các cơ quan của tỉnh chưa có công sở, phải thuê mượnđịa điểm để làm việc Đời sống, sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, công nhân, viênchức mới chuyển về gặp nhiều khó khăn
Nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn của tỉnh mới tái lập, kế thừa vàphát huy thành quả 32 năm hợp nhất với Nam Định và Ninh Bình, trong côngtác lãnh đạo, chỉ đạo, Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh chú trọng khơidậy truyền thống cách mạng, niềm tự hào quê hương, ý thức trách nhiệmtrước yêu cầu phát triển, tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh, khắc phụckhó khăn, phấn đấu xây dựng tỉnh phát triển, đáp ứng mong mỏi của nhândân
Ngày 12/1/1997, Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh đã ra Nghịquyết số 01- NQ/TU về: “Những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt” Trong đó,
có 2 nhiệm vụ được đưa lên hàng đầu:
Thứ nhất: Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp như
tu bổ đê kè, thủy lợi, nạo vét kênh mương, lật đất, gieo mạ kịp thời vụ…,phấn đấu giành vụ chiêm xuân thắng lợi với năng suất và tổng sản lượng caonhất
Thứ hai: Giải quyết cơ bản nhu cầu về trụ sở làm việc của các cơ quantỉnh và nơi ăn ở cho cán bộ công chức mới chuyển về nhằm ổn định đời sốngtạo điều kiện cho cán bộ, công chức yên tâm công tác
Trang 38Trong phát triển kinh tế, nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò sản xuất nôngnghiệp của tỉnh thuần nông, với 89.3% dân số ở nông thôn, Tỉnh ủy, UBNDtỉnh đã tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sự ổn định trongđời sống nhân dân, bằng cách tiếp tục đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sảnxuất, thâm canh và chuyển đổi cơ cấu giống lúa Các giống lúa có năng suấtcao như tạp giao, khang dân,ải 32 và các giống lúa Trung Quốc khác đượcđưa vào sản xuất, chiếm 58,5%.
Nhiệm vụ đối với việc phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh cònđược nêu ra tại Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh Hà Nam (7/ 1998) Nộidung cụ thể như sau:
“Phát triển nông nghiệp toàn diện, kết hợp phát triển nông nghiệp vớixây dựng nông thôn mới Coi trọng sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa,hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực xuất khẩu.Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theohướng CNH - HĐH, hợp tác hóa và dân chủ hóa Tăng cường đầu tư cơ sở hạtầng, hình thành các điểm dân cư, các thị tứ, thị trấn Thực hiện từng bướcvăn minh hóa khu vực nông thôn, nông nghiệp”[16; 53]
* Giải pháp chủ yếu đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp,nông thôn Hà Nam:
- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng thâm canh, chuyêncanh tăng vụ; Áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa học- kỹ thuật trongnông nghiệp; Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.Cùng với việc phân công lại lao động trong khu vực nông thôn, từng bướcthực hiện CNH - HĐH trong sản xuất nông nghiệp, Hà Nam phải chuyểnmạnh sang nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp ven đô với những cây, conđặc sản của địa phương có giá trị kinh tế cao
Trang 39- Hỗ trợ phát triển mạnh kinh tế HTX đa dạng theo nguyên tắc tựnguyện; Khuyến khích các HTX liên kết rộng rãi, phát triển HTX kinh doanhtổng hợp nhiều khâu hoặc chuyên ngành kinh doanh dịch vụ để sản xuất chếbiến, tiêu thụ sản phẩm và tín dụng đầu tư; Tiếp tục chuyển đổi hoạt động củaHTX theo đúng luật, hoạt động hiệu quả.
- Thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật Thay đổi
cơ cấu giống lúa, chú trọng giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt và cókhả năng chống chịu sâu bệnh; Củng cố trại giống lúa Đồng Văn, hệ thốngcung ứng vật tư, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Trong chỉ đạo sản xuất, chú ý bố trí cơ cấu cây trồng và thời vụ hợplí; Tăng diện tích làm vụ đông trên diện tích 2 vụ lúa; Chú ý các loại cây màu,cây vụ đông có giá trị kinh tế hàng hóa cao; Khôi phục và phát triển một sốcây công nghiệp như: lạc, đay, dâu tằm ; cây ăn quả như: cam, quýt, nhãn,vải… gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến nông sản
- Phấn đấu từng bước đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính
Mở rộng việc chăn nuôi gia súc, gia cầm có năng suất cao và chất lượng tốt.Đầu tư xây dựng một số trung tâm sản xuất giống lợn hướng nạc của tỉnh.Phát triển chăn nuôi những con đặc sản có giá trị kinh tế hàng hóa cao, cungcấp cho nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh
- Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản; Phổbiến và chuyển giao kỹ thuật nuôi thả các loại thủy sản có giá trị kinh tế hànghóa cao; Phấn đấu mỗi năm có từ 2000 đến 2500 tấn cá nước ngọt
- Các xã miền núi của hai huyện Thanh Liêm, Kim Bảng tiếp tục đẩynhanh việc giao đất nông, lâm nghiệp lâu dài cho hộ nông dân Đồng thời đẩynhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho nhân dân miền núi
Trang 40- Thực hiện tốt chương trình “nạc hóa” đàn lợn, “sind hóa” đàn bò đảmbảo 80% đàn lợn được sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; Quyhoạch vùng nuôi lợn chất lượng cao để làm nguyên liệu cho nhà máy thịtđông lạnh “Sind hóa” 100% đàn bò, phát triển đàn gia cầm quy mô 7,5 triệucon.
- Khẩn trương quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch nôngthôn theo hướng đô thị hóa, dần hình thành các khu thị trấn, thị tứ; Xây dựngquy hoạch đất nông nghiệp hợp lý và triển khai nhanh dồn điền đổi thửa, khắcphục tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện cho nông dân tăng gia sảnxuất, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vàosản xuất như phương thức canh tác, công nghệ sinh học, chăm sóc cây trồngvật nuôi, bảo quản sau thu hoạch và phát triển kinh tế trang trại, nâng caonăng suất lao động, tăng nhanh giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác
- Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi theo quy hoạch, đẩy nhanh chương trìnhkiên cố hóa kênh mương nội đồng, xây dựng mới và nâng cấp trạm bơm, tướitiêu theo quy hoạch với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyđộng mọi nguồn vốn để nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn; Tạo mọiđiều kiện phát huy khả năng của các trạm bơm, cơ khí nông nghiệp và đầu tưnông thôn
Trên cơ sở nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về phát triển kinh tế nôngnghiệp, nông thôn mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra,Tỉnh ủy đã lần lượt ban hành các Nghị quyết nhằm cụ thể hóa các cơ chếchính sách để thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 14/11/1998 vềchuyển đổi và đổi mới tổ chức quản lý các HTX nông nghiệp theo luật HTX.Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 4/5/2000 về việc chuyển đổi ruộng đất nôngnghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất